Ủy ban mttq việt nam tỉnh hà giang



tải về 33.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích33.56 Kb.
#4187

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

TỈNH HÀ GIANG

BAN THƯỜNG TRỰC



Số: 36 /KH-MTTQ-BTT


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Hà Giang, ngày 11 tháng 6 năm 2015


KẾ HOẠCH



Thực hiện “Đề án tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2012 – 2016” năm 2015

Thực hiện Công văn số 555/MTTW-BTT ngày 30/3/2015 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.V/v thực hiện Đề án 02-1133 năm 2015; Kế hoạch số 90/KH-BCĐ-ĐA1133 ngày 20/5/2015 của Ban chỉ đạo Đề án 1133 Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Về thực hiện “Đề án tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2012 – 2016”, năm 2015.

Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch thực hiện “Đề án tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2012 – 2016”, năm 2015 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện Đề án, công tác ban hành các văn bản hướng dẫn, xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án.

2. Việc triển khai thực hiện Đề án lấy khu dân cư làm địa bàn tổ chức, nhằm phát huy những mô hình hiệu quả trong việc xây dựng nội dung, hình thức, mô hình, cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên với các cơ quan Nhà nước liên quan trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Triển khai thực hiện Đề án phải gắn với nâng cao chất lượng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; tập trung ở những địa phương làm điểm, đồng thời mở rộng việc xây dựng mô hình hoạt động của “Nhóm nòng cốt”, nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.



II. Yêu cầu

1. Xác định rõ nội dung triển khai, phân công cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, địa phương trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện Đề án, bảo đảm tính thiết thực, phù hợp với đối tượng tác động, tiến độ chung và yêu cầu của việc thực hiện Đề án trong từng giai đoạn.

2. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư phải đảm bảo các hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm vùng miền, tập tục, ngôn ngữ của mỗi địa phương.

3. Việc sử dụng kinh phí phải đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, hình thức trong quá trình triển khai đề án.



B. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban MTTQ Việt Nam cơ sở tiếp tục phát động phong trào chấp hành pháp luật trong từng cộng đồng dân cư

1) Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai phong trào chấp hành pháp luật theo từng đối tượng đoàn viên, hội viên và các tầng lớp dân cư.

2) Tổ chức công nhận cộng đồng dân cư chấp hành pháp luật tốt gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư" và được lồng ghép với các phong trào của từng tổ chức thành viên thực hiện.

3) Tiếp tục phát động và tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân ký cam kết không vi phạm pháp luật, chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật và đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.

4) Vận động nhân dân chấp hành pháp luật gắn với thực hiện hương ước, quy ước nhằm phát huy vai trò của hương ước, quy ước ở cộng đồng khu dân cư.

5) Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào nội dung, chương trình hoạt động tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, đội thông tin lưu động, câu lạc bộ pháp luật.

6) Tăng cường các hình thức tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt khu dân cư; thông qua "Nhóm nòng cốt"; tiếp tục tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật.

7) Nâng cao kỹ năng tập hợp, tuyên truyền nhận thức pháp luật và vận động nhân dân chấp hành pháp luật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên ở cộng đồng khu dân cư. Phấn đấu đến hết năm 2015, 50% Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, người đứng đầu các tổ chức thành viên Mặt trận của cấp xã; Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn của các tổ chức thành viên ở cộng đồng khu dân cư được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật.

8) Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình nhóm nòng cốt, các điểm sáng về chấp hành pháp luật ở xã, phường, thị trấn.

II. Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan tham gia thực hiện Đề án ở địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các xã, phường, thị trấn tiếp tục xây dựng và nhân rộng lực lượng nòng cốt vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở khu dân cư

1. Nhân rộng mô hình và tổ chức hoạt động các "Nhóm nòng cốt" tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư, bao gồm đại diện: Ban công tác Mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Phụ nữ, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Người cao tuổi và người có trình độ, uy tín tại khu dân cư (thôn, khu phố, tổ dân phố...).

2. Tiếp tục tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tập hợp tuyên tuyền vận động nhân dân cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tại địa phương. Cung cấp một số tài liệu pháp luật thiết yếu có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện Đề án ở cộng đồng dân cư.

3. Đẩy mạnh các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay như: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua mạng lưới truyền thanh cơ sở, lồng ghép tuyên truyền trong lễ hội, phát tờ rơi, tờ gấp, sinh hoạt tổ nhân dân. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành pháp luật ở một số lĩnh vực trọng điểm tại một số địa bàn tập trung xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật do Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố lựa chọn một số lĩnh vực thiết yếu sau:

- Xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực môi trường, tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình.

- Xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, hôn nhân và gia đình.

- Xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai, giao thông.

- Xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, đất đai.

- Tại những nơi làm điểm thực hiện đồng bộ các giải pháp và tập trung vào một số việc sau:

+ Củng cố tổ chức và mở rộng hoạt động của "Nhóm nòng cốt", tại khu dân cư nhằm thu hút đông đảo nhân dân tham gia tìm hiểu nắm vững pháp luật để đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật.

+ Định kỳ sơ kết, tổng kết mô hình điểm nhằm phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo nội dung của Đề án.

III. Công tác kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp trong thực hiện Đề án

Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai đề án; chủ động phối hợp với các chương trình, đề án khác; chủ động trao đổi thông tin giữa tỉnh với địa phương, giữa các huyện, thành phố nhằm phát huy tối đa tính hiệu quả của Đề án.

Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố triển khai và định kỳ báo cáo về Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang theo Công văn số 165/CV-MTTQ-BTT ngày 27/4/2015 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang.Về việc hướng dẫn Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố thực hiện Đề án 02-1133 năm 2015.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Đề án tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2012 – 2016”, năm 2015../.



Nơi nhận:

- Ban DCPL Ủy ban TWMTTQVN;

- BTTMTTQ tỉnh;

- MTTQ các huyện, TP;



- Lưu: VT, DCPL.


TM. BAN THƯỜNG TRỰC

PHÓ CHỦ TỊCH


Vương Thị Thủy





tải về 33.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương