Ủy ban giáo dâN trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam giáo dân tập dài 2012 lhnb


Theo Porta fidei, số 9, trong Năm Ðức Tin này, đâu sẽ là sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình?



tải về 0.91 Mb.
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.91 Mb.
#1399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Theo Porta fidei, số 9, trong Năm Ðức Tin này, đâu sẽ là sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình?

Theo Porta fidei, số 9, trong Năm Ðức Tin này sự quyết tâm mà mỗi tín hữu phải biến thành của mình là khi tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, cử hành, sống, cầu nguyện và suy tư về chính hành động đức tin.

  1. Theo Porta fidei, số 10, điều gì cho biết hành vi đầu tiên con người đạt đến đức tin là do hồng ân của Thiên Chúa?

Theo Porta fidei, số 10, chính con tim cho biết hành vi đầu tiên con người đạt đến đức tin là do hồng ân của Thiên Chúa: tác động của ơn thánh hành động và biến đổi con người ngay từ nội tâm.

  1. Theo Porta fidei, số 10, việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm những việc gì?

Theo Porta fidei, số 10, việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin bao gồm việc làm chứng và sự dấn thân công khai.

  1. Theo Porta fidei, số 10, việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta đi đâu?

Theo Porta fidei, số 10, việc hiểu biết đức tin dẫn chúng ta đi vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ Thiên Chúa mạc khải.

  1. Theo Porta fidei, số 11, người ta có thể tìm thấy ở đâu những hiểu biết hệ thống về nội dung đức tin?

Theo Porta fidei, số 11, người ta có thể tìm thấy những hiểu biết hệ thống về nội dung đức tin trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.

  1. Theo Porta fidei, số 11, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo sẽ mang lại đóng góp quan trọng nào?

Theo Porta fidei, số 11, Ðức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cho rằng sách Giáo lý Giáo hội Công giáo sẽ mang lại một đóng góp quan trọng cho công trình canh tân toàn thể đời sống Giáo hội.

  1. Theo Porta fidei, số 11, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo giúp ta gặp gỡ ai?

Theo Porta fidei, số 11, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo không phải chỉ là một lý thuyết, nhưng chũ yếu là sách giúp ta gặp gỡ Đức Kitô, Ðấng sống trong Giáo hội.

  1. Theo Porta fidei, số 12, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có thể là dụng cụ gì?

Theo Porta fidei, số 12, sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có thể là một dụng cụ đích thực nâng đỡ đức tin (cách riêng trong Năm Ðức Tin).

  1. Theo Porta fidei, số 12, đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ đâu?

Theo Porta fidei, số 12, đức tin ngày nay đang phải chịu một loạt những vấn nạn đến từ não trạng thay đổi: lãnh vực mà khoa học và kỹ thuật muốn chinh phục; đặc biệt là não trạng cho rằng mọi lãnh vực đều thuộc phạm vi khoa học kỹ thuật.

  1. Theo Porta fidei, số 12, Giáo hội không bao giờ sợ phải chứng minh điều gì giữa đức tin và khoa học chân chính?

Theo Porta fidei, số 12, Giáo hội không bao giờ sợ phải chứng minh “không hề có xung đột” giữa đức tin và khoa học chân chính, vì cả hai đều hướng về sự thật (bằng những con đường khác nhau).

  1. Theo Porta fidei, số 13, một điều quan trọng trong Năm Ðức Tin là làm gì?

Theo Porta fidei, số 13, một điều quan trọng trong Năm Ðức Tin là phải duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta. Trong đó, có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi: (1) lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của con người để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ; (2) lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha, Ðấng đến gặp tất cả mọi người.

  1. Theo Porta fidei, số 13, trong Năm Đức Tin này, chúng ta phải luôn hướng nhìn về ai?

Theo Porta fidei, số 13, trong Năm Đức Tin này, chúng ta phải luôn hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô, “là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin”.

  1. Theo Porta fidei, số 14, cần tăng cường làm chứng cho điều gì trong Năm Đức Tin?

Theo Porta fidei, số 14, Năm Ðức Tin cũng sẽ là cơ hội thuận tiện để các tín hữu tăng cường việc làm chứng cho bác ái.

  1. Theo Porta fidei, số 14, đức tin và đức mến có liên hệ gì với nhau?

Theo Porta fidei, số 14, đức tin không có đức mến thì không mang lại thành quả và đức mến không có đức tin thì sẽ là tình cảm luôn tùy thuộc vào sự nghi ngờ. Ðức tin và đức mến cần có nhau, hai nhân đức này giúp nhau thực hiện công việc của mình.

  1. Theo Porta fidei, số 14, nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra điều gì?

Theo Porta fidei, số 14, nhờ đức tin, chúng ta có thể nhận ra tôn nhan Chúa Phục Sinh nơi những người đang xin tình thương của chúng ta.

  1. Theo Porta fidei, số 15, Thánh Phaolô Tông Đồ yêu cầu môn đệ Timôthê làm gì?

Theo Porta fidei, số 15, Thánh Phaolô Tông Đồ yêu cầu môn đệ Timôthê hãy “tìm kiếm đức tin” (1Tm 2,22) và đó cũng là lời mời gọi được gửi đến mỗi người chúng ta để không ai trở nên lười biếng trong đức tin.

  1. Muốn duyệt lại đức tin ta cần làm gì?

Muốn duyệt lại đức tin ta cần: (1) học hỏi giáo lý, (2) nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình, (3) thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày. Thật vậy, trong Năm Đức Tin, ta phải hoặc cần: (1) học hỏi về Công đồng Vaticanô II và Giáo lý Giáo hội Công giáo; (2) gia tăng hoạt động truyền giáo; (3) tham dự và lãnh nhận cách ý thức các bí tích, cách riêng Bí tích Thánh Thể; (4) trở nên chứng nhân đích thực (người môn đệ đích thực) của Chúa; (5) tìm hiểu vai trò đặc biệt của Đức Maria trong mầu nhiệm cứu độ, đem hết tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ….

  1. Theo Porta fidei, số 15, đức tin giúp chúng ta làm gì?

Theo Porta fidei, số 15, đức tin là bạn đồng hành trong cuộc sống, giúp chúng ta: (1) nhận thức với cái nhìn luôn mới mẻ về những kỳ công mà Thiên Chúa thực hiện nơi chúng ta; (2) đón nhận những dấu chỉ thời đại trong hiện tại của lịch sử; (3) thúc đẩy mỗi người chúng ta trở thành dấu chỉ sinh động về sự hiện diện của Ðấng Phục Sinh trong thế giới: cảm nghiệm được cuộc sống Chúa ban trong cả niềm vui lẫn đau khổ.

  1. Theo Porta fidei, số 15, vì sao Mẹ Maria được tuyên xưng là “người có phúc”?

Theo Porta fidei, số 15, Mẹ Maria được tuyên xưng là “người có phúc” vì Đức Maria “đã tin” (Lc 1,45).
Chương IV

MỘT SỐ BÀI VIẾT

TRONG TINH THẦN NĂM ĐỨC TIN

      1. Sống đạo hạnh phúc: đôi lời chia sẻ với anh chị em tân tòng

SỐNG ĐẠO HANH PHÚC

ĐỒI LỜI CHIA SẺ VỚI ANH CHỊ EM TÂN TÒNG

Mối bận tâm của các cha xứ và của tất cả những ai đã đồng hành với anh chị em tân tòng trong hành trình Đức Tin là sự trung thành với Chúa và với Giáo Hội, nhất là trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Đây chắc chắn cũng là mối bận tâm lo lắng của chính các anh chị em tân tòng. Nhưng tôi nghĩ mối bận tâm chính yếu phải là làm sao sống hạnh phúc khi theo đạo Chúa. Người ta không thể trung thành với Chúa và với Giáo Hội nếu không hạnh phúc vì được biết Chúa và theo Chúa hay nói cách khác, nếu người ta hạnh phúc thì chẳng dại gì mà bỏ đi. Đây cũng chính là một trong những mục đích của Năm Đức Tin, tức là cần phải có một cuộc trở lại chân thật với Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế duy nhất của nhân loại (x. PF 6) để tìm lại được niềm vui và lòng hứng khởi vì được biết Chúa và gặp Chúa (x. PF 2).

Như vậy, để sống hạnh phúc trong đời sống đạo, cần phải tìm được nguồn hạnh phúc. Ngoài ra, cũng cần phải làm sáng tỏ các nghi vấn. Đó là hai khía cạnh của các suy tư dưới đây.



  1. Suối nguồn của hạnh phúc

Có hạnh phúc thực khi gặp được một người mình thương mến và người đó thương mến mình. Những lý do khác, chẳng hạn, giầu có, ăn uống, chơi vui giải trí, có thể làm cho niềm vui sống Đạo được dễ dàng hơn, nhưng cũng nguy hiểm có thể sẽ làm cho tắt mất niềm vui mới nhen nhúm. Người ta thường nói: “Hai trái tim vàng trong túp lều tranh”. Khi thương yêu nhau, dù chỉ có túp lều tranh cũng vui, cũng hạnh phúc; khi không có tình thương thì có ngồi trên nhung lụa và ăn bát bằng vàng cũng buồn, cũng chán và có khi còn đau khổ nữa. Do đó, theo Đạo sẽ có hạnh phúc nếu các anh chị gặp được Chúa và hiểu được là Chúa thương yêu mình và sống trong tình nghĩa với Ngài, chứ không phải chỉ tin vào mấy tín điều hay giữ mấy điều luật. Dĩ nhiên, chấp nhận các điều cần phải tin và tuân giữ các giới răn cũng quan trọng, nhưng chúng chỉ là những sự chuẩn bị, những điều kiện hay những đòi hỏi của việc gặp gỡ chính Chúa.

Vậy, tôi muốn hỏi các anh chị: Vì sao các anh chị theo Đạo?



  • Để lấy chồng, lấy vợ?

  • Để trả ơn một ân nhân là người công giáo?

  • Vì nể bạn bè hay một người nào đó?

  • Vì thấy đạo Công Giáo hay hơn mấy đạo khác?

Những lý do trên chỉ là bề nổi. Đàng sau tất cả những lý do đó, có một lý do khác là nền tảng cho tất cả. Đó là chính Chúa, qua người vợ, người chồng hay một ân nhân, một người bạn, một cuộc gặp gỡ tình cờ…, đã mời gọi các anh chị và các anh chị đã đáp lại tiếng mời gọi đó. Lúc đầu có thể chưa rõ, nhưng từ từ các anh chị nhận ra đó là tiếng của Ngài. Chúng ta có thể cắt nghĩa thực tại này qua mẩu truyện của một bà hiện nay định cư bên Hoa Kỳ: Bà Đoàn thị Phượng.

Gia đình tôi người Bắc, di cư vào Nam năm 54. Bố mẹ tôi là người Công giáo, rất ngoan đạo. Tôi còn nhớ lúc tôi vừa đến tuổi cặp kê, mẹ tôi luôn nhìn những gia đình đạo đức, có con trai lớn cỡ tuổi tôi, để ý xem chừng gả tôi vào gia đình đạo đức đó để cuộc sống lứa đôi không đổ vỡ, vì đạo Công giáo đã có câu: “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.”

Tôi cũng muốn vâng lời cha mẹ, và theo câu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó,” nhưng khổ nỗi cho tôi là những người mẹ tôi chấm thì tôi thấy họ rất quê mùa, đến nỗi các em tôi phải thốt ra để chọc tôi: “Sao trông anh ấy quê một cục!” Tôi lại còn tự nghĩ trong lòng: nhất quyết không lấy chồng, thà ở giá còn hơn làm vợ cái anh chàng nhà quê, nhà mùa đó.

Có lẽ Chúa và Đức Mẹ không kỳ thị tôn giáo, cho nên những người tôi có cảm tình, có thể tiến xa hơn thì toàn là những người không có đạo. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến... Ngày tôi lấy chồng không được làm phép cưới ở nhà thờ, vì chồng tôi không có Đạo, và cũng không chịu theo Đạo.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, vợ chồng tôi mỗi người giữ một đạo. Những ngày Chúa nhật, tôi lầm lũi đi nhà thờ một mình. Thấy tôi đi lễ một mình, nhà tôi cũng tội nghiệp cho tôi nên đôi lúc anh ở lại cùng với tôi dự lễ. Nghe cha giảng, thấy cũng hay hay, toàn là những điều tốt lành, nghe những bài thánh ca trầm bổng, giúp cho tâm hồn nhẹ nhàng, yêu đời và yêu người hơn.

Thế là mặc dù không vào Đạo, nhưng những lời giảng của cha xứ ở nhà thờ cũng là những lời tốt lành; thêm vào đó, tôi vẫn giữ đúng bổn phận người con dâu trong gia đình thờ cúng ông bà, giỗ chạp tôi đều nấu cỗ cúng, cũng mâm cao cỗ đầy, cũng hương hoa, cũng nhang đèn, cũng vái lạy. Tôi quan niệm cúng giỗ ông bà cha mẹ là để tưởng nhớ lại như khi còn sống. Khi đến trước bàn thờ lạy vái người quá cố, tôi vẫn khấn rằng: “Lạy Chúa, hôm nay là ngày giỗ của ông nội con, xin Chúa cho ông con được lên thiên đàng hưởng nhan thánh Chúa. Thưa ông nội, hôm nay con nấu cỗ cúng ông nội để tưởng nhớ đến ông ngày ông qua đời; ông nội lên thiên đàng xin nhớ đến chúng con.”

Phần các con tôi, tôi cho rửa tội, học Giáo lý, chịu phép Thêm sức.... Tạ ơn Chúa không có gì trở ngại. Phần nhà tôi, tôi luôn luôn xin nhà tôi có một điều duy nhất: “Em chỉ mong muốn có một điều duy nhất, là trước khi em chết, em được thấy anh rửa tội, vào Đạo. Mà sự chết đi nhanh như hơi thở, ai biết được mình chết lúc nào, cho nên anh càng trở lại với Chúa sớm ngày nào thì em vui mừng ngày nấy”. Đôi khi tôi còn đùa: “Chẳng lẽ mấy mẹ con em ở thiên đàng nhìn anh sa hoả ngục lại cầm lòng được sao?”

Tôi liên lỉ cầu nguyện. Trong cuộc sống tôi luôn tin có Chúa. Trong mỗi lời nói, tôi đều đưa tiếng “Chúa” vào. Trong phòng ngủ, nhà bếp, phòng khách, thậm chí trong phòng vệ sinh, tôi đều để sách đạo, những mẩu chuyện ngắn hay hay, gương các Thánh, tôi đọc xong gập lại, và nhắn với nhà tôi: Anh bận không đọc nhiều - nhà tôi rất lười đọc sách -, em đã đọc xong, đoạn nào hay em đã gập sẵn, anh cứ mở ra đoạn đó hay lắm, chỉ cần 1 hay 2 phút thôi...

Đi phòng mạch chờ bác sĩ cả tiếng đồng hồ, tôi cứ việc tha một vài cuốn sách đạo, tôi một cuốn và nhà tôi một cuốn (cuốn đưa cho nhà tôi, tôi đã đọc qua và thấy nó hay), cho nên dù lười đọc sách nhưng chẳng thà đốt thì giờ qua cách đó còn hơn ngồi chờ sốt cả ruột. Thêm vào đó, tôi cố gắng làm gương sáng cho nhà tôi và các con trong mọi hoàn cảnh, những vui buồn trong cuộc sống tôi đều dâng cho Chúa, có những lúc gia đình khủng khoảng, tôi vẫn vững niềm tin nơi Chúa. Nhà tôi học phần nào sự phó thác của tôi, và thấy rằng cuộc sống người Ki-tô hữu có nhiều cái rất hay, tìm cho mình một thiên đàng ngay ở trần gian, hạnh phúc ngay cả trong lúc khổ đau. Những bực bội trong sở làm, những kèn cựa trong cuộc sống, tôi đều khuyên nhà tôi nhường nhịn và hòa nhã với mọi người, như vậy ở sở mình sẽ có nhiều bạn hơn thù, giúp được một người trong ngày, đó là niềm vui của một ngày hôm đó. Dần dà nhà tôi yêu Chúa lúc nào không biết. Rồi nhà tôi xin vào Đạo, học Giáo lý, rồi được rửa tội.

Người vui mừng nhất không phải là tôi, mà là mẹ của tôi, vì con rể của bà nay đã đúng là mẫu người lý tưởng của bà cách đây 20 năm về trước bà đã chọn cho tôi. Nay gia đình tôi cảm tạ Chúa đã nhậm lời tôi sau một thời gian thử thách. Với lòng nhiệt thành của tôi, với lời cầu nguyện hàng ngày dâng lên Chúa, với tấm gương sáng trong đời sống người Ki-tô hữu, nhà tôi đã trở lại Đạo, trở về với Chúa. Có một điều mà tôi sung sướng nhất là đối với con cái, người thân, bạn bè... mỗi khi nói về Chúa, nói về Đức tin, hoặc trong những công tác thiện nguyện, nhà tôi còn hăng say hơn tôi nữa, và được mọi người tin tưởng hơn cả tôi.

Trong câu truyện trên đây, xem ra ông chồng trở lại Đạo vì đời sống của vợ, vì tình yêu của vợ, nhưng thực ra, bà vợ chỉ là môi giới. Chính Chúa mới là lý do.

Câu truyện Tiệc Cưới Cana trong Tin Mừng thánh Gioan (Ga 2,1-11), xem ra Đức Mẹ là người đã giải quyết vấn đề cho đôi tân hôn, nhưng thực ra Đức Mẹ chỉ là người bầu cử, chính Chúa Giêsu mới là người giải quyết.

Vì vậy, để sống Đạo hạnh phúc, cần phải vươn lên khỏi các yếu tố phụ để tìm ra sợi giây thân tình riêng nối kết mình với Chúa Giêsu. Còn gì hạnh phúc hơn được làm con Chúa Cả Trời Đất! Còn gì hạnh phúc hơn khi biết mình được Chúa Cả Trời Đất thương yêu và yêu đến độ đã sai Con Một của mình xuống thế làm người để chia sẻ thân phận làm người để cứu vớt và để thông truyền đời sống thần linh cho những ai tin vào Ngài và đón nhận Ngài (x. Ga 1,12; Ga 3,16-18). Còn gì hạnh phúc hơn khi vì Chúa, mình có thể thương yêu, giúp đỡ và tha thứ cho những người chẳng phải máu mủ, ruột thịt gì với mình! Không hạnh phúc sao được, khi lòng mình như mở rộng ra cõi trời mênh mông bát ngát!

Để giữ được hạnh phúc trong mối tình thân thiết với Chúa, còn phải biết sống theo con đường Chúa đã chỉ. Đó là các giới răn của Chúa và các điều luật của Hội Thánh. Yêu nhau thì cùng đi trên một con đường, cùng chia sẻ những lựa chọn với nhau…


Để biết thêm con đường đó, cần phải học hỏi qua việc học giáo lý và chia sẻ kinh nghiệm sống với những anh chị em đang hạnh phúc bên Chúa.

  1. Làm sáng tỏ các nghi vấn

Các nghi vấn, các điều ngờ vực có khác chi những rác rưởi làm tắc nghẽn mạch nước. Tuy con sông đầy nước, nhưng vì cành lá cây cối bên bờ sông rơi xuống và tụ lại làm cho dòng nước không chảy ngon trớn được. Do đó, để sống hạnh phúc đời sống Đức Tin, còn cần phải làm sáng tỏ các nghi vấn, mà thời nay lại rất nhiều. Ở đây, tôi chỉ muốn trả lời mấy vấn nạn mà các anh chị thường đặt ra.

  1. Có người nói rằng Đạo Công Giáo là đạo nước ngoài, không phải đạo của người Việt Nam

Nếu nói theo địa dư thì Đạo Công Giáo phát xuất ở ngoài nước Việt Nam nên có thể nói là đạo nước ngoài. Nhưng đâu phải chỉ có Đạo Công Giáo mới là đạo nước ngoài. Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ và vào Việt Nam qua hai ngả: Tàu và Cao Miên. Như vậy, đạo Phật cũng là đạo nước ngoài; Khổng giáo và Lão giáo đến từ nước Tàu, cũng là đạo nước ngoài; Hồi giáo đến từ Ả rập Trung Đông cũng là đạo nước ngoài.

Nếu nhìn sâu hơn thì thấy là trong một tôn giáo có hai phần: phần tinh anh là yếu tố thiêng liêng; phần cụ thể là những cách diễn tả yếu tố thiêng liêng. Phần tinh anh thiêng liêng thì không có trong có ngoài. Đâu có một con tim đón nhận thì đó là nhà. Cho dù có phát xuất ngay bên cạnh nhà, mà mình không đón nhận thì vẫn là ở ngoài, là ngoại lai. Còn những diễn tả cụ thể thì mang tính chất văn hóa của người đã sống và truyền cho mình. Do đó, đạo Công Giáo có những cách diễn tả theo văn hóa Do Thái và La-Hy; đạo Phật có những cách diễn tả theo văn hóa Ấn Độ và đạo Phật vào Việt Nam qua ngả Trung quốc thì có thêm những yếu tố văn hóa Tàu. Cứ xem các tượng Đức Phật coi, quần áo của Ngài mặc có gì là Việt Nam đâu; đạo Khổng và đạo Lão thì có cách diễn tả theo truyền thống Trung quốc…

Nhưng đâu có phải hễ cái gì của nước ngoài là xấu đâu. Ngày nay người ta còn chuộng đồ ngoại nữa là khác. Trong đời thường, đàn ông Việt Nam đi giầy tây, đeo cravatte, đàn bà mặc váy đầm. Những thứ đó đâu có phải của Việt Nam, vậy mà người ta vẫn thích mặc và có người còn tỏ ra hãnh diện nữa. Dầu sao, mỗi người cần phải diễn tả cái phần thiêng liêng tinh thần của Đạo theo văn hóa của mình. Vì vậy, Đạo Công Giáo trên khắp thế giới, ngày từ những thế kỷ đầu, nhưng nhất là trong mấy chục năm vừa qua, đã cố gắng diễn tả Đức Tin theo văn hóa mỗi nơi. Tại Việt Nam, Giáo Hội Công Giáo đã có rất nhiều cố gắng từ nhiều thế kỷ để diễn tả Đức Tin của mình theo cách thức Việt Nam, chẳng hạn, Dâng Hoa, Vãn Hoa, Thánh Lễ bằng tiếng Việt Nam, các bài hát đạo, các kinh bằng tiếng Việt… Khi tôi đi thăm viếng Thái Lan, một Đức Cha Thái kể với tôi là ngày lễ sinh nhật của Vua Thái, các tôn giáo họp nhau để cầu nguyện cho Vua Thái. Chỉ có người công giáo Thái là cầu nguyện bằng tiếng Thái, còn các tôn giáo khác cầu nguyện bằng tiếng nguyên gốc của tôn giáo đó, không phải là tiếng Thái. Người công giáo bị chê trách là theo Đạo nước ngoài, nhưng lại là những người duy nhất dùng tiếng của mình để cầu nguyện! Hoàn cảnh này, biết đâu cũng chẳng phải là hoàn cảnh Việt Nam?


  1. Theo Đạo Công Giáo có phải từ bỏ ông bà, cha mẹ và bất hiếu không?

Người ta hay nói là theo đạo phải bỏ Ông Bà. Câu nói này nghe cứ như một truyện huyền thoại, nhưng người ta cứ lặp đi lặp lại mà không kiểm chứng hư thực. Theo Đạo Công Giáo, không những không được bỏ ông bà, cha mẹ, mà đạo hiếu còn là một bổn phận nền tảng được diễn tả bằng nhiều cách.

Đạo Chúa dạy phải thảo kính cha mẹ

Trong Kinh Thánh, có rất nhiều đoạn sách dạy các tín hữu phải thảo kính cha mẹ. Ở đây, chúng ta chỉ trích một đoạn của sách Huấn Ca, được đọc trong phụng vụ ngày lễ kính Thánh Gia Thất: “Ai thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, khi cầu nguyện, họ sẽ được lắng nghe. Ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng. Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con. Thiên Chúa sẽ nhớ đến con, ngày con gặp khốn khó, và các tội con sẽ biến tan như sương muối biến tan lúc đẹp trời. Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.” (Hc 3,2-6.12-16).

- Giới Răn thứ bốn

Đạo Chúa có 10 Giới Răn, trong đó 3 Giới Răn đầu nói về bổn phận đối với Thiên Chúa và 7 Giới Răn sau nói về bổn phận đối với loài người và Giới Răn đầu tiên của 7 Giới Răn này là Giới Răn thứ IV dạy phải “Thảo kính cha mẹ”.

- Cầu nguyện cho ông bà tổ tiên mỗi ngày

Ngày nào trong Thánh Lễ, linh mục cũng cầu nguyện cho Tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời. Trong Thánh Lễ, không những mỗi tín hữu cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình mà cả những anh em công giáo khác cũng cầu nguyện cho tổ tiên ông bà của mình và mình cũng cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ của họ. Như vậy, chữ hiếu của người công giáo được nhân lên gấp nhiều triệu lần.

- Tháng các Linh Hồn

Mỗi năm Giáo Hội dành trọn tháng 11, gọi là Tháng các Linh Hồn hay Tháng các Đẳng, để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mọi người thân thuộc đã qua đời. Chiều ngày 1 hay 2 tháng 11, nghĩa trang người công giáo rộn ràng như ngày Tết, nhưng cũng linh thiêng và đầm ấm vì tất cả gia đình dắt nhau ra viếng mộ ông bà cha mẹ và đọc kinh cầu nguyện cho các ngài.

- Những dịp kỷ niệm

Trong năm, vào dịp kỷ niệm của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người công giáo thường xin lễ cầu nguyện cho các ngài.

- Ngày Mồng Hai Tết

Riêng tại Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục đã quyết định dành ngày Mồng Hai Tết để cầu nguyện cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời. Thường tại các giáo xứ, giáo dân tham dự Thánh Lễ ban sáng tại nhà thờ để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ còn sống. Thánh lễ ban chiều, thường được cử hành tại nghĩa trang để cầu nguyện cho tổ tiên và ông bà, cha mẹ đã qua đời. Cũng như ngày mồng 2 tháng 11, vào dịp này, giáo dân tham dự Thánh Lễ rất đông, có khi còn đông hơn ngày mồng 2 tháng 11 vì là ngày nghỉ. Người ta có thể chứng kiến một khung cảnh rất cảm động, linh thiêng và đầm ấm gia đình. Trước Thánh Lễ, con cái, cháu chắt tụ họp chung quanh ngôi mộ của cha mẹ, ông bà cắm hoa, thắp hương và cầu nguyện trước Thánh Lễ.

Đạo Chúa cấm những hành vi, lễ nghi mê tín dị đoan

Giáo Hội cấm những lễ nghi, phong tục tôn kính tổ tiên có tính cách mê tín, dị đoan, chẳng hạn vấn đề dâng cúng đồ ăn cho tổ tiên. Trước đây Giáo Hội cấm hành động này vì trong tâm thức lúc đó, người dân tin là ông bà về ăn và người ta tôn thờ ông bà như một vị thần có quyền ban phát ơn huệ cho con cái, chứ không phải là những vị thánh tốt lành, có thể bầu cử cho con cháu trước Tòa Chúa. Bây giờ tâm thức của dân chúng đã thay đổi. Người ta coi đó là những cách tỏ lòng tôn kính, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên. Do đó, những nghi thức, phong tục này lại được Giáo Hội cho phép.

Như vậy, Giáo Hội không những không cấm mà còn khích lệ và bó buộc tỏ lòng tôn kính ông bà tổ tiên. Hơn nữa, trong khi đạo hiếu trong văn hóa Việt Nam đặt nền tảng trên chính tổ tiên, đạo hiếu của người công giáo vươn lên hẳn một bậc: đây là lệnh truyền của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên mọi người, kể cả các tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình.

Giáo Hội chỉ cấm các thái độ, phong tục và hình thức diễn tả mê tín, dị đoan đi ngược lại Đức Tin Công Giáo. Ở khía cạnh này, cũng có thể xảy ra những hiểu lầm về ý nghĩa của những phong tục, lễ nghi. Không những trong quá khứ mà ngay cả trong thời đại này, các ý kiến về ý nghĩa một số phong tục hay nghi lễ cổ truyền theo văn hóa cũng không luôn hòa đồng với nhau.


  1. Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành. Tại sao lại phải theo Công Giáo?

Người ta hay nói: “Đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành”. Thực ra, không thể xác quyết cách chung chung như vậy được. Có những truyền thống tôn giáo không dạy ăn ngay ở lành; chẳng hạn, bắt giết những ai không tin theo đạo của mình. Vì vậy, cần phân tích rõ ràng những yếu tố cụ thể.

Ngoài ra, không phải các tôn giáo đều dạy mọi truyện như nhau, nhiều khi không những khác nhau mà trái ngược nhau nữa. Do đó, vấn đề đặt ra là lấy tiêu chuẩn nào, thước đo nào để phân biệt điểm tốt, điểm xấu? Đối với người Công Giáo thì chỉ có Tin Mừng của Chúa mới là tiêu chuẩn định đoạt.

Tuy nhiên, việc trở lại Đạo Công Giáo có một lý do khác nền tảng hơn. Đó là đón nhận Chúa Giêsu vào cuộc đời của mình. Chúa Giêsu không phải chỉ là một vị sáng lập một tôn giáo, một vĩ nhân, một vị đáng kính. Ngài chính là Thiên Chúa mà vì tình yêu nhân loại đã xuống thế làm người để cứu nhân loại và chỉ đường cho nhân loại biết đường tìm đến Thiên Chúa Cha vì chỉ qua Ngài, nhân loại mới biết được Chúa Cha (Mt 11,27; Lc 10,22).



  1. tải về 0.91 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương