Ủy ban giáo dâN trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam giáo dân tập dài 2012 lhnb


Theo số 230 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thiên Chúa có là một mầu nhiệm khôn tả không?



tải về 0.91 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.91 Mb.
#1399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Theo số 230 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thiên Chúa có là một mầu nhiệm khôn tả không?

Khi tự mạc khải, Thiên Chúa vẫn là một mầu nhiệm khôn tả: “Nếu bạn hiểu được Người, Người không phải là Thiên Chúa nữa” (Âutinh, Bài giảng 52, 6, 16).135

  1. Theo số 231 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thiên Chúa đã tự mạc khải như là Ðấng nào?

Thiên Chúa mà chúng ta tin đã tự mạc khải như là Ðấng Hiện Hữu; Người cho chúng ta biết Người là Ðấng “giàu ân sủng và thành tín” (Xh 34,6). Bản thể của Người là Sự Thật và Yêu Thương.136

  1. Theo số 266 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì hệ tại điều gì?

Ðức tin Công giáo hệ tại điều này: thờ kính Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Một Chúa mà không lẫn lộn giữa các Ngôi Vị, không chia cắt bản thể: vì Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần khác biệt nhau; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu (SymbolumQuicumque”).137

  1. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin thì mọi tín hữu được mời gọi làm gì?

Mọi tín hữu được mời gọi chuẩn bị Năm Đức Tin bằng cách chuyên chú đọc và suy ngẫm Tông thư tự sắc Porta fidei của Đức Thánh cha Bênêđictô XVI.

  1. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin thì trong Năm Đức Tin, tu sĩ các hội dòng và hội viên các tu đoàn tông đồ được mời gọi làm gì?

Tu sĩ các hội dòng và hội viên các tu đoàn tông đồ được mời gọi dấn thân vào công cuộc Tân Phúc âm hóa: gắn bó mật thiết hơn nữa với Chúa Giêsu theo đặc sủng riêng của mình và trung thành với đức thánh cha cũng như với giáo lý đúng đắn.

  1. Trong cuộc hội thảo từ ngày 10 đến 13 tháng 7 năm 2012, Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề nào?

Để người trẻ sống Năm Đức Tin, Ủy ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề: “Cho niềm tin tươi sáng” với câu Thánh kinh làm ý lực sống: “Tôi biết tôi tin vào ai” (2Tm 1,12) và chọn ngày 13 tháng 3 năm 2013 để cử hành ngày giới trẻ trong Năm Đức Tin tại các giáo phận, giáo xứ.

  1. Theo Porta fidei, số 13 thì một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là gì?

Một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là duyệt lại lịch sử đức tin của chúng ta, trong đó có một mầu nhiệm khôn lường giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những người nam nữ để làm tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng tá cuộc sống của họ, còn lịch sử tội lỗi phải thúc giục mỗi người hoán cải chân thành và trường kỳ để cảm nghiệm lòng từ bi của Chúa Cha Đấng đến gặp tất cả mọi người.138

  1. Muốn duyệt lại đức tin ta cần làm gì?

Muốn duyệt lại đức tin ta cần: (1) học hỏi giáo lý, (2) nhận ra vị trí của Chúa trong đời mình, và (3) thể hiện đức tin trong cuộc sống thường ngày.

  1. Ai đã viết: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”?

Thánh Giacôbê đã viết: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”.139

  1. Khi tin con người sử dụng trí khôn và sự tự do “ước muốn” ra sao?

Không đi ngược với tự do của con người, đức tin là một hành vi nhân linh của con người. Khi tin, con người sử dụng trí khôn (wisdom) để “hiểu biết” điều mình đang làm (mặc dù không thể hiểu hết được) và thực sự tự do “ước muốn” (free will) làm điều ấy (có sự ưng thuận của ý chí).140

Tự do là khả năng, bắt nguồn từ lý trí và ý chí, có thể hành động hay không hành động, có thể làm việc này hoặc việc khác; và như vậy, tự mình làm những hành động có ý thức. Nhờ có ý chí tự do, mỗi người tự quyết định về chính bản thân mình. Trong con người, sự tự do là một sức mạnh để tăng trưởng và trưởng thành trong chân lý và điều thiện. Sự tự do đạt tới mức hoàn hảo, khi nó được quy hướng về Thiên Chúa, là vinh phúc của chúng ta.141



  1. Porta fidei, số 1, cho biết cụm từ “Cánh cửa đức tin” được trích từ sách nào?

Porta fidei, số 1, cho biết cụm từ “Cánh cửa đức tin” được trích từ sách Công vụ tông đồ (x. Cv 14,27).

  1. Porta fidei, số 1, cho biết việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự gì?

Porta fidei, số 1, cho biết việc bước qua cánh cửa ấy kèm theo sự dấn thân trong một hành trình kéo dài suốt đời vì “Cánh cửa đức tin” vẫn luôn mở rộng để dẫn vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và Giáo hội .

  1. Porta fidei, số 2, nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để làm gì?

Porta fidei, số 2, nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say phấn khởi được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Giêsu.

  1. Porta fidei, số 2, cho rằng Giáo hội và các vị mục tử trong Giáo hội phải lên đường để làm gì?

Giáo hội và các vị mục tử trong Giáo hội, giống như Chúa Kitô, phải lên đường, để dẫn đưa con người ra khỏi sa mạc, tiến đến sự sống, hướng về tình bạn với Con Thiên Chúa, về Ðấng ban cho chúng ta sự sống, sự sống sung mãn.142

  1. Porta fidei, số 3, cho rằng con người ngày nay vẫn luôn cần tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng những gì?

Porta fidei, số 3, cho rằng con người ngày nay vẫn luôn cần tìm lại sở thích nuôi dưỡng mình bằng Lời Chúa và Bánh Sự Sống: (1) lắng nghe Chúa Giêsu, Ðấng mời gọi; (2) tin nơi Chúa Giêsu; (3) kín múc sự sống nơi nguồn mạch sự sống là chính Chúa Giêsu.

  1. Giáo huấn của Chúa Giêsu trong Gioan 6,27 nói gì?

Các con hãy cố gắng làm việc không phải để được lương thực mau qua, nhưng là lương thực tồn tại mãi mãi.143

  1. Theo Porta fidei, số 3, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là gì?

Theo Porta fidei, số 3, tin nơi Chúa Giêsu Kitô là tin vào Chúa Giêsu Kitô là đường đưa tới ơn cứu độ vĩnh viễn. Bởi lẽ, “Anh em hãy tin nơi Ðấng mà Ngài đã sai đến” (Ga 6,29).

  1. Theo Porta fidei, số 4, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài gì?

Theo Porta fidei, số 4, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục vào tháng 10 năm 2012 với đề tài: “Tái truyền giảng Tin mừng để thông truyền đức tin Kitô”.

  1. Theo Porta fidei, số 5, việc khởi sự Năm Ðức Tin dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II có thể là cơ hội thích hợp để làm gì?

Theo Porta fidei, số 5, việc khởi sự Năm Ðức Tin dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II có thể là cơ hội thích hợp để chúng ta hiểu rằng các văn kiện Công đồng “không bị mất giá trị, cũng như vẻ tươi sáng”.

  1. Theo Porta fidei, số 5, để hiểu các văn kiện Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy thế nào?

Theo Porta fidei, số 5, để hiểu các văn kiện của Công đồng, chúng ta cần đọc các văn kiện ấy cách thích hợp: cần biết rõ và hấp thụ các văn kiện ấy như những văn bản giá trị và có tính chất qui phạm của Huấn quyền Giáo hội trong truyền thống của Giáo hội.

  1. Theo Porta fidei, số 5, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao giá trị Công đồng như thế nào?

Theo Porta fidei, số 5, Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cảm thấy nghĩa vụ phải nêu cao giá trị Công đồng như là hồng ân lớn lao mà Giáo hội được hưởng trong thế kỷ 20. Theo đó, Kitô hữu được giúp định hướng chắc chắn cho những thế kỷ phía trước.

  1. Theo Porta fidei, số 6, trong cuộc sống giữa trần thế, các tín hữu được mời gọi làm cho lời chân lý mà Chúa Giêsu để lại được chiếu sáng thế nào?

Theo Porta fidei, số 6, các tín hữu được mời gọi làm cho lời chân lý mà Chúa Giêsu để lại được chiếu sáng rạng ngời.

  1. Theo Porta fidei, số 6, từ sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Giáo hội kín múc năng lực để làm gì?

Theo Porta fidei, số 6, từ sức mạnh của Chúa Phục Sinh, Giáo hội kín múc năng lực để kiên trì và yêu thương, khắc phục những sầu muộn và khó khăn, và để tỏ lộ mầu nhiệm về Chúa giữa lòng thế giới cách trung thực cho đến khi mầu nhiệm ấy được tỏ lộ trong ánh sáng sung mãn vào cuối thời gian.

  1. Theo Porta fidei, số 6, Năm Ðức Tin là lời mời gọi thực hiện cuộc trở về với ai?

Theo Porta fidei, số 6, Năm Ðức Tin là lời mời gọi thực hiện cuộc trở về cùng Chúa là Ðấng duy nhất cứu độ thế giới.

  1. Theo Porta fidei, số 7, tình yêu của ai thúc bách chúng ta loan báo Tin mừng?

Porta fidei, số 7, nhấn mạnh câu lời Chúa trong Thư thứ hai Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Côrintô: “Tình yêu của Chúa Kitô thúc bách chúng ta” (2Cr 5,14), làm đầy tâm hồn chúng ta với nhiệt huyết tông đồ và thúc đẩy chúng ta loan báo Tin mừng.

  1. Theo Porta fidei, số 7, chúng ta được mời gọi đọc những tác phẩm của ai để tiến tới “cánh cửa đức tin”?

Theo Porta fidei, số 7, chúng ta được mời gọi đọc những tác phẩm của Thánh Âutinh để tiến tới “cánh cửa đức tin”.

  1. Theo Porta fidei, số 8, trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, các giám mục trên toàn thế giới được mời gọi làm gì?

Theo Porta fidei, số 8, trong dịp kỷ niệm tốt đẹp này, các giám mục trên toàn thế giới được mời gọi hiệp với Người Kế Vị Thánh Phêrô để tưởng niệm hồng ân đức tin quý giá.

  1. Theo Porta fidei, số 8, Đức Giáo hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin để làm gì?

Theo Porta fidei, số 8, Đức Giáo hoàng kêu gọi cần gia tăng suy tư về đức tin để giúp tất cả các tín hữu Kitô củng cố lòng gắn bó với Tin mừng.

  1. Trong Năm Ðức Tin này, Đức Giáo hoàng kêu gọi các cộng đoàn dân Chúa – dòng tu giáo xứ, các tổ chức Giáo hội – cần tuyên xưng kinh gì cách công khai?

Các cộng đoàn dân Chúa cần tuyên xưng cách công khai Kinh Tin Kính.144 Thật ra, để đáp ứng những nhu cầu các thời đại khác nhau, Giáo hội đã từng đưa ra nhiều tín biểu: những tín biểu thời các tông đồ,145 tín biểu Quicumque,146 tín biểu Công đồng Tôlêđô,147 tín biểu Công đồng Latêranô,148 tín biểu Công đồng Lyon,149 tín biểu Công đồng Trentô,150 tín biểu của Ðức Giáo hoàng Ðamaxiô,151 bản “Kinh Tin Kính của dân Thiên Chúa” của Ðức Giáo hoàng Phaolô VI (1968).152

  1. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo trình bày thế nào về những điều phải tin?

Mặc dù sách Giáo lý Giáo hội Công giáo có đến hai ngàn tám trăm sáu mươi lăm (2.865) số,153 người ta vẫn có thể đắc dụng Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople để giải đáp cho câu hỏi “Một tín hữu Công giáo thực sự phải tin những gì?”154 Các tín hữu Công giáo nói chung phải tin những điều được mạc khải trong Thánh kinh và Thánh truyền, những điều được truyền dạy qua hành vi long trọng định tín của Giáo hội hoặc qua huấn quyền thông thường và phổ quát. Trong ý thức đó, người ta cần nhận ra rằng Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople bao hàm cách “tổng quát mà chi tiết” những điều phải tin, cả những tín điều đã được định tín lẫn chưa được định tín, những giáo huấn tỏ tường và vô ngộ của Giáo hội.155 Đó là những chân lý phải được tin nhận bằng đức tin.

  1. Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople (381) có gì khác so với Tín biểu nguyên thủy của Công đồng Nicea (325)?

So với Tín biểu nguyên thủy của Công đồng Nicea (325) chống lại các điều nòng cốt của mậu thuyết Arianism,156 Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople (381):

(1) nói nhiều hơn về ngôi vị Chúa Kitô; (2) bỏ cụm từ “từ bản thể của Đức Chúa Cha” sau từ homoousios; (3) nói nhiều hơn về Chúa Thánh Thần; (4) bổ túc một số điều về Giáo hội, về nhiệm tích rửa tội, về sự sống lại và cuộc sống đời đời; và (5) không có một án phạt tuyệt thông nào.157



  1. Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople trình bày về Thiên Chúa Ngôi như thế nào?

Vẽ nên những đường nét lớn về thần học Ba Ngôi, Thánh Âutinh cho rằng, để có thể mon men tìm hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa, người ta cần phải có tâm hồn đạo đức, trong sạch, đầy ơn Chúa. Suy luận chỉ là bước đầu để hướng tới chiêm niệm, yêu mến, rồi thực hành.158 Chính khi cử hành thánh lễ Chúa Ba Ngôi cũng là lúc Giáo hội muốn người Kitô hữu nhìn lại hình ảnh của một Thiên Chúa duy nhất: Cha, Con và Thánh Thần. Sự duy nhất ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa.159 Vì vậy, để ứng với “Ba chương của ấn tín rửa tội”,160 Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople trước hết không chỉ nói về Thiên Chúa Ngôi Thứ Nhất và công trình sáng tạo kỳ diệu; kế đến Thiên Chúa Ngôi Thứ Hai và mầu nhiệm cứu chuộc con người; sau là Thiên Chúa Ngôi Thứ Ba, cội nguồn và nguyên lý thánh hóa nhân loại, mà còn nói đến yếu tố thực hành của niềm tin này trong Giáo hội, một giáo hội công giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền.

  1. Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople gồm mấy phần?

Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople gồm bốn phần: ba phần nói về các Ngôi Thiên Chúa—một phần về Chúa Cha, một phần về Chúa Giêsu Kitô,161 một phần về Chúa Thánh Thần162—và phần cuối về Giáo hội Công giáo duy nhất, thánh thiện và tông truyền.

  1. Có phải những tín điều trong Kinh Tin Kính (Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople) gồm cả những chân lý không hoặc chưa cần được định tín?

Phải. Những tín điều này là các chân lý được Thiên Chúa mạc khải, những điều các tín hữu Công giáo phải tin (tin = thái độ đáp ứng phù hợp với tín điều).163 Hơn nữa, liên quan đến các điều một người Công giáo phải tin, ta không nên quên các chân lý “nền tảng” mặc dù chưa bao giờ được định tín:

Bởi vì, nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ. Thánh kinh nói: “Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng.”164



  1. Niềm tin Công giáo đòi các tín hữu phải sống thế nào?

Ai khước từ Ta và không đón nhận lời Ta, thì có quan tòa xét xử người ấy: chính lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Thật vậy, không phải Ta tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai Ta, truyền lệnh cho Ta phải dạy gì hay nói gì.165

Vì vậy, niềm tin Công giáo nói chung đòi các tín hữu phải sống công bình và yêu thương, thành thật và can đảm, hòa thuận và tha thứ. Những ai sống như vậy sẽ tìm được sự hướng dẫn cho mình trong Phúc âm và giáo huấn của Giáo hội. Trên thực tế, người Công giáo phải làm tất cả điều này chủ yếu dựa vào quyền giảng dạy của Giáo hội, được gọi là huấn quyền, tức là quyền được thực thi cách long trọng như trong những tuyên bố chính thức của các đức giáo hoàng, trong các công đồng chung gồm các giám mục được các đức giáo hoàng chỉ định, hoặc qua cách bình thường với những phương thế quen hướng dẫn cho các tín hữu.166



  1. Khi tuyên bố các tín điều, Huấn quyền Giáo hội có buộc các Kitô hữu phải vâng phục không?

Có. “Huấn quyền Giáo hội thi hành quyền bính đã được Chúa Kitô ban cho đến mức độ đầy đủ nhất khi tuyên bố các tín điều, tức là khi đưa ra các chân lý trong mạc khải thánh và buộc các Kitô hữu phải suy phục bằng đức tin không thể đảo ngược, hoặc khi dứt khoát đưa ra các chân lý có mối tương quan thiết yếu với những chân lý này”.167

  1. Tại sao phải vâng phục Huấn quyền Giáo hội?

Theo Công đồng Vaticanô I, mọi người Công giáo buộc phải tin tất cả các tín điều của Giáo hội vì người ta không thể đạt được ơn công chính hóa và phần rỗi đời đời nếu như không hoàn toàn tin nhận đức tin tín lý đã được Giáo hội Công giáo Rôma xác định. Các tín điều của Giáo hội là những chân lý liên quan đến đức tin và luân lý mà Thiên Chúa đã mạc khải, được các tông đồ truyền lại trong Thánh kinh hoặc được Thánh truyền và Giáo hội trình giải, được sự phán quyết trang trọng và được huấn quyền phổ quát thông thường giảng dạy (which are truths concerning faith and morals revealed by God, transmitted from the Apostles in the Scriptures or Tradition and proposed by the Church, are taught by solemn judgment and by ordinary universal magisterium).168

Phải tin bằng đức tin thần linh và Công giáo tất cả những điều chứa đựng trong lời Chúa, được viết ra hoặc được lưu truyền, và những điều được Giáo hội trình giải, hoặc bằng phán đoán long trọng hoặc bằng nhiệm vụ giảng dạy thông thường và phổ quát, để được tin như đã được Thiên Chúa mạc khải.169



  1. Phải vâng phục Huấn quyền Giáo hội đến mức nào?

Ngoài các tín điều được công nhận cách hiển nhiên trong Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople, các điều giáo lý Công giáo trong tín biểu này chắc hẳn có liên quan đến nhiều giáo lý chính yếu khác về đức tin Công giáo, Giáo hội Công giáo, và đời sống Công giáo. Tín biểu đem đến cho người tín hữu Công giáo ánh sáng để hiểu biết các giáo lý khác:170 trung thành với giáo huấn chung quyết, tôn trọng giáo huấn có thẩm quyền, chấp nhận giáo huấn được chuẩn nhận mà không loại bỏ giáo huấn được cho phép (adhering to definitive teaching, respecting authoritative teaching, accepting approved teaching, not rejecting allowed teaching).171 Thực vậy, mặc dù phải tin tất cả các tín điều, nhưng tín hữu Công giáo không buộc phải tin các giáo lý bởi vì các giáo lý không được đoàn sủng vô ngộ bảo vệ. Rõ ràng mọi tín điều đều là giáo lý, nhưng không phải giáo lý nào cũng là tín điều. Hơn nữa, “… không có một danh mục các tín điều nào được toàn thể các tín hữu Công giáo chấp nhận, kể cả các giám mục và các nhà thần học”172 bởi vì không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được sự dị biệt giữa các giáo lý và các tín điều.

  1. Có phải những điều trình bày trong Kinh Tin Kính đều là tín điều?

Phải. Francis A. Sullivan, trong tác phẩm Creative Fidelity: Weighing and Interpreting Documents of the Magisterium, đã khẳng định: “không thể hoài nghi rằng mỗi điều của Kinh Tin Kính đều là một tín điều”.173 Chẳng vậy mà vào mỗi Chúa nhật, các tín hữu Công giáo công khai tuyên xưng đức tin của mình qua Kinh Tin Kính (Tín biểu Công đồng Nicea-Constantinople).174

Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha: nhờ Người mà muôn vật được tạo thành. Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta, Người đã từ trời xuống thế. Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria, và đã làm người. Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô; Người chịu khổ hình và mai táng, ngày thứ ba Người sống lại như lời Thánh kinh. Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra. Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con: Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy. Tôi tin Hội thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội. Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.175



  1. Người Công giáo có phải đón nhận đức tin như một ân huệ của Thiên Chúa không; để làm gì?

Phải, vì lý trí không đủ để giúp chúng ta biết về các sự thật siêu nhiên mà cần phải có đức tin như một ân huệ của Thiên Chúa, người Công giáo buộc phải tin cả các tín điều đã được định tín lẫn chưa được định tín.176 Họ phải tin Thánh kinh và Thánh truyền, qua đó, các chân lý đã được truyền lại.177 Nghĩa là, họ phải tin (credenda) những điều đã được mạc khải trong Thánh kinh và Thánh truyền, những điều đã được giảng dạy cách phổ quát qua việc định tín trang trọng hoặc qua huấn quyền phổ quát và thông thường. Họ không được quên niềm tin Công giáo vào Chúa Giêsu Kitô và các giáo huấn của Người. Đây là những điều tối cần thiết như phương thế để được công chính hóa và được cứu độ: “Hễ ai tin và chịu phép Rửa thì sẽ được cứu độ; còn kẻ nào không tin sẽ bị luận phạt”.178

  1. Thánh Gioan Tông Đồ nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tin vào Chúa Giêsu Kitô để làm gì?

Qua các bản văn của mình, Thánh Gioan nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tin vào Chúa Giêsu Kitô để có thể đạt đến phần phúc muôn đời mà mọi người Công giáo đều mong ước.

Như ông Môsê đã treo con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến độ đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị kết án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.179



Tôi đã nói với các ông là các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết. Thật vậy, nếu các ông không tin tôi Hằng Hữu (I Am), các ông sẽ mang tội lỗi mình mà chết.180

  1. Làm sao để chúng ta có đức tin?

Để được ơn đức tin, chúng ta cần có ân sủng Thiên Chúa đi trước giúp đỡ và sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần. Chính Ngài thúc đẩy và giúp quy hướng con tim chúng ta về cùng Thiên Chúa là Cha yêu thương, mở mắt lý trí và ban sự dịu ngọt cho những ai thành tâm đón nhận và tin theo chân lý mạc khải.

  1. Theo Porta fidei, số 9, Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng gì?

Theo Porta fidei, số 9, Năm Ðức Tin khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin trọn vẹn với xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng.

  1. Theo Porta fidei, số 9, Năm Đức Tin sẽ là cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin như thế nào?

Theo Porta fidei, số 9, Năm Ðức Tin sẽ là một cơ hội thích hợp để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, đặc biệt là trong Bí tích Thánh Thể, vốn là “tột đỉnh mà hoạt động của Giáo hội hướng tới và đồng thời cũng là nguồn mạch từ đó phát sinh toàn thể năng lực của Giáo hội”


  1. tải về 0.91 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương