Ủy ban giáo dâN trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam giáo dân tập dài 2012 lhnb


Trong câu trích thứ chín mươi hai



tải về 0.91 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.91 Mb.
#1399
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Trong câu trích thứ chín mươi hai

  • That the word of the Lord may speed on and triumph” (2 Th 3:1): may this Year of Faith make our relationship with Christ the Lord increasingly firm, since only in him is there the certitude for looking to the future and the guarantee of an authentic and lasting love.

  • Que la Parole du Seigneur accomplisse sa course et soit glorifiée” (2 Th 3, 1): puisse cette Année de la foi rendre toujours plus solide la relation avec le Christ Seigneur, puisque seulement en lui se trouve la certitude pour regarder vers l’avenir et la garantie d’un amour authentique et durable.

  • “Ước gì Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh” (2Tx 3,1): ước gì Năm Đức Tin này làm cho tương quan của chúng ta với Chúa Kitô vững chắc thêm lên, vì chỉ trong Người chúng ta mới vững lòng nhìn về tương lai và có được sự bảo đảm về một tình yêu đích thực và lâu bền.

  • Trong câu trích thứ chín mươi ba

    • The words of Saint Peter shed one final ray of light on faith: “In this you rejoice, though now for a little while you may have to suffer various trials, so that the genuineness of your faith, more precious than gold which though perishable is tested by fire, may redound to praise and glory and honour at the revelation of Jesus Christ. Without having seen him you love him; though you do not now see him you believe in him and rejoice with unutterable and exalted joy. As the outcome of your faith you obtain the salvation of your souls” (1 Pet 1:6-9).

    • Les paroles de l’Apôtre Pierre jettent un dernier rayon de lumière sur la foi: “Vous en tressaillez de joie, bien qu’il vous faille encore quelque temps être affligés par diverses épreuves, afin que, bien éprouvée, votre foi, plus précieuse que l’or périssable que l’on vérifie par le feu, devienne un sujet de louange, de gloire et d’honneur, lors de la Révélation de Jésus Christ. Sans l’avoir vu, vous l’aimez; sans le voir encore, mais en croyant, vous tressaillez d’une joie indicible et pleine de gloire, sûrs d’obtenir l’objet de votre foi: le salut des âmes” (1 Pi 1, 6-9).

    • Những lời Thánh Phêrô chiếu tỏa tia sáng cuối cùng về đức tin: “Anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người”.

  • Trong câu trích thứ chín mươi bốn

    • The trials of life, while helping us to understand the mystery of the Cross and to participate in the sufferings of Christ (cf. Col 1:24), are a prelude to the joy and hope to which faith leads: “when I am weak, then I am strong” (2 Cor 12:10).

    • Les épreuves de la vie, alors qu’elles permettent de comprendre le mystère de la croix et de participer aux souffrances du Christ (cf. Col 1, 24), sont un prélude à la joie et à l’espérance où conduit la foi: “Lorsque je suis faible, c’est alors que je suis fort” (2 Co 12, 10).

    • Những thử thách của cuộc sống, đang khi giúp chúng ta hiểu được mầu nhiệm Thập Tự Giá và dự phần vào đau khổ của Chúa Kitô (x. Cl 1,24), là khúc dạo đầu cho niềm vui và hy vọng mà đức tin dẫn đến: “Khi tôi yếu đuối, chính là lúc tôi mạnh mẽ” (2Cr 12,10).

    1. Học hỏi về Tông thư tự sắc Porta fidei

    Tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin cho biết Năm Đức Tin sẽ là cơ hội tốt cho các tín hữu:103 (1) học hỏi kỹ lưỡng hơn những văn kiện của Công đồng Vaticanô II;104 và (2) nghiên cứu nhiều hơn về nội dung sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.105

    1. Khi nào Tông thư tự sắc Porta fidei đã được công bố; ai công bố?

    Tông thư tự sắc Porta fidei đã được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI cho công bố sáng ngày 17 tháng 10 năm 2011.

    1. Nội dung Tông thư tự sắc Porta fidei gồm những gì?

    Nội dung Tông thư tự sắc Porta fidei gồm: phần trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành Năm Đức Tin.

    1. Giáo hội Công giáo tại Việt Nam sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày nào; tại đâu?

    Giáo hội Công giáo tại Việt Nam sẽ khai mạc Năm Đức Tin (cấp Hội đồng Giám mục Việt Nam) tại Giáo phận Thanh Hóa vào ngày 12 tháng 10 năm 2012.

    1. Các giáo phận, giáo xứ, cộng đoàn… sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày nào?

    Các giáo phận sẽ khai mạc Năm Đức Tin (cấp giáo phận) vào ngày 18 tháng 10 năm 2012 (Lễ kính Thánh Luca); còn các giáo xứ sẽ khai mạc Năm Đức Tin (cấp giáo xứ) vào ngày 21 tháng 10 năm 2012 (Chúa nhật Khánh nhật Truyền Giáo).

    1. Năm Đức Tin I diễn ra dưới triều đại đức giáo hoàng nào; năm nào?

    Năm Đức Tin I diễn ra năm 1967, dưới triều đại Đức Giáo hoàng Phaolô VI.

    1. Năm Đức Tin I kỷ niệm sự kiện gì?

    Năm Đức Tin I kỷ niệm sự kiện 1.900 năm tử đạo của hai thánh tông đồ: Phêrô và Phaolô. Theo đó, Giáo hội muốn mời gọi các tín hữu – trong khi tuởng niệm việc hai thánh đã anh dũng làm chứng cho đức tin của mình bằng chính cái chết – thì cũng được khích lệ, được thêm ơn can đảm, ơn hăng hái sống niềm tin và loan báo Tin mừng cho thế giới.

    1. Năm Đức Tin II diễn ra dưới triều đại đức giáo hoàng nào; khi nào?

    Giáo hội Công giáo toàn cầu khai mạc Năm Đức Tin II vào ngày 11 tháng 10 năm 2012, dưới triều đại Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI. Như thế, Năm Đức Tin cũng được xem là đã bắt đầu với sự kiện Thượng Hội đồng Giám mục thường kỳ lần thứ XIII triệu tập vào tháng 10 năm 2012, với đề tài “Tân Phúc âm hóa nhằm thông truyền đức tin Kitô giáo”.106

    1. Năm Đức Tin II sẽ kết thúc vào ngày lễ nào?

    Năm Đức Tin II sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 11 năm 2013 (Lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ).

    1. Năm Đức Tin II kỷ niệm những sự kiện gì, có mục đích gì?

    Năm Đức Tin II kỷ niệm những sự kiện sau: (1) 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II; (2) 20 năm ngày ban hành sách Giáo lý Giáo hội Công giáo. Năm Đức Tin II vừa được công bố là lời mời gọi chúng ta hoán cải cách đích thực để được đổi mới mà trở về với Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới.107 Thật vậy, Năm Đức Tin là dịp giúp các tín hữu Công giáo tự nguyện trở về cùng Chúa Giêsu và gắn bó thân mật với Người hơn. Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã diễn tả sự hoán cải này qua cử chỉ mở “cánh cửa Đức Tin” ra (Cv 14,27).108 Trong Năm Đức Tin, Giáo hội mong muốn các tín hữu sẽ học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện của Công đồng Vaticanô II và nghiên cứu Giáo lý Giáo hội Công giáo để hiểu biết thêm về đức tin của mình.

    1. Năm Đức Tin có thiết yếu nhắm đến việc Tân Phúc âm hoá không?

    Có, rất thiết yếu. Việc Tân Phúc âm hoá mời gọi người Công giáo, căn cứ vào Tin mừng, tìm hiểu sâu hơn về đức tin của mình, sống và chia sẻ Tin mừng cho người khác. Năm Đức Tin muốn giúp mọi người canh tân việc làm chứng cho đức tin: “Tự bản thân việc tuyên xưng đức tin là một hành vi cá nhân, đồng thời cũng mang tính cộng đoàn”.109

    1. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin của Bộ Giáo Lý Đức Tin thì Năm Đức Tin sẽ đem lại cơ hội tốt thế nào cho mọi tín hữu?

    Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin, Năm Đức Tin sẽ đem lại cơ hội tốt cho các tín hữu qua việc: (1) học hỏi kỹ lưỡng những văn kiện chính của Công đồng Vaticanô II; và (2) nghiên cứu sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.

    1. Lịch sử Giáo hội tính đến nay đã chứng kiến bao nhiêu công đồng chung?

    Lịch sử Giáo hội tính đến nay đã chứng kiến 21 công đồng chung: tám công đồng nhóm họp ở phương đông, và 13 công đồng nhóm họp ở phương tây.

    1. Công đồng Vaticanô II được đức giáo hoàng nào khai mạc?

    Công đồng Vaticanô II được Đức Giáo hoàng Gioan XXIII khai mạc.

    1. Công đồng Vaticanô II được khai mạc vào ngày nào?

    Công đồng Vaticanô II được khai mạc vào ngày 11 tháng 10 năm 1962.

    1. Công đồng Vaticanô II được đức giáo hoàng nào bế mạc?

    Công đồng Vaticanô II được Đức Giáo hoàng Phaolô VI bế mạc.

    1. Công đồng Vaticanô II có còn hợp thời không?

    Thuộc một trong nhóm 13 công đồng họp ở phương tây, Công đồng Vaticanô II (1962–1965) là công đồng rất gần gũi với thời đại hiện nay cho tất cả “đông-tây-nam-bắc”.

    1. Công đồng Vaticanô II được chuẩn bị như thế nào?

    Được chuẩn bị từ tháng 7 năm 1959 đến tháng 11 năm 1962, tất cả các tham dự viên Công đồng Vaticanô II đều được hỏi ý kiến: (1) 2.109 bản trả lời với 8.972 đề nghị; (2) 12 uỷ ban dự bị và ba văn phòng làm việc không ngừng; (3) 70 lược đồ lớn được in thành 19 cuốn sách, gồm 2.060 trang.

    1. Công đồng Vaticanô II là sáng kiến độc đáo của ai?

    Công đồng Vaticanô II là sáng kiến độc đáo của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII, người được ơn linh hứng đặc biệt trong khi tham dự lễ bế mạc Tuần lễ hiệp nhất Kitô hữu vào ngày 25 tháng 01 năm 1959 tại Đền Thánh Phaolô Ngoại Thành.110

    1. Sáng kiến của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII có nằm trong chiều hướng nghiên cứu các vấn đề hay lên án các giáo thuyết sai lạc không?

    Sáng kiến của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII không nằm trong chiều hướng nghiên cứu các vấn đề hay lên án các giáo thuyết sai lạc như hầu hết các công đồng trong quá khứ, nhưng từ những nhu cầu thực tế và cấp bách của Giáo hội trong thế giới đương thời. Trong nỗ lực đối phó với những thách đố hết sức khó khăn của thời đại, Giáo hội lúc đó cần một công đồng để thực hiện cuộc đổi mới sâu xa trong Giáo hội, đem lại giá trị thật sự cho tư tưởng con người cũng như cho đời sống nhân loại, trong tinh thần tìm về nguồn và vâng theo sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần.111

    1. Thời đại hiện nay có cần một công đồng chung mới để thực hiện việc canh tân triệt để những điều mà Công đồng Vaticanô II đã khởi xướng không?

    Nếu trong thời đại hiện nay, có người đang nói đến một công đồng chung mới để thực hiện việc canh tân triệt để những điều mà Công đồng Vaticanô II đã khởi xướng: (1) tìm kiếm sự hiệp nhất trọn vẹn hơn; và (2) giải quyết một số vấn đề mới phát sinh liên quan đến Giáo hội trong thế giới hôm nay… thì rõ ràng điều đó mới chỉ là suy nghĩ của một số người.

    1. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng ngỏ lời như thế nào về vấn đề này?

    Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng ngỏ lời như sau:

    Công đồng Vaticanô II đã cho chúng ta nhiều phần thưởng quý hoá từ 35 năm qua và còn tiếp tục dẫn đưa chúng ta trong nhiều năm kế tiếp. Công việc của Giáo hội bây giờ là học hỏi những điều đã đề ra trong các văn bản của công đồng và đem ra thực hành cho có hiệu quả....112



    1. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công đồng Vaticanô II bằng văn kiện nào?

    Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đã quyết định triệu tập Công đồng Vaticanô II bằng Tông huấn Ơn cứu độ loài người (Humanae salutis).

    1. Công đồng Vaticanô II có bao nhiêu văn kiện, được chia thành mấy loại?

    Công đồng Vaticanô II đã công bố 16 văn kiện, được chia thành ba loại khác nhau: (1) bốn hiến chế; (2) chín sắc lệnh; và (3) ba tuyên ngôn.

    1. Hiến chế Công đồng Vaticanô II là gì?

    Hiến chế Công đồng Vaticanô II là bản văn của Công đồng Vaticanô II về tín lý hay mục vụ. Hiến chế có hiệu lực như một sắc luật cho cả Giáo hội.

    1. Tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là gì?

    Tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là văn kiện của Tòa Thánh giải thích một đạo luật ban hành hay quảng diễn một vấn đề.

    1. Bốn hiến chế Công đồng Vaticanô II là những hiến chế nào?

    Bốn hiến chế đó là: (1) Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen gentium), (2) Hiến chế tín lý về mạc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), (3) Hiến chế tín lý về phụng vụ thánh (Sacrosantum concilium), và (4) Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et spes).

    1. Chín sắc lệnh Công đồng Vaticanô II là những sắc lệnh nào?

    Chín sắc lệnh đó là: (1) Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong Giáo hội (Christus Dominus), (2) Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục (Presbytorerum ordinis), (3) Sắc lệnh về đào tạo linh mục (Optatam totius), (4) Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu (Perfectae caritatis), (5) Sắc lệnh về tông đồ giáo dân (Apostolicam actuositatem), (6) Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội (Ad gentes), (7) Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis redintegratio), (8) Sắc lệnh về các giáo hội Công giáo Đông phương (Orientalium ecclesiarum), và (9) Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter mirifica).

    1. Ba tuyên ngôn Công đồng Vaticanô II là những tuyên ngôn nào?

    Ba tuyên ngôn đó là: (1) Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae), (2) Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra aetate), và (3) Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum educationis).

    1. Theo tài liệu Hướng dẫn mục vụ cho Năm Đức Tin thì các giảng viên giáo lý cần phải làm gì?

    Các giảng viên giáo lý cần khai thác hơn nữa giáo thuyết phong phú của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, đồng thời dưới sự hướng dẫn của cha sở, giúp các nhóm tín hữu đọc và cùng tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn kiện quý báu này, để hình thành và củng cố những cộng đoàn đức tin, làm chứng về Chúa Giêsu.

    1. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được đức giáo hoàng nào công bố?

    Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố.

    1. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố năm nào?

    Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố năm 1992.

    1. Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố với văn kiện gì?

    Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo được công bố với Tông hiến Kho tàng Đức Tin (Fidei depositum).

    1. Theo số 44 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì tự bản tính và ơn gọi, con người là gì?

    Tự bản tính và ơn gọi, con người là một hữu thể tôn giáo. Phát sinh từ Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa, con người chỉ đạt được cuộc sống nhân bản đầy đủ khi tự do liên kết với Thiên Chúa.113

    1. Theo số 45 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì con người được tạo dựng để làm gì?

    Con người được tạo dựng nên để sống hiệp thông với Thiên Chúa. Nơi Người, họ tìm được hạnh phúc: “Trong Chúa, con không hề còn đau khổ buồn phiền nữa; được tràn đầy Chúa, đời con sẽ đầy đủ trọn vẹn”.114

    1. Theo số 46 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì con người có thể biết chắc điều gì khi biết nghe sứ điệp của các thụ tạo và tiếng nói của lương tâm?

    Khi biết nghe sứ điệp của các thụ tạo và tiếng nói của lương tâm, con người có thể biết chắc có Thiên Chúa là nguyên nhân và cùng đích của mọi sự.115

    1. Theo số 47 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Hội thánh dạy rằng con người nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí có thể nhận biết thế nào về Thiên Chúa?

    Hội thánh dạy rằng con người nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí có thể nhận biết chắc chắn về Thiên Chúa duy nhất và chân thật, là Ðấng Tạo Hóa và Ðức Chúa của chúng ta, qua những công trình của Người.116

    1. Theo số 48 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta dựa vào đâu để có thể thật sự nói về Thiên Chúa?

    Chúng ta có thể thật sự nói về Thiên Chúa, dựa vào những nét hoàn hảo thiên hình vạn trạng của các thụ tạo, phần nào giống Thiên Chúa toàn hảo vô biên, cho dù ngôn ngữ có hạn của chúng ta không tài nào diễn tả hết mầu nhiệm được.117

    1. Theo số 49 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì người tín hữu cảm thấy tình yêu Chúa Kitô thúc bách làm gì?

    “Không có Ðấng Sáng Tạo, loài thụ tạo biến tan” (GS 36). Vì thế, người tín hữu cảm thấy tình yêu Chúa Kitô thúc bách mang ánh sáng của Thiên Chúa hằng sống đến cho những ai không biết hoặc chối từ Người.118

    1. Theo số 96 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì điều Ðức Kitô đã ủy thác cho các tông đồ, các ngài đã truyền lại bằng cách nào?

    Ðiều Ðức Kitô đã ủy thác cho các tông đồ, các ngài đã truyền lại bằng lời rao giảng và bằng văn bản, dưới sự linh hứng của Thánh Thần, cho tất cả mọi thế hệ, cho đến ngày Ðức Kitô trở lại trong vinh quang.119

    1. Theo số 97 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Thánh truyền và Thánh kinh hợp thành một kho tàng thế nào?

    Thánh truyền và Thánh kinh hợp thành một kho tàng thánh thiêng duy nhất của Lời Thiên Chúa (DV 10), trong đó, Hội thánh lữ hành chiêm ngắm Thiên Chúa (DV 10) là nguồn mạch mọi sự phong phú của mình như trong một tấm gương.120

    1. Theo số 98 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì Hội thánh bảo tồn và truyền lại những gì qua giáo lý, đời sống và phụng tự của mình?

    Qua giáo lý, đời sống và phụng tự của mình, Hội thánh bảo tồn và truyền lại cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình và tất cả những gì mình tin (DV 8).121

    1. Theo số 99 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nhờ đâu mà toàn thể dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mạc khải ngày càng trọn vẹn hơn?

    Nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin, toàn thể dân Chúa không ngừng đón nhận, đào sâu và sống hồng ân mạc khải ngày càng trọn vẹn hơn.122

    1. Theo số 100 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho ai?

    Nhiệm vụ giải nghĩa cách chân chính Lời Thiên Chúa được ủy thác riêng cho huấn quyền, tức là cho đức giáo hoàng và cho các giám mục hiệp thông với Người.123

    1. Theo số 176 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì tin là gắn bó bản thân con người cả trí khôn và ý chí với ai?

    Tin là gắn bó bản thân con người cả trí khôn và ý chí với Thiên Chúa, Ðấng tự mạc khải qua các việc làm và lời nói của Người.124

    1. Theo số 177 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” qui chiếu vào hai điểm nào?

    “Tin” qui chiếu vào hai điểm: Ðấng mạc khải và chân lý mạc khải. Chúng ta tin chân lý mạc khải vì tin tưởng ở Ðấng mạc khải.125

    1. Theo số 178 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta có được tin ai khác ngoài Thiên Chúa không?

    Chúng ta không được tin ai khác ngoài Thiên Chúa, là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.126

    1. Theo số 179 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin là hồng ân thế nào?

    Ðức tin là một hồng ân siêu nhiên của Thiên Chúa. Ðể tin, con người cần đến những trợ lực bên trong của Thánh Thần.127

    1. Theo số 180 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” là hành vi có ý thức và tự do không?

    “Tin” là hành vi của con người, có ý thức và tự do, xứng hợp với phẩm giá con người.128

    1. Theo số 181 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì “tin” có là hành vi có chiều kích Hội thánh không?

    “Tin” là hành vi có chiều kích Hội thánh. Ðức tin của Hội thánh đi trước, sinh ra, nâng đỡ và dưỡng nuôi đức tin của chúng ta. Hội thánh là Mẹ của mọi tín hữu. “Không thể có Thiên Chúa là Cha nếu không nhận Hội thánh là mẹ” (Síprianô, Giáo hội hợp nhất, 6: PL 4, 519).129

    1. Theo số 182 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì chúng ta tin những gì?

    Chúng ta tin tất cả những gì chứa đựng trong Lời Thiên Chúa, được viết hoặc lưu truyền, và do Hội thánh dạy chúng ta tin như chân lý được Thiên Chúa mạc khải (Paul VI, CPG, § 20; SPF 20).130

    1. Theo số 183 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin cần thiết để được cứu độ không?

    Ðức tin cần thiết để được cứu độ. Chính Chúa khẳng định: “Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu độ: còn ai không tin thì sẽ bị kết án” (Mc 16, 16).131

    1. Theo số 184 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì có phải đức tin cho chúng ta nếm trước điều chúng ta sẽ được hưởng trong cuộc sống hạnh phúc mai sau?

    Ðức tin là nếm trước điều chúng ta sẽ được hưởng trong cuộc sống hạnh phúc mai sau (Tôma Aquinô, Comp. theol. 1, 2).132

    1. Theo số 228 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì nếu Thiên Chúa không duy nhất, Người có phải là Thiên Chúa không?

    Nghe đây hỡi Ítraen, Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất (Ðnl 6,4; Mc 12,29). Ðấng tối cao nhất thiết phải là duy nhất, nghĩa là không ai sánh bằng.... Nếu Thiên Chúa không duy nhất, thì Người không phải là Thiên Chúa.133

    1. Theo số 229 sách Giáo lý Giáo hội Công giáo thì đức tin vào Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta hướng về ai?

    Ðức tin vào Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta hướng về một mình Người, như về nguồn gốc đầu tiên và về cùng đích tối hậu của chúng ta; nên không có gì quý trọng hơn Người hoặc thay thế được Người.134


    1. tải về 0.91 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  • 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương