XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển


Bảng 4. Quan hệ tình dục với các loại bạn tình trong 12 tháng qua của nữ giới



tải về 1.03 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.03 Mb.
#29169
1   2   3   4   5   6

Bảng 4. Quan hệ tình dục với các loại bạn tình trong 12 tháng qua của nữ giới

Đặc trưng

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Cao Bằng

Bắc Giang

Thái Nguyên

Thanh Hóa

Lai Châu

Yên Bái

Khánh Hòa

An Giang

Đồng Nai

Hậu Giang

Kiên Giang

Số nữ giới đã từng QHTD

246

266

295

326

383

363

271

304

256

295

316

Số nữ giới có QHTD với chồng hoặc bạn tình đang chung sống trong 12 tháng qua

232

264

277

317

361

361

254

277

249

281

299

Tỷ lệ (%) sử dụng BCS trong lần QHTD gần

nhất với chồng



1,8

10,9

10,5

7,0

0,3

4,7

4,3

6,1

11,6

7,8

3,7

Tỷ lệ (%) luôn sử dụng BCS trong 12 tháng qua với chồng

0,9

1,9

3,3

3,1

0,0

1,7

0,4

3,2

6,4

3,2

2,3

Trong số những người phụ nữ có QHTD với chồng hoặc bạn tình đang chung sống trong 12 tháng qua, tỷ lệ nữ giới của đồng bào Tày ở Đồng Nai, đồng bào Nùng ở Bắc Giang và đồng bào Sán Dìu/Sán Chay ở Thái Nguyên sử dụng BCS trong lần QHTD gần nhất tương ứng là 11,6%, 10,9% và 10,5% (bảng 4). Tỷ lệ nữ giới luôn sử dụng BCS trong 12 tháng qua với chồng hoặc bạn tình đang chung sống của tỉnh Đồng Nai, Thái Nguyên, An Giang và Hậu Giang tương ứng là 6,4%, 3,3%, 3,2% và 3,2%.

Yên Bái là tỉnh có số nữ giới tự nhận có QHTD với bạn tình bất chợt là nhiều nhất (11 người). Tỷ lệ sử dụng BCS lần QHTD gần nhất là 9,1% và tỷ lệ luôn sử dụng BCS trong 12 tháng qua là 10,0%.



3.3 Sử dụng và tiêm chích ma tuý

Sử dụng và tiêm chích ma tuý là một trong những nguy cơ lây truyền HIV cao nhất tại Việt Nam. Lai Châu là tỉnh có tỷ lệ người dân được điều tra đã từng sử dụng ma tuý cao nhất (10,5%). Các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái và Đồng Nai có tỷ lệ người dân đã từng sử dụng ma tuý dưới 2,0%. Trong số những người đã từng sử dụng ma tuý của các tỉnh, Đồng Nai và Thanh Hoá là hai tỉnh có tỷ lệ số người tiêm chích ma tuý cao nhất (100,0% - Đồng Nai và 93,3% - Thanh Hoá).



3.4 Hiểu biết về HIV/AIDS

Những tỉnh có tỷ lệ nam giới đã từng nghe nói về HIV/AIDS cao nhất là Thái Nguyên (97,7%), Đồng Nai (96,4%), Thanh Hoá (95,6%) và Bắc Giang (94,9). Lai Châu là tỉnh có tỷ lệ nam giới đã từng nghe nói về HIV/AIDS thấp nhất (52,3%). Kiến thức đầy đủ về HIV là trả lời đúng cả ba phương pháp phòng tránh lây truyền HIV bao gồm có thể phòng tránh HIV bằng cách luôn sử dụng BCS, chỉ QHTD với 1 bạn tình chung thuỷ và không bị nhiễm bệnh, và không dùng chung BKT. Tỷ lệ nhóm thanh niên 15-24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS cao nhất cũng chỉ là 38,0% (Thái Nguyên). Đặc biệt tỉnh Lai Châu tỷ lệ này là 0,0%. Nghĩa là trong số 369 nam cá nhân đồng bào dân tộc H’Mông được điều tra tại tỉnh Lai Châu không có ai trả lời đúng cả ba phương pháp phòng tránh lây truyền HIV/AIDS nêu trên. Cũng tương tự như vậy, tỷ lệ nhóm nam giới 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về phòng chống HIV/AIDS cao nhất là tại Thái Nguyên (29,5%) và thấp nhất là tại Lai Châu (1,6%).





Biểu đồ 1. Tỷ lệ người tham gia hiểu biết đúng về đường lây truyền HIV tại 11 tỉnh nghiên cứu

Những tỉnh có tỷ lệ nữ giới đã từng nghe nói về HIV/AIDS cao nhất là Thái Nguyên (95,1%), Đồng Nai (94,7%) và Thanh Hoá (90,6%). Tỉnh có tỷ lệ nữ giới đã từng nghe nói về HIV/AIDS thấp nhất vẫn là Lai Châu (12,8%). Tỉnh có tỷ lệ nữ giới nhóm tuổi 15-24 và nhóm tuổi 15-49 hiểu biết đầy đủ các biện pháp phòng tránh lây truyền HIV/AIDS cao nhất là Thái Nguyên (28,6% cho nhóm 15-24 tuổi và 24,5% cho nhóm 15-49 tuổi). Lai Châu vẫn là tỉnh có nhóm nữ giới 15-24 tuổi và 15-49 tuổi không ai hiểu biết đầy đủ về các biện pháp phòng tránh lây truyền HIV/AIDS.

Chương trình phòng chống lây truyền từ mẹ sang con là một trong những chương trình được ưu tiên. Thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ những người mẹ nhiễm HIV sang con được cấp miễn phí và được cung cấp đầy đủ cho toàn bộ các tỉnh trong cả nước. Tỷ lệ những người tham gia điều tra trả lời đã có thuốc điều trị cho mẹ nhiễm HIV để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con của các tỉnh rất thấp và không khác nhau quá xa. Tỉnh có tỷ lệ cao nhất là Thái Nguyên cũng chỉ là 26,9%. Tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là Cao Bằng với 15,2%. Tỉnh có tỷ lệ người biết có loại thuốc kháng vi rút điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS cao nhất là Thái Nguyên (60,3%). Tỉnh có tỷ lệ người biết có thuốc kháng vi rút điều trị cho người nhiễm HIV thấp nhất là Cao Bằng (21,4%). Các tỉnh còn lại dao động trong khoảng trên dưới 30,0-40,0%.

3.5 Tiếp cận với các nguồn thông tin phòng chống HIV/AIDS

Nhìn chung, tỷ lệ những người đã từng nhận được thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV đều rất cao ở tất cả các tỉnh được điều tra (biểu đồ 2). Tỷ lệ thấp nhất là 81,7% (Lai Châu). Các tỉnh còn lại tỷ lệ này đều lớn hơn 90,0%. Tỷ lệ quần thể dân cư được điều tra nhận được thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV trong 12 tháng qua có thấp hơn tỷ lệ đã từng nhận được thông tin phòng chống HIV/AIDS đôi chút nhưng vẫn ở mức độ cao ở tất cả các tỉnh. Tỷ lệ nhận được thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV trong 12 tháng qua thấp nhất là 75,9% (Lai Châu). Ngoài nhận được thông tin về HIV/AIDS, người dân còn nhận được rất nhiều các nguồn thông tin khác như viêm gan, tiêm chích an toàn, tình dục an toàn, cai nghiện ma tuý, giáo dục giới tính và các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Các hỗ trợ khác về phòng chống HIV/AIDS bao gồm nhận được bao cao su, bơm kim tiêm và khám chữa các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Tỷ lệ người dân đã từng nhận được các hỗ trợ này tại các tỉnh khác nhau là khác nhau.





Biểu đồ 2. Tỷ lệ người tham gia điều tra đã từng nhận được các dịch vụ can thiệp phòng chống HIV/AIDS

Các tỉnh có tỷ lệ người dân 15-49 tuổi đã từng được nhận BCS cao nhất là Thanh Hoá (25,2%), Bắc Giang (16,1%), Lai Châu (15,8%) và Thái Nguyên (15,6%). Các tỉnh có tỷ lệ người dân 15-49 tuổi đã từng nhận được bơm kim tiêm cao nhất là Thanh Hoá (8,9%) và Lai Châu (2,8%). Các tỉnh có tỷ lệ người dân đã từng được khám chữa các bệnh lây qua đường quan hệ tình dục là Yên Bái (54,8%), Thanh Hoá (13,8%), Bắc Giang (8,4%) và Thái Nguyên (8,2%). Các tỉnh có tỷ lệ người dân đã từng làm xét nghiệm HIV cao nhất là Thái Nguyên (3,0%), Thanh Hoá (2,0%), An Giang (1,0%), Bắc Giang (0,9%), Đồng Nai (0,8%) và Hậu Giang (0,8%). Tỷ lệ người dân nhận được các hỗ trợ trên trong 12 tháng qua có giảm đi đôi chút.



3.6 Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Thái độ chấp nhận người nhiễm HIV và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Tỷ lệ nam giới được phỏng vấn đồng ý mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS của các tỉnh đều rất thấp (bảng 5). Các tỉnh có tỷ lệ chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS cao nhất là Thái Nguyên (48,4%), An Giang (43,4%) và Thanh Hoá (43,3%). Tỉnh có tỷ lệ chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS thấp nhất là Yên Bái (11,7%), Lai Châu (14,0%) và Hậu Giang (17,6%). Các tỉnh có tỷ lệ nam giới trả lời không cần giữ bí mật tình trạng nhiễm HIV của thành viên trong gia đình cao nhất là Yên Bái (78,3%), Bắc Giang (70,7%%) và An Giang (66,6%). Nhìn chung, tỷ lệ nam giới trả lời sẵn sàng chăm sóc thành viên của gia đình bị nhiễm HIV tại nhà tại các tỉnh có cao hơn hai tỷ lệ nêu trên. Các tỉnh có tỷ lệ trả lời sẵn sàng chăm sóc thành viên của gia đình bị nhiễm HIV tại nhà cao nhất là Bắc Giang (97,6%), Khánh Hoà (97,5%), Thái Nguyên (95,2%) và Cao Bằng (93,8%). Các tỉnh có tỷ lệ nam giới trả lời chấp nhận một nữ giáo viên nhiễm HIV nhưng vẫn khoẻ mạnh được phép giảng dạy cao nhất là An Giang (74,4%), Thái Nguyên (70,6%) và Thanh Hoá (62,5%). Thái độ tích cực với người nhiễm HIV được định nghĩa là bao gồm cả bốn thái độ nêu trên. Đó là đồng ý chấp nhận mua đồ ăn của người bán hàng nhiễm HIV/AIDS, không cần giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của thành viên trong gia đình, sẵn sàng chăm sóc thành viên trong gia đình bị nhiễm tại nhà và chấp nhận một nữ giáo viên bị nhiễm HIV nhưng vẫn khoẻ mạnh được phép giảng dạy. Tỷ lệ nam giới được điều tra có thái độ tích cực với người nhiễm HIV của cả 11 tỉnh đều rất thấp. Tỉnh có tỷ lệ cao nhất là Thái Nguyên (18,4%). Và tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là Lai Châu (3,1%).



Bảng 5. Thái độ chấp nhận đối với người nhiễm với HIV/AIDS của nhóm nam giới được điều tra

Đặc

trưng


Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Cao Bằng

Bắc Giang

Thái Nguyên

Thanh Hóa

Lai Châu

Yên Bái

Khánh Hòa

An Giang

Đồng Nai

Hậu Giang

Kiên Giang




N=210

N=368

N=374

N=367

N=193

N=332

N=241

N=320

N=380

N=329

N=257

Có mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS

33,0

22,6

48,4

43,3

14,0

11,7

27,4

43,4

35,8

17,6

30,0

Không cần giữ bí mật về tình trạng nhiễm của thành viên trong gia đình

62,9

70,7

35,9

62,4

44,3

78,3

41,9

66,6

61,3

52,0

56,8

Sẵn sàng chăm sóc thành viên gia đình bị nhiễm HIV tại nhà

93,8

97,6

95,2

88,5

91,1

76,2

97,5

90,6

86,6

77,8

86,8

Có chấp nhận một nữ giáo viên nhiễm HIV nhưng vẫn khỏe mạnh được phép giảng dạy

37,9

44,0

70,6

62,5

33,7

14,9

44,0

74,4

58,2

41,6

48,6

Có thái độ tích cực với người nhiễm HIV

13,8

11,7

18,4

18,5

3,1

6,2

8,3

25,0

8,6

5,5

16,0

Thái độ tích cực với người nhiễm HIV: người trả lời đồng ý với các ý kiến (chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS, không cần giữ bí mật về tình trạng nhiễm của thành viên trong gia đình, sẵn sàng chăm sóc thành viên gia đình bị nhiễm HIV tại nhà, chấp nhận một nữ giáo viên bị nhiễm HIV nhưng vẫn khỏe mạnh được phép giảng dạy)

Tỷ lệ nữ giới được phỏng vấn đồng ý mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS của các tỉnh đều rất thấp và thấp hơn đôi chút so với tỷ lệ nam giới được phỏng vấn (bảng 6). Các tỉnh có tỷ lệ chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS cao nhất là Thái Nguyên (42,4%), An Giang (36,4%), Cao Bằng (36,0%) và Thanh Hoá (34,8%). Tỉnh có tỷ lệ nữ giới chấp nhận mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS thấp nhất là Hậu Giang (9,4%), Lai Châu (10,0%) và Yên Bái (14,9%%). Các tỉnh có tỷ lệ nữ giới trả lời không cần giữ bí mật tình trạng nhiễm HIV của thành viên trong gia đình cao nhất là Yên Bái (71,8%), An Giang (68,8%%) và Đồng Nai (61,1%). Cũng như nhóm nam giới, tỷ lệ nữ giới trả lời sẵn sàng chăm sóc thành viên của gia đình bị nhiễm HIV tại nhà tại các tỉnh có cao hơn hai tỷ lệ nêu trên. Các tỉnh có tỷ lệ trả lời sẵn sàng chăm sóc thành viên của gia đình bị nhiễm HIV tại nhà cao nhất là Bắc Giang (92,9%), Khánh Hoà (97,3%), Cao Bằng (89,4%) và Thanh Hoá (89,1%). Các tỉnh có tỷ lệ nữ giới đồng ý chấp nhận một nữ giáo viên nhiễm HIV nhưng vẫn khoẻ mạnh được phép giảng dạy cao nhất là An Giang (70,8%), Thái Nguyên (70,5%) và Thanh Hoá (63,3%). Tỷ lệ nữ giới được điều tra có thái độ tích cực với người nhiễm HIV của cả 11 tỉnh đều rất thấp. Tỉnh có tỷ lệ cao nhất là An Giang (21,4%). Và tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là Lai Châu (1,8%).



Bảng 6. Thái độ chấp nhận đối với người nhiễm với HIV/AIDS của nữ giới

Tỷ lệ (%)

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Cao Bằng

Bắc Giang

Thái Nguyên

Thanh Hóa

Lai Châu

Yên Bái

Khánh Hòa

An Giang

Đồng Nai

Hậu Giang

Kiên Giang




N=189

N=328

N=383

N=396

N=60

N=295

N=224

N=308

N=393

N=297

N=315

Có mua đồ ăn từ người bán hàng nhiễm HIV/AIDS

36,0

22,9

42,4

34,8

10,0

14,9

23,7

36,4

28,0

9,4

28,9

Không cần giữ bí mật về tình trạng nhiễm của thành viên trong gia đình

44,4

45,0

34,2

57,8

29,8

71,8

43,3

68,8

61,1

50,8

43,8

Sẵn sàng chăm sóc thành viên gia đình bị nhiễm HIV tại nhà

89,4

92,9

94,3

89,1

65,0

65,4

97,3

91,2

84,0

79,1

83,8

Có chấp nhận một nữ giáo viên nhiễm HIV nhưng vẫn khỏe mạnh

được phép giảng dạy



58,4

60,6

70,5

63,3

11,9

14,4

39,9

70,8

52,4

34,0

37,1

Có thái độ tích cực với người nhiễm HIV

9,9

7,9

15,2

15,2

1,8

7,3

9,4

21,4

6,5

3,4

6,7

Cuộc điều tra này cũng đã có một số câu hỏi liên quan đến quan điểm của người được phỏng vấn về người nhiễm HIV. Vẫn còn tỷ lệ rất cao tại hầu hết các tỉnh cho rằng người nhiễm HIV là người phải thấy xấu hổ về bản thân mình (biểu đồ 3). Lai Châu (87,2%), Hậu Giang (78,1%) và Thanh Hoá (72,9%) là các tỉnh có số người cao nhất đồng ý với quan điểm này. Cũng như vậy với quan điểm cho rằng người nhiễm HIV là người có lỗi trong việc mang bệnh tật về cho cộng đồng. Các tỉnh có tỷ lệ người cho rằng người nhiễm HIV là người có lỗi trong việc mang bệnh tật về cho cộng đồng cao nhất là Lai Châu (81,6%), Hậu Giang (76,2%), Thanh Hoá (76,1%) và Bắc Giang (73,9%).



Biểu đồ 3. Tỷ lệ người dân phân biệt đối sử với người nhiễm HIV/AIDS.

3.7 Tư vấn và xét nghiệm HIV

Tư vấn xét nghiệm tình nguyện là một thành tố quan trọng trong phòng chống HIV/AIDS. Xét nghiệm HIV làm cho người có hành vi nguy cơ cao biết được trạng thái nhiễm HIV của mình để có những thay đổi hành vi nguy cơ. Tư vấn trước xét nghiệm và tư vấn sau xét nghiệm nhằm làm cho người được làm xét nghiệm HIV đồng ý làm xét nghiệm, chấp nhận kết quả xét nghiệm và định hướng thay đổi hành vi. Các tỉnh có tỷ lệ người đã từng làm xét nghiệm HIV cao nhất là Thái Nguyên (8,7%), Kiên Giang (4,6%) và Đồng Nai (4,2%) (biểu đồ 4). Khánh Hoà là tỉnh có tỷ lệ người đã từng làm xét nghiệm HIV thấp nhất (0,9%). Trong số những người đã từng làm xét nghiệm, tỷ lệ những người đến lấy kết quả xét nghiệm lại thay đổi theo từng tỉnh. Các tỉnh có tỷ lệ người đến nhận kết quả cao nhất là Thanh Hoá (86,4%), Khánh Hoà (80,0%), Thái Nguyên (79,7%), An Giang (76,2%) và Cao Bằng (75,0%). Trước khi thông báo kết quả xét nghiệm HIV cho người đến nhận kết quả, người tư vấn phải tiến hành tư vấn sau xét nghiệm. Đây là quy định trong hướng dẫn tư vấn xét nghiệm tình nguyện đã được Bộ Y tế ban hành. Các tỉnh có tỷ lệ nhận được tư vấn sau xét nghiệm cao là Lai Châu (100,0%), An Giang (81,3%), và Thanh Hoá (73,7%). Kiên Giang có tỷ lệ người được tư vấn sau xét nghiệm thấp nhất (27,8%). Muốn làm xét nghiệm thì thông tin biết được những địa điểm có thể đến làm xét nghiệm là quan trọng. Biết được những địa điểm làm xét nghiệm HIV để có thể lựa chọn nơi đến làm xét nghiệm phù hợp nhất. Nhìn chung, tỷ lệ người dân 15-49 tuổi của các tỉnh được điều tra biết được những địa điểm có thể đến xét nghiệm HIV không cao. Hai tỉnh có tỷ lệ người dân biết được những địa điểm có thể xét nghiệm HIV cao hơn hẳn các tỉnh còn lại là Thái Nguyên (71,6%) và Thanh Hoá (60,3%). Các tỉnh còn lại, tỷ lệ này chủ yếu dao động trong khoảng 20,0%.





Biểu đồ 4. Tỷ lệ người dân biết và đã từng làm xét nghiệm HIV/AIDS.
3.9 Tỷ lệ nhiễm Giang mai và HIV

Tỷ lệ mắc giang mai của Thanh Hóa, Yên Bái, Khánh Hòa, An Giang, Đồng Nai, Hậu Giang và Kiên Giang tương ứng là 0,2%, 3,3%, 0,3%, 1,6%, 0,1%, 1,5% và 1,4%. Các tỉnh còn lại không phát hiện được người nào mắc giang mai.

Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trên nhóm đồng bào dân tộc Thái là (2,8%). Bắc Giang, Cao Bằng, Yên Bái không phát hiện được trường hợp nhiễm HIV nào. Tỷ lệ nhiễm HIV tại Thái Nguyên, Lai Châu, Khánh Hoà, An Giang, Đồng Nai, Hậu Giang và Kiên Giang tương ứng là 0,5%, 0,6%, 1,1%, 0,1%, 0,8%, 0,5% và 0,2%.

IV. BÀN LUẬN

Đây là điều tra đầu tiên tại Việt Nam trên nhiều nhóm đồng bào dân tộc ít người tại nhiều tỉnh về tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ gây nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ đồng bào H’Mông của Lai Châu, đồng bào Dao của Yên Bái và đồng bào Khơ Me của An Giang chưa bao giờ đi học rất cao. Các tỉnh này cần thiết kế các tài liệu truyền thông sao cho mọi người biết chữ cũng như không biết chữ cũng có thể hiểu được.

Tỷ lệ nam đồng bào dân tộc có quan hệ với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua của đồng bào H’mông của Lai Châu (21,1%) và đồng bào Dao của Yên Bái (7,1%) là cao nhất. Kết quả nghiên cứu định tính tại hai tỉnh này cho thấy nhóm dân tộc H’Mông ở Lai Châu và dân tộc Dao ở Yên Bái có quan hệ tình dục tương đối tự do và thoải mái do quan niệm và lối sống đã có từ lâu. Các điều tra xã hội học trong khuôn khổ nghiên cứu này cũng cho thấy hai nhóm đồng bào dân tộc này sử dụng BCS không nhiều do BCS không sẵn có và chủ yếu là giới trẻ mới biết và sử dụng. Nếu nhóm người này nhiễm HIV hoặc các bệnh lây truyền qua QHTD như giang mai, chlamydia, lậu thì mức độ lây truyền các bệnh trong nhóm người này sẽ rất nhanh. Hầu hết các nhóm dân tộc ít người trong điều tra này ít có quan hệ tình dục với gái mại dâm do thu nhập kinh tế thấp nên không đủ tiền để đi mua dâm.

Nhóm nữ đồng bào dân tộc Dao tại Yên Bái cũng có mức độ QHTD với bạn tình bất chợt trong 12 tháng qua nhiều nhất. Điều tra xã hội học tại tỉnh Yên Bái cho thấy nhóm nữ đồng bào dân tộc Dao cũng cởi mở hơn khi nói về QHTD so với nhóm nữ của các đồng bào dân tộc khác. Tỷ lệ nhóm nữ giới đồng bào Dao tại Yên Bái luôn sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình bất chợt nam giới trong 12 tháng qua chỉ là 10,0%. Có thể nói rằng họ hầu như không có khái niệm sử dụng BCS. Như vậy, đặc biệt với tỉnh Yên Bái cần có chiến dịch truyền thông mạnh mẽ về sử dụng BCS với bạn tình bất chợt. Bên cạnh đó cũng phải triển khai các dịch vụ cung cấp đầy đủ BCS cho nhóm đồng bào này.

Sử dụng và tiêm chích ma tuý là nguyên nhân chủ yếu làm lây truyền HIV tại Việt Nam. Lai Châu có tỷ lệ sử dụng ma tuý trong nhóm quần thể dân cư 15-49 tuổi rất cao (10,5%). Thái Nguyên, Thanh Hoá và Yên Bái có tỷ lệ người dân sử dụng ma tuý vào khoảng 2%. Điều tra xã hội học tại tỉnh Thanh Hoá cho thấy địa bàn tiến hành can thiệp và điều tra là nơi có tình hình sử dụng và buôn bán ma tuý rất phức tạp. Chính quyền địa phương cũng thấy rằng sử dụng và tiêm chích ma tuý là vấn đề nổi cộm của huyện.

Chương trình phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con được Bộ Y tế quan tâm đặc biệt. Chính sách của Việt Nam là tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV khi sinh con được dùng thuốc điều trị để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nhưng hầu hết tại các tỉnh được điều tra, chỉ có khoảng trên dưới một phần năm người dân tộc được phỏng vấn biết rằng có thuốc điều trị cho mẹ nhiễm HIV để giảm lây truyền sang con. Tỷ lệ người dân tộc biết có thuốc kháng vi rút điều trị cho người nhiễm có cao hơn đôi chút. Thái Nguyên là tỉnh có tỷ lệ người dân tộc Sán Chay/Sán Dìu trả lời có biết thuốc kháng vi rút điều trị cho người nhiễm HIV cao nhất (60,3%). Các tỉnh còn lại tỷ lệ này không cao.

Hầu hết những người dân được phỏng vấn trong cuộc điều tra này trả lời đã từng nhận được và nhận được trong 12 tháng qua thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng tỷ lệ này mới chỉ phản ánh một phần rất nhỏ các hoạt động tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS. Chính bởi vậy, mặc dù tỷ lệ nhận được thông tin tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS trong 12 tháng qua tương đối cao nhưng chỉ có một tỷ lệ rất thấp người dân biết được có thuốc điều trị làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ người mẹ nhiễm HIV truyền sang con của họ. Cũng chỉ có một tỷ lệ không cao người dân hiểu biết đầy đủ về HIV như đã nói ở trên.

Tỷ lệ nhóm người dân tộc của cả 11 tỉnh được điều tra có thái độ tích cực với người nhiễm HIV rất thấp. Có những tỉnh như Lai Châu trên cả nhóm nam lẫn nhóm nữ hầu như không có thái độ tích cực với người nhiễm HIV (nam giới: 3,1% và nữ giới: 1,8%). Rất nhiều người trong cuộc điều tra này vẫn cho rằng người nhiễm HIV là người phải thấy xấu hổ về bản thân mình và người nhiễm HIV là người có lỗi mang bệnh tật về cho cộng đồng. Do vậy, cần tuyên truyền giáo dục người dân hiểu biết hơn nữa về HIV/AIDS và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Tỷ lệ các nhóm người dân tộc trong nghiên cứu này đã từng được làm xét nghiệm cao nhất cũng chỉ gần 9,0% (Thái Nguyên) và thấp nhất là khoảng 1,0% (Khánh Hoà). Tỷ lệ người dân biết được nơi có thể làm xét nghiệm HIV của các tỉnh khác nhau cũng khác nhau. Các tỉnh có tỷ lệ người dân biết được những nơi làm xét nghiệm HIV tương đối cao là Thái Nguyên (71,6%) và Thanh Hoá (60,3%). Các tỉnh còn lại thì tỷ lệ người dân biết được nơi làm xét nghiệm HIV tương đối thấp. Thấp nhất là tại Yên Bái (14,6%). Điều này cũng phản ánh được một phần hoạt động của trung tâm TV-XN-TN phục vụ cho các đồng bào dân tộc tại các tỉnh này. Có thể nhóm người dân tộc này nằm cách xa trung tâm của tỉnh nơi đặt trung tâm TV-XN-TN nên người dân không biết được có sự tồn tại của trung tâm. Hoặc người dân biết sự tồn tại của trung tâm này nhưng do khoảng cách quá xa họ không thể đi lại để tiếp cận được.

Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người dân tộc Thái 15-49 tuổi tại tỉnh Thanh Hoá là rất cao (2,8%). Một điều tra hộ gia đình tại Thái Bình và TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ này chỉ là 0,4% tại Thái Bình và 0,7% tại TP Hồ Chí Minh. Cuộc điều tra này được tiến hành tại hai huyện vùng cao của Thanh Hoá là Lang Chánh và Quan Hoá là vùng có tỷ lệ người sử dụng và tiêm chích cao của Thanh Hoá.

Toàn bộ số liệu liên quan đến Lai Châu trong nghiên cứu này cho ta thấy nhóm người dân tộc H’Mông cần được quan tâm đặc biệt. Tỷ lệ người dân tộc H’Mông chưa bao giờ đến trường rất cao (76,8%). Lai Châu cũng lại là tỉnh có tỷ lệ người dân tộc đi làm xa nhà lâu hơn một tháng trong 12 tháng vừa qua cao nhất trong 11 tỉnh được điều tra (11,2%). Tỷ lệ người dân không được tiếp cận với vô tuyến, đài và báo trong tuần cũng chiếm cao nhất (33,4%). Trung vị tuổi quan hệ tình dục lần đầu cũng trẻ nhất (17 tuổi). Thêm vào đó, tỷ lệ đồng bào H’Mông đã từng sử dụng ma tuý rất cao (10,5%). Hầu như không có ai kể cả nam lẫn nữ có kiến thức đầy đủ về HIV. Tỷ lệ nam giới cũng như nữ giới đồng bào H’Mông có thái độ tích cực với người nhiễm HIV cũng thấp nhất trong các tỉnh điều tra (3,1% cho nhóm nam giới và 1,8% cho nhóm nữ giới).

V. KHUYẾN NGHỊ

Cần nghiên cứu mô hình thông tin truyền thông thay đổi hành vi phù hợp và hiệu quả cho từng nhóm dân tộc ít người về: - Cách thiết kế và thông tin truyền thông phải phù hợp với tôn giáo và tập quán văn hoá của từng dân tộc; - Ngôn ngữ phù hợp cho những người biết đọc cũng như hình ảnh dễ hiểu cho những người không biết chữ; - Với các tỉnh có tỷ lệ cao người dân đi công tác xa nhà, cần nghiên cứu các nguy cơ lây nhiễm HIV có thể gặp khi đi làm ăn xa nhà để thiết kế thông tin cho phù hợp; - Ngoài 3 phương tiện thông tin đại chúng là đài, báo, vô tuyến, cần sử dụng mạng lưới truyền thông trực tiếp qua mạng lưới giáo dục viên đồng đẳng và các tổ chức khác (mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phụ nữ, trường trung học cấp II, III); và Tăng cường truyền thông sử dụng BCS.

Cần có chiến dịch truyền thông nhằm: - Tăng tỷ lệ hiểu biết đúng về HIV; - Tuyên truyền sâu rộng cho toàn bộ dân cư biết rằng nếu người mẹ nhiễm HIV sinh con thì sẽ được nhận liều thuốc miễn phí cho cả mẹ và con để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con; và - Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục người dân hiểu biết hơn nữa về HIV/AIDS và không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Cần có kế hoạch triển khai các dịch vụ cung cấp BCS cho nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Hai tỉnh Lai Châu và Yên Bái cần can thiệp vào lứa tuổi sớm hơn các tỉnh khác.



Xây dựng mô hình TV-XN-TN dành cho các đồng bào dân tộc: - Trung tâm TV-XN-TN cần đặt gần nơi đồng bào sinh sống; - Tập huấn tiêu chuẩn cho tư vấn viên; và - Tăng tỷ lệ các tư vấn viên là người dân tộc mà họ đang phục vụ. Tư vấn viên phải hiểu, nói được ngôn ngữ dân tộc, hiểu phong tục tập quán và những điều kiêng kỵ của dân tộc đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, UNICEF, WHO. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam; 2005.

  2. Bui TD, Pham CK, Pham TH, et al. Cross-sectional study of sexual behaviour and knowledge about HIV among urban, rural, and minority residents in Viet Nam. Bull World Health Organ 2001,79:15-21.

  3. Committee for Population, Family and Children, General Statistical Office and ORC Macro. Vietnam Demographic and Health Survey 2002. Ha Noi: Measure DHS; 2003.

  4. Nguyen MT, Nguyen TH. Population programme in Viet Nam: highlights from the 1997 Demographic and Health Survey. Asia Pac Popul J 1998,13:67-76.

  5. Nguyen TH, Nguyen TL, Trinh QH. HIV/AIDS epidemics in Vietnam: evolution and esponses. AIDS Educ Prev 2004,16:137-154.

ĐẶC ĐIỂM KIỂU GENE HIV-1 VÀ CÁC ĐỘT BIẾN KHÁNG THUỐC

Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV CHƯA QUA ĐIỀU TRỊ

TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

Phan Thị Thu Chung,1 Khu Thị Khánh Dung,1 Phùng Bích Thủy,1

Phùng Đắc Cam,2 Azumi Ishizaki,3 Hiroshi Ichimura.3

1Bệnh viện Nhi Trung ương,2 Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Hà Nội, 3

Trường Đại Học Kanazawa Nhật Bản

Liên hệ: Phan Thị Thu Chung, Cell phone: +84-976 464 084
TÓM TẮT

Mục tiêu: Nhằm phát hiện các đột biến kết hợp với kháng thuốc của chủng virus HIV-1 trên bệnh nhân nhiễm HIV-1 chưa được điều trị ở phía Bắc Việt Nam. Phương pháp: Chúng tôi đã tiến hành phân tích trình tự của gene pol-RT và pol-PR ở các mẫu bệnh phẩm thu thập từ 206 bệnh nhân (161 nam và 45 nữ) năm 2008. Kết quả: Từ 206 mẫu bệnh phẩm đó chúng tôi đã giải trình tự thành công 173 gen pol-PR và 155 gen pol-RT. Phân tích về hệ thống phát sinh loài đã phát hiện ra rằng tất cả các bệnh nhân đều bị lây nhiễm với chủng virus HIV-1 CRF01_AE. Các đột biến chính kháng thuốc vùng protease (PR) như L33F, M46I và M46L được tìm thấy ở 3 bệnh nhân chiếm 1.7%. Đột biến chính kháng thuốc vùng men sao mã ngược (RT) được tìm thấy ở 7 bệnh nhân (4.5%), 4 trong số chúng có các đột biến đơn lẻ: A62V tìm thấy trong 2 trường hợp, một trường hợp có đột biến K103N và một xuất hiện đột biến Y181C. Ba bệnh nhân có các đột biến kháng nhiều loại thuốc vùng RT lần lượt là 2, 3 và 7 đột biến. Kết luận: Kiểm tra chủng HIV-1 kháng thuốc và làm xét nghiệm kháng thuốc trước khi điều trị thuốc được khuyến cáo sử dụng để chọn lựa các phác đồ điều trị thích hợp và mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân nhiễm HIV-1 ở Việt Nam

Từ khóa: HIV-1, đột biến kháng thuốc
SUMMARY

CHARACTERIZATION OF HIVTYPE 1 GENOTYPES AND DRUG RESISTANCE MUTATIONS AMONG DRUG-NAÏVE HIV-1-INFECTED PATIENTS IN NORTHERN VIETNAM

Abstract

Objectives: To evaluate HIV-1 drug resistance-associated mutations among drug-naïve HIV-1-infected patients in Northern Vietnam. Methods: we performed sequence analysis of HIV-1 pol-RT and pol-PR in samples collected from 206 (161 men and 45 women) consenting patients in 2008. Results: From these 206 samples, we successefully sequenced 173 pol-PR and 155 pol-RT genes. Phylogenetic analysis revealed that all patients were infected with HIV-1 CRF01_AE. Major protease inhibitor resistance mutations, such as L33F, M46I, and M46L, were found in three patients (4.5%), four of whom has single mutations: A62V (nucleoside RTI resistance mutation) in two cases and K103N andY181C (nonnucleoside RTI resistance mutation) in one case each. Three patients had multiple RTI resistance mutations: two, three, and seven, respectively. Conclusion: The monitoring for drug-resistant HIV-1 and performing drug resistance testing before initiating and antiretroviral therapy (ART) are recommended to facilitate selection of the appropriate ART and better clinical outcomes in Vietnam.

Keywords: HIV-1, drug resistance mutations


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Năm 1990, Việt Nam phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm HIV-1 tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó đến cuối năm 1998, đại dịch HIV đã lan rộng tới tất cả 61 tỉnh thành và thành phố trong cả nước. Số người nhiễm HIV-1 tại Việt Nam đã tăng nhanh từ 112.000 năm 2000 và 293.000 năm 2007.1,2 Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, ở Việt Nam trong số các chủng virus HIV phân lập được thì phổ biến là phân typ CRF01_AE 3-7, phân typ B, C và một số phân typ tái tổ hợp khác xuất hiện với tỷ lệ thấp hơn8-11. Một số chương trình quốc gia và các tổ chức quốc tế được thực hiện nhằm làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV-1 tại Việt Nam như triển khai chăm sóc và điều trị miễn phí cho các bệnh nhân HIV đồng thời với các chương trình tư vấn hỗ trợ cho các bệnh nhân nhiễm HIV-1 cũng được ra tăng. Với mục đích làm giảm tỷ lệ số bệnh nhân chết vì HIV/AIDS, năm 2003 việc điều trị thuốc kháng virus (ART) được chính thức được đưa vào sử dụng tại Việt Nam và kết quả đã làm tăng tỷ lệ bệnh nhân được điều trị thuốc kháng virus tăng lên từ 1% năm 2003 tới 28.4% năm 20071-3. Sử dụng thuốc ARV trong điều trị bệnh nhân HIV-1 trong giai đoạn sớm đã đem lại những hiệu quả tích cực tuy nhiên bên cạnh đó cũng làm gia tăng tỷ lệ các chủng virus có khả năng kháng nhiều loại thuốc. Theo một số báo cáo nghiên cứu gần đây, tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV-1 chưa được điều trị kháng với thuốc kháng virus ở thành phố Hồ Chí Minh là 6.5% năm 2003, ở Hà Nội là 11,5% năm 2006,6,7 và 2.9% ở Hải Phòng năm 2007.3

Gần đây, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu thuốc điều trị đem lại hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS cũng như vacxin phòng chống bệnh tuy nhiên các nghiên cứu thu được vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu về gen và các đột biến kháng thuốc của virus có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu vắc xin cũng như trong việc lựa chọn phác đồ điều trị, làm giảm sự thất bại trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Việc nghiên cứu gen Pol của HIV-1 mã hóa đoạn protease (PR) và men sao mã ngược (RT) đồng thời đánh giá tỷ lệ các đột biến kháng thuốc trong số các bệnh nhân HIV chưa được điều trị tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:



  1. Phân tích kiểu gen (subtype) của các chủng HIV-1 phân lập từ các bệnh nhân nhiễm HIV tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.

  2. Xác định tỷ lệ đột biến kháng thuốc có mặt trong gen pol (vùng protease PR và men sao mã ngược RT) trong số các bệnh nhân nhiễm HIV chưa điều trị tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng:

Bệnh nhân nhiễm HIV chưa qua sử dụng thuốc điều trị kháng virus tại Trung tâm HIV/AIDS của Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội và Viện Vệ sinh Dịch tễ Quân đội.



2.2 Phương pháp nghiên cứu

Khoảng 7ml máu của các bệnh nhân nhiễm HIV được lấy vào ống EDTA có đánh số nghiên cứu. Plasma được tách chiết từ các mẫu máu, cất giữ trong tủ âm 800C và vận chuyển tới phòng thí nghiệm virus của trường Đại học Kanazawa, Nhật Bản để phân tích.

HIV-1 RNA được tách chiết từ 100µl huyết tương bằng SMITEST EX-R&D Nucleic Acid Extraction Kit.

Sử dụng kỹ thuật Polymerase Chain Reactions (PCR) để phát hiện trình tự vùng gen pol-PR và pol-RT, trình tự mồi được thiết kế theo Hiroshi Ichimura và cộng sự.3 Sản phẩm PCR được điện di trên gel Agarose 2% để xác định các trường hợp mẫu dương tính. Các mẫu PCR dương tính được giải trình tự gen trực tiếp và phân tích bằng máy giải trình tự gen ABI.

Kiểu gen của các chủng virus HIV-1 được xác định bằng cách so sánh trình tự gen pol thu được với các trình tự gen pol của các chủng HIV-1 tại cơ sở dữ liệu Genbank và một số trình tự gen được phân lập từ châu Á (phía Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan). Sử dụng chương trình Blast và Clustal W (Version 1.83) để phân tích kết quả.

Các đột biến kháng thuốc trên các vùng gen PR và RT được phân tích thông qua việc sử dụng dữ liệu đột biến kháng thuốc của trường đại học Stanford và danh sách đột biến IAS-USA tháng 12 năm 2008.




  1. KẾT QUẢ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại mỗi điểm thu nhận mẫu nghiên cứu số lượng bệnh nhân nam và nữ là khác nhau.

Bảng 1. Sự phân bố giới tính tại các điểm nghiên cứu của bệnh nhân nhiễm HIV-1




Nơi thu mẫu

Số bệnh nhân

Nam

Nữ

Tuổi TB

Viện VSDTQD

49

39

10

31.8

Trung tâm O9

52

48

4

33.1

Ninh Binh

54

41

13

32.5

Nam Dinh

50

32

18

30.7

Total

206

161

( 78.1% )



45

( 21.9% )



32.0

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp PCR để nhân lên đoạn gen đặc hiệu pol ở hai vùng RT và PT. Sau đó, sử dụng các mẫu PCR dương tính để giải trình tự các vùng gen pol-PR và pol-RT để phát hiện đột biến gen thu được kết quả sau Kết quả được trình bày ở bảng 2.

Bảng 2. Phân bố kiểu gen và tỷ lệ đột biến của chủng virus HIV -1


Vùng gen

PCR dương tính

Kiểu gen

Đột biến kháng thuốc

Số lượng

Tỷ lệ %

Gen pol -PR

177

CRF_01 AE

3

1.7

Gen pol -RT

155

CRF_01 AE

7

4.5

Tổng số




100%

10

6.2%

Để xác định các đột biến kháng thuốc trên gen pol của chủng HIV-1, chúng tôi tiến hành đọc trình tự vùng gen pol RT và PR đồng thời kết hợp sử dụng cơ sở dữ liệu về đột biến để so sánh phát hiện đột biến.8 Kết quả được trình bày ở bảng 3.



Bảng 3. Các đột biến kháng thuốc trên gen pol của chủng HIV-1.


Ký hiệu mẫu

Trung tâm

Đột biến kháng thuốc vùng PR

Đột biến kháng thuốc vùng RT

NRTI

NNRTI

NB56

Ninh Binh

L33F







ND10

Nam Dinh

M46I







NB15

Ninh Binh

M46L







NB14

Ninh Binh




A62V




AH40

Hanoi




A62V




AH49

Hanoi







K103N

09.28

Hanoi







Y181C

ND06

Nam Dinh




M184V

K103N

ND47

Nam Dinh




K65R, M184V

Y181C

AH37

Hanoi




M41L, D67N, M184V, L210W, T215Y

V108I,G190A



Biểu đồ 1. Cây phân loại các chủng HIV-1 được phân lập từ các bệnh nhân nhiễm HIV

tại phía Bắc Việt Nam.
Hình tròn đen, hình tròn trắng: chủng HIV từ Hà Nội, hình tam giác: chủng HIV từ Nam Định, hình vuông: chủng HIV từ Ninh Bình .

  1. BÀN LUẬN

Trong 206 bệnh nhân có 78.1% là nam và 21.9% là nữ với độ tuổi trung bình 32. Ở nước ta số người nghiện hút đang ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ rất cao do vậy số bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn số bệnh nhân nữ. Con số này cũng xấp sỉ với sự phân bố chung về tỷ lệ nam nữ nhiễm HIV trên cả nước (khoảng 74% nam – 26% nữ).

Nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng các chủng virus HIV-1 CRF01_AE là phổ biến ở Việt Nam (98%) và một số nước châu Á.3-6 Phân tích kiểu gen và cây phân loại (Hình 1) cũng chỉ ra 100% các chủng virus phân lập được là HIV-1 CRF01_AE, điều này cũng phù hợp với với kết quả chủng CRF01_AE là trội tại Việt Nam.

Hầu hết các chủng CRF01_AE từ Hà Nội, Ninh Bình và Nam Định có nguồn gốc gần gũi với các chủng xuất phát từ Guangxi Trung Quốc và Hải Phòng Việt Nam.Các địa điểm thu thập mẫu rất gần với rất gần với Hải Phòng và Quangxi Trung Quốc, đồng thời giao thông liên lạc giữa các vùng này cũng rất thuận tiện, số người và tần số di chuyển trong vùng cũng rất lớn do vậy các chủng virus dễ dàng lây lan vì vậy chúng có thể có cùng nguồn gốc. Ngoài ra chúng tôi cũng tìm thấy một số chủng từ Hà Nội và Ninh Bình có nguồn gốc gần gũi với những chủng từ thành phố Hồ Chí Minh, Lào và Thái lan, điều này chỉ ra rằng cũng có sự pha trộn các chủng HIV giữa miền Bắc và miền Nam và nhiều nước láng giềng khác tại châu Á.

Trong số 173 trình tự gen pol-PR được phân chúng tôi phát hiện thấy ba (1.7%) chủng virus HIV-1 có xuất hiện các đột biến kết hợp với kháng thuốc bao gồm M46I, M46L và I50V. Tương tự trong 155 trình tự pol-RT đã phân tích quan sát thấy 7 (4.5%) chủng virus HIV-1 có chứa các đột biến kết hợp với kháng thuốc như A62V, K103N, Y181C, K65R, M184V, M41L, D67N, L210W, T215Y, V108I, G190A (Bảng 3). Dựa vào kết quả bảng 3 cũng cho thấy đột biến kháng thuốc được tìm thấy ở 10 bệnh nhân, đặc biệt 3 trong số 10 bệnh nhân có chủng virus HIV có chứa nhiều đột biết kháng nhiều loại thuốc khác nhau. Điều này đã chỉ ra thực trạng đáng lo ngại là các chủng virus HIV kháng nhiều loại thuốc có khả năng lây truyền và xâm nhập vào những bệnh nhân mới nhiễm bệnh và chưa hề điều trị thuốc.

Tỷ lệ các đột biến kháng thuốc trong số những bệnh nhân chưa điều trị ARV ở phía Bắc Việt Nam là 1.7% cho PI và 4.5% cho RTI, tuy nhiên ở những nghiên cứu trước là nhỏ hơn 5% cho cả 2 vùng gen PR và RT ở Hà Nội năm 2006,7 2,9% ở Hải Phòng năm 2007.3 Kết quả này cho thấy tỷ lệ đột biến kháng thuốc của các chủng virus phân lập được từ những bệnh nhân chưa sử dụng thuốc ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam đã tăng lên theo các năm.


  1. KẾT LUẬN

Toàn bộ các chủng virus HIV-1 phân lập được có kiểu gen CRF01_AE (100%) là kiểu gen trội ở Việt Nam, hầu hết các chủng phân lập được có nguồn gốc gần gũi với các chủng phân lập được từ Hải Phòng và Quangxi Trung Quốc.

Tỷ lệ các đột biến HIV-1 kháng thuốc trong số các bệnh nhân HIV chưa điều trị là 6.2% (1.7% kháng PI và 4.5% kháng RTI), tỷ lệ đột biến kháng thuốc được tìm thấy trong nghiên cứu này cao hơn tỷ lệ được tìm thấy trong những nghiên cứu trước ở Hà Nội năm 2006 và Hải Phòng năm 2007. Do vậy sự kiểm tra các đột biến kháng thuốc được khuyến cáo được sử dụng để giúp bác sĩ chọn lựa phác đồ điều trị thích hợp cho các bệnh nhân nhiễm HIV-1 ở Việt Nam.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. UNAIDS/WHO Epidemiological Fact sheets on HIV/AIDS and Sexually Transmitted Infections. UNAIDS 2006

  2. UNAIDS/WHO AIDS epidemic update December 2008. Website: www.unaids.org.

  3. Ishizaki A, Cuong N, Thuc N, et al: Profile of HIV-1infection and genotypic resistance mutations to antiretroviral drugs in treatment-naïve HIV-1-infected individuals in Hai Phong, Vietnam.

  4. Kato K, Kusagawa S, Motomura K, Yang R, Shiino T, Nohtomi K, Sato H, Shibamura K, Nguyen TH, Pham KC, Duong CT, Nguyen TH, Bui DT, Hoang TL, Nagai Y, and Takebe Y: Closely related HIV-1 CRF01_AE variant among injecting drug users in Vietnam: Evidence of HIV spread across the Vietnam-China border. AIDS Res Hum Retroviruses 2001;20:113–123.

  5. Tran TTH, Maljlovic I, Swartling S, et al: HIV-1 CRF01_AE in Intravenous Drug Users in Hanoi, Vietnam. AIDS Res Hum Retroviruses 2004;20(3):341-345.

  6. Nguyen TH, Nguyen BD, Shrivastava, et al: HIV drug resistance threshold survey using specimens from voluntary counseling and testing sites in Hanoi, Vietnam. Antivir Ther 2008;13(Supp 2): 115-121

  7. Johnson VA, Brun-Vezinet F, Clotet B, et al: Update of the Drug Resistance Mutations in HIV-1: December 2008. Volume 16 Issue 5 December 2008

  8. HIV Drug Resistance Database, Stanford University: http://hivdb.stanford.edu/index

  9. Yu XP, Wang Z, Beyrer C, et al: Phenotypic and genotypic characteristics of human immunodeficiency virus type 1 from patients with AIDS in northern Thailand. J Virol 1995;69: 4649–4655.

  10. Lan YC, Elbeik T, Dileanis JA, et al: Molecular Epidemiology of HIV-1 Subtypes and Drug Resistant Strains in Taiwan. Journal of Medical Virology 80:183-191(2008)

TỈ LỆ NHIỄM HIV CỦA CHỒNG THAI PHỤ CÓ HIV DƯƠNG TÍNH

TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ 2008-2009

Nguyễn Ban Mai*, Huỳnh Thị Thu Thủy*, Lê Trường Giang**, Phạm Thị Hải Ly**
TÓM TẮT

Mục tiêu: M ục đích của nghiên cứu là xác định tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ có

HIV dương tính tại bệnh viện Từ Dũ 2008-2009.

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang

Kết quả: Từ tháng 5/2008-5/2009: 199 cặp vợ chồng c ó vợ là thai phụ nhiễm HIV thỏa tiêu chí chọn mẫu. Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng: 68,8%.Các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm HIV của chồng: Tuổi chồng (20-29); Thời gian sống chung với vợ từ 2 năm trở lên; Chồng có quan hệ tình dục với gái mại dâm; Chồng có sử dụng chất gây nghiện.

Kết luận: Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng: 68,8%(CI: 61,9%-75,2%)

ABSTRACT

HIV prevalence among husbands of pregnant women, who seek ANC and delivery services at Tu Du Hospital between 2008 and 2009

Nguyễn Ban Mai*, Huỳnh Thị Thu Thủy*, Lê Trường Giang**, Phạm Thị Hải Ly**
Background: HIV epidemic in Vietnam is a focus epidemic where the high risk groups are IDU (Intravenous Drug Users) and sex workers (reference). For that reason, from the beginning until now it is understood that main infection route is via drug injection and prostitution and thus, pregnant women who are HIV infected are mostly due to transmission from their husband. However, the high frequency of HIV pregnant women whose husbands are HIV free seen at Tu Du OB hospital, one of the two biggest OB hospitals in Vietnam, led us to question if this understanding is or still is correct. Objectives: The purpose of this study was to determine the rate HIV positive of infected-HIV pregnant women’s husband in Tu Du hospital 2008-2009 to reexamine the understanding that majority of HIV infected pregnant women got HIV from their HIV. The result of this finding will determine if current prevention strategies may need to be modified or not.

Methods: A cross sectional study where all HIV infected pregnant women who at the time of study have sex partner(s), who also agreed to HIV test. Any other requirements i.e. time leave together, …), HIV test for both husbands and wives are done following national guidelines with 3 tests are required. Additionally all participants also being interviewed using a questionnaire that collected basic related information (list any special information collected here).

Results: Between May 2008 and May 2009 199 couple were tested. The infection rate among husband was 68,8%-95% (CI: 61,9%-75,2%). By age, the highest HIV infection rate among husband occur with the age group of 20-29 (44,2%). The average (3_+ 1,9 years) time live with their wife is over 2 years; Have sex with sex-worker; Drug user

Conclusions: More than one third of HIV pregnant women participated in the study do not have HIV infected husband. Although the mode of infection among these women needs further investigation, the need of a prevention strategy is clearly implicated.

Next step: Further investigate the route of infection among those HIV infected pregnant women whose husbands are HIV free.

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên cả nước tính đến 31/12/2008, có 138.191 người nhiễm HIV, 29.575 người đang ở giai đoạn AIDS, 41.544 người đã chết do AIDS. Riêng thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 12/2008, có 69.269 người nhiễm HIV, 20.073 người ở giai đoạn AIDS, 19.866 người đã chết do AIDS [4]. Nam giới có tỉ lệ nhiễm cao do hai hành vi nguy cơ chính là tiêm chích ma túy hoặc quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HIV. Những người này là nguồn lây nhiễm cho chính vợ/bạn tình của mình và thậm chí cho trẻ sơ sinh nếu có thai.

Tỉ lệ thai phụ nhiễm HIV ở bệnh viện Từ Dũ hiện nay l0.8%. Bên cạnh đó, số lượng thai phụ đến sanh tại Bệnh viện Từ Dũ trong 5 năm từ 2003 – 2008 ngày càng tăng do đó số trường hợp nhiễm HIV cũng tăng theo. Cụ thể năm 2005 có 400 trường hợp nhiễm trên tổng số 51.133 ca sanh [1]. Các thai phụ bị nhiễm HIV/AIDS có thể lây nhiễm cho con của họ nếu không được phát hiện và điều trị dự phòng sớm. Vấn đề trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ mẹ trở thành một gánh nặng về tâm lý, kinh tế cho cả gia đình cũng như xã hội. Tìm giải pháp cho vấn đề này, năm 2002 Bệnh viện Từ Dũ đã tham gia chương trình “Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con”, góp phần không nhỏ trong việc giảm tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm HIV từ mẹ.

Ngoài ra, công tác dự phòng có nhiều giai đoạn can thiệp khác nhau. Để có hướng can thiệp cụ thể cần phải tìm hiểu các thai phụ bị nhiễm HIV có thể từ chồng hoặc bạn tình hay chính từ các hành vi nguy cơ của họ?Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng và bạn tình của các thai phụ là bao nhiêu? Chồng của những thai phụ này nhiễm HIV từ đâu? Làm sao để có thể phát hiện ai lây cho ai? Làm sao để khống chế sự lây nhiễm chéo trong cặp vợ chồng/bạn tình? tư đó tìm ra các giải pháp tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, phát hiện sớm, điều trị sớm cho thai phụ nhiễm HIV nhằm làm giảm sự lây nhiễm chéo giữa các cặp vợ chồng, giảm sự lây lan rộng ra cộng đồng và góp phần giảm lây nhiễm cho trẻ có cha mẹ bị nhiễm HIV. Chính vì lý do này, chnúg tôi thực hiện nghiên cứu: Tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ có HIV dương tính tại bệnh viện Từ Dũ từ 2008 đến 2009”.


  1. MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ có HIV dương tính tại bệnh viện Từ Dũ từ 05/2008 đến 05/2009.

Dân số nghiên cứu là cặp vợ chồng/ bạn tình (vợ là thai phụ có xét nghiệm HIV dương tính đến khám thai và sinh tại BV Từ Dũ 5/2008 – 5/2009).

Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang

Cỡ mẫu nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang nên chúng tôi chọn công thức ước tính cỡ mẫu theo ước lượng một tỉ lệ trong nghiên cứu với độ chính xác tuyệt đối:



Với =0.05  Z1-/2 = 1,96

d=0,05 (Độ chính xác tuyệt đối), P=0,90 theo số liệu tham khảo của tác giả Hồ Thị Ngọc(2005)[15]

Như vậy cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu là 139 người chồng có vợ là thai phụ bị nhiễm HIV.



  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương