XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển



tải về 1.03 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.03 Mb.
#29169
1   2   3   4   5   6

Đối với con NN cần được bảo vệ, giúp đỡ, cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, các dịch vụ xã hội, trang bị kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV. Đặc biệt đối với trẻ bị phơi nhiễm bởi HIV cần được điều trị dự phòng, được xét nghiệm HIV ngay khi đủ điều kiện để có hướng điều trị và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

  1. Bộ Y tế, Cục phòng, chống HIV/AIDS, “Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2008, kế hoạch hoạt động năm 2009”

  2. Bộ Y Tế (2005), Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, “Xét nghiệm HIV”, Hà Nội

  3. Tr­¬ng TÊn Minh, NguyÔn Vò Quèc B×nh, TrÇn ThÞ Kim Dung (1999) “§¸nh gi¸ tû lÖ nhiÔm HIV trªn nh÷ng ng­êi cã chång ®· bÞ nhiÔm HIV/AIDS t¹i Kh¸nh Hßa”, C¸c c«ng tr×nh nghhªn cøu khoa häc vÒ HIV/AIDS giai ®o¹n 2000-2005, Bé Y TÕ, Y häc thùc hµnh, Thµnh phè Hå ChÝ Minh.

  4. Vũ Thị Nhung (2004), “Đánh giá tình hình phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Hùng Vương 1996-2004”., Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005,Y học Thực hành, Bộ Y Tế xuất bản, tr 233-239.

  5. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Trần Hiển, Trịnh Quân Huấn, Nguyễn Thị Thanh Hà, Vũ Thị Bích Diệp, Nguyễn Lê Hải, Bùi Đức Thắng, Phan Thu Hương, Phạm Hồng Thắng, Hoàng Thanh Hà, Lâm Thanh Thủy (2005), "Tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số AIDS trong nhóm quần thể dân cư bình thường 15-49 tuổi ở vùng thành thị và nông thôn Việt Nam”, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005, Bộ Y Tế,Y học thực hành, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 319-324.

  6. ñy Ban nh©n d©n tØnh Kh¸nh Hßa, Së Y TÕ “ B¸o c¸o ho¹t ®éng phßng chèng AIDS Së Y TÕ Kh¸nh Hßa n¨m 2008 vµ KÕ ho¹ch ho¹t ®éng phßng chèng AIDS n¨m 2009.

  7. Nguyễn Đức Vy, Đỗ Quan Hà (1999), "Tổng hợp tình hình nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ có thai tại các bệnh viện Phụ sản năm 1998 và sáu tháng đầu năm 1999”, Hội nghị khoa học toàn quốc về HIV/AIDS lần thứ II, Tóm tắt các đề tài nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS, Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 445-451.

Tiếng Anh:

  1. UNAIDS (2007), AIDS epidemic update:December 2007

  2. UNAIDS/WHO (2001), Guidelines for Second Generation HIV Surveillance

  3. UNICEF(2002), the Botswana Prevention of Mother-to-Child Transmisstion of HIV programe. Handbook.



TỔNG KẾT TỈ LỆ NHIỄM HIV Ở NGƯỜI HIẾN MÁU

TẠI VIỆN HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

GIAI ĐOẠN 2003-2009
Nguyễn Anh Trí, Bạch Khánh Hòa, Chử Thu Hường cs

Viện Huyết học Truyền máu TW
TÓM TẮT

Bằng phương pháp hồi cứu, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 447.773 đơn vị máu thu gom từ người hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW từ 2003-2009 với mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhiễm HIV ở người cho máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW giai đoạn 2003-2009. Kết quả cho thấy:

Tỉ lệ HIV (+/?) có xu hướng giảm từ 0,55% (2003) xuống còn 0,2% (2009),

Tỉ lệ HIV(+/?) trong giai đoạn 2003-2009 là 0,216%.

ABSTRACT

Summarization of rate infection of HIV of blood donor in National institute of Hematology and Blood transfusion (NIHBT) period 2003-2009.

By retrospective studies, we had carried out a study in 447.773 blood samples of blood donor in NIHBT from 2003 to 2009 with purpose to identify the proportion of HIV infection. The study results showed as bellow:

Rate HIV (+/?) had decreased from 0,55% (2003) to 0,2% (2009)

Rate HIV (+/?) in period 2003-2009 is 0,216%
I. ĐẶT VẤN ĐỂ

Kể từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều các chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó công tác an toàn truyền máu là 1 trong 7 chương trình hành động quốc gia, với nhiệm vụ chính là sàng lọc virus HIV ở các túi máu trước khi truyền.

Để đảm bảo cung cấp máu và chế phẩm máu an toàn, một phần trong chiến lược truyền máu quốc gia là lựa chọn những người hiến máu tình nguyện khỏe mạnh, có nguy cơ thấp về khả năng lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu. Trong những năm qua, người hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW đã có sự chuyển đổi rất lớn về tỉ lệ người hiến máu tình nguyện (NHMTN). Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: "Xác định tỉ lệ nhiễm HIV ở người cho máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW giai đoạn 2003-2009"

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng: Người hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW

- Vật liệu nghiên cứu: các kit sinh phẩm xét nghiệm máu sàng lọc HIV

2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2010 đến tháng 4/2010

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu hồi cứu: Thu thập tất cả số liệu trong giai đoạn 2003-2009.



*Các kỹ thuật đã thực hiện trong sàng lọc HIV ở người hiến máu

- Mỗi người hiến máu được lấy 3ml máu không chống đông từ đơn vị máu được thu gom để sàng lọc HIV bằng kỹ thuật ELISA. Các trường hợp dương tính bằng kỹ thuật ELISA sẽ được làm thêm kỹ thuật SFD và test nhanh.

- Kỹ thuật phát hiện:

+ Kỹ thuật ELISA: Sử dụng sinh phẩm Genscreen HIV1/2 Version.2, Genscreen plus HIV Ag-Ab và Genscreen Ultra HIV Ag-Ab của Biorad.

Nguyên lý kỹ thuật: Kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA) dựa trên nguyên lý sandwichs để phát hiện kháng nguyên và/hoặc kháng thể của HIV1 và/hoặc HIV2 trong huyết tương hoặc huyết thanh người.

+ Kỹ thuật ngưng kết hạt: Sử dụng sinh phẩm SFD HIV 1/2 PA của Biorad.

Nguyên lý kỹ thuật: Kỹ thuật ngưng kết hạt dựa trên nguyên lý các hạt gelatin được gắn kháng nguyên tái tổ hợp gp41 HIV-1, p24 HIV-1 và gp36 HIV-2 bị ngưng kết khi có mặt các kháng thể HIV-1 và/hoặc HIV-2 trong huyết thanh/huyết tương người.

+ Xét nghiệm nhanh: Sử dụng sinh phẩm Determine HIV1/2 của Abbott.

Nguyên lý kỹ thuật: Dựa trên nguyên lý miễn dịch sắc ký

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình hiến máu tại Viện HHTM TW giai đoạn 2003-2009

Bảng 3.1. Số lượng người hiến máu (NHM) phân theo đối tượng

Đối tượng

Năm


NHMTN

NHMCN

Tổng

n

%

n

%

N

2003

11.381

36,71

19.620

63,29

31.001

2004

11.762

33,33

23.525

66,67

35.287

2005

27.732

53,11

24.481

46,89

52.213

2006

38.554

57,96

27.960

42,04

66.514

2007

53.918

68,94

24.296

31,06

78.214

2008

69.350

78,16

19.382

21,84

88.732

2009

87.271

91,09

8.541

8,91

95.812


Nhận xét: Năm 2003 tỉ lệ người hiến máu tình nguyện (NHMTN) là 36,71%, đến năm 2009 tỉ lệ NHMTN tăng lên ~ 2,5 lần so với năm 2003. Trong khi đó, tỉ lệ người hiến máu chuyên nghiệp (NHMCN) giảm dần từ 63,29% (2003) còn 8,91% (2009)

3.2. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính/nghi ngờ (HIV +/?) ở người hiến máu chuyên nghiệp (CN) và tình nguyện (TN) giai đoạn 2003-2009.

Bảng 3.2. Tỉ lệ HIV(+/?) ở người hiến máu qua các năm

NHM

Năm


Dương tính (+)

Nghi ngờ (?)

Tổng số +/?

CN (%)

TN (%)

CN (%)

TN (%)

NHM (%)

2003

0,042

0,026

0,219

0.265

0,55

2004

0,060

0,011

0,113

0.125

0,31

2005

0,011

0,013

0,063

0.153

0,24

2006

0,014

0,011

0,060

0.161

0,25

2007

0,006

0,013

0,023

0.060

0,10

2008

0,016

0,014

0,021

0.097

0,15

2009

0,002

0,019

0,016

0.161

0,20

Tổng (n=447.773)

0,016

0,015

0,052

0,134

0,216

Nhận xét: Tỉ lệ kết quả xét nghiệm HIV (+/?) ở người hiến máu có xu hướng giảm xuống, năm 2003 tỉ lệ HIV(+/?) là 0,55% nhưng đến năm 2009 tỉ lệ HIV(+/?) giảm xuống chỉ còn 0,2%.

IV. BÀN LUẬN

4.1 Tình hình hiến máu tại Viện HHTM TW giai đoạn 2003-2009

Bảng 3.1 cho thấy số lượng người tham gia hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW tăng lên từ 31.001(2003) đến 95.812 (2009). Đặc biệt là có sự chuyển đổi rõ rệt tỉ lệ người hiến máu tình nguyện tăng từ 36,71% (2003) lên 91,09% (2009). Để có được các kết quả như vậy, trước hết là do sự quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo Bộ Y tế trong công tác chỉ đạo tổ chức, hỗ trợ những điều kiện cần thiết trong công tác vận động và tổ chức hiến máu. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ từ Cục phòng, chống HIV/AIDS, Ban lãnh đạo Viện đã tố chức triển khai chương trình An toàn truyền máu một cách hiệu quả nhất, cụ thể là 100% các đơn vị máu thu gom được sàng lọc HIV. Viện cũng đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện các tỉnh/thành phố để xây dựng và triển khai các kế hoạch vận động hiến máu. Qua đó đã góp phần tích cực làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện.



4.2. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính/nghi ngờ ở người hiến máu giai đoạn 2003-2009.

Bảng 3.2 cho thấy tỉ lệ xét nghiệm HIV (+) ở NHMCN giảm từ 0,042 (2003) xuống còn 0,002 (2009). Điều này cho thấy công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đạo đã tác động đến mọi tầng lớp nhân dân vì nếu NHMCN cho máu theo đúng quy định và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của bác sỹ thì nguồn máu được lấy từ họ có thể đảm bảo chất lượng và an toàn.

Tỉ lệ HIV (+) ở NHMTN cũng có xu hướng giảm từ 0,026% (2003) xuống còn 0,019% (2009), tuy nhiên từ năm 2007 đến nay tỉ lệ HIV (+) ở NHMTN có xu hướng tăng lên từ 0,013% (2007) đến 0,019% (2009). Thực tế NHMTN là những người hoàn toàn tự nguyện cho máu của mình để cứu người bệnh, do vậy họ đã “tự sàng lọc” trước khi hiến máu. NHMTN đặc biệt là NHMTN nhắc lại là đối tượng cho máu an toàn nhất. Tuy nhiên trong số những NHMTN này có tỉ lệ không nhỏ là đối tượng người nhà cho máu (NNHM), theo thống kê thì tỉ lệ NNHM trên toàn quốc là 8% [6]. Đối tượng này là những người thân của người bệnh cho máu khi bệnh viện yêu cầu. Nhưng những năm gần đây diễn ra phổ biến tình trạng “mua người nhà” tức là gia đình của người bệnh trả tiền cho những người hiến máu chuyên nghiệp để có NHM và nhận họ là “người nhà”. Do vậy trong các đối tượng NHM thì đối tượng NNHM có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất.

Cũng trên bảng 3.2 cho thấy tổng số xét nghiệm HIV dương tính và nghi ngờ có xu hướng giảm từ 0,55% (2003) xuống còn 0,2% (2009), tỉ lệ HIVcũng giảm từ 0,07% (2003) xuống còn 0,02% (2009). Kết quả này cũng phù hợp với sự chuyển đổi tỉ lệ NHMTN vì tỉ lệ NHMTN đã tăng rõ rệt từ 36,71% (2003) lên 91,09% (2009). Tỉ lệ HIV (+/?) chung trong 7 năm từ 2003 đến 2009 là 0,216%, tỉ lệ này tương đương với tác giả Đỗ Trung Phấn (2000) là 0,28% [2] nhưng cao hơn của tác giả Nguyễn Anh Trí (2004) là 0,159% [3] Điều này cũng có thể giải thích rằng các kít xét nghiệm sàng lọc hiện nay có độ nhạy cao hơn ở những giai đoạn trước và có thể phát hiện được cả kháng nguyên và kháng thể HIV do đó có thể phát hiện được nhiều hơn các trường hợp HIV(+/?). Tỉ lệ HIV(+/?) trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Vũ Bích Vân trong nghiên cứu tỉ lệ HIV (+/?) ở NHM tại Thái Nguyên giai trong 5 năm (2003-6/2007) là 1,41% [5] và cũng thấp hơn so với tác giả Trương Thị Kim Dung (2008) đã tổng kết từ 2001-2007 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP Hồ Chí Minh 0,32% [1]. Có lẽ là do công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện ở Viện HHTMTW đã tác động rất lớn trong nhân dân, giúp họ nâng cao nhận thức và những hiểu biết về “tự sàng lọc” khi tham gia hiến máu.



V. KẾT LUẬN

Hiện nay, vấn đề sử dụng máu ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo an toàn truyền máu cần được quan tâm hàng đầu.



Từ năm 2003-2009 tổng số có 447.773 người tham gia hiến máu tại Viện Huyết học Truyền máu TW trong đó số NHM có kết quả xét nghiệm HIV (+/?) là 969 người chiếm tỉ lệ 0,216%. Đặc biệt là có sự chuyển đổi rất lớn tỉ lệ NHMTN từ 36,71% (2003) lên 91,09% (2009). Tuy nhiên tỉ lệ HIV(+) ở NHMTN có xu hướng tăng lên trong vài năm gần đây là do việc quản lý đối tượng NNHM rất phức tạp và khó kiểm soát, cần giảm và tiến tới xóa bỏ nguồn hiến máu này càng sớm càng tốt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Trương Thị Kim Dung, Nguyễn Tấn Bỉnh (2008), “Sàng lọc các tác nhân lây nhiễm qua đường truyền máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM” Tạp chí Y học Việt Nam, số 2/2008 tập 344, trang 559-568.

  2. Đỗ Trung Phấn (2000), “Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nhiễm một số virus truyền qua đường truyền máu tại Viện Huyết học-Truyền máu TW”. Công trình nghiên cứu khoa học. Hội nghị khoa học ngành Huyết học-Truyền máu Việt Nam.

  3. Nguyễn Chí Tuyển, Nguyễn Anh Trí (2004), “Kết quả sơ bộ tình hình thu gom máu và xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng qua đường truyền máu tại các cơ sở truyền máu trong toàn quốc và tại Viện Huyết học-Truyền máu TW từ 1994 đến tháng 6/2004”. Công trình nghiên cứu khoa học Huyết học-Truyền máu. Y học thực hành, số 497, trang 173-174.

  4. Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân, Cù Thị Lan Anh và cs(2006), “Đánh giá tình hình người hiến máu tình nguyện của Viện Huyết học-Truyền máu TW năm 2005”, Y học thực hành, số 545/2006, trang 360-364.

  5. Vũ Bích Vân, Phạm Thu Khuyên và cs (2008), “Nghiên cứu tình hình nhiễm HBV, HCV, HIV, giang mai trên người hiến máu tình nguyện tại Thái Nguyên trong 5 năm (2003-6/2007)” Tạp chí Y học Việt Nam, số 2/2008, tập 344, trang 592-598.

  6. Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Anh Trí (2007), “Establish of a stable base of volutary non-remunerated blood donor in Viet Nam”, ISBT science series, Volume 2, November 2007, 90.



TỶ LỆ NHIỄM HIV Ở CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ TẠI HÀ NỘI

TRONG 10 NĂM (1996 – 2005)
Nguyễn Đức Chung - Trung tâm Y tế Dự phòngg Hà Nội

Trần Thị Bích Trà - Cục phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tếục phon__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________RAANF THIJ ____________________________________________________________________________________________________________________

TÓM TẮT

Human Immunodeficiency Virus (HIV) đang là đại dịch làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, nền kinh tế của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Giám sát dịch tễ học HIV để dự báo diễn biến của dịch là rất cần thiết. Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm nguy cơ trong 10 năm 1996 -2005 và nhận xét đặc điểm lây nhiễm HIV tại Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: 3200 mẫu huyết thanh của 6 nhóm nguy cơ khác nhau được xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV theo phương cách II của bộ Y tế, kết quả giám sát HIV từ năm 1996-2004. Kết quả: năm 2005 tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm chích ma túy (CMT) là 27,5%, gái mại dâm (GMD) là 13%, phụ nữ mang thai (PNMT) là 1,25%, thanh niên nghĩa vụ quân sự (TN- NVQS) là 0%, bệnh nhân lao là 7,75%, bệnh nhân STDs là 4,75%. Kết luận: dịch HIV tập trung ở nhóm nguy cơ cao, hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua đưòng tiêm chích ma túy. Năm 2005 nhiễm HIV có chiều hướng tăng lên ở nhóm nguy cơ thấp, dịch đã có dấu hiệu lan ra cộng đồng.

Từ khoá: Tỷ lệ nhiễm HIV, Hà Nội.

SUMMARY

HIV has being epidemic disease that effects on community health, countries’s economy and nations. HIV epidemiology supervises to know its development is necesary. Target: describes HIV infected percentage at different risk groups in Hanoi passed 10 years (1996-2005) and remarks charactenstics of HIV infected in Hanoi. Subject and method: 3200 lood samples were collected from different risk groups and were tested follow the second way of Vietnam MOH. The HIV supervised report in Hanoi from 1996 to 2004. Results: 2005 HIV infected percentage at IDUs is 27.5%; FSWs: 13%; pregnant woman: 1.25%; young obligation minitary: 0%; TB patient: 7.75%; STDs patient: 4.75%. Conclusion: HIV epidemic disease focus on hight risk groups: IDUs, FSWs. Year of 2005, HIV trendy infection developed at low risk group and the HIV epidemic sign spread out to the community.

Key words: HIV infected percentage, Hanoi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

HIV/AIDS thực sự đang là đại dịch làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, nền kinh tế của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng cũng không ngoài sự ảnh hưởng của căn bệnh này. Bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên tại Hà Nội được phát hiện vào tháng 11 năm 1993 và đến tháng 12 năm 2005 toàn thành phố có 9773 người nhiễm HIV, 2404 bệnh nhân AIDS và 1272 người đã tử vong. Toàn bộ 14 quận huyện đều đã có người nhiễm HIV. Để có một chiến lược can thiệp có hiệu quả nhằm hạn chế lây lan và ảnh hưởng của bệnh thì công tác giám sát dịch tễ học để nhận định tình hình dịch và dự báo diễn biến của bệnh là hết sức quan trọng. Từ năm 1994 tại Hà Nội, Trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội đã tiến hành giám sát tỷ lệ nhiễm HIV trên các nhóm đối tượng nguy cơ theo hướng dẫn thường quy giám sát HIV/AIDS tại Việt Nam của bộ Y tế. Đề tài tiến hành với mục tiêu:



  1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở các đối tượng nguy cơ tại Hà Nội năm 2005.

  2. Mô tả tỷ lệ nhiễm HIV tại Hà Nội trong 10 năm.

  3. Nhận xét về đặc điểm lây nhiễm HIV tại Hà Nội.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu:

- 3200 mẫu huyết thanh của 6 nhóm đối tượng nguy cơ khác nhau tại Hà Nội gồm: 800 PNMT tại bệnh viện Phụ sản và các nhà hộ sinh, 800 TN-NVQS được khám tuyển tại quận Đống Đa và huyện Gia lâm, 400 bệnh nhân lao tại bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội, 400 bệnh nhân STDs tại trung tâm Da liễu thành phố, 400 người CMT và 400 GMD tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội (TTGDLĐXH).

- Kết quả giám sát trọng điểm HIV tại Hà Nội từ 1996-2004

2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu.

- Chọn mẫu liên tiếp với nguyên tắc giữ bí mật tự nguyện. Các đối tượng đủ tiêu chuẩn được phỏng vấn theo mẫu và được lấy 3 ml máu tĩnh mạch, mẫu máu được ly tâm, tách huyết thanh và được bảo quản ở nhiệt độ - 200C.

- Xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng HIV theo phương cách II áp dụng cho giám sát trọng điểm do Bộ Y tế quy định trong ”Thường quy xét nghiệm HIV ở Việt Nam’’ 

Kỹ thuật thứ nhất: ELISA (Genscreen HIV 1/2 version - BIORAD)

Các mẫu kết quả dương tính được xét nghiệm với kỹ thuật thứ 2

Kỹ thuật thứ hai: SERODIA (SFD HIV1/2 PA - BIO-RAD)

Các mẫu có phản ứng dương tính với cả 2 kỹ thuật xét nghiệm được kết luận là có kháng thể kháng HIV (+). Các mẫu còn lại kết luận HIV (-).



- Phân tích và sử lý số liệu bằng phần mềm Excel và test

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở các đối tượng nguy cơ tại Hà Nội năm 2005

Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm nguy cơ tại Hà Nội từ năm 2005

TT

Nhóm

Số mẫu

(+)

Tỷ lệ % (+)

1

Chích ma túy

400

110

27,5

2

Gái mại dâm

400

52

13

3

Bệnh nhân STDs

400

19

4,75

4

Bệnh nhân lao

400

31

7,75

5

TN-NVQS

800

0

0

6

Phụ nữ mang thai

800

10

1,25

P

< 0,001

Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm nguy cơ là khác nhau (p<0,001). Cao nhất là nhóm nguy cơ cao: CMT là 27,5 %, GMD là 13%. Nhóm nguy cơ thấp đại diện cho cộng đồng (PNMT và TN-NVQS) tỷ lệ nhiễm HIV còn thấp  1%, các nhóm khác có tỷ lệ nhiễm HIV là: 4,75 % (STDs) và 7,75 % ( BN lao).

2. Diễn biến tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm đối tượng nguy cơ tại Hà Nội trong 10 năm 1996-2005.

Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm nguy cơ tại Hà Nội 1996- 2005

Năm

CM

GMD

STDs

Lao

NVQS

PNMT

p value

1996

(+)/n

3/538

1/1035

0/909

2/1365




0/1600

0,013

%

0,55

0,09

0

0,14




0

1997

(+)/n

10/419

3/357

0/366

0/344




0/800

<0,001

%

2,38

0,84

0

0




0

1998

(+)/n

13/400

15/400

0/400

0/400

1/800

0/800

<0,001

%

3,25

3,75

0

0

0,12

0

1999

(+)/n

53/400

26/400

3/400

6/400

2/800

0/800

<0,001

%

13,25

6,5

0,75

1,5

0,25

0

2000

(+)/n

70/400

40/400

12/400

4/400

6/800

4/800

<0,001

%

17,5

10

3

1

0,75

0,5

2001

(+)/n

89/400

46/400

28/400

10/400

4/800

3/800

<0,001

%

22,3

11,5

7

2,5

0,5

0,38

2002

(+)/n

101/400

58/400

12/400

28/400

6/800

3/800

<0,001

%

25,3

14,5

3

7

0,75

0,38

2003

(+)/n

122/400

60/400

16/400

28/400

4/800

5/800

<0,001

%

30,5

15

4

7

0,5

0,63

2004

(+)/n

125/400

63/400

14/400

33/400

4/800

5/800

<0,001

%

31,25

15,75

3,5

8,25

0,5

0,63

2005

(+)/n

110/400

52/400

19/400

31/400

0/800

10/800

<0,001

%

27,5

13

4,75

7,75

0

1,25

p 1 (96-05)

<0,001

<0,001

<0,001

<0,001

 0,184

 0,001




p 2 (04-05)

 0,244

 0,268

0,374

 0,794

0,062

 0,195



Nhiễm HIV sớm năm 1996 ở các nhóm nguy cơ cao (CMT, GMD), nhóm đại diện cho cộng đồng lây nhiễm HIV muộn hơn: năm 1998 với nhóm TN- NVQS và năm 2000 ở nhóm PNMT. Nhìn chung tỷ lệ nhiễm HIV tăng dần theo thời gian đến năm 2004 ở từng nhóm nguy cơ ( trừ nhóm TN- NVQS với p1  0,184 > 0,05). Năm 2005 tỷ lệ nhiễm HIV có chiều hướng giảm ở nhóm nguy cơ cao nhưng tăng lên ở nhóm nguy cơ thấp, tuy vậy sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với năm 2004 (p2 > 0,05).



IV. BÀN LUẬN

1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở các đối tượng nguy cơ tại Hà Nội năm 2005

Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở nhóm CMT là 27,5% tương đương với tỷ lệ này của toàn quốc ( 28,6%) và thấp hơn các tỉnh thành phố lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh (có tỷ lệ nhiễm từ 40 - 65%) [1].

Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm GMD là 13% cao hơn tỷ lệ nhiễm chung của nhóm này trên cả nước ( 4,4% ) và hầu hết các tỉnh nhưng thấp hơn ở Thành phố Hồ Chí Minh (24%) và một số nước châu Phi và trong khu vực (Zimbabwe: 86%, Campuchia: 40-60%).

Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm bệnh nhân STDs là 4.75%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ chung của toàn quốc (1,4%), và các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên Huế (0,74 %) nhưng thấp hơn các tỉnh miền Nam như Thành phố Hồ Chí Minh ( 5,5%), Kiên Giang ( 9,6% ) [1], [2].

Tỷ lệ nhiễm HIV ở bệnh nhân lao ở Hà Nội là 7,75%. Tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đinh Ngọc Sỹ ở Hải Phòng là 13,8%, ở Thành Phố Hồ Chí Minh là 9,3% nhưng cao hơn các tỉnh Thừa Thiên Huế: 0,25%, Lào Cai: 2,2%.

Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm TN-NVQS là 0%, sở dĩ do sàng lọc những thanh niên có tiền sử dùng ma túy khi gọi khám tuyển. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm PNMT là 1,25% thấp hơn so với các nước: Thái lan (46%), Campuchia (3,03%), Myanma (2,15%) nhưng cao hơn tỷ lệ nhiễm chung cả nước (0,35%) và hầu hết các tỉnh thành phố, đây là dấu hiệu báo động về tình trạng lây nhiễm HIV qua đường tình dục và khả năng lan truyền dịch ra cộng đồng.



2. Chiều hướng nhiễm HIV ở các nhóm nguy cơ tại Hà Nội trong 10 năm 1996 - 2005.

Nhiễm HIV đã được phát hiện sớm ở nhóm nguy cơ cao như CMT và GMD từ năm 1996 và tăng liên tục qua các năm đến 2004, sự gia tăng này có ý nghĩa thống kê với p1< 0,001. Các nhóm khác xuất hiện nhiễm HIV muộn hơn năm 1998 (bệnh nhân lao, SDTS) các nhóm nguy cơ thấp (PNMT và TN-NVQS) có sự gia tăng ở giới hạn thấp 1%.

Nhiễm HIV ở nhóm GMD có diễn biến tương tự như nhóm CMT, còn nhóm bệnh nhân lao và bệnh nhân STDs có diễn biến tăng giảm không đều. Thực tế có mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 nhóm GMD và CMT, nhiều GMD có CMT và nhiều người CMT có quan hệ tình dục với GMD. Mặt khác một người nhiễm HIV có thể đồng thời thuộc nhiều nhóm nguy cơ khác nhau vừa là GMD vừa mắc bệnh STDs vừa nghiện CMT. Sự đan xen nhiều nguy cơ lây nhiễm trên cùng một cá thể khiến cho việc đánh giá xếp loại những đối tượng này khó khăn và làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

3. Đặc điểm lây nhiễm HIV tại Hà Nội.

3.1. Lây nhiễm HIV tập trung ở nhóm nguy cơ cao là CMT và GMD.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm CMT và GMD là cao nhất và gia tăng đều, liên tục qua nhiều năm. Các nhóm nguy cơ thấp đại diện cho cộng đồng có tỷ lệ nhiễm HIV thấp 1%. Mặt khác theo kết quả xét nghiệm phát hiện HIV tại Hà Nội thì hơn 75% số người nhiễm HIV được phát hiện là người CMT và GMD. Như vậy đặc điểm lây nhiễm HIV tại Hà Nội còn tập trung ở nhóm nguy cơ cao là CMT và GMD. Đây cũng là đặc điểm lây nhiễm HIV ở Việt Nam.



3.2. Hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua tiêm chích ma túy.

Kết quả thống kê của TTYT Dự Phòng Hà Nội cho thấy 72,21% người nhiễm HIV tại Hà Nội là người CMT, tỷ lệ nhiễm HIV rất cao cùng với hành vi tiêm chích chung phổ biến (31,9%) đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự lây truyền HIV trong nhóm này [3]. Các nhóm khác có tỷ lệ nhiễm HIV cao như GMD cũng có tỷ lệ sử dụng ma túy cao 43,3%, những bệnh nhân lao nhiễm HIV cũng thường có tiền sử CMT. Như vậy lây truyền HIV qua CMT là hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu ở Hà Nội. Đây cũng là hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam và một số quốc gia khu vực: Trung Quốc, Malaysia, Myanma [4].


3.3. Nhiễm HIV có chiều hướng giảm ở nhóm nguy cơ cao và tăng lên ở nhóm nguy cơ thấp.

Năm 2005 tỷ lệ nhiễm HIV có xu hướng giảm ở nhóm nguy cơ cao và tăng lên ở nhóm nguy cơ thấp PNMT (từ 0.63 % lên 1,25%) đồng thời số phụ nữ mang thai nhiễm HIV phát hiện được cũng tăng theo từng năm (năm 2004 là 22 người, năm 2005 là 34 người) [3]. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng lây nhiễm HIV qua đường tình dục và khả năng lan truyền dịch ra cộng đồng.



V. BÀN LUẬN

  1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm đối tượng nguy cơ tại Hà Nội năm 2005:

- Nhóm nguy cơ cao CMT: 27,5%; GMD: 13%.

- Nhóm nguy cơ thấp TN-NVQS: 0%; PNMT: 1,25%.

- Nhóm khác: bệnh nhân lao: 7,75%. STDs: 4,75%.


  1. Ngoại trừ nhóm TN-NVQS thì tỷ lệ nhiễm HIV ở các nhóm có chiều hư­ớng tăng lên theo thời gian (1996-2005)

  2. Đặc điểm lây nhiễm HIV ở Hà Nội:

- Nhiễm HIV tại Hà Nội tập trung ở nhóm nguy cơ cao là CMT và GMD

- Hình thái lây nhiễm HIV tại Hà Nội chủ yếu qua đưòng tiêm chích ma túy.

- Năm 2005 nhiễm HIV có chiều hướng giảm ở nhóm nguy cơ cao và tăng lên ở nhóm nguy cơ thấp.

Tài liệu tham khảo


  1. Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Minh Sơn và cs (2005) “Hành vi tình dục của nhóm nam thanh niên tuổi từ 16-29 có sử dụng ma túy tại Hà Nội năm 2005” Y học thực hành (258-259) 135-142.

  2. Nguyễn Văn Khanh và cs (2005) “Tình hình nhiễm HIV, HCV, HBV, giang mai, lậu cầu và sử dụng ma túy ở gái mại dâm tại Hà Nội” Y học thực hành (258-259) 62-66.

  3. Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội (2005) Báo cáo hoạt động chương trình phòng chống HIV/AIDS năm 2005, Hà Nội.

  4. MAP Repo 2005 Drug injection and HIV/AIDS in Asia.



TỶ LỆ NHIỄM HIV, GIANG MAI VÀ CÁC HÀNH VI NGUY CƠ GÂY NHIỄM HIV TRONG NHÓM ĐỒNG BÀO DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Anh Tuấn1, Nguyễn Thị Thanh Hà1, Bùi Đức Thắng1,

Nguyễn Quốc Trung1, Nguyễn Lê Hải1, Doãn Hồng Anh1,

Trần Đại Quang1, Trần Hồng Trâm1, Nguyễn Vị Thủy1,

Nguyễn Thanh Long2, Phan Thị Thu Hương2,

Bùi Hoàng Đức2, Nguyễn Trần Hiển1

1Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, 2Cục Phòng, chống HIV/AIDS


  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cho đến nay, mặc dù chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào tiến hành trên nhóm dân tộc ít người, nhưng theo số liệu chưa đầy đủ ban đầu của một số tỉnh đã cảnh báo về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trên một số dân tộc ít người. Đặc thù về trình độ văn hoá, trình độ hiểu biết, hành vi và các biện pháp can thiệp trên nhóm dân tộc ít người rất khác với nhóm người Kinh. Phần lớn khu vực dân tộc ít người sinh sống lại có nhiều nguy cơ tiềm tàng làm lây lan HIV/AIDS như trồng và sử dụng cây thuốc phiện, buôn bán vận chuyển ma tuý. Tình hình nghiện chích ma tuý trong nhóm đồng bào dân tộc ít người nhất là vùng sâu vùng xa và biên giới đang gia tăng nhanh trong những năm gần đây.

Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân của thanh niên nhóm dân tộc thiểu số đã lập gia đình 15-24 tuổi tương ứng là 39,8% và 26,1% cho nhóm nam giới và nữ giới. Trong số nữ thanh niên trả lời đã QHTD trước hôn nhân có 26,8% số chưa lập gia đình trả lời đã từng có thai. Như vậy cứ 4 người đã QHTD trước hôn nhân thì 1 người đã mang thai [1].

Nghiên cứu này được triển khai nhằm xác định tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của đồng bào dân tộc ít người tại 11 tỉnh, từ đó đề xuất những mô hình can thiệp dự phòng phù hợp.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

2.1. Đối tượng điều tra

Tiến hành điều tra 9 nhóm dân tộc ít người Tày, Nùng, Sán dìu, Sán chay, Thái, Dao, H’mông, Raglay, và Khmer. Tất cả những người sống trên địa bàn tỉnh được điều tra từ một tháng trở lên thuộc nhóm dân tộc ít người dự kiến điều tra và có độ tuổi từ 15 - 49 (sinh từ tháng 01/1957- tháng 1/1991) đều có thể tham gia vào nghiên cứu.



tải về 1.03 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương