Xu thế thay đỔi mối quan hệ giảng dạY, nghiên cứu trong hoạT ĐỘng đÀo tạo tiếp cậN TROng đÀo tạo sau đẠi học tại học viện khoa học xã HỘI



tải về 37.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích37.84 Kb.
#34893
XU THẾ THAY ĐỔI MỐI QUAN HỆ GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO - TIẾP CẬN TRONG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN ĐÌNH HẢO

NGUYỄN THỊ MAI LAN

Tóm tắt: Bài viết này trình bày xu thế thay đổi mối quan hệ giảng dạy, nghiên cứu trong suốt quá trình phát triển của giáo dục đại học, sau đại học và phân tích mối quan hệ này làm cơ sở cho việc tiếp cận trong hoạt động đào tạo sau đại học tại Học viện Khoa học xã hội.

Từ khóa: Giảng dạy; nghiên cứu; hoạt động đào tạo; Học viện Khoa học xã hội

Abstract: This article present a changing relationship between research and education in undergraduate and graduate training. An analysis of this relationship provides the basis for approaches in graduate training activities at Graduate Academy of Social Sciences.

Keywords: Training; research; education; Graduate Academy of Social Sciences

CÁC QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

PHẠM THI HƯƠNG LAN

NGUYỄN THỊ BẢO NGA

Tóm tắt: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bài viết trình bày một số thay đổi liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra đất đai trong Luật Đất đai 2013, nêu ra một số vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác thanh tra, kiểm tra đất đai ở Việt Nam.

Từ khóa: Thanh tra; kiểm tra; pháp luật về đất đai; môi trường; quản lý nhà nước.

Abstract: Supervision of the practice of legal regulations on land use plays an important role in government management on land use. This article presented some changes with regard to supervision of land use in Land law 2013. The author pointed out some disadvantages of current legal regulations on land use, therefore suggesting solutions to improve the supervision of land use in Vietnam.

Keywords: Supervision; land law; environment; government management

VỀ KHÁI NIỆM BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

PHAN THANH TÙNG



Tóm tắt: Bài viết phân tích khái niệm bình đẳng trước pháp luật, tố tụng dân sự, đương sự, trên cơ sở đó làm sáng tỏ những nội dung bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự.

Từ khóa: Bình đẳng trước pháp luật; tố tụng dân sự; đương sự; bình đẳng của đương sự trong tố tụng dân sự.

Abstract: This article analysed the concept of equality before the law, civil cases, people involved in civil lawsuits, thus highlighting the content of equality before the law in civil lawsuits.

Keywords: Equality before the law; civil case; people involved in lawsuit; equality in civil case

MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ KHÁI NIỆM

TỘI PHẠM BẠO LỰC GIA ĐÌNH

LÊ THỊ HỒNG THƯƠNG



Tóm tắt: Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Nghiên cứu về bạo lực gia đình thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học khác nhau, từ tâm lý học, xã hội học cho tới luật học. Bài viết này phân tích bạo lực gia đình dưới góc độ một hành vi vi phạm pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự.

Từ khóa: Bạo lực gia đình; Bộ luật hình sự 1999; cấu thành tội phạm.

Abstract: Family violence is a global issue that causes terrible consequences to human being, especially women. It limits their participation in community life; it leaves physical and psychological marks on not only women but also children, families and society as a whole. It is a violation of human rights. Research on family violence has attracted the attention of many disciplines, from psychology, sociology to law study. This article analysed family violence as a law violating behaviour under the criminal code.

Keywords: Family violence; 1999 Criminal law; factors causing criminals.

ĐẨY MẠNH CÁCH MẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ

LÀ CON ĐƯỜNG TẤT YẾU ĐỂ TIẾN TỚI NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

NGUYỄN ĐÌNH TƯỜNG

Tóm tắt: Trong thế kỷ XXI, nền kinh tế tri thức là một hiện thực đã được xác lập và là cơ sở, nền tảng của nền văn minh mới mà tất cả các nước trên thế giới đều hướng tới.Tuy nhiên, dù đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, nhưng kinh tế tri thức vẫn còn là một vấn đề mới mẻ; đặc biệt là ở nước ta hiện nay,việc nhận thức về vấn đề này vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Có thể nói rằng, trong nhiều nguyên nhân (kinh tế, chính trị, lịch sử...)  thì cách mạng khoa học - công nghệ là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp nhất sinh ra nền kinh tế tri thức. Vậy, cách mạng khoa học - công nghệ là gì? Ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế tri thức như thế nào?Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì từ những vấn đề này?

Từ khóa: Nền kinh tế tri thức; cách mạng khoa học- công nghệ; Việt Nam.

Abstract: In the 20th century, knowledge economy is an established reality, a basis of the new civilization to which all countries aim. However, despite being widely acknowledged, knowledge economy is still a new issue, espeically in Vietnam, where views on the issue vary greatly. Of many causes of knowledge economy, including economical, political and historical causes, the science-technology revolution is the most fundamental and direct cause. Thus, what is science-technology revolution? What is its influences to the knowledge economy? What lessons can we learn from this issue?

Keywords: Knowledge economy; science-technology revolution; Vietnam.

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH

TRONG THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SAU 1975

HUỲNH LÂM BÁ



Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mang hương vị phù sa của “sông nước miệt vườn”, thơ ĐBSCL được xây dựng bằng những hình ảnh gắn bó với tình cảm của con người, cảnh vật sông nước ấy. Hình ảnh nghệ thuật trong thơ luôn đi cùng với những giá trị hiện thực mà mỗi nhà thơ đang sống, gắn bó với dòng sông, rặng bầu, đồng làng, với những buổi trưa hè man mác, dịu êm của làng quê và những cảm nhận của con người một thời đã trở thành kỷ niệm, tạo nên những hình ảnh đặc biệt, tạo nên giá trị tinh thần đậm chất “sông nước miệt vườn” trong thơ ĐBSCL sau 1975. Hình ảnh ấy càng làm tăng thêm tính biểu hiện tư duy của con người nơi đây bằng những câu thơ chan chứa tình người, tình đất, đem đến cho thơ “mùi vị” của hương đồng gió nội, tươi vui đầy nhiệt huyết, góp phần làm phong phú thêm cho nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong thơ ĐBSCL sau 1975.

Từ khóa: Thơ Đồng bằng sông Cửu Long; bối cảnh lịch sử; nghệ thuật; nội dung; hình ảnh.

Abstract: The Mekong delta is represented by images of rivers and orchards; as a result, poems in the Mekong delta are also built on images of the people, rivers and orchards of the region. These images always imply the reality in which the poets are living in and their memoirs. They have enriched the art of image building in post-1975 poems in the Mekong delta.

Keywords: Poems about the Mekong delta; historical context; art; content; image.

GIAO THOA VĂN HÓA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRI THỨC NỀN ĐẾN KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG



Tóm tắt: Bài viết tập trung đánh giá sự giống và khác nhau trong quá trình đọc hiểu văn bản ở ngôn ngữ nguồn - ngoại ngữ (L1) và ở ngôn ngữ đích - ngôn ngữ mẹ đẻ (L2). Từ ý nghĩa nội hàm của các khái niệm, bài viết làm rõ vai trò và tầm quan trọng của tri thức nền đối với quá trình tiếp nhận và đọc hiểu văn bản; khái quát hoá các khó khăn học viên Việt Nam thường gặp phải trong quá trình học đọc tiếng Anh. Đồng thời, đưa ra một số gợi ý về phương pháp dạy và học tích cực nhằm giúp cho quá trình học đọc ngoại ngữ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

Từ khoá: Đọc hiểu, kiến thức nền, thuyết giản đồ, giản đồ nội dung, giản đồ hình thức.

Abstract: This paper examines how reading in the L1 is different from and similar to reading in the L2. The researcher clarifies terms: theory of schema, content schema and formal schema to emphasize the role of cultural knowledge in reading comprehension and the close relationship between language and cultural knowledge. Author then generalizes the comprehension barriers Vietnamese learners meet in the comprehension process of English reading. Based on this discussion, suggested active teaching and learning methods are provided to make students’ reading comprehension process become easier and more effective.

Keywords: Reading comprehension, background knowledge, schema theory, content Schema, formal Schema

VĂN HÓA ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TÙNG LÂM



Tóm tắt: Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất, không chỉ vì Người đã sáng tạo ra một thời đại mới và một nền văn hóa mới ở Việt Nam mà còn vì những đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại. Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức macxit, chính điều đó đã đưa Người lên vị trí một nhà đạo đức lỗi lạc được thế giới thừa nhận. Nghiên cứu văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh - một hệ thống các giá trị đạo đức toàn diện và sâu sắc không chỉ đơn thuần về vấn đề nhận thức mà còn nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời đại mới. Bài viết tập trung phân tích về văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của giá trị văn hóa đạo đức Hồ Chí Minh ở nước ta bối trong cảnh hiện nay.

Từ khóa: Văn hóa đạo đức; Hồ Chí Minh; đạo đức cách mạng.

Abstract: Ho Chi Minh is praised as the great cultural practicioner not only he created a new era and a new culture in Vietnam but also because of his contribution to the development of global culture in theory and practice. In terms of morality, Ho Chi Minh made a significant contribution to Marxist theory of morality which made him a great moralist acknowledged worldwide. Research on Ho Chi Minh’s moral culture - a system of comprehensive and profound moral values – is not only about cognition but also about the construction of Vietnam to be a moral nation in the new era. This article analysed the moral culture of Ho Chi Minh and his influences in the current Vietnamese context.

Keywords: Culture of Moral; Ho Chi minh; Moral revolution.

tải về 37.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương