Xã hội loài người ngày càng phát triển, cùng với nó là sự bùng nổ của các đại dịch mà nổi bật nhất là lao, hiv và sốt rét. Theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (who), tỉ lệ nhiễm lao hiện nay chiếm 1/3 dân số thế giới



tải về 460.58 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu26.08.2017
Kích460.58 Kb.
#32783
1   2   3   4   5   6   7   8

1.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LAO

1.3.1. Phương pháp soi trực tiếp


Phương pháp phát hiện nhanh vi khuẩn lao trước đây thường dựa vào thao tác nhuộm Ziehl-Neelsen sau đó soi trực tiếp trên kính hiển vi. Đây là một phương pháp phát hiện nhanh chỉ trong 30 phút đến 1 giờ, khá đơn giản và có chi phí thấp nhưng nồng độ vi khuẩn phải đạt 104 khuẩn/1ml nên độ nhạy thấp hơn so với phương pháp nuôi cấy vi khuẩn lao. Người ta đã cải tiến phương pháp này bằng kĩ thuật li tâm và cô đặc để làm tăng độ nhạy của chẩn đoán. Ở các nước phát triển họ sử dụng kính hiển vi huỳnh quang nhằm nâng cao độ nhạy và rút ngắn thời gian chẩn đoán so với các phương pháp truyền thống dựa trên cơ sở của phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen. Phương pháp này có ưu điểm là cho kết quả nhanh và không đòi hỏi quá khắt khe về kỹ thuật do đó làm giảm những lỗi nhỏ trong quá trình làm thí nghiệm. Nhược điểm của phương pháp là giá thành của các hóa chất, thiết bị dùng cho thí nghiệm rất đắt đó là vấn đề lớn đối với các nước nghèo và có thu nhập thấp.

Những năm gần đây phương pháp nhuộm diacetate đánh dấu huỳnh quang được sử dụng nhằm đánh giá sự có mặt cũng như khả năng tồn tại của vi khuẩn trong các mẫu đờm. Phương pháp này được đề xuất để phát hiện sớm và chính xác vi khuẩn lao đã qua điều trị nhưng chưa thành công do giá thành cao [27, 34].


1.3.2. Phương pháp nuôi cấy


Nuôi cấy vi khuẩn lao trước đây được coi là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán phát hiện trong phòng thí nghiệm. Đây là phương pháp được thực hiện trong môi trường Lowenstein . Nhược điểm của nó là chậm và mất nhiều thời gian (4-8 tuần), nhưng ngược lại nó khá đơn giản và giá thành thấp. Đã có những phương pháp cải tiến trên môi trường nuôi cấy lỏng chẳng hạn như phương pháp BACTEC đánh dấu phóng xạ hay hệ thống phát hiện tự động mycobacteria MGIT (Mycobacteria Growth Indicator Tube) sử dụng huỳnh quang và đã làm tăng được tốc độ chẩn đoán [17].

Ngoài ra còn một số phương pháp chẩn đoán khác cũng được đề cập tới như phương pháp γ-interferon (IFN-γ) [17, 18] và phương pháp BacT/Alert 3D. Những phương pháp này đều có những ưu nhược điểm nhất định và điều cơ bản nhất là giá thành, thời gian cũng như độ chính xác của từng phương pháp là những vấn đề cần phải xem xét. Chính vì vậy các phương pháp này không thường xuyên được sử dụng trong chẩn đoán phát hiện vi khuẩn lao.


1.3.3. Sinh học phân tử trong chẩn đoán lao


1.3.3.1. Kĩ thuật PCR

Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) được phát minh vào năm 1985 bởi nhà hóa sinh người Mỹ Kary Mullis và được hoàn thiện hơn bởi Saiki và cộng sự. Nguyên lý của kĩ thuật này đã được Khorana và đồng nghiệp mô tả từ trước đó. Kỹ thuật PCR cho phép khuếch đại các trình tự DNA đặc hiệu nhờ vào các gen đích tương ứng với các DNA này và các thành phần cần thiết của phản ứng PCR. Kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực như khoa học hình sự, mô bệnh học, các chẩn đoán trước sinh và chẩn đoán các mầm bệnh [4, 12, 13, 14, 15, 20, 28].

Những nghiên cứu ở cấp độ phân tử về vi khuẩn lao cho thấy các yếu tố DNA lặp lại trong M. tuberculosis có liên quan với sự đa dạng DNA trong nhiễm sắc thể của vi khuẩn lao. Sự đa dạng này cho phép các nhà nghiên cứu phân biệt được các chủng lao khác nhau. Vì vậy các yếu tố này rất quan trọng và cần thiết trong các nghiên cứu dịch tễ học bệnh lao, như nghiên cứu sự lây truyền trong cộng đồng, sự bùng nổ dịch và đặc biệt là đường lây của các chủng kháng thuốc. Có hai dạng yếu tố DNA lặp lại đó là: yếu tố IS 6110, yếu tố này có khả năng di chuyển, đoạn gen đích này có chiều dài 1300 cặp base. Ngoài ra còn có yếu tố khác là yếu tố lặp lại trực tiếp DR (Direct Repeat). Yếu tố IS6110 là yếu tố được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu dịch tễ học vì có trong nhiều chủng vi khuẩn lao khác nhau. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng một số chủng M. tuberculosis không chứa trình tự IS6110, như các chủng phân lập được từ Đông Nam Châu Á và Ấn Độ. Theo Ernesto Liebana và cs (1996) thì có tới 4 chủng trong 304 chủng M. tuberculosis phân lập ở Việt Nam không có trình tự IS6110 do đó có thể gây ra hiện tượng âm tính giả [30]. Các nghiên cứu cũng đã phát hiện trình tự IS 1081 có ở tất cả các chủng M. tuberculosis nghiên cứu và không tìm thấy ở các loài thuộc họ Mycobacteria khác, do đó có thể dùng cả IS 1081 cho phản ứng PCR và Multiplex PCR để phát hiện M. tuberculosis đặc biệt là các chủng ở Đông Nam Á [23]. Ngoài ra gen 23S rDNA là đoạn gen mã hoá cho tiểu phần 23S của ribosome cũng được các tác giả gợi ý sử dụng trong việc phát hiện và xác định sự có mặt của vi khuẩn lao [39].

1.3.4.2. Kĩ thuật multiplex PCR

Kỹ thuật multiplex PCR đã ra đời như một bước hoàn thiện hơn về khả năng chẩn đoán của PCR. Chamberlain và cộng sự là những người đầu tiên mô tả, phát triển kỹ thuật multiplex PCR vào năm 1988. Trong kỹ thuật multiplex PCR, nhiều gen đích được khuếch đại cùng một lúc bằng nhiều cặp mồi trong cùng một phản ứng. Kỹ thuật multiplex PCR tiết kiệm thời gian, công sức và đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán phân tử bao gồm phân tích đột biến gen, tính đa hình DNA, phân tích định lượng, phân tích đột biến và phát hiện RNA. Trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm, kỹ thuật này rất có giá trị trong chẩn đoán xác định virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, ngoài ra kỹ thuật này còn để phân tích các sinh vật chuyển gen, phân tích microsatelite và xác định kiểu gen. Đặc biệt, phản ứng multiplex PCR rất hữu ích cho việc phát hiện trực tiếp M. tuberculosis từ các mẫu lâm sàng . Với các kết quả nghiên cứu về tính khuyết gen ở một số chủng lao trên thế giới đã được công bố thì việc tiến hành multiplex PCR càng trở nên cần thiết.



1.3.4. Một số nghiên cứu về tỷ lệ khuyết gen của M.tuberculosis trên thế giới

Trên thế giới đã có một số tác giả nghiên cứu về hiện tượng khuyết gen và số lượng bản copy của gen IS6110 ở M. tuberculosis. Một số nghiên cứu tiến hành trên các chủng lao có nguồn gốc từ Châu Phi và Châu Âu cho thấy sự hiện diện của 5 đến 15 bản copy của IS6110. Tác giả Van Soolingen và cộng sự (1991) công bố rằng nhiều chủng ở Đông Nam Á và khoảng 30% các chủng ở Ấn Độ chỉ chứa một bản sao của IS6110 [53]. Năm 1993 Lilly K. W. Yeun và cộng sự khi nghiên cứu 41 chủng lao từ các bệnh nhân có gốc Việt Nam đã thấy 5 chủng chỉ có duy nhất một bản sao của IS6110 và 4 chủng trong số đó không chứa các trình tự IS6110 [40]. Một số chủng từ Malaysia, Tanzania và Oman cũng có duy nhất một bản sao của IS6110 [32]. Das và cộng sự (1993) đã công bố trong một nghiên cứu khoảng 40% các chủng từ Madras không có hoặc chỉ có duy nhất một bản sao của IS6110 [24], Ở các chủng lao chỉ có duy nhất một bản sao hoặc không có bản sao nào cho gen IS6110 thì việc sử dụng trình tự gen đích này trong việc phát hiện vi khuẩn lao sẽ không mang lại kết quả chính xác. Đến nay, ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu chính thức nào về hiện tượng khuyết gen với số lượng mẫu lớn trên cả 3 miền Bắc Trung Nam để có được đánh giá tổng quát về hiện tượng khuyết gen trong M. tuberculosis ở Việt Nam.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 460.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương