Xã hội loài người ngày càng phát triển, cùng với nó là sự bùng nổ của các đại dịch mà nổi bật nhất là lao, hiv và sốt rét. Theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (who), tỉ lệ nhiễm lao hiện nay chiếm 1/3 dân số thế giới



tải về 460.58 Kb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu26.08.2017
Kích460.58 Kb.
#32783
  1   2   3   4   5   6   7   8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội loài người ngày càng phát triển, cùng với nó là sự bùng nổ của các đại dịch mà nổi bật nhất là lao, HIV và sốt rét. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỉ lệ nhiễm lao hiện nay chiếm 1/3 dân số thế giới. Mỗi năm theo ước tính có khoảng 9 triệu người mắc lao mới và có khoảng 3 triệu người chết vì lao, tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện bệnh chỉ đạt 37%. Như vậy còn rất nhiều bệnh nhân mắc lao không được phát hiện và chữa trị kịp thời, đây sẽ là nguồn lây nhiễm rất khó kiểm soát. Việt Nam hiện đứng thứ 12 trong tổng số 22 nước có tỉ lệ nhiễm lao lớn nhất trên Thế giới, trong khu vực Tây Thái Bình Dương đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippin [2, 10, 54].

Ngày nay bệnh lao càng trở nên nguy hiểm hơn do tính kháng thuốc, đặc biệt là lao kháng đa thuốc gây tử vong rất lớn, do vậy, việc phát hiện để điều trị sớm càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên việc chẩn đoán còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở Việt Nam, phương pháp nhuộm Ziehl - Neelsen hiện nay vẫn được coi là phổ biến nhất. Hạn chế của phương pháp này là chỉ có khả năng phát hiện trong trường hợp số lượng vi khuẩn lao ≥ 104 AFB/1ml bệnh phẩm, do vậy nếu chỉ áp dụng phương pháp này sẽ để sót nhiều bệnh nhân. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn lao trên môi trường Lowenstein-Jensen được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, tuy nhiên phải mất 4 đến 8 tuần nuôi cấy mới cho kết quả. Ngay cả trên môi trường nuôi cấy cải tiến MGIT, BACTEC cũng mất đến 2 tuần, điều này khó đáp ứng được mục tiêu phát hiện nhanh để kiểm soát bệnh lao [4, 18].

Trước yêu cầu bức thiết đó đòi hỏi phải có một phương pháp chẩn đoán đáp ứng được hai yêu cầu nhanh và chính xác. Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử đã tạo ra một bước đột phá trong việc chẩn đoán lao. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học phân tử trong chẩn đoán lao đã rút ngắn thời gian chẩn đoán từ vài tuần xuống còn hai ngày với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, ngoài ra phương pháp này còn cho phép phân biệt chính xác các loài có khả năng gây bệnh lao cũng như phát hiện khả năng kháng thuốc thông qua các gen đặc trưng. Hiện nay, trên thế giới và một số cơ sở trong nước đang ứng dụng phản ứng PCR nhằm khuếch đại các đoạn gen IS6110, đây là trình tự đặc trưng ở vi khuẩn lao.

Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có những chủng lao ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam có một tỉ lệ nhất định khuyết các gen đích này, cụ thể là IS6110 có tỷ lệ khuyết từ 5% đến 8% [25, 30, 32. 40]. Một số nghiên cứu đề xuất chọn các gen đích khác là IS1081 và 23S rDNA thay cho gen đích IS6110 nhưng chúng ta chưa có một nghiên cứu rộng khắp các chủng lao ở Việt Nam để khẳng định rằng có hay không hiện tượng khuyết gen đích, và nếu có thì tỷ lệ đó là bao nhiêu. Điều này rất quan trọng vì khi khuyết gen đích thì phản ứng PCR nhằm vào gen đó không có giá trị chẩn đoán. Nghiên cứu về các gen đích này đồng thời cũng góp phần xây dựng nên sự hoàn thiện trong việc xác định đặc điểm phân tử của vi khuẩn lao ở Việt Nam [13, 30].

Nhận thấy vấn đề này có vai trò quan trọng trong hướng phát triển sinh học phân tử trong việc chẩn đoán lao để có thể thiết kế các bộ kit PCR phù hợp với đặc điểm riêng của các chủng lao trong cả nước để tránh trường hợp bỏ sót bệnh nhân.

Từ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “Xác định một số đặc điểm phân tử của các chủng vi khuẩn lao ở Việt Nam”. Đề tài tiến hành khảo sát trên số lượng lớn các chủng vi khuẩn lao được thu thập ở ba miền Bắc – Trung – Nam Việt Nam với hai mục tiêu sau:


1. Xác định tỷ lệ xuất hiện các trình tự đặc trưng IS6110, IS1081 và 23S rDNA trên các chủng vi khuẩn lao.

2. So sánh tỷ lệ xuất hiện các trình tự IS6110, IS1081 và 23S rDNA trên các chủng lao ở ba miền Bắc – Trung – Nam tại Việt Nam.

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO


1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế gới

Lao là một bệnh truyền nhiễm và đã từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về tình trạng khẩn cấp toàn cầu của căn bệnh này. Hiện nay, bệnh lao đang được khuyến cáo là một trong ba bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới cùng với hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS và sốt rét. Hiện có tới hơn 2 tỷ người nhiễm lao chiếm gần 1/3 dân số thế giới, mỗi năm có khoảng 9 triệu bệnh nhân mới được phát hiện và trên 3 triệu người chết vì lao [2]. Tình hình cũng diễn biến xấu hơn ở những nước đang phát triển, nơi chiếm 95% số người mắc lao. Bệnh lao chiếm 25% nguyên nhân tử vong ở những nước này. Khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 quốc gia có gánh nặng bênh tật cao. Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình lao đồng nhiễm với HIV – AIDS và lao kháng thuốc đang nổi lên như một vấn đề nhức nhối, đặc biệt là ở các nước kém và đang phát triển, điều này đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội. Theo thống kê năm 2005 toàn thế giới có gần 8,8 triệu người mắc bệnh lao và đã dẫn tới 1,6 triệu người bị chết. Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động. Trong đó có khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao [54, 69]. Vào năm 2007, WHO ước tính khu vực Đông Nam Á có số người nhiễm lao chiếm 34% trên toàn thế giới.

Thông báo gần đây nhất năm 2007 của WHO cho biết bệnh lao bước đầu đã ổn định và giảm đi ở cả 6 vùng trên thế giới. Tuy nhiên số lượng các ca mới nhiễm trên toàn cầu vẫn tăng lên và tập trung ở các khu vực châu Phi, Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á. Tình hình trên cho thấy là bệnh lao vẫn là mối nguy hại hàng đầu đối với loài người [54].

1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam

Theo đánh giá của WHO, Việt Nam đứng hàng thứ 12 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hàng thứ 3 sau Trung Quốc và Phillipin. Tỷ lệ mắc bệnh lao tại Việt Nam cao hơn 1,6 lần so với ước tính của WHO, nghĩa là có khoảng 150.000 bệnh nhân lao các thể. Theo WHO thì Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao với khoảng 44% dân số nhiễm lao. Trong đó tỷ lệ lao mới mắc các thể là 173/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc các thể là 225/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 26/100.000 dân, tỷ lệ đồng nhiễm lao/HIV trong các bệnh nhân lao mới là 5% [2].

Theo báo cáo của Chương trình Phòng chống lao quốc gia, hàng năm Việt Nam phát hiện và điều trị khoảng 100.000 bệnh nhân lao, trong đó 65% là lao phổi và tập trung ở các vùng đông dân cư và thành phố lớn. Bệnh lao ở Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa, rất nhiều thanh niên và người trong độ tuổi lao động mắc lao. Trong giai đoạn 1997 đến 2000, chương trình chống lao Quốc Gia đã phát hiện hơn 532.703 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện ước tính đạt 82% số bệnh nhân. Đã điều trị 260.698 bệnh nhân lao phổi với tỷ lệ khỏi 92% [2, 9, 42]. Đáng ngại là tỷ lệ lao kháng thuốc ở Việt Nam, tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong bệnh nhân lao mới là 2,7% và tỷ lệ lao kháng đa thuốc trong số bệnh nhân điều trị lại là 19%. Nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là 1,5% [2].

Những năm gần đây việc áp dụng kĩ thuật sinh học phân tử như PCR vào chẩn đoán lao đã mang lại nhiều kết quả khả quan, với các kĩ thuật trên đã rút ngắn thời gian chẩn đoán và cho độ chính xác cao. Tuy vậy cần có các nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm phân tử của vi khuẩn lao nhằm hoàn thiện hơn kĩ thuật chẩn đoán lao bằng phương pháp phân tử.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 460.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương