V/v Ban hành Qui định về việc cưới, việc tang, lễ hội



tải về 57.41 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích57.41 Kb.
#21995

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tỉnh Ninh Bình




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------




---------------------------------

Số: 498/1998/QĐ-UB



Ninh Bình, ngày 15 tháng 5 năm 1998




QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH


V/v Ban hành Qui định về việc cưới, việc tang, lễ hội.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.

- Căn cứ Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 14 CT/TU ngày 04/3/1998 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình về việc xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này, qui định việc cưới, việc tang, lễ hội.

Điều 2: Giao Sở Văn hoá thông tin có kế hoạch hướng dẫn các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội tổ chức thực hiện qui định này trong toàn tỉnh.

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, những qui định trước đây trái với qui định này đều bãi bỏ.



Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá thông tin, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:



T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH


- Như điều 3




K/T Chủ tịch

- TT HĐND tỉnh

(Để

Phó Chủ tịch

- Chủ tịch, Các PCT UBND tỉnh

(b/c




- Lưu VT, Vp6

NKT/121













Phạm Như Xuyên





UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tỉnh Ninh Bình




Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------




---------------------------------



QUY ĐỊNH


VỀ VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI
Ban hành kèm theo Quyết định số 498/1998/QĐ-UB ngày 15/5/1998

của UBND tỉnh Ninh Bình.
Thực hiện Chỉ thị số 27 của Bộ chính trị, Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 14 của Thường vụ Tỉnh uỷ. Để giữ gìn, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với nếp sống văn minh và đảm bảo đúng pháp luật, khắc phục những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh vừa qua UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Qui định về việc cưới, việc tang, lễ hội để các cấp, các ngành, các đoàn thể cùng toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh thực hiện.

CHƯƠNG I


VIỆC CƯỚI

Điều 1:

Việc cưới phải thực hiện được yêu cầu chủ yếu sau:

1)- Thực hiện đúng Luật Hôn nhân, gia đình và các quy định của Nhà nước.

- Hoàn toàn tự nguyện

- Một vợ, một chồng

- Nam nữ bình đẳng

- Cấm tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân, cản trở hôn nhân và thách cưới.

2) Trang trọng – lành mạnh, vui tươi, văn minh, tiết kiệm, chủ yếu là trong gia đình, họ tộc.



Điều 2:

Một số nghi thức cần thiết

1) Chạm ngõ, ăn hỏi:

Là buổi gặp mặt giữa 2 gia đình để chính thức cho phép đôi nam nữ được tìm hiểu trước khi quyết định kết hôn, cần được gọn nhẹ, tiết kiệm. Chỉ nên dùng nước chè, bánh kẹo (không nên dùng thuốc lá).

2) Đăng ký kết hôn:

Việc tiến hành đăng ký kết hôn nhất thiết phải được tiến hành và cần được tổ chức trang trọng tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn. Tổ chức lễ trao giấy đăng ký kết hôn phải tạo được không khí vui tươi, gây được ấn tượng tốt đẹp và theo qui định của Luật hôn nhân, gia đình và các quy định của pháp luật.

3) Lễ cưới:

Là hình thức sinh hoạt gia đình, mừng hạnh phúc đôi nam nữ. Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền địa phương cấp giấy đăng ký kết hôn. (Có thể kết hợp tổ chức cùng lễ trao giấy đăng ký kết hôn).



Điều 3:

Một số điểm khi tổ chức lễ cưới.

1) Hình thức tổ chức:

Lễ cưới trước hết là việc trong gia đình, họ tộc và những người thân thích do đó có thể áp dụng một trong các hình thức sau:

- Với bạn bè quen biết: Dùng hình thức báo hỷ

- Với họ hàng, bạn bè thân thiết: Tuỳ theo hoàn cảnh của 2 gia đình có thể mời cơm hoặc tiệc ngọt không gây lãng phí phô trương, xoá bỏ tệ trả nợ miệng, thương mại hoá lễ cưới.

- Khuyến khích đôi nam nữ kết hôn đến thắp hương tại Đài tưởng niệm liệt sỹ hoặc Nghĩa trang tiệt sỹ.

+ Lễ cưới được tổ chức từ 1 đến 2 ngày. Lễ đưa đón dâu nếu 2 gia đình ở gần nhau nên đi bộ, trường hợp ở xa cần có xe thì cũng nên hạn chế số lượng và phải bảo đảm luật lệ giao thông.

+ Khuyến khích không sử dụng thuốc lá trong lễ cưới.

2) Mừng cưới: Tuỳ quan hệ tình cảm và hoàn cảnh cụ thể của mỗi người, quà mừng không câu nệ giá trị vật chất, không lợi dụng, bị lợi dụng vào những động cơ thiếu lành mạnh.

- Cán bộ, viên chức khi tổ chức cưới chỉ mời đại diện các cơ quan mà cô dâu, chú rể và bố mẹ cô dâu chú rể đã và đang công tác, không gửi mời các cơ quan khác. Cán bộ, công chức đi dự các đám cưới với tư cách, quan hệ cá nhân không được sử dụng xe ô tô công. Không dùng công quỹ để làm tặng phẩm đám cưới.

3) Trang phục cưới

Cần đẹp, giản dị, phù hợp với địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình.

4) Hoạt động văn hoá nghệ thuật và âm nhạc trong lễ cưới:

Âm nhạc, ca hát trong đám cưới cần sử dụng những bản nhạc, ca khúc êm dịu, trữ tình, các bài hát ca ngợi quê hương, đất nước và con người, có nội dung lành mạnh, không múa và nhảy những điệu giật gân kích động, không tổ chức quá dài, quá khuya ( không quá 22h30) ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

5) Những người có đạo được phép làm lễ theo lễ nghi tôn giáo, nhưng chỉ được tiến hành sau khi đăng ký kết hôn và phải theo đúng qui định tại Nghị định 69/CP.

6) Việc chụp ảnh, quay Camera, phương tiện đi lại:

Cần đảm bảo gọn nhẹ, thiết thực, không phô trương, hình thức, đua đòi, tốn kém.



CHƯƠNG II

VỀ VIỆC TANG


Điều 4:

Việc tang là nghi thức bày tỏ tình cảm đau buồn, thương tiếc, tưởng nhớ chân thành của người đang sống đối với người đã qua đời. Phải đảm bảo tổ chức chu đáo, trang nghiêm, hợp vệ sinh.



Điều 5:

Nguyên tắc tổ chức việc tang:

1) Khi có người qua đời, gia đình hoặc thân nhân phải khai tử đúng thủ tục, báo cáo kịp thời với chính quyền địa phương theo đúng qui định của pháp luật.

2) Thôn, xóm, khối phố, khu tập thể, cơ quan, hợp tác xã, chính quyền địa phương có trách nhiệm cùng tang chủ lo tổ chức việc tang theo nếp sống văn minh, giữ gìn vệ sinh trong việc chôn cất người qua đời đã được Bộ Y tế quy định tại Thông tư 29/BYT-TT ngày 21/10/1997, không để người qua đời trong nhà quá 48 giờ. Không đưa xác người chết vào nơi thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.



Điều 6:

Nghi thức việc tang:

1) Báo tang và lập Ban lễ tang

- Thông báo tin buồn và thời gian, địa điểm nơi tổ chức lễ tang. Việc đăng tin buồn hoặc cám ơn trên báo, đài Phát thanh truyền hình phải thực hiện đúng qui định hiện hành và mỗi đám tang chỉ đưa tin 1 lần.

- Các Hợp tác xã, xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp vv… lập Ban tang lễ. Ban tang lễ có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với gia đình tang chủ để tổ chức lễ tang.

2) Khâm liệm:

Giữ nghi lễ truyền thống tốt đẹp, bỏ thủ tục mê tín, dị đoan.

3) Lễ viếng:

Tổ chức viếng theo điều hành của Ban tang lễ. Lúc viếng và đưa tang có thể sử dụng đội nhạc tang hoặc băng ghi âm (Phường bát âm, ngữ âm…). Không kèn trống quá 22h30 làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Không tổ chức mời khách ăn uống trong ngày chôn cất và trong 3 ngày, 49 ngày, 100 ngày, ngày đưa tang chỉ tổ chức bữa ăn trong gia đình và những người trực tiếp phục vụ việc chôn cất và người thân ở xa về đưa tang.

4) Đưa tang:

- Đưa tang là biểu hiện tình cảm thương tiếc, vĩnh biệt với người đã qua đời, do đó, cần được tổ chức một cách ngắn gọn, có thể đọc điếu văn hoặc tiểu sử tóm tắt quá trình sống và hoạt động, nêu lên những đức tính tốt đẹp của người mất để gia đình, tập thể ghi nhớ, noi theo. Việc đưa tang phải bảo đảm luật lệ giao thông.

- Đối với người qua đời không có gia đình, họ hàng và người thân thích thì chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội phải lo chôn cất chu đáo.

Điều 7:

Một số điểm chú ý khi tổ chức việc tang:

1) Xoá bỏ các hủ tục, mê tín dị đoan trong việc tang. Trang phục trong đám tang cần bỏ tục lệ mũ rơm, thắt lưng dây chuối, chống gậy đi lùi. Xoá bỏ các nghi lễ, thủ tục lạc hậu như lăn đường, khóc mướn, bắt tà yểm bùa, tế lễ, rắc vàng mã gây lãng phí, gây ô nhiễm môi trường.

2) Lễ viếng: Tuỳ theo tình cảm và quan hệ với gia đình tang chủ, có thể viếng tiền, hoa, hoặc trướng.

3) Có kế hoạch xây dựng, tu bổ, nâng cấp nghĩa trang, đảm bảo tiện lợi, vệ sinh cho việc chôn cất. Nên thành lập tổ quản trang từ 3-4 người với nhiệm vụ đào huyệt, bảo vệ, trồng cây, quản lý nghĩa trang. Chấm dứt việc giữ đất xây mộ quá lớn, tốn kém và lộn xộn trong các nghĩa trang.

4) Việc tang đối với cán bộ, công chức thực hiện theo đúng Chỉ thị 14 ngày 04/3/1998 của Thường vụ Tỉnh uỷ.



CHƯƠNG III

VỀ LỄ HỘI

Điều 8:

Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam, thường diễn ra ở các di tích lịch sử, đình, chùa … nơi thờ tự các bậc có công với dân, với nước đã được cộng đồng tôn vinh, đã trở thành nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, song phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1) Bày tỏ lòng biết ơn của hậu thế đối với bậc tiền bối, đã có công lao tạo dựng sự nghiệp cho đất nước; Phải thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục, phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc, của địa phương, thiết thực, lành mạnh, tiết kiệm, an toàn, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan.

2) Lễ hội phải đảm bảo trang nghiêm, thể hiện lòng kính cẩn, ngưỡng mộ trước những vị anh hùng dân tộc.

3) Phải có các hoạt động vui chơi lành mạnh và các hình thức văn hoá, văn nghệ nhằm giới thiệu các di tích lịch sử văn hoá, phong tục tập quán, của dân tộc, của địa phương.

4) Phải đảm bảo lễ nghi theo qui định, không tự ý tuỳ tiện.



Điều 9: Những qui định cụ thể:

1) Sở Văn hoá thông tin là cơ quan trực tiếp quản lý, chỉ đạo các lễ hội trên địa bàn toàn tỉnh và cấp giấy phép tổ chức các lễ hội theo phân cấp của Bộ Văn hoá thông tin.

2) Thủ tục mở hội:

a) Đối với hội Làng: (Phạm vi ảnh hưởng trong làng xã), được mở không quá 1 ngày: trước 30 ngày mở hội, UBND xã, Mặt trận Tổ quốc lập tờ trình và kế hoạch gửi lên Phòng Văn hoá huyện, thị xã nêu rõ ý nghĩa, nội dung, hình thức, chương trình, thời gian, qui mô của lễ hội. Phòng văn hoá huyện, thị xét nếu thấy đủ điều kiện trình UBND huyện, thị cấp giấy phép và báo cáo bằng văn bản về Sở Văn Hoá thông tin.

b) Đối với Hội Vùng (Phạm vi ảnh hưởng nhiều làng xã nhiều huyện, tỉnh).

Hội được mở không quá 2 ngày.

Trước ngày mở hội không quá 40 ngày, Phòng Văn hoá thể thao huyện, thị xã, UBND xã, phường, thị trấn nơi mở hội lập tờ trình theo kế hoạch mở hội ( có ý kiến của UBND huyện, thị xã) nêu rõ ý nghĩa, nội dung, hình thức, chương trình, thời gian, qui mô của lễ hội báo cáo Sở Văn hoá thông tin xét cấp giấy phép cho mở hội. Đối với lễ hội do cấp tỉnh tổ chức không quá 3 ngày, do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, Sở Văn hoá thông tin chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lễ hội.

Điều 10: Ban tổ chức lễ hội

a) Hội làng: UBND xã cùng với Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn. Người chủ trì (người đứng đầu , đứng ra xin phép) phải tuân thủ mọi quy định của Phát luật và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động diễn ra trong lễ hội.

b) Hội Vùng: UBND huyện, thị xã quyết định thành lập Ban tổ chức lễ hội gồm: Lãnh đạo Phòng Văn hoá thể thao huyện, thị xã, 1 số ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội có liên quan. Ban tổ chức lễ hội phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước pháp luật.

c) Sau lễ hội Ban tổ chức lễ hội phải tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo bằng văn bản về UBND huyện, thị (đối với hội làng) Sở Văn hoá thông tin báo cáo bằng văn bản về UBND tỉnh (đối với hội vùng).

4) Quảng cáo và nhắn tin lễ hội:

Địa phương mở hội chỉ được quảng cáo, nhắn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khi đã có giấy phép mở hội.

5) Không bán vé vào cửa trong các ngày lễ hội, không gây phiền hà cho khách đến lễ hội.

Điều 11: Một số điểm chú ý khi tổ chức lễ hội:

1)Nghiêm cấm việc khoán thu tiền ở các chùa, đền, đình, hang động… ở những nơi có hội.

2) Nghiêm cấm thương mại hoá lễ hội, lợi dụng lễ hội để trục lợi và hành nghề mê tín dị đoan như: Lên đồng, bói toán, đoán số, lắc thẻ, đốt vàng mã và những hành động gây rối trật tự trị an, hỗn loạn thị trường, làm mất vệ sinh công cộng.

3) Nghiêm cấm chặn đường bán vé, khoán dịch vụ lễ hội, bán khoán lễ hội cho tư nhân.

4) Không sử dụng xe ô tô của cơ quan đưa cán bộ, viên chức và gia đình đi lễ hội, trừ những trường hợp đi làm nhiệm vụ.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 12: Tổ chức thực hiện

1) Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội là một chủ trương lớn vừa lâu dài, vừa có tính cấp bách, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân ta. Đây là 1 quá trình vận động giáo dục, thuyết phục, đấu tranh tích cực và kiên trì. Do đó trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các Sở, Ban , ngành, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở phải thực hiện tốt các nội dung quy định trên.

2) UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nội dung bản Qui định này đến tận cơ sở. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, công đoàn viên phải tích cực gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện quy định này và vận động mọi người thực hiện xây dựng nếp sống văn minh trong gia đình, làng, xã văn hoá ở địa phương, ở cụm dân cư. UBND các huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo nếp sống văn hoá do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã làm trưởng ban để triển khai tổ chức tốt Qui định này.

3) Sở Văn hoá thông tin có trách nhịêm hướng dẫn cụ thể và theo dõi chỉ đạo việc thực hiện quy định này.

4) Những cá nhân và tập thể thực hiện tốt qui định được khen thưởng. Ai vi phạm hoặc làm trái với qui định này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật./.

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

K/T Chủ tịch

Phó Chủ tịch




Phạm Như Xuyên






Каталог: vbpq ninhbinh.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật tổ chức HĐnd và ubnd (sửa đổi) ngày 21/6/1994
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd (sửa đổi) ngày 21/6/1994
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> V/v: Phê duyệt Đề án khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> C«ng M¸y §¬n gi¸ §µo vËn chuyÓn ®Êt trong ph¹m vi 500m b»ng m¸y c¹p 16m
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> V/v Đổi tên và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chưc bộ máy của Sở Công nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh của uỷ ban nhân dân tỉnh ninh bìNH

tải về 57.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương