Vật lý hạt nhân Câu 1



tải về 89.99 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích89.99 Kb.
#32756
Vật lý hạt nhân

Câu 1. Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có

A. cùng khối lượng. B. cùng số prôtôn. C. cùng số nuclôn. D. cùng số nơtrôn.



Câu 2. Trong ký hiệu về hạt nhân nguyên tử X (A,Z) thì giá trị của A và Z lần lượt là

A. số nơtron và số proton. B. số proton và số nơtron.

C. số nuclon và số proton. D. số nuclon và số nơtron.

Câu 3. Khi nói về tia , điều nào sau đây là sai ?

A. Khi đi trong không khí, tia làm ion hóa không khí và mất dần năng lượng.

B. Khi đi trong điện trường giữa hai bản tụ nằm ngang thì bị lệch về phía bản mang điện âm.

C. Tia thực chất là hạt nhân của nguyên tử Hêli.D. Tia phát ra từ hạt nhân với vận tốc 3.108 m/s.



Câu 4. Khi nói về tia điều nào sau đây là sai ?

A. Tia là chùm êletron.

B. Khi đi trong điện trường giữa hai bản tụ nằm ngang thì bị lệch về phía bản mang điện âm.

C. Tia có thể truyền đi được vài trăm mét trong không khí.

D. Tia phát ra từ hạt nhân với vận tốc gần bằng 3.108 m/s.

Câu 5. Khi nói về tia điều nào sau đây là đúng?

A. Tia là phản hạt của êletron. B. Tia có thể truyền đi được vài chục mét trong không khí.

C. Khi đi trong điện trường giữa hai bản tụ nằm ngang thì bị lệch về phía bản mang điện dương.

D. Trong không khí, tia có tầm bay ngắn hơn tia .



Câu 6. Khi nói về tia , điều nào sau đây là sai ?

A. Tia là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn. D. Bước sóng của tia lớn hơn bước sóng của tia X.

B. Khi đi trong điện trường giữa hai bản tụ nằm ngang thì truyền thẳng.

C. Tia có thể đi được vài cm trong chì và vài mét trong bê tông.



Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Năng lượng liên kết là toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.

B. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn trong hạt nhân.

C. Năng lượng liên kết là năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số proton.

D. Năng lượng liên kết là năng lượng liên kết các êlectron và hạt nhân nguyên tử.

Câu 8. Hạt nhân phóng xạ  và biến thành hạt nhân

A. B. C. D.



Câu 9. Tìm phát biểu sai về phóng xạ.

A. Có những chất phóng xạ do con người tạo ra. B. Có những quặng phóng xạ có sẵn trong tự nhiên.

C. Phóng xạ là một trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân.

D. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân bị kích thích phóng ra các tia phóng xạ.



Câu 10. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về phóng xạ?

A. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra sóng điện từ.

B. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia , , .

C. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia nhìn thấy và biến đổi thành hạt nhân khác.

D. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử tự phát ra tia phóng xạ để biến đổi thành hạt nhân khác.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói phản ứng hạt nhân tuân theo định luật:

A. Bảo toàn số nuclôn. Bảo toàn điện tích. B. Bảo toàn năng lượng.

C. Bảo toàn động lượng của hệ các hạt tham gia phản ứng. D. Bảo toàn khối lượng của hệ.

Câu 12. Cho phản ứng hạt nhân :  + Al  X + n. Hạt nhân X là

A. Ng B. Na C. P D. Ne



Câu 13. Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng nghỉ E và khối lượng m của vật là

A. E = mc2. B. E = 2mc2. C. E = m2c. D. E =mc2/2.



Câu 14. Năng lượng liên kết của hạt  là 28,4 MeV, của hạt là 186,6 MeV. Hạt bền vững hơn hạt  là do:

A. Hạt nhân có số khối càng lớn thì càng bền vững.

B. Hạt nhân nào có năng lượng liên kết lớn hơn thì bền vững hơn.

C. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

D.  là đồng vị phóng xạ còn là đồng bị bền.

Câu 15. MeV/c2 là đơn vị của

A. trọng lượng. B. năng lượng. C. điện thế. D. khối lượng.



Câu 16. Sự tổng hợp các hạt nhân hiđrô thành hạt nhân hêli dễ xảy ra ở

A. nhiệt độ thấp và áp suất thấp. B. nhiệt độ cao và áp suất cao.

C. nhiệt độ thấp và áp suất cao. D. nhiệt độ cao và áp suất thấp.

Câu 17. Hạt nhân phóng xạ - . Hạt nhân con được sinh ra có

A. 7 prôtôn và 7 nơtrôn. B. 7 prôtôn và 6 nơtrôn. C. 5 prôtôn và 6 nơtrôn. D. 6 prôtôn và 7 nơtrôn.



Câu 18. Hạt nhân của các đồng vị

A. khối lượng bằng nhau. C. điện tích bằng nhau. B. số nuclôn bằng nhau. D. số nơtrôn bằng nhau.



Câu 19. Có 124 nơtron trong đồng vị Pb206. Trong đồng vị Pb208 có

A. 122 nơtron. B. 124 nơtron. C. 126 nơtron. D. 128 nơtron.



Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng và đầy đủ nhất khi nói về hạt nhân chì có ký hiệu ?

A. Hạt nhân có 206 nuclôn gồm 82 prôton và 124 nơtrôn. B. Khối lượng 1 mol chì là M = 206 (u).

C. Khối lượng của nguyên tử chì là m = 206g.

D. Hạt nhân có 206 nuclôn gồm 82 prôton và 124 nơtrôn, khối lượng 1 mol chì là M = 206 (u) và khối lượng của nguyên tử chì là m = 206g.



Câu 21. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tia phóng xạ:

A. Tia anpha đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện bị lệch về phía bản âm của tụ.

B. Tia bêta đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện bị lệch về phía bản dương của tụ.

C. Tia gama không bị lệch khi đi qua điện trường.

D. Phóng xạ gama là phóng xạ đi kèm theo các phóng xạ anpha và bêta.

Câu 22. Sự có mặt của electron trong các tia phóng xạ được giải thích là do:

A. Thành phần cấu tạo của hạt nhân gồm có prôtôn, nuclôn, phôton và electron.

B. Những electron ở lớp vỏ nguyên tử chất phóng xạ bị kích thích và bật ra.

C. Chất phóng xạ phát ra hạt  có động năng lớn và hạt này đập vào các nguyên tử trung hoà làm bật ra electron và bị iôn hoá.

D. Thành phần cấu tạo của hạt nhân gồm có prôtôn, nuclôn, phôton và electron và chất phóng xạ phát ra hạt  có động năng lớn nên tạo ra electron.

Câu 23. Trong một bình chứa chất phóng xạ Bitmut người ta thấy trong các tia phóng xạ có cả các hạt  và . Đó là do

A. hạt nhân vừa phóng xạ  vừa phóng xạ -.

B. hạt nhân phóng xạ , sau đó hạt  phóng xạ -.

C. hạt nhân phóng xạ -, sau đó hạt - phóng xạ .

D. hạt nhân phóng xạ -, sau đó hạt nhân con phóng xạ .

Câu 24. Chọn câu trả lời sai khi nói về phản ứng hạt nhân.

A. Phản ứng hạt nhân sinh ra các hạt có tổng khối lượng bé hơn khối lượng của các hạt ban đầu là phản ứng toả năng lượng.

B. Urani là nguyên tố thường được dùng trong phản ứng phân hạch.

C. Hai hạt nhân rất nhẹ như Hiđrô, Hêli kết hợp lại với nhau là phản ứng nhiệt hạch.

D. Phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch.

Câu 25. Khi nói về phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tổng khối lượng các hạt tương tác nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sản phẩm.

B. Tổng độ hụt các hạt tương tác nhỏ hơn tổng độ hụt khối các hạt sản phẩm.

C. Các hạt nhân sản phẩm bền hơn các hạt nhân tương tác.

D. Tổng năng lượng liên kết của các hạt sản phẩm lớn hơn tổng năng lượng liên kết của các hạt tương tác.

Câu 26. Hạt X, Y trong hai phản ứng: ;

lần lượt là

A. . B. . C. . D. .

Câu 27. Hạt nhân X có ký hiệu có năng lượng liên kết E. Gọi mp và mn là khối lượng của prôtôn và nơtrôn tương ứng, c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Biểu thức khối lượng của hạt nhân X là

A. Z.mp + (A - Z)mn. C. Z.mp + (A - Z)mn +E/c2.

B. Z.mp + (A - Z)mn - E/c2. D. Z.mp + Amn + E/c2.

Câu 28. Hạt nhân đang đứng yên thì phóng xạ α. Ngay sau đó, động năng của hạt α

A. lớn hơn động năng của hạt nhân con. B. chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con

C. bằng động năng của hạt nhân con. D. nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.

Câu 29. Cho 4 loại tia phóng xạ α, β-, β+, γ đi qua một tụ điện phẳng theo phương song song với các bản tụ. Kết luận nào sau đây sai?

A. Tia α bị lệch về phía bản âm của tụ điện. B. Tia β- bị lệch về phía bản dương của tụ điện.

C. Tia γ truyền theo phương song song với các bản tụ. D. Tia α bị lệch nhiều hơn tia β+ vì có điện tích lớn hơn.

Câu 30. Kết luận nào sau đây sai khi nói về phản ứng: n + ?

A. Đây là phản ứng toả năng lượng. B. Đây là phản ứng phân hạch.

C. Điều kiện xảy ra phản ứng là nhiệt độ rất cao. D. Năng lượng toàn phần của phản ứng được bảo toàn.

Câu 31. Chất Iốt phóng xạ dùng trong y tế để điều trị bứu cổ có chu kỳ bán rã T = 8 ngày đêm. Lúc đầu có 400g chất này thì sau 24 ngày đêm còn lại

A. 25g. B. 30g. C. 20g. D. 50g.



Câu 32. Một chất phóng xạ có độ phóng xạ giảm 4 lần sau 7 ngày đêm. Chu kỳ bán rã của chất này là

A. 14 ngày. B. 7 ngày. C. 3,5 ngày. D. 28 ngày.



Câu 33. Hạt nhân phóng xạ U đứng yên phát ra hạt  và biến đổi thành hạt nhân Th. Biết khối lượng của các hạt nhân: m = 4,0015u; mTh = 229,9737u; mU = 233,9904 u; 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng của phản ứng phân rã này là:

A. 22,16 MeV. B. 14,15 eV. C. 14,15 J. D. 14,1512 MeV.



Câu 34. Cho phản ứng hạt nhân: hai hạt nhân X1 và X2 tương tác với nhau, tạo thành hạt nhân Y và một proton. Nếu năng lượng liên kết của các hạt nhân X1, X2 và Y lần lượt là 2MeV, 1,5MeV và 4MeV thì năng lượng phản ứng tỏa ra là

A. 2 MeV. B. 2,5 MeV. C. 1 MeV. D. 0,5 MeV.



Câu 35. Pôlôni phóng xạ anpha với chu kỳ bán rã T = 138 ngày. Hằng số phóng xạ của pôlôni có giá trị:

A.   5,02.10-3 (s-1) B.   2,09.10-4 (s-1) C.   5,81.10-8 (s-1) D.   58,1.10-8 (s-1)



Câu 36. Côban phóng xạ - với chu kỳ bán rã T = 5,27 năm. Sau thời gian bao lâu thì 75% khối lượng của khối chất phóng xạ phân rã hết?

A. t = 5,27 năm B. t = 7,905 năm C. t = 10,54 năm D. 21,08 năm



Câu 37. Cho phản ứng hạt nhân U + n  + 3n + 7. A và Z có

A. A = 142; Z = 56 B. A = 140; Z = 58 C. A = 133; Z = 58 D. A = 138; Z = 58



Câu 38. Khối lượng của hạt nhân Be là 10,0113u, khối lượng của proton mp = 1,0072 u, của notron mn = 1,0086 u cho u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này là

A. 6,43 MeV. B. 64,3 eV. C. 0,643 MeV. D. 64,3321 MeV.



Câu 39. Cho khối lượng hạt nhân hêli, prôtôn và nơtrôn lần lượt là mHe = 4,002 (u), mP = 1,007 (u); mn = 1,009 (u); 1 u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân He bằng

A.  = 6,8952MeV. B.  = 6,9825MeV. C.  = 27,93MeV. D.  = 279,3MeV.



Câu 40. Cho dạng đồ thị năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân có dạng như hình vẽ. Hãy chọn câu sai?

A
m


. Các hạt nhân rất nhẹ có năng lượng liên kết riêng nhỏ nên kém bền vững hơn các hạt nhân trung bình

B. Các hạt nhân rất nặng có năng lượng liên kết riêng nhỏ nên kém bền vững hơn các hạt nhân trung bình

C. Các hạt nhân có khối trung bình bền vững hơn vì có năng lượng liên kết riêng lớn hơn

D. Nếu phá vỡ một hạt nhân trung bình thành hai hạt nhân nhẹ hơn thì sẽ có phản ứng toả năng lượng vì tạo ra các hạt nhân kém bền vững hơn.



Câu 41. Cho mC = 12,00055u; mp = 1,0073u; mn = 1,0087u, 1u.c2 = 931MeV. Tính năng lượng liên kết riêng của hạt nhân .

A. 7,54MeV B. 7,9MeV C. 7,7MeV D. 7.405MeV



Câu 42. Hạt nhân phóng xạ đứng yên phát ra hạt  theo phương trình phân rã: . Năng lượng toả ra của phản ứng này là 14,15 MeV. Động năng của hạt  là: (xem khối lượng hạt nhân gần đúng bằng số khối tính theo đơn vị u).

A. 13,72 MeV B. 12,91 MeV C. 13,91 MeV D. 12,79 MeV



Câu 43. Một hạt  có động năng K = 5 MeV bắn phá hạt đang đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân tạo thành các hạt Phốtpho và nơtrôn. Phản ứng thu năng lượng 1,2 MeV. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Tổng động năng các hạt sau phản ứng là 6,2 MeV.

B. Tổng động năng các hạt sau phản ứng là 5 MeV vì năng lượng bảo toàn.

C. Tổng động năng các hạt sau phản ứng là 3,8 MeV.

D. Vì chưa biết phương chuyển động của các hạt nên không thể tính được tổng động năng các hạt sau phản ứng.

Câu 44. Biết năng lượng liên kết riêng của D và của X lần lượt là 1,09 MeV và 2,54 MeV. Phản ứng nhiệt hạch D + D  X + n toả năng lượng

A. 1,45 MeV. B. 0,36MeV. C. 3,26 MeV. D. 5,44 MeV.



Câu 45. Dùng hạt có động năng Kp = 5,58MeV để bắn phá hạt nhân đang đứng yên tạo ra phản ứng: . Sau khi phản ứng, hạt có động năng K = 6,6MeV. Biết khối lượng của các hạt là: mp = 1,0073u; mNa = 22,9850u; mNe = 19,9869u; m = 4,0015u và . Động năng hạt nhân Ne sau phản ứng bằng

A. 1,02MeV. B. 2,61MeV. C. 6,09MeV. D. 0,51MeV.



Câu 46. Cho phản ứng tổng hợp hạt nhân: D + D  X + n. Biết độ hụt khối của hạt D là mD = 0,00365u và của hạt X là mX = 0,00380u. Phản ứng này

A. toả năng lượng là 3,26 MeV. B. toả năng lượng là 5,49 MeV.

C. thu năng lượng là 5,49 MeV D. toả năng lượng là 5,49 MeV

Câu 47. Thành phần đồng vị phóng xạ C14 có trong khí quyển có chu kỳ bán rã là 5568 năm. Mọi thực vật sống trên Trái Đất hấp thụ cacbon dưới dạng CO2 đều chứa một lượng cân bằng C14. Trong một ngôi mộ cổ, người ta tìm thấy một mảnh xương nặng 18g với độ phóng xạ 112 phân rã/phút. Hỏi vật hữu cơ này đã chết cách đây bao nhiêu lâu, biết độ phóng xạ từ C14 ở thực vật sống là 12 phân rã/phút.
A. 5734,35 năm. B. 7689,87năm. C. 3246,43 năm. D. 5275,86 năm.

Câu 48. Biết U235 có thể bị phân hạch theo phản ứng sau : . Khối lượng của các hạt tham gia phản ứng: mU = 234,99332u; mn = 1,0087u; mI = 138,8970u; mY = 93,89014u; 1uc2 = 931,5MeV. Nếu có một lượng hạt nhân U235 đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1010 hạt U235 phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân nơtrôn là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma. Năng lượng toả ra sau 5 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả phân hạch kích thích ban đầu) bằng
A. 175,85MeV. B. 11,08.1012MeV. C. 5,45.1013MeV. D. 8,79.1012MeV.

Câu 49. V2 Một gam chất phóng xạ trong 1 giây phát ra 4,2 .1013 hạt . Khối lượng nguyên tố của chất phóng xạ này là 58,933 u; 1 u = 1,66 . 10-27 kg. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ là

A. 1,78 . 108 s. B. 1,68 . 108 s. C. 1,86 . 108 s. D. 1,87 .108 s.



Câu 50. Để đo chu kì bán rã của một chất phóng xạ , người ta dùng máy đếm xung. Máy bắt đầu đếm tại thời điểm t = 0. Đến thời điểm t1 = 7,6 ngày máy đếm được n1 xung. Đến thời điểm t2=2t1 máy điếm được n2=1,25n1. Chu kì bán rã của lượng phóng xạ trên là bao nhiêu ?

A. 3,8 ngày. B. 7,6 ngày. C. 3,3 ngày. D. 6,6 ngày.



Câu 51. Dùng hạt prôtôn có động năng Kp = 8,0MeV bắn vào hạt nhân đứng yên, ta thu được hạt và hạt X có động năng tương ứng là Kα = 2,0MeV; KX = 0,4MeV. Coi rằng phản ứng không kèm theo bức xạ gamma, lấy khối lượng hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối của nó. Góc giữa vectơ vận tốc của hạt α và hạt X là

A. 300. B. 600. C. 1200. D. 1500.



*Câu 52: Chất phóng xạ P210 (Polôni) có chu kỳ bán rã 138 ngày. Khối lượng Polôni có độ phóng xạ 1Ci là

A. m = 0,112mg. B. m = 0,222mg. C. m = 0,122mg. D. m = 0,125mg.



*Câu 53. Hai mẫu phóng xạ X và Y có cùng độ phóng xạ H0 vào thời điểm ban đầu (t = 0). Chu kỳ bán rã của X và Y lần lượt là 2 giờ và 3 giờ. Độ phóng xạ tổng cộng của chúng sau 6 giờ là:

A. H0/4. B. H0/8. C. 3H0/8. D. 3H0/16.



Câu 54. Một hạt có khối lượng nghỉ m0 chuyển động với tốc độ v = , với c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Tỉ số giữa động năng và năng lượng nghỉ của hạt là

A. 1. B. 0,5. C. . D. 2.



Câu 55. Người ta dùng hạt prôtôn, có động năng Kp = 5,45 MeV, bắn vào hạt nhân đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân tạo thành hạt α và một hạt X. Động năng của hạt α và của hạt X lần lượt là Kα = 4 MeV và KX = 3,575 MeV. Lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Góc tạo bởi hướng bay của hạt α và hướng bay của hạt prôtôn là

A. 1200. B. 600. C. 450. D. 900.



Câu 56. Ban đầu có mẫu phóng xạ X nguyên chất phóng xạ ra tia α để tạo thành hạt nhân con Y thì sau thời gian 12h kể từ thời điểm ban đầu tỉ số giữa số nguyên tử Y thu được với số nguyên tử X còn lại là 3.Vậy chu kì bán rã của X bằng

A. 8h. B. 6h. C. 7h. D. 9h.



Câu 57. Một lò phản ứng hạt nhân có công suất P = 5MW. Biết rằng cứ mỗi phân rã sản ra một năng lượng E = 200MeV và hiệu suất của lò là H = 17%. Cho NA = 6,023.1023mol-1. Mỗi ngày đêm lò phải dùng một khối lượng Urani bằng

A. m = 11,1g. B. m = 21,1g. C. m = 31g. D. m = 41,1g.



Câu 58. Bắn một hạt proton có khối lượng mp vào hạt nhân Li đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống hệt nhau có khối lượng mx bay ra cùng độ lớn vận tốc và hợp với phương ban đầu của proton một góc 450. Tỉ số độ lớn vận tốc của hạt X (v’) và hạt proton (v) là

A. . B. . C. . D. .



Câu 59. U238 phân rã thành Pb 206 với chu kỳ bán rã 4,47.109 năm. Một khối đá chứa 93,94.10-5 kg và 4,27.10-5 kg Pb. Giả sử khối đá lúc đầu hoàn toàn nguyên chất chỉ có U238. Tuổi của khối đá là

A. 5,28.106năm. B. 3,64.108năm. C. 3,32.108năm. D. 6,04.109năm.



Câu 60. Bắn một prôtôn vào hạt nhân Li đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp với phương tới của prôtôn các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôtôn và tốc độ của hạt nhân X là

A. 0,25. B. 2. C. 0,5. D. 4.



Câu 61. Hạt  có động năng K = 1,6839 MeV đập vào hạt nhân Nitơ N đứng yên gây ra phản ứng:  + N  + p . Phản ứng thu 1,2102 MeV. Tổng động năng của các hạt sinh ra là

A. 0,3764 MeV. B. 0,4637 MeV. C. 0,4673 MeV. D. 0,4735MeV.



Câu 62. Người ta dùng prôtôn có động năng Kp = 5,45 MeV bắn phá hạt nhân Beri Be đứng yên. Hai hạt sinh ra là hạt  và X. Biết hạt  có vận tốc vuông góc với vận tốc prôtôn và có động năng K = 4 MeV. Coi gần đúng khối lượng của hạt nhân có số trị bằng số khối của nó). Động năng của hạt X là

A. 3,575 MeV. B. 5,565 MeV. C. 4,125 MeV. D. 4,635 MeV.



Câu 63. Hạt nhân đứng yên, phân rã thành hạt nhân X:. Biết khối lượng các nguyên tử tương ứng là mPo = 209,982876u, mHe = 4,002603u, mX = 205,974468u. Biết 1u = 931,5 MeV/c2, c=3.108 m/s. Vận tốc hạt bay ra xấp xỉ bằng

A. 16.106 m/s. B. 1,6.106 m/s. C. 12.106 m/s. D. 1,2.106 m/s.



Câu 64. là hạt nhân phóng xạ β-, hạt nhân tạo thành là hạt nhân bền Co. Ban đầu có một mẫu nguyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số số hạt nhân Co và Fe trong mẫu là 3:1 và tại thời điểm t2 = t1 + 138 (ngày đêm) tỉ số đó là 31:1. Chu kì bán rã của

A. 46 ngày đêm. B. 27,6 ngày đêm. C. 138 ngày đêm. D. 69,2 ngày đêm.



Câu 65. Một bệnh nhân ung thư điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia để diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã T = 4 tháng (coi ) và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia như lần đầu?

A. 28,2 phút. B. 24,2 phút. C. 40 phút. D. 20 phút.



Câu 66. Một pho tượng cổ bằng gỗ biết rằng độ phóng xạ của nó bằng 0,42 lần độ phóng xạ của một mẫu gỗ tươi cùng loại vừa mới chặt có khối lượng bằng 2 lần khối lượng của pho tượng cổ này. Biết chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ là 5730 năm. Tuổi của pho tượng cổ này gần bằng

A. 4141,3 năm. B. 1414,3 năm. C. 144,3 năm. D. 1441,3 năm.



Câu 67. Để xác định lượng máu trong bệnh nhân người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ dung dịch chứa đồng vị phóng xạ Na24( chu kỳ bán rã 15 giờ) có độ phóng xạ 4,44.106phân rã/phút. Sau 7,5 giờ người ta lấy ra 1cm3 máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ 502 phân rã/phút. Thể tích máu của người đó bằng bao nhiêu?
A. 6,25 lít. B. 6,54 lít. C. 5,52 lít. D. 6,00 lít.

Câu 68. Để xác định chu kỳ bán rã T của một đồng vị phóng xạ, người ta thường đo khối lượng đồng vị phóng xạ đó trong mẫu chất khác nhau 8 ngày được các thông số đo là 8µg và 2µg.Tìm chu kỳ bán rã T của đồng vị đó?

A. 4 ngày. B. 2 ngày. C. 1 ngày. D. 8 ngày.



Câu 69. Ngày nay tỉ lệ của U235 là 0,72% urani tự nhiên, còn lại là U238. Cho biết chu kì bán rã của chúng là 7,04.108 năm và 4,46.109 năm. Tỉ lệ của U235 trong urani tự nhiên vào thời kì trái đất được tạo thánh cách đây 4,5 tỉ năm là
A.32%. B.46%. C.23%. D.16%.

Câu 70. Cho chùm nơtron bắn phá đồng vị bền ta thu được đồng vị phóng xạ . Đồng vị phóng xạ có chu trì bán rã T = 2,5h và phát xạ ra tia -. Sau quá trình bắn phá bằng nơtron kết thúc người ta thấy trong mẫu trên tỉ số giữa số nguyên tử và số lượng nguyên tử = 10-10. Sau 10 giờ tiếp đó thì tỉ số giữa nguyên tử của hai loại hạt trên là

A. 1,25.10-11. B. 3,125.10-12. C. 6,25.10-12. D. 2,5.10-11.



Câu 71. Cho phản ứng hạt nhân ++ . Biết độ hụt khối của là ( ∆mD = 0,0024u, ∆mHe = 0,0505u và 1u = 931,5Mev/c2, NA = 6,022.1023 mol-1. Nước trong tự nhiên có chứa 0,015% D2O, nếu toàn bộ được tách ra từ 1kg nước làm nhiên liệu dùng cho phản ứng trên thì toả ra năng lượng là
A. 3,46.108KJ. B.1,73.1010KJ. C.3,46.1010KJ. D. 30,762.106 kJ.

Câu 72. Người ta trộn 2 nguồn phóng xạ với nhau. Nguồn phóng xạ có hằng số phóng xạ là , nguồn phóng xạ thứ 2 có hằng số phóng xạ là . Biết . Số hạt nhân ban đầu của nguồn thứ nhất gấp 3 lần số hạt nhân ban đầu của nguồn thứ 2. Hằng số phóng xạ của nguồn hỗn hợp là

A. . B. . C. . D. .



Câu 73. Một người bệnh phải chạy thận bằng phương pháp phóng xạ. Nguồn phóng xạ đuợc sử dụng có chu kỳ bán rã ngày. Trong lần khám đầu tiên người bệnh được chụp trong khoảng thời gian 12phút. Do bệnh ở giai đoạn đầu nên trong 1 tháng người này 2 lần phải tới bệnh viện để chụp, cụ thể lịch hẹn với bác sĩ như sau:

Thời gian: 08h Ngày 05/11/2012

PP điều trị: Chụp phóng xạ (BS. Vũ Ngọc Minh)

Thời gian: 08h Ngày 20/11/2012

PP điều trị: Chụp phóng xạ (BS. Vũ Ngọc Minh)

Hỏi ở lần chụp thứ 3 người này cần chụp trong khoảng thời gian bằng bao nhiêu để nhận được liều lượng phóng xạ như các lần trước? Coi rằng khoảng thời gian chụp rất nhỏ so với thời gian điều trị mỗi lần.

A. 15,24phút B. 18,18phút C. 20,18phút D. 21,36phút.



Câu 74 . Tính công cần thiết để tăng tốc một electron từ trạng thái nghỉ đến vận tốc 0,50c.
A.0,144m0c2. B.0,225m0c2. C.0,25m0c2. D.0,5m0c2.

Câu 75. Một gia đình sử dụng hết 1000Kwh điện trong một tháng. Cho tốc độ ánh sáng là 3.108 m/s. Nếu có cách chuyển một tờ giấy nháp nặng 0,1g thành điện năng thì sẽ đủ cho gia đình sử dụng trong bao lâu?

A. 625 năm. B. 208 năm 4 tháng. C. 150 năm 2 tháng. D. 300 năm tròn.


Lưu ý: - Các hằng số sử dụng trong bài: Hằng số Plăng h = 6,625.10-24J.s ; Vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; Độ lớn của điện tích electron e = 1,6.10-19C.

- Những câu có dấu * là bài toán nâng cao thêm chương trình SGK cơ bản.

tải về 89.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương