VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



tải về 0.58 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.58 Mb.
#1407
1   2   3   4   5   6

  • Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vai trò hậu phương trong cuộc kháng chiến toàn quôc chống thực dân Pháp. Theo anh (chị), mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến được biểu hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)



    • Đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương, Lê-nin đã nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách nghiêm chỉnh phải có một hậu phương tổ chức vững chắc.”

    Bằng thực tiễn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hãy chứng minh rằng: Đảng và nhân dân ta đã xây dựng cho mình một hậu phương vững mạnh.

    • Cho biết tác dụng của việc xây dựng hậu phương đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

    (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)

    1. Trong mỗi nhóm sự kiện lịch sử dưới đây, hãy chọn ba sự kiện có mối quan hệ gần gũi với nhau và nêu ngắn gọn mối quan hệ ấy.

    1 - Phong trào công nhân 1926 – 1929; phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939, cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

    2 - Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương (3 – 1945), Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15 – 8 –1945), Quốc dân đại hội Tân trào (16, 17 – 8 – 1945), tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945.

    3 - Chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến thắng Nghĩa Lộ (1948), chiến thắng Biên Giới (1950), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

    (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006)

    1. Trên mặt trận quân sự, quân và dân ta chủ động tiến công địch từ nhỏ đến lớn, chiến tranh du kích đến chiến tranh chính quy, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích một cách nhịp nhàng, cân đối trên từng chiến trường và trên phạm vi cả nước. Bằng những kiến thức lịch sử cụ thể từ năm sau năm 1945 đến năm 1954, anh (chị) hãy chứng minh điều đó.

    2. Trình bày quá trình đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao của nhân dân ta trong thời gian từ 2 – 9 – 1945 đến 21 – 7 – 1954 nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ độc lập dân tộc.

    (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)

    1. Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng? Trình bày những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).



    • Phân tích đường lối kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

    • Chứng minh rằng: “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự can can thiệp của Mỹ (1946 – 1954) của ta là một cuộc kháng chiến toàn diện.”

    (Đề HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)

    1. Bằng những sự kiện lịch sử, anh (chị) hãy chứng minh rằng cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) không chỉ là cuộc chiến tranh giải phóng mà còn là bước kế tục sự nghiệp xây dựng xã hội mới của nhân dân ta.

    (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)

    1. Lập bảng thống kê trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), theo yêu cầu sau:

      Thời gian

      Các đời tướng Pháp

      Âm mưu và kế hoạch của chúng

      Những thắng lợi của ta

      Ý nghĩa lịch sử
















    2. Lập bảng kê về các tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam từ năm 1930 đến 1954 theo các nội dung sau:

      TT

      Tên tổ chức Mặt trận

      Thời gian hoạt động

      Chủ trương lớn

      Kết quả hoạt động
















    3. Vẽ sơ đồ về tiến trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp trong toàn quốc (1946 – 1954) qua các mốc lịch sử chính và giải thích vị trí, ý nghĩa của các mốc lịch sử đó.

    (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)

    1. Trình bày những điểm khác biệt về mục tiêu, nhiệm vụ và tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kì 1945 – 1954 so với thời kì 1939 – 1945? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?

    2. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập cho đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Đảng ta đã họp đại hội bao nhiêu lần? Trình bày hoàn cảnh và nội dung của từng đại hội.

    (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

    1. Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong giai đoạn 1946 đến 1954 theo thứ tự sau: thời gian – chủ trương, hoạt động của ta – âm mưu, biện pháp của thực dân Pháp.

  • 21. MIỀN BẮC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI, MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GÌN GIỮ HOÀ BÌNH (1954 – 1960)

    Do đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Trong tình hình đó, mỗi miền Bắc – Nam thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội; miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, từng bước đưa cách mạng tiến lên.

    1. Trình bày đặc điểm tình hình nước ta từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và những yêu cầu của Cách mạng Việt Nam. Phân tích mối quan hệ giữa nhiệm vụ của cách mạng hai miền.

    2. Phân tích đặc điểm tình hình nước ta từ sau khi kí Hiệp định Giơnevơ về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương và nêu rõ nhiệm vụ và vị trí của cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam.

    3. Trình bày những chuyển biến của xã hội miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1960.

    4. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân ta ở miền Nam đã diễn ra như thế nào trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ?

    5. Phân tích điều kiện bùng nổ và ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam (1959 – 1960).

    (Đề thi HSG Quốc gia năm 2009)

    1. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả. Tại sao “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

    2. Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

    (Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002)

    22. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ Ở MIỀN NAM (1961 – 1965)


    Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, nhân dân ta phát triển cuộc khởi nghĩa quần chúng lên chiến tranh cách mạng, chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ.

    1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Đại hội.

    2. Trình bày âm mưu và thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam.



    1. Những thắng lợi lớn của quân dân miền Nam trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ từ 1961 đến 1965.

    (Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005)

    1. Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân ta ở miền Nam đã diễn ra như thế nào trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ?

    2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh nào? Tóm lược diễn biến, kết quả và giải thích vì sao “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

    3. Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 – 1964): “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến hành những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.”

    4. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ ở miền Nam có gì khác nhau giữa hai giai đoạn 1954 – 1960 và 1961 – 1965?

    23. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” Ở MIỀN NAM VÀ CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965 – 1968)

    Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh không quân, hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất). Giai đoạn này cả nước có chiến tranh, nhân dân hai miền trực tiếp đánh Mĩ: miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”; miền Bắc chống chiến tranh phá hoại, tiếp tục sản xuất, xây dựng trong chiến tranh và làm nghĩa vụ hậu phương kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc.

    1. Đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu và thủ đoạn gì trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam (1965 – 1968)?

    2. Trình bày những thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam (1965 – 1968). Nêu ý nghĩa của thắng lợi Vạn Tường (8 – 1965).

    3. Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam tết Mậu thân (1968)?

    (Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002)

    1. Đế quốc Mĩ đã thực hiện âm mưu và dùng thủ đoạn gì trong chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1968? Cho biết miền Bắc đã lập được những thành tích gì trong sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ trong giai đoạn này.

    2. Phân tích điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

    (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005)

    1. Từ năm 1965 đến năm 1968, quân dân ta ở miền Bắc đã chiến đấu và sản xuất như thế nào và đã đáp ứng những yêu cầu gì của cách mạng cả nước?

    24. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HOÁ CHIẾN TRANH” Ở MIỀN NAM VÀ CHIẾN TRANH PHÁ HOẠT MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1969– 1973)


    Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiến hành chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh không quân, hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ hai); miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mĩ. Thời gian giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại, miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, làm nghĩa vụ hậu phương.

    1. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” (1969 – 1973)? Nêu những thắng lợi chung của ba nước Đông Dương trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống hai chiến lược này.

    2. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam: diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa.

    3. Điền vào 2 bảng thống kê dưới đây những sự kiện thích hợp:

    Bảng 1: Âm mưu của Mỹ trong việc thực hiện 3 chiến lược chiến tranh xâm lược ở miền Nam từ 1961 đến 1973

    Tên chiến lược

    Hình thức

    Âm mưu

    Thủ đoạn

    Phạm vi thực hiện
















    Bảng 2: Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam nhằm làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ.

    Tên chiến lược

    Chiến thắng mở đầu

    Chiến thắng kết thúc

    Kết quả















    1. Lập bảng thống kê những thủ đoạn và những sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mỹ – Nguỵ ở ba chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá” chiến tranh, theo yêu cầu của mẫu sau:

    Chiến lược chiến tranh

    Thủ đoạn của Mỹ – Nguỵ

    Sự kiện đánh dấu sự thất bại của Mỹ – Nguỵ ở chiến lược chiến tranh

    “Chiến tranh đặc biệt”







    “Chiến tranh cục bộ”







    “Việt Nam hoá” chiến tranh







    (Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003)

    1. Bốn thắng lợi nào của quân dân miền Nam có ý nghĩa đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam? Hãy giải thích vì sao?

    2. Đọc đoạn viết (dưới đây) trình bày lý do, mục đích, thời gian và những điểm giống nhau, khác nhau của ba chiến lược chiến tranh do Mĩ - ngụy thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

    Hãy sửa những chi tiết sai và điền những nội dung còn thiếu vào chỗ trống:

    “Sau hàng loạt thủ đoạn “tố cộng”, “diệt cộng”, để cứu vãn chế độ ngụy…………...........…, trong thời gian từ 1959 đến 1973, Mĩ – Ngụy đã lần lượt thực hiện ba chiến lược chiến tranh.……….........…… ở miền Nam Việt Nam. Ba chiến lược chiến tranh này tuy có điểm giống nhau đều là “loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới” của Mĩ; nhưng có những điểm khác nhau về:

    + Vai trò của quân Mĩ, quân ngụy và chư hầu………………………………………….......................……...............…………...

    + Phạm vi chiến tranh…………………………………………………………............................................................................................

    + Qui mô chiến tranh…………………………………………………………...........................................................................................”

    (Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2003)


    1. Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội từ năm 1969 đến 1973?

    2. Quân và dân miền Bắc đã đánh bại những cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ cuối năm 1972 như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa.

    3. Miền bắc đã thực hiện nghĩa vụ của hậu phương như thế nào đối với tiền tuyến miền Nam từ năm 1969 đến năm 1973?

    4. Những thắng lợi của quân dân ta ở hai miền Nam – Bắc trong những năm 1965 – 1968 và 1969 – 1973 như thế nào?

    5. Đánh giá những thắng lợi quân sự của quân và dân ta trực tiếp dẫn tới việc triệu tập Hội nghị và ký kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

    (Đề thi HSG Quốc gia năm 2008)

    1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973). Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định đó?

    (Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002)

    1. Lập bảng kê về nội dung và ý nghĩa của các Nghị quyết của Đảng Lao động Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ theo yêu cầu sau:

      Thời gian ra Nghị quyết,

      tên Nghị quyết



      Nội dung chủ yếu của Nghị quyết

      Tác dụng trực tiếp của Nghị quyết










    2. Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu ba dân tộc Việt Nam – Lào – Campuchia? Kết quả ra sao?

    3. Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 và Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973: hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định.

    25. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

    Sau Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, Mĩ rút quân về nước, Miền Bắc khắc phục những hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam; miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chếm”, tạo thế và lực tiến tới cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ.

    1. Khái quát tình hai miền Bắc, Nam Việt Nam từ khi Hiệp định Pari được kí kết (tháng 1 – 1973) đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975?

    (Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2006)

    1. Cuối năm 1974 – mùa Xuân 1975, sau mỗi thắng lợi lớn trên chiến trường, Đảng ta đã có những chủ trương, quyết định nào để sớm giải phóng hoàn toàn miền Nam?

    (Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2008)

    1. Trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

    2. Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 – 3 – 1975 nêu rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền nam...”. Nghị quyết đó đã đưa đến thắng lợi nào của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?

    3. Căn cứ những điều kiện lịch sử nào mà Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam trong 2 năm: 1975 và 1976? Chủ trương đó được thực hiện như thế nào?

    4. Phân tích những điểm khác nhau giữa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

    5. Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” và “Ngăn đe thực tế” của Mĩ đã ứng dụng như thế nào trong chiến tranh xâm lược Việt Nam? Sự thất bại của nó?

    6. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975:

    + Công tác chuẩn bị.

    + Điền những ký hiệu thể hiện những nét diễn biến chính của từng chiến dịch vào bản đồ (kèm theo ở trang bên).



    BẢN ĐỒ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975

    Phân tích nguyên nhân thành công và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

    (Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2000)

    1. Những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo của Đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam.

    (Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2005)

    1. Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

    (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)

    1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta (1954 – 1975). Phân tích nguyên nhân thắng lợi quan trọng nhất.

    2. Lập bảng hệ thống những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta ở hai miền Nam – Bắc trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).

    3. Những thành tựu chủ yếu của miền Bắc trong sản xuất, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ và trong việc thực hiện hậu phương kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) được thể hiện như thế nào?

    26. VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975

    Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong năm đầu là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội hai miền, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

    1. Sau thắng lợi kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, cách mạng ở hai miền Bắc – Nam có những thuận lợi và khó khăn gì? Trình bày những thành tựu trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định tình hình miền Nam sau giải phóng năm 1975.

    2. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

    (Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)

    1. Nêu những quyết định của Quốc hội khoá VI kì họp thứ nhất về một nước Việt Nam thống nhất.

    27. VIỆT NAM XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 – 1986)

    Cách mạng Việt Nam chuyển giai đoạn sang cách mạng xã hội chủ nghĩa từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Trong 10 năm (1976 – 1980 và 1981 – 1985), nhân dân ta thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất nước đồng thời với đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

    1. Trình bày những sự kiện nổi bật ở Việt Nam năm 1976. Nêu nhiệm vụ và mục tiêu kinh tế, xã hội của các kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 – 1980 và 1981 – 1985.

    2. Trong việc thực hiện từng kế hoạch Nhà nước 5 năm này, nước ta đã đạt được những thành tựu lẫn khó khăn, yếu kém gì? Nguyên nhân của những khó khăn, yếu kém đó.

    3. Nêu vắt tắt cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc Tổ quốc của nhân dân ta.

    4. Sau năm 1975, Việt Nam chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh thuận lợi và khó khăn gì?

    5. Giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã thể hiện như thế nào?

    Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang09
    Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
    Thang09 -> LẬp số CÁc số TỰ nhiêN
    Thang09 -> 1 Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước
    Thang09 -> Từ vựng tiếng Anh về các loài chim
    Thang09 -> Bài 4: SỐ phần tử CỦa một tập hợP. TẬp hợp con I. Mục tiêu
    Thang09 -> Bài 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học đồng vị I. Mục tiêu: Kiến thức
    Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Từ vựng tiếng Anh về cơ thể người
    Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí châu tiến lộc phần lịch sử thế giới cận – hiện đại
    Thang09 -> Chương 5: ĐẠi cưƠng về kim loại I. Chuẩn kiến thức kĩ NĂNG

    tải về 0.58 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
    1   2   3   4   5   6




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương