VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)



tải về 0.58 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích0.58 Mb.
#1407
1   2   3   4   5   6

6. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)

Trong những điều kiện mới, cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, song nhìn chung đều gắn với cứu nước với việc duy tân làm cho đất nước phát triển, gắn việc đánh đuổi giặc Pháp với cải biến xã hội.

  1. Những điều kiện lịch sử nào dẫn đến sự hình thành trào lưu Dân tộc chủ nghĩa trong phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ XX?

  2. Dân tộc và dân chủ là 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Hãy:

  • Giải thích khái niệm và cho biết bối cảnh xuất hiện hai nhiệm vụ này trong lịch sử cận đại Việt Nam.

  • Trong 20 năm đầu thế kỷ XX các nhà yêu nước Việt Nam đã giải quyết hai nhiệm vụ này như thế nào? Nêu nhận xét.

(Đề thi HSG 12, Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2008)

  1. a. Sự ra đời của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX (Trào lưu dân tộc chủ nghĩa):

- Bối cảnh ra đời.

- Sự khác nhau giữa hai đường lối cứu nước: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.



- Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử.

b. Yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XX là vấn đề gì?



            1. Trình bày những nét chính về hai khuynh hướng cơ bản trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (Phan Bội Châu và xu hướng bạo động, Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách).

            2. Nêu tên một số nhân vật tiêu biểu của Quảng Nam và Đà Nẵng tham gia phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2006)

  1. Khi đánh giá lại cuộc đời hoạt động cứu nước của mình, Phan Bội Châu viết “Suốt đời đã mưu tính việc gì cốt nhằm mục đích giành thắng lợi trong phút cuối cùng, dù phải thay đổi thủ đoạn, phương châm cũng không ngần ngại”. Anh (chị) hãy bình luận nhận định trên?

  2. Hãy trình bày sơ lược những chủ trương chính trị lớn của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Qua đó, nêu lên mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và cải cách xã hội.

  3. a. Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện và hạn chế.

b. Tại sao các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đều thất bại?

  1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục. Cho biết ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục trong phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  2. Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Hãy nêu rõ những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào và giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

  3. Tại sao binh lính người Việt trong quân đội Pháp lại đứng lên khởi nghĩa? Trình bày khái quát diễn biến, tính chất, kết quả, ý nghĩa của vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội (6 – 1908).

  4. Lập bảng thống kê về các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX (phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kỳ) theo mẫu sau:



  1. So sánh xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX về mục tiêu, thành phần lãnh đạo, phương thức hoạt động, tổ chức và lực lượng tham gia.

  2. Trình bày nội dung phong trào Cần Vương, phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX (đến năm 1914) theo yêu cầu của bảng sau:

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX

Bối cảnh lịch sử







Mục tiêu đấu tranh







Hình thức đấu tranh







Lực lượng tham gia







Kết quả, ý nghĩa







(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2003)

  1. Trình bày sự khác nhau về điều kiện lịch sử và khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

(Đề thi Học sinh giỏi Quốc gia năm 2008)

  1. Nhận xét về khuynh hướng chính trị, kết cục và ý nghĩa của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

(Đề thi HSG Quốc gia năm 2009)

  1. Cho biết về sự ra đời của trào lưu dân tộc chủ nghĩa vào đầu thế kỉ XX. So với phong trào yêu nước Cần Vương vào cuối thế kỉ XIX, trào lưu dân tộc chủ nghĩa có những điểm khác cơ bản nào?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh,, năm 2004)

  1. Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân tộc chủ nghĩa đã xuất hiện như thế nào ở Việt Nam? Nội dung? Phân tích mặt tích cực, hạn chế và đặc điểm của trào lưu này.

  2. Trên cơ sở phong trào dân tộc – dân chủ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, hãy đánh giá vai trò của phong trào này đối với sự phát triển của lịch sử Việt Nam thế kỉ XX?

  3. Tại sao nói trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỷ XX ở nước ta là sự kế tục phong trào Cần Vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đồng thời đã mang nhiều nét mới khác trước?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004)

  1. Những điểm mới trong phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX?

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2008)

  1. Chứng minh trào lưu dân tộc chủ nghĩa tại Việt Nam đầu thế kỉ XX diễn ra với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006)

  1. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)

7. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

Ngày 1/8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Chính phủ Pháp cũng tham gia vào cuộc chiến. Chính sách cai trị thời chiến của Pháp đã tiếp tục làm thay đổi cơ cấu kinh tế, xã hội các nước thuộc địa Pháp, trong đó có Việt Nam.

Trong thời gian này, phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau.



  1. So sánh tình kinh tế – xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) với tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

  2. Lực lượng tham gia và hình thức của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất có gì đáng chú ý? Tại sao các cuộc bạo động của tổ chức này đều thất bại?

  3. Thông qua việc trình bày nét chính về cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916) với khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên (1917), hãy đánh giá vai trò của binh lính người Việt trong phong trào yêu nước thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  4. Trong phong trào đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất có những cuộc khởi nghĩa lớn nào? Cho biết ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa đó trong phong trào giải phóng dân tộc.

  5. Các hội kín Nam Kỳ hoạt động nhằm mục đích gì? Tại sao các hội kì lại mượn hình thức tôn giáo và sử dụng bùa chú trong tổ chức và hoạt động của mình?

  6. Nêu nhận xét về thành phần tham gia chủ yếu, người lãnh đạo, địa bàn hoàn động, hình thức hoạt động của năm phong trào yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

  7. So sánh các cuộc bạo động nổi dậy chống Pháp của quần chúng nhân dân và tầng lớp binh lính Việt Nam với các hoạt động của giới sĩ phu.

8. SỰ KHỞI ĐẦU CỦA MỘT KHUYNH HƯỚNG CỨU NƯỚC MỚI TRONG PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM

Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Những hoạt động của Người trong những năm 1911 – 1918 là sự khởi đầu cho một khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam.

  1. Tại sao ngay từ khi ra đời, công nhân Việt Nam đã đấu tranh chống lại tư bản Pháp? Kể tên vài cuộc đấu tranh tiêu biểu của công nhân Việt Nam từ đầu đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918). Nêu nhận xét về phong trào công nhân trong thời kì này.

  2. Trình bày phong trào đấu tranh của quần chúng công – nông từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.

  3. Trước sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, trong 20 năm đầu thế kỷ XX của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đã diễn ra quá trình tìm kiếm con đường cứu nước mới. Bằng sự hiểu biết của mình, anh (chị) hãy làm sáng tỏ:

  1. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

  2. Con đường đi tìm chân lý của Nguyễn Ái Quốc có những điểm gì khác với con đường đi của những người đi trước?

  3. Vị trí, ý nghĩa của con đường cứu nước mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2000)

  1. Trong hoàn cảnh lịch sử nào Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Hãy tiếp tục hoàn thành sơ đồ những chặng đường trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918:



9. TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM

(1858 – 1919)

  1. Lập bảng thống kê các sự kiện chính về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

    Thời gian

    Quá trình xâm lược của thực dân Pháp

    Cuộc đấu tranh của triều đình nhà Nguyễn

    Cuộc đấu tranh của nhân dân ta













  2. Trình bày khái quát về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX. Qua đó, hãy rút ra nhận xét?

  3. Điền thời gian, sự kiện về quá trình Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến 1884 theo bảng sau:

Thời gian

Sự kiện




Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam

3/1862







Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất

20 đến 24/6/1867







Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất

15/3/1874







Pháp nổ súng chiếm được thành Hà Nội lần thứ hai

6/6/1884




(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2009)

  1. Phong trào nông dân đầu thế kỷ XX về đại thể có hai lực lượng chủ yếu đó là: phong trào nông dân Yên Thế ở phía Bắc và phong trào nông dân mang màu sắc tôn giáo ở Nam Kỳ.

Từ những kiến thức đã học, anh (chị) hãy nêu những nét chính về diễn biến, nguyên nhân thất bại và phân tích đặc điểm nổi bật của hai phong trào nông dân nêu trên.

  1. Anh (chị) hãy nêu những sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1918. Phân tích một sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất có ảnh hưởng đến giai đoạn lịch sử đó và những giai đoạn tiếp theo.

10. NHỮNG CHUYẾN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương đã tại ra những chuyển biến về kinh tế và cơ cấu giai cấp xã hội ở Việt Nam. Mâi thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp càng thêm sâu sắc, thúc đẩy phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ có bước phát triển mới.

  1. Trình bày hoàn cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.



  • Trình bày nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương và phân tích ảnh hưởng của nó đối với sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1929.

  • Vì sao ngoài giai cấp công nhân và giai cấp nông dân lại có thể vận động các giai cấp khác và các tầng lớp khác tham gia cách mạng?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

  1. Cho biết những nét chính về chính sách chính trị, văn hoá – xã hội của thực dân Pháp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  2. Cho biết chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chương trình khai thác lần này có những điểm gì mới?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)

  1. Phân tích thái độ và khả năng của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vấn đề này đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (3 – 2 – 1930) như thế nào?

  2. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX.

(Đề thi HSG cấp THPT, thủ đô Hà Nội, năm 2005)

  1. Lập bảng so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần nhất (1897 – 1914) với cuộc khai thác lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam về hoàn cảnh lịch sử, mục đích, nội dung, hệ quả và tác động đến kinh tế, xã hội Việt Nam.

11. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới dảnh hưởng của tình hình quốc tế và cuộc khai thác thuộc địa, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các giai cấp và tầng lớp xã hội, có nội dung, hình thức tổ chức đấu tranh mới.

  1. Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng Việt Nam như thế nào?

  2. Hãy nêu những nét chính của tình hình thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến giữa những năm 20 của thế kỉ XX ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam. Trình bày phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức và giai cấp tư sản dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1926.

  3. Trình bày những tiền đề dẫn đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự vươn lên và triển vọng của các khuynh hướng cách mạng lúc đó?

  4. Trình bày sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930. Phân tích vị trí, vai trò của phong trào công nhân đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3 – 2 – 1930).

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)

  1. Hãy nêu ảnh hưởng làm cho phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm 1926 – 1929. Đặc điểm của phong trào công nhân trong thời kì này? Ý nghĩa của phong trào này đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  2. So sánh phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam qua các giai đoạn 1919 – 1925 và 1926 – 1929. Rút ra nhận xét?

  3. Hãy nêu những sự kiện lớn trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929. Phân tích một sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam.

  4. Trình bày mục tiêu chung của các phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) do giai cấp tư sản và tiểu tư sản phát động. Phân tích mặt tích cực và hạn chế của các phong trào này.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006)

  1. Phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1926?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2000)

  1. Chứng minh phong trào dân tộc dân chủ công khai ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1926 phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.

  2. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy nêu rõ các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1919 – 1929.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)

  1. Lập bảng thống kê về mục tiêu và tính chất của phong trào cách mạng Việt Nam (1919 – 1925) và nêu nhận xét.

    Phong trào

    Tư sản dân tộc

    Tiểu tư sản

    Công nhân

    Mục tiêu










    Tính chất










    Nhận xét










  2. Hãy lựa chọn và trình bày những hoạt động yêu nước tiêu biểu nhất của người Việt Nam ở nước ngoài từ đầu thế kỷ đến những năm 30 của thế kỷ XX. Từ đó hãy rút ra nhận xét của anh (chị) về đường lối, chủ trương cứu nước của các cụ giai đoạn này?

  3. Bằng các sự kiện và số liệu cụ thể, hãy phân tích và chứng minh phong trào công nhân Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1919 đến năm 1929 đã phát triển chuyển biến từ “tự phát” sang “tự giác”.

  4. Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công Ba Son (8 – 1925) là một cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh?

  5. Sự hình thành giai cấp công nhân Việt Nam? Vì sao giai cấp công nhân có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và giai cấp ở Việt Nam?

  6. Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại ra đi tìm con đường cứu nước mới? Trình bày về quá trình hoạt động từ năm 1911 – 1930 và những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

  7. Tại sao lại nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?

  8. Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản đã diễn ra như thế nào?

  9. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy?

(Đề thi HSG Quốc gia năm 2008)

  1. Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Nêu những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian từ năm 1911 đến 1930.

  2. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy phân tích vai trò của Hồ Chí Minh với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 và tổ chức lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, chủ yếu từ năm 1941 đến năm 1945.

  3. Hoàn cảnh ra đời, tư tưởng chiến lược, sách lược cách mạng giải phóng dân tộc và ý nghĩa của tác phẩm “Đường Cách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc.

  4. Anh (chị) hãy nêu và phân tích những điểm chính trong con đường cứu nước do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho nhân dân Việt Nam.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2001)

  1. Trình bày những quan điểm cơ bản về chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam nhằm chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lậo Đảng Cộng sản Việt Nam.

  2. Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết: “Người là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam...”

1. Trên cơ sở trình bày những nét chính về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến năm 1969, anh (chị) hãy:

- Nêu những công lao to lớn của Người đối với dân tộc.



- Rút ra những phẩm chất tiêu biểu của Anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh và giải thích nguồn gốc của những phẩm chất đó.

2. Từ đó, anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về sự đánh giá của UNESCO đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2000)

  1. Trình bày khái quát những sự kiện lịch sử liên quan đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến 1945. Trong các sự kiện nêu trên, hãy chọn một sự kiện mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Trình bày chi tiết sự kiện lịch sử đó.

(Đề thi HSG 12, ĐB sông Cửu Long, năm 2009)

  1. Hãy chọn lọc và trình bày 3 đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong 50 năm đầu của thế kỷ XX. Lý giải sự lựa chọn đó?

(Đề thi HSG 12, ĐB sông Cửu Long, năm 2009)

12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930

Từ năm 1925 đến đầu năm 1930, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời.

  1. Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự giác?

  2. Những điểm mới trong phong trào Cách mạng Việt Nam trong những năm 1926 – 1927?

  3. Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2008)

  1. Sự ra đời và hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng.

  2. Sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.

(Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2008)

  1. Tại sao tháng 6 tháng 1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam mà thành lập hội Việt Nam Cách mạng thanh niên? Nội dung hoạt động, tác dụng và ý nghĩa của tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập hội?

  2. Trình bày những điều kiện để dẫn đến thành lập và những non yếu của Việt Nam Quốc dân đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và phương thức hoạt động. Vì sao có những non yếu đó? Nêu diễn biến, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?



  1. Tại sao vào năm 1929, ở Việt Nam lại có sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản? Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức này đã gây bất lợi như thế nào đối với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ?

  2. Tại sao nói Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm học 2002)

  1. Lập bảng thống kê 3 tổ chức yêu nước cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng trong những năm 20 của thế kỉ XX theo các nội dung sau:

  • Thời gian hoạt động

  • Lãnh đạo

  • Mục tiêu

  • Lực lượng

  • Xu hướng phát triển

Hãy nêu nhận xét của anh (chị) về 3 tổ chức nói trên.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

  1. Hãy so sánh những đặc điểm cơ bản của hai tổ chức cách mạng của Việt Nam ra đời từ 1925 – 1929: Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng (về quá trình thành lập, lí luận chính trị, đường lối cách mạng, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, về cơ cấu tổ chức, phương pháp đấu tranh và phương pháp xây dựng Đảng).

  2. Trên cơ sở trình bày sự ra đời, hoạt động và vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, hãy cho biết tại sao có sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng khác nhau xung quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930?

  3. Phân tích hoạt động của tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và làm rõ vai trò của tổ chức đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 – 2 – 1930?

  4. Thông qua hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái, hãy đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX?

  5. Từ sự chuyển hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, sự phân hóa của Tân Việt, sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng, hãy tìm ra nguyên nhân chung dẫn đến quá trình đó?

  6. Tại sao các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào những năm 1919 – 1930 đều thất bại? Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó?

  7. Trình bày quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao nói “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặc vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam”?

  8. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Trình bày ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

  9. Sự lựa chọn hai con đường cứu nước vô sản và tư sản trong những năm 1919 đến năm 1920 ở Việt Nam? Giải thích tại sao khuynh hướng vô sản lại thắng thế?

  10. a. Viết lại tên sự kiện với thời gian tương ứng các sự kiện sau:

- Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

- Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng

- Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam

- Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp

- Thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

- Tân Việt Cách mạng Đảng ra đời

- Thành lập chi Bộ Đảng đầu tiên tại nhà số 5D Hàm Long Hà Nội

- Thành lập An Nam Cộng Sản Đảng



b. Chọn ra và giải thích 2 sự kiện quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định trong việc chuẩn bị tiến đến thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. Sau đây là đoạn viết về lý do và nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3 – 2 – 1930):

“Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Nhưng trong một nước có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, nên có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Trước tình hình đó, Quốc tế cộng sản đã giao cho Bác Hồ chịu trách nhiệm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một đảng cộng sản duy nhất.

Từ ngày 3 đến 7 – 2 – 1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng). Bác Hồ thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì Hội nghị.Tham gia Hội nghị có đủ đại biểu của ba tổ chức cộng sản. Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Bác Hồ khởi thảo. Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng...”

Đoạn viết trên có những chi tiết nào sai, hãy sửa lại những chi tiết sai cho đúng.


  1. Những yếu tố nào chứng tỏ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyển Ái Quốc khởi thảo là đúng đắn, sáng tạo, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005)

  1. Trình bày và phân tích một số điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh đầu tiên của Đảng để khẳng định đó là đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003)

  1. So sánh những điểm chủ yếu trong nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị năm 1930. Nêu những căn cứ ể có thể khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là đúng đắn và sáng tạo.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2001)

  1. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng ta.

(Đề thi HSG Quốc gia năm 2009)

  1. Cho biết nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được áp dụng như thế nào trong thời kì cách mạng 1930 – 1945 ?

  2. “Luận cương chính trị” đã xác định được nhiều vấn đề chiến lược cách mạng, nhưng cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định…mang tính chất “tả khuynh” giáo điều, phải trả qua quá trình thực tiễn đấu tranh cách mạng, các nhược điểm trên mới dần khắc phục…” (Sách giáo khoa lịch sử lớp 12, trang 28, Tập 2, NXB Giáo dục, 1999)

Anh (chị) hãy đọc đoạn viết trên và:

+ Nêu những hạn chế của Luận cương chính trị.



+ Trình bày và phân tích những chủ trương của Đảng trong thời gian từ 1936 đến 1941 nhằm khắc phục những hạn chế đó.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2003)

  1. Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ưu điểm và hạn chế của Luận cương là gì?

  2. Khi nói về sự ra đời của Đảng, sách “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” (Sơ thảo, tập I, trang 102, NXB Sự Thật, 1981) đã viết: “Sau 10 năm chuẩn bị đầy đủ về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng … đã ra đời trong một điều kiện hoàn toàn chính muồi, bước vào lãnh đạo cao trào cách mạng trong cả nước”

Bằng các sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy trình bày quá trình chuẩn bị và điều kiện chín muồi cho việc thành lập Đảng ta, cụ thể là nêu bậc lên:

a. Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước.

b. Những phương hướng chiến lược cơ bản của cách mạng do Nguyễn Ái Quốc vạch ra trong thời kì này.

c. Việc đào tạo, chuẩn bị một đội ngũ cán bộ cho sự thành lập Đảng.

d. Những điều kiện hoàn toàn chín muồi cho việc thành lập Đảng.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2000)

  1. Dựa vào câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930” (Hồ Chí Minh, toàn tập, trang 8), để trình bày về sự kết hợp ba của yếu tố trên trong quá trình thành lập Đảng.

  2. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy chứng minh rằng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)

  1. Trình bày các nhân tố khách quan và chủ quan dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích một nhân tố cơ bản nhất.

  2. Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử của cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỉ XX.

  3. Tại sao lại nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là là một tất yếu lịch sử? Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng.

  4. Chứng minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3 – 2 – 1930) là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước nhảy vọt tiếp theo trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

13. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG
1930 - 1945


Trong những năm 1929 – 1933, Việt Nam phải gánh chịu những thiệt hại của cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước Pháp. Điều đó trở thành một trong những nguyên làm bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10 – 1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương); tiếp đó, trong những năm 1932 – 1935 là cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng.

  1. Qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, anh (chị) hãy cho biết:

  • Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng đó đối với các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là nước Pháp?

  • Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

  1. Tại kỳ họp tháng 3 – 1931, Xứ uỷ Trung Kỳ nhận định: “Dưới ách áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo của đế quốc Pháp và bọn cường hào phong kiến, phong trào đấu tranh của công nông bùng lên mạnh mẽ cả năm 1930 sang năm 1931, trong cả nước, nhưng phong trào lên cao nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh...” Bằng kiến thức lịch sử đã học, anh (chị) hãy cho biết:

    1. Nguyên nhân bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931? Nói rõ nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

    2. Tại sao phong trào lại phát triển mạnh mẽ đạt tới đỉnh cao ở Nghệ Tĩnh?

    3. Vì sao nói chính quyền Xô viết là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản?

    4. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới được thể hiện ở điểm nào?



  1. Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.

  2. Chứng minh minh rằng Xô Viết Nghệ – Tĩnh là thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoạt động của chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh khiến anh (chị) liên tưởng đến sự kiện cách mạng nào diễn ra ở thế kỉ XIX tại nước Pháp? Trình bày nét chính về sự kiện đó.

  3. Trình bày những cuộc đấu tranh của công nhân trong phong trào cách mạng 1930 – 1931. Nêu nhận xét về các cuộc đấu tranh đó?

  4. Khi đánh giá về phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ – Tĩnh, các ý kiến đều nhất trí cho rằng đây là cuộc diễn tập đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945. Anh (chị) có đồng ý với kiến đó không? Hãy giải thích tại sao?

  5. Nêu nhận xét của anh (chị) về quy mô, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, tính chất, kết cục và ý nghĩa lịch sử phong trào Cách mạng 1930 – 1931.

  6. Khi đánh giá về phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân trong những năm 1930 – 1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhận định: “Tinh thần anh dũng của nó luôn nồng nàn trong tâm hồn chúng ta và nó mở đường cho thắng lợi sau”. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên?

  7. Phong trào cách mạng nước ta đã được phục hồi trong những năm 1932 – 1935 như thế nào? Nêu nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng.

  8. Trình bày những điểm khác biệt lớn nhất giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 với phong trào đấu tranh trước năm 1930, qua việc thiết lập bảng so sánh sau đây:




  1. Từ hiểu biết về cao trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, anh (chị) có những suy nghĩ gì về nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh và bài học lịch sử? Qua thời kì cao trào cũng như thoái trào, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện như thế nào?

14. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939

Vào nửa cuối những năm 30 của thế kỉ XX, trước những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nước, Đảng Cộng sản Đông Dương thay đổi chủ trương, chuyển sang hình thức đấu tranh công khai, hợp tác và nửa hợp tác với mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình.

  1. Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận dân chủ Đông Dương. Những hoạt động, ý nghĩa và kết quả của cao trào dân chủ 1936 – 1939? Theo anh (chị), ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 với cách mạng Việt Nam là gì?

  2. Vì sao nói phong trào cách mạng 1936 – 1939 là cuộc diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945?

  3. Chứng minh cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một phong trào cách mạng quần chúng diễn ra trên qui mô rộng lớn với nhiều hình thức đấu tranh phong phú.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2002)

  1. Phân tích sự khác nhau về các mặt chủ trương sách lược cách mạng, hình thức và lực lượng đấu tranh của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 so với phong trào cách mạng 1930 – 1931.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004)

  1. Các phong trào cách mạng 1930 – 1931 và 1936 – 1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám 1945?

  2. Thí sinh hoàn thiện bảng sau về phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cao trào dân chủ 1936 – 1939:




    Phong trào cách mạng

    1930 – 1931



    Cao trào dân chủ

    1936 – 1939



    Mục tiêu đấu tranh







    Lực lượng tham gia







    Phương pháp

    và hình thức đấu tranh









    Kết quả và ý nghĩa







  3. Hãy nêu những đặc điểm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cao trào dân chủ 1936 – 1939.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

  1. Trên cơ sơ phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939, hãy nhận xét tính chất của phong trào đó?

(Đề thi HSG Quốc gia năm 2008)

15. PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 1939 – 1945

Cuộc đấu tranh chống phát xít của phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đã tạo cơ hội khách quan cho các thuộc địa vùng lên tự giải phóng khỏi ách thực dân. Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đẩy mạnh cuộc đấu tranh, tích cực chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

  1. Hãy nêu sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941 và tác động của nó đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian đó?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2003)

  1. Hoàn cảnh ra đời của Mặt trận dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương. Phân tích nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Hội nghị Trung ương lần VI (11 – 1939). Ý nghĩa của sự chuyển hướng này đối với tiền trình phát triển của cách mạng Việt Nam?

  2. Tại sao đứng trước hai nguy cơ, ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương bùng cháy và phát xít Nhật lăm le xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp lại chọn việc nhân nhượng phát xít Nhật? Điều đó nói lên bản chất gì của bọn xâm lược?

  3. Thực dân Pháp đã cấu kết từng bước với Phát xít Nhật từ sau năm 1940 như thế nào? Hãy nêu tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Pháp – Nhật?

  4. Nêu những thủ đoạn bóc lột của Nhật Pháp trong những năm 1939 – 1945 đối với nhân dân Việt Nam bằng cách điền vào bảng sau:

Nội dung

Phát xít Nhật

Thực dân Pháp

Thủ đoạn bóc lột







Kết quả thu được







Hậu quả gây ra cho nhân dân Việt Nam







Từ bảng so sánh trên, anh (chị) hãy chỉ ra điểm giống trong thủ đoạn bóc lột của Pháp và Nhật ở Việt Nam. Tại sao chúng cùng áp dụng những thủ đoạn đó? Qua đó, anh (chị) có nhận xét gì về kẻ thù của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ?

  1. Phân tích điều kiện thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. Anh (chị) hãy đánh giá ý nghĩa sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VII (11 – 1939).

  2. Qua các cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai:

a) Lập so sánh theo mẫu sau:

Nội dung

Nguyên nhân bùng nổ

Diễn biến chính

Ý nghĩa

Khởi nghĩa Bắc Sơn










Khởi nghĩa Nam Kỳ










Binh biến Đô Lương










Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang09
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> LẬp số CÁc số TỰ nhiêN
Thang09 -> 1 Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước
Thang09 -> Từ vựng tiếng Anh về các loài chim
Thang09 -> Bài 4: SỐ phần tử CỦa một tập hợP. TẬp hợp con I. Mục tiêu
Thang09 -> Bài 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học đồng vị I. Mục tiêu: Kiến thức
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Từ vựng tiếng Anh về cơ thể người
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí châu tiến lộc phần lịch sử thế giới cận – hiện đại
Thang09 -> Chương 5: ĐẠi cưƠng về kim loại I. Chuẩn kiến thức kĩ NĂNG

tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương