VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí châu tiến lộc phần lịch sử thế giới cận – hiện đại



tải về 0.58 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.58 Mb.
#25743
1   2   3   4   5   6

35. NƯỚC MĨ, TÂY ÂU VÀ NHẬT BẢN

(1945 – 2000)

1. Mĩ: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ bước sang giai đoạn phát triển với tiềm lực kinh tế - tài chính và lực lượng quân sự to lớn. Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia – dân tộc trên hành tinh

2. Tây Âu: Từ sau năm 1945, tình hình các nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức Liên minh châu Âu (EU) – một tổ chức khu vực lớn nhất, chặt chẽ nhất, có những thành công lớn về kinh tế và chính trị.

3. Nhật: Là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, song từ sau năm 1945, Nhật Bản đã bước vào một thời kì phát triển mới với những đổi thay căn bản về chính trị - xã hội cùng những thành tựu như một sự thần kì về kinh tế - khoa học công nghệ. Nhật Bản đã vươn lên, trở thành một siêu cường kinh tế, một trong những trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

  1. Trình bày sự phát triển kinh tế và khoa học – kỹ thuật của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới hai (1945). Nguyên nhân của sự phát triển và hạn chế của nó?

Theo anh (chị), trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và có thể giúp ích cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình?

  1. Phân tích chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Mĩ sau năm 1945 đến năm 1991.

  2. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như thế nào? Anh (chị) hãy nêu nhận xét của mình về kết quả thực hiện chiến lược đó.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)

  1. Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” tại châu Á từ 1945 – 1947 như thế nào?

  2. Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ 1945 – 1975. Cho biết những sự kiện chứng tỏ mối quan hệ Mĩ và Việt Nam hiện nay được cải thiện.

  3. Nét chính về tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000. Những mục tiêu cơ bản trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống Bill Clintơn là gì?



  • Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Liên Xô và Mĩ đã xây dựng kinh tế trong những hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

  • Cho biết những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nữa đầu những năm 70. Nêu nhận xét.

  1. Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì? Nguyên nhân của hiện tượng đó? Theo anh (chị), có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản”?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)

  1. Trình bày sự phát triển về kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Những nguyên nhân tạo nên sự phát triển kinh tế Nhật và hạn chế của nó là gì?

  2. Trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao? Nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình? Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?

  3. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến năm 2000.

  4. Trình bày khái quát sự phát triển qua các giai đoạn lịch sử của các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu từ 1945 đến 2000. Vì sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới?

  5. Trình bày nét chính về sự phát triển của nền kinh tế và tình hình chính trị của Anh, Pháp, Đức từ sau năm 1945 đến năm 2000.

  6. Có ý kiến cho rằng: tình hình kinh tế - chính trị và chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức sau chiến tranh thế giới hai (1945) có những điểm tương đồng, anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

  7. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại của nước Pháp và Nhật Bản có gì giống nhau và khác nhau?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

  1. Trình bày những nét chính về khối thị trường chung châu Âu (EEC). Vì sao lại nói Hiệp ước Maxtrích (1991) đánh dấu một mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu? Mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) như thế nào?

  2. Trình bày và phân tích nguyên nhân của sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đấy, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1997)



        1. Những nét chính về sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

        2. Phân tích những nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế Mỹ và Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2000)

  1. Trình bày chính sách đối ngoại của các nước Mĩ, Anh, Tây Đức, Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến 1991 và tác động của các chính sách đó đối với tình hình thế giới?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm học 2005 – 2006)

  1. Dựa vào số liệu về thu nhập GNP tính theo đầu người của Mỹ và Nhật Bản những năm 1965, 1970, 1980 và 1988 dưới đây để vẽ đồ thị để biểu diễn việc tăng thu nhập / đầu người của mỗi nước. Qua đó, so sánh tốc độ tăng thu nhập / đầu người của Mỹ và Nhật.

    Nước

    Thời gian

    1965

    1970

    1980

    1988

    Mỹ

    694 USD

    1930 USD

    9870 USD

    20908 USD

    Nhật

    2850 USD

    4949 USD

    11998 USD

    19744 USD

  2. Dựa vào số liệu về thu nhập GNP của Mỹ và Nhật Bản những năm 190, 1970 và 1988 dưới đây để vẽ biểu đồ thể hiện khoảng cách GNP của hai nước này trong những năm trên. Qua đó, nhận xét về tốc độ GNP giữa hai nước?

    Nước

    Thời gian

    1950

    1970

    1988

    Mỹ

    349,5 tỷ USD

    1015,0 tỷ USD

    4863,0 tỷ USD

    Nhật

    20,0 tỷ USD

    201,4 tỷ USD

    2559,1 tỷ USD

  3. Trình bày những nét chính về sự phát triển của Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1996)

  1. Trình bày các nước tư bản chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến năm 2000: đặc điểm, diễn biến tình hình và triển vọng?

  2. Cho biết những nét chính về các giai đoạn phát triển và sau đó nêu rõ mặt tích cực, hạn chế của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (giai đoạn 1945 – 1991).

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)

  1. a. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhận định sau đây:

“…Trước mắt, chủ nghĩa tư bản đạt được những thành tựu to lớn và chiếm ưu thế nhiều mặt so với chủ nghĩa xã hội, song trong lòng nó vẫn tồn tại những mâu thuẫn, những mặt xấu xa (không công bằng và không nhân đạo…) mà chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được.”

b. Anh (chị) có nhận xét gì về xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại trong thời kì mới?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm1996)

36. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH

Vừa ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia bị lôi cuốn vào tình trạng đối đầu của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, thậm chí có lúc đã trở thành nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các quan hệ quốc tế trong bốn thập kỉ của nửa sau thế kỉ XX.

  1. Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay trải qua những thời kỳ nào? Nêu đặc điểm của từng thời kỳ.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2065)

  1. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã diễn ra như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991? Phân tích tác động của quan hệ đó đối với quan hệ quốc tế nói chung.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)

  1. Một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các cường quốc lớn nhằm tranh giành, phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình.

Bằng những kiến thức lịch sử đã học hoặc đọc thêm, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và trình bày nhận xét của mình về vấn đề này.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1997)

  1. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt.

Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

  1. Sự ra đời của “Kế hoạch phục hưng châu Âu Mácsan” và sự thành lập khối quân sự NATO đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa?

  2. Bối cảnh, mục tiêu và những âm mưu của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? Tác động của “Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới?

  3. Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự xung đột Đông – Tây diễn ra ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ II đến giữa những năm 70 (thế kỉ XX).

(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2009)

  1. Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á.

  2. So sánh Liên minh phòng thủ Vácsava và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về: sự thành lập, mục tiêu, tính chất, vai trò – tác dụng và nêu nhận xét.

  3. Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh” đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào?

  4. Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)

  1. “...Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm lược và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại...”

Bốn mục tiêu lớn của thời đại là gì? Qua những sự kiện đã diễn ra trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và cho biết vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu của thời đại.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm1998)

  1. Cuộc đấu tranh giành hoà bình độc lập, dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào và đã có những tác động gì đến mối quan hệ quốc tế hiện nay?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

  1. Sự hình thành trật tự thế giới mới hiện nay phụ thuộc vào những nhân tố nào? Xu thế và đặc điểm trong quan hệ quốc tế hiện nay là gì?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)

  1. Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế hiện nay (thời kì sau chiến tranh lạnh) là gì?

Bằng những sự kiện đã diễn ra trên thế giới trong vòng 10 năm gần đây, anh (chị) hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)

  1. Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”.

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)

37. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX

Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đã trải qua cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, được khởi đầu từ nước Mĩ. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa lại những thành tựu kì diệu và những thay đổi lớn lao trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy,

  1. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là gì? Cho biết những nét chính về thành tựu và tác động của cuộc cách mạng đó đối với đời sống xã hội loài người.

Theo anh (chị), thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học – kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế?

  1. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào? So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản gì? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã có những tác động gì đối với sự phát triển của xã hội loài người?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

  1. Cho biết nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. Từ đó, anh (chị) có suy nghĩ gì về nhiệm vụ công nghiệp hóa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)

  1. Chứng minh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn. Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

  2. Bằng những kiến thức đã học hay đã đọc, anh (chị) hãy giải thích và chứng minh ý kiến sau: “Cứ mỗi lần ta đạt được thắng lợi, thì mỗi lần giới tự nhiên lại trả thù chúng ta”. Liên hệ với tình hình nước ta hiện nay.

  3. Cho biết luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển khoa học – kỹ thuật để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để góp phần phát triển khoa học – kỹ thuật nước nhà?

  4. Vào những năm 80 của thế kỉ XX xu thế toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Hãy cho biết những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá? Liên hệ đến Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay, là một công dân tương lai anh (chị) sẽ làm gì để giúp ích cho đất nước trong xu thế hiện nay?

  5. Trình bày những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hoá. Vì sao nói: toàn cầu hóa vừa là “thời cơ” vừa là “thách thức” đối với các nước đang phát triển?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2009)

38. TỔNG KẾT LỊCH SỬ

THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

  1. Lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay được phân kì như thế nào? Hãy nêu rõ nội dung của từng giai đoạn cụ thể.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)

  1. Nêu tóm tắt bước chuyển biến mới của Cách mạng thế giới từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

  2. Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nét chính của ba sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội loài người từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2000)

  1. Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến 1945, theo mẫu sau:

    Niên đại

    Sự kiện

    Diễn biến chính

    Kết quả, ý nghĩa













  2. Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử thế giới hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, theo mẫu sau:

    Niên đại

    Sự kiện

    Diễn biến chính

    Kết quả, ý nghĩa












  3. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã có những tổ chức liên minh kinh tế – chính trị nào được thành lập? (đã được nêu trong SGK Lịch Sử lớp 12) Trình bày mục tiêu và sự phát triển của các tổ chức đó.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

  1. So sánh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh châu Âu (EU), rút ra điểm giống và khác nhau giữa hai tổ chức này?

  2. Lập bảng kê các liên minh kinh tế, chính trị: SEV, ASEAN và EEC theo các nội dung sau:

Nội dung

SEV

ASEAN

EEC

Bối cảnh lịch sử










Quá trình thành lập










Mục tiêu










Vai trò, tác dụng










(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

  1. Lập bảng thống kê về mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai:

    Thời gian

    Phương thức giải quyết

    Nội dung chính

    của mối quan hệ



    Kết cục

    của mối quan hệ















  2. Nêu xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ cuối năm 1991 đến nay. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006)


... Hết ...


Trang



Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang09
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> LẬp số CÁc số TỰ nhiêN
Thang09 -> 1 Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước
Thang09 -> Từ vựng tiếng Anh về các loài chim
Thang09 -> Bài 4: SỐ phần tử CỦa một tập hợP. TẬp hợp con I. Mục tiêu
Thang09 -> Bài 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học đồng vị I. Mục tiêu: Kiến thức
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Từ vựng tiếng Anh về cơ thể người
Thang09 -> Chương 5: ĐẠi cưƠng về kim loại I. Chuẩn kiến thức kĩ NĂNG

tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương