VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí châu tiến lộc phần lịch sử thế giới cận – hiện đại



tải về 0.58 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.58 Mb.
#25743
1   2   3   4   5   6

a. Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô (đơn vị: triệu tấn) (1929 – 1940)




b. Bảng thống kê sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên Xô, Anh và Pháp năm 1940


Qua hai bảng thống kê, anh (chị) có nhận xét gì về thành tựu mà Liên Xô đạt được trong lĩnh vực công nghiệp.



24. KHÁI QUÁT VỀ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI.

(1918 – 1939)

Trong vòng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa tư bản đã trải qua những bước thăng trầm và biến động. Nếu như trong năm đầu (1918 – 1929), các nước tư bản từng bước ổn định và đạt được mức tăng trưởng cao về kinh tế, thì trong 10 năm sau (1929 – 1939) đã lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, dẫn tới chiến tranh.

  1. Đánh giá về nền hoà bình do Hội nghị Véc-xai đem lại, Nguyên soái Phéc-đi-năng Phốc (Foch) – nguyên Tổng tư lệnh quân đội Đồng minh ở châu Âu đã nói: “Đây không phải là hoà bình. Đây là một cuộc hưu chiến trong 20 năm”. Tại sao nói như vậy?

(Đề thi Olympic Truyền thống 30/4, khối 11, năm 2006)

  1. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) như thế nào?

(Đề thi HSG Quốc gia , bảng B, năm 1999)

  1. Nêu nhận xét về sự phát triển sản xuất công nghiệp của một số nước tư bản châu Âu qua số liệu các năm 1920 và 1929.



(Bảng thống kê sản lượng than và thép của một số nước tư bản châu Âu (1920 – 1939).

Đơn vị: triệu tấn)

  1. Bằng những dẫn chứng tiêu biểu, hãy phân tích sự ổn định của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1924 – 1929 (có so sánh giữa các nước điển hình).

  2. Lập bảng so sánh hai phong trào cách mạng: phong trào cách mạng 1918 – 1923 và phong trào cách mạng 1929 – 1939 về các mặt: hoàn cảnh, nội dung, tính chất và kết quả.

  3. Trình bày hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Quốc tế Cộng sản (1919 – 1923). Các nghị quyết của Đại hội II và VII đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam như thế nào?

  4. Phân tích chủ trương điều chỉnh chiến lược Cách mạng của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ VII (7 – 1935) và giải thích nguyên nhân dẫn tới những chủ trương đó?

(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2008)

  1. Trên cơ sở tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III), anh (chị) hãy:

          • Chứng minh sự giải thế của tổ chức này vào năm 1943 là một tất yếu khách quan.

          • Phân tích vai trò lịch sử của tổ chức Quốc tế III đối với phong trào cách mạng thế giới.

  1. Qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, anh (chị) hãy cho biết:

          • Những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng đó đối với các nước tư bản chủ nghĩa?

          • Thực trạng kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

  1. Nêu đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Giải thích vì sao trong bối cảnh khủng hoảng đó, các nước Anh – Pháp – Mĩ vẫn giữ nguyên nền dân chủ tư sản, còn Đức – Italia – Nhật Bản lại thiết lập chế độ độc tài phát xít?

  2. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). Nước Mỹ đã giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế này như thế nào?

(Đề thi Oympic 30/4, khối 11, năm 2009)

  1. Nét chính về diễn biến, ý nghĩa phong trào đấu tranh của Mặt trận Nhân dân chống phát và nguy cơ chiến chiến tranh. Hãy liên hệ với lịch sử Việt Nam để trình bày về phong trào Mặt trận nhân dân Pháp và phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939).

  2. Chủ nghĩa tư bản từ 1918 đến 1939 chia ra làm mấy giai đoạn? Nêu nhận xét chung về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).

25. NƯỚC ĐỨC, MĨ , NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI.

(1918 – 1939)

* Đức: Sau thất bại nặng nề của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, một cao trào cách mạng bùng nổ và lan rộng khắp nước Đức vào những năm 1918 – 1923. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã chấm dứt thời kì phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế và đưa đất nước bước vào một thời kì đen tối: thời kì thống trị và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới của chủ nghĩa phát xít Đức.

* Mỹ: Trong những năm 1918 – 1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính: Từ sự phồn vinh của nền kinh tế trong thập niên 20 (ngay sau chiến tranh) đến khủng hoảng và suy thoái nặng nề chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ trong những năm 1929 – 1933. “Chính sách mới” của Tổng thống Rudơven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và duy trì được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

* Nhật Bản: Thu nhiều lợi nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ nhất . qua những năm ổn định ngắn ngủii sau chiến tranh, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã giáng đòn nặng nề vào nước Nhật. Để tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng, giới quân phiệt Nhật tiến hành phát xít hoá bộ máy nhà nước, biến Nhật thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.

  1. Nêu những điểm nổi bật trong tình hình nước Đức trong những năm 1918 – 1929. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

  2. Thế nào là “chủ nghĩa phát xít”? Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 – 1939?

  3. Những biểu hiện nào chứng tỏ đến năm 1938, nước Đức đã trở thành lò lửa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

  4. Hãy lập bảng so sánh để thấy giống nhau (về đặc điểm kinh tế, bản chất, mưu đồ, thái độ trong quan hệ quốc tế) và sự khác nhau (quá trình xác lập chủ nghĩa phát xít, tiềm lực kinh tế) giữa ba nước phát xít Đức, Italia, Nhật trong những năm 20 và 30 của thế kỉ XX.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2005)

  1. Bằng những sự kiện tiêu biểu, hãy chứng minh: trong những năm 1918 – 1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính.

  2. Trình bày những điểm cơ bản trong “Chính sách mới” (The New Deal) của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và rút ra nhận xét.

  3. Đánh giá “Chính sách mới” của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1934 – 1939. So sánh con đường tìm lối thoát trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của nước Đức và nước Mĩ.

  4. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống và khác nhau? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, hai nước này đã có cách giải quyết khác nhau như thế nào?

  5. Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 có những điểm gì nổi bật?

  6. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, giới cầm quyền ở Nhật Bản đã có cách giải quyết như thế nào? Tại sao giới cầm quyền Nhật Bản lại chọn Trung Quốc làm điểm đến đầu tiên trong chính sách xâm lược của mình vào thập niên 20 của thế kỉ XX?

  7. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản diễn ra như thế nào? Tác động của cuộc đấu tranh đó đối với quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản.

  8. Bằng những kiến thức đã học, anh (chị) hãy phân tích những nét khác biệt của quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản so với Đức.

  9. Lập bảng kê những điểm nổi bật trong tình hình kinh tế, chính trị của các nước Đức, Mỹ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)





26. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ VÀ KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

(1918 – 1939)

1. Trong những năm 1918 – 1939, phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ đã có những chuyển biến to lớn. Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc. Ở Ấn Độ, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc do giai cấp tư sản, đứng đầu là M.Ganđi, đã vượt qua nhiều thử thách và đạt được những bước tiến.

2. Sau chiến tranh thế giới nhất, cùng với những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, phong trào độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi ở Đông Nam Á. Ở nhiều nước trong khu vực, giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Từ thập niên 20 của thế kỉ XX, giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, mở ra một triển vọng mới cho phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này.

  1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc diễn ra sôi nổi, liên tục với hai xu hướng khác nhau (tư sản và vô sản).

Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của phong trào trong những năm 1918 – 1939, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

  1. Nhận xét và nêu điểm mới của phong trào đấu tranh của các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh (1919 – 1939) so với thời kì giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

  2. Lập bảng kê về phong trào giải phóng dân tộc châu Á giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới theo mẫu:




Giai cấp lãnh đạo

Hình thức đấu tranh

Cuộc đấu tranh tiêu biểu

Kết quả, ý nghĩa

Trung Quốc













Ấn Độ













Inđônêxia













Lào













Campuchia













Miền Điện













Xiêm













Nhìn vào bảng kê trên, nêu nhận xét chung về những điểm giống và khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc châu Á giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

  1. Chứng minh phong trào Ngũ tứ (4 – 5 – 1919) mở đầu cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

  2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập và ý nghĩa của sự kiện đó?

  3. Nội chiến Quốc – Cộng (1924 – 1937) diễn ra như thế nào?

  4. Trình bày phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ giữa hai cuộc chiến tranh (1919 – 1939).

  5. So sánh phong trào cách mạng ở Ấn Độ, Trung Quốc giai đoạn 1919 – 1939 với giai đoạn giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX về: mục tiêu đấu tranh, giai cấp lãnh đạo, con đường đấu tranh, lực lượng tham gia.

  6. Nêu những điểm khác biệt về giai cấp lãnh đạo, phương pháp đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ so với Trung Quốc trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

  7. Qua những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy phân tích những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trình bày những điểm mới trong phong trào dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

  8. Tóm tắt diễn biến phong trào giải phóng dân tộc ở Inđônêxia, Lào, Campuchia, Mã Lai, Miến Điện và cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm.

  9. Nhận xét về đặc điểm và tính chất của phong trào đấu tranh ở Đông Dương. Sự kiện liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện qua những sự kiện nào tiêu biểu?

  10. So sánh cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam với cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan) theo các nội dung sau: mục tiêu cách mạng, lực lượng lãnh đạo, lực lượng tham gia, tính chất, kết quả và ý nghĩa lịch sử.

  11. Nhìn vào bảng so sánh dưới đây để nhận xét tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước và trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất:

Thời gian

Trước cuộc khai thác

Trong cuộc khai thác

Kinh tế

Nông nghiệp là chủ yếu.

Công thương nghiệp kém phát triển.



Nông nghiệp là chủ yếu.

Công thương nghiệp, giao thông vận tải phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính quốc.



Xã hội

Hai giai cấp chính: địa chủ phong kiến và nông dân.

Bên cạnh hai giai cấp địa chủ phong kiến, nông dân xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, tư sản, tiều tư sản.

Liên hệ với tình hình của các nước Đông Nam Á và nêu điểm giống nhau giữa tình hình Việt Nam với các nước trong khu vực trong giai đoạn này.

27. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.

(1939 – 1945)

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh diễn ra trên nhiều mặt trận, bao trùm hầu như toàn bộ các châu lục và đại dương. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít, dẫn tới những biến đổi căn bản trong tình hình thế giới.

  1. Ba lò lửa chiến tranh thế giới đã hình thành như thế nào? Vì sao các hoạt động xâm lược của Đức, Italia và Nhật không bị ngăn chặn?

  2. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy phân tích con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

  3. Dưới đây là bảng kê một số sự kiện chính trong tiến trình của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945):



Stt

Sự kiện

Thời gian

1

Phát xít Đức tấn công Liên Xô.




2

Phát xít Đức tấn công Ba Lan và chiếm Vácsava




3

Nhật Bản tấn công cảng Trân Châu.




4

Phát xít Đức tấn công các nước Tây Âu.




5

Nhật Bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện.




6

Hồng quân Liên Xô cắm cờ trên toà nhà Quốc hội Đức.




7

Chiến thắng của Hồng Quân ở Xtalingrát




8

Chính phủ Đức đầu hàng không điều kiện




Anh (chị) hãy:

  1. Hãy xác định và sắp xếp lại các sự kiện sau theo thứ tự thời gian trong chiến tranh thế giới thứ hai.

  2. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt căn bản của tiến trình chiến tranh? Vì sao?

  1. Trình bày ngắn gọn quá trình phát xít Đức đánh chiếm châu Âu. Nêu nhận xét về “cuộc chiến tranh kỳ quặc”?

  2. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận Xô – Đức đã diễn ra như thế nào từ tháng 6 – 1941 đến 1943?

  3. Đánh giá vị trí của trận phản công Xtalingrát của Hồng quân Liên Xô trong tiến trình cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

  4. Mặt trận Thái Bình Dương trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nguyên nhân bùng nổ

- Khái quát diễn biến

- Liên Xô đã giữ vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản?


  1. Trình bày về “Trật tự mới” của phe Trục ở châu Âu và châu Á. Nêu vào suy nghĩ của anh (chị) về “Trật tự mới” đó? Phong trào kháng chiến ở những nước bị phát xít chiếm đóng diễn biến ra sao?



  1. Hãy nêu sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941 và tác động của nó đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian đó?

(Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2003)

  1. Quá trình hình thành đồng minh chống phát xít và ý nghĩa của sự kiện này?

  2. Trình bày những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân Đồng minh ở mặt trận Bắc Phi, Châu Á - Thái Bình Dương (11 – 1942 đến 6 – 1944).



  1. Tường thuật diễn biến cuộc đổ bộ vào Noócmăngđi và ý nghĩa của việc mở Mặt trận thứ hai vào châu Âu.

  2. Những thắng lợi của quân Đồng minh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật và tác động của những thắng lợi đó đối với Việt Nam năm 1945?

(Đề thi Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005)

  1. Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939 – 1945:

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 – 1939)

- Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (8 – 1945)



(Đề thi Tuyển sinh Đại học, năm 2008)

  1. Trình bày ba chiến thắng tiêu biểu của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Ý nghĩa của từng chiến thắng đối với toàn cục cuộc chiến tranh?

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2008)

  1. Trình bày những chiến thắng của Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, nêu những chuyển biến to lớn của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

  2. a. Hoàn thành bảng niên biểu về diễn biến từ đầu năm 1943 đến tháng 8/1945 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai theo yêu cầu sau:

b. Hãy trình bày:

- Vai trò của quốc gia đã góp phần to lớn trong việc tiêu diệt phát xít Đức.

- Những nước ở Đông Nam Á đã tận dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng minh để tuyên bố độc lập như thế nào?


  1. Dưới đây là bảng thống kê các sư đoàn lục quân Đức và sự bố trí các sư đoàn đó qua từng thời điểm trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Giải thích lí do tăng (hoặc giảm) số sư đoàn bố trị ở các nơi qua từng thời điểm.

- Nêu tên các “mặt trận khác” qua từng thời điểm.

- So sánh các cột số liệu trên với nhau để rút ra nhận dịnh: Nơi nào là mặt trận chính trong cuộc chiến tranh chống phát xít Đức? Nước nào đóng vai trò chủ yếu trong việc tiêu diệt phát xít Đức.


  1. Lập bảng so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới theo mẫu sau:


Hãy so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới qua số liệu mà anh (chị) hoàn thiện ở bảng thống kê các số liệu trên để rút ra kết luận.



  1. Dưới đây là bảng kê số người trên trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở các nước tham chiến chủ yếu:

- Hãy sắp xếp lại thứ tự các nước theo ba mức độ tổn thất sinh mạng: tổn thất nặng (từ 9% dân số trở lên), tổn thất trung bình (từ 1% đến 3%), tổn thất nhẹ (dưới 1%).

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về mức độ tổn thất sinh mạng.



  1. Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về nguyên nhân, tính chất, kết cục trong hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945). Thái độ của anh (chị) đối với chiến tranh như thế nào?

  2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) trải qua mấy giai đoạn? (mốc thời gian và nội dung chính của mỗi giai đoạn). Phân tích tính chất, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm được rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

  3. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy đánh giá vai trò của Liên Xô và các nước Mĩ – Anh – Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

  4. Bằng kiến thức đã học về cuộc “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)”, anh (chị) hãy rút ra những nhân tố góp phần đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật và nhận xét về việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản?

28. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

(1945 – 1949)

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của tình hình thế giới. Một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là thế giới chia thành 2 phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do hai siêu cương Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Các nước trên thế giới dần dần bị phân hoá theo đặc trưng đó. Liên hợp quốc ra đời như một công cụ duy trì trật tự thế giới mới vừa được hình thành.

  1. Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) như thế nào?

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1999)

  1. Trật tự thế giới trong thế kỉ XX:

- So sánh trật tự thế giới Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và Trật tự hai cực Ianta.

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.



(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

  1. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung chủ yếu của hội nghị Ianta. Những quyết định tại hội nghị cấp cao Ianta đã tác động đến tình hình thế giới như thế nào?

  2. Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và những tổ chức chính của Liên hợp quốc. Nêu ngắn gọn vai trò của Liên hợp quốc và cho biết vai trò quan trọng đó đã được thể hiện như thế nào trong các mối quan hệ quốc tế trong thời gian gần đây?

  3. Mục đích và những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là gì? Cho biết và dẫn chứng về vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế hoặc thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)

  1. Điền vào bảng sau cho hoàn chỉnh về Liên hợp quốc:

Hoàn cảnh ra đời




Mục đích




Nguyên tắc




Vai trò




Hiện nay, hoạt động của Liên hợp quốc còn gặp những khó khăn gì?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2009)

  1. Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới? Tại sao?

  2. Bằng các sự kiện lịch sử trong bài “Sự thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949), hãy trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Каталог: data -> file -> 2015 -> Thang09
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Thang09 -> LẬp số CÁc số TỰ nhiêN
Thang09 -> 1 Vai trò của nước sạch và tình trạng ô nhiễm nước
Thang09 -> Từ vựng tiếng Anh về các loài chim
Thang09 -> Bài 4: SỐ phần tử CỦa một tập hợP. TẬp hợp con I. Mục tiêu
Thang09 -> Bài 2: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố hóa học đồng vị I. Mục tiêu: Kiến thức
Thang09 -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Từ vựng tiếng Anh về cơ thể người
Thang09 -> Chương 5: ĐẠi cưƠng về kim loại I. Chuẩn kiến thức kĩ NĂNG

tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương