VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội



tải về 390.73 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích390.73 Kb.
#29328
1   2   3   4   5
Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Cám ơn Bộ trưởng đã giải thích rất tường tận các môn thể dục thể thao, đồng chí cũng đi Lăng Cô hai lần rồi đấy, vào khách sạn mấy lần nên nói dài là phải. Bây giờ báo cáo với các đồng chí là buổi sáng chúng ta còn 15 phút thôi, chiều nay chúng ta sẽ dành thêm thời gian cho Bộ trưởng để trả lời những câu hỏi các vị sẽ đặt ra trong sáng nay nữa Liên quan đến cụm vừa rồi thì tôi đề nghị Bộ trưởng nói thêm chút, đại biểu quan tâm ở chỗ là đầu tư rồi nhưng lại dùng không hiệu quả tuyến văn hóa cơ sở, bây giờ làm sao cho hiệu quả, làm chờ rồi nhưng không ai họp thì có rất nhiều thiết chế văn hóa cơ sở nhưng không hiệu quả, không hoạt động gì cả. Đấy là một ý,

Thứ hai là đại biểu Trương Thị Ánh và đại biểu Lê Đức Lâm, nói câu chuyện tức là lớp trẻ, người trẻ rồi đại biểu Lâm nói rõ hơn là xã hội, đạo đức xuống cấp, mà nó lại có tác động từ văn hóa, từ thông tin. Như vậy mình cũng phải làm rõ chỗ này, đánh giá tình hình như thế nào, giải pháp rõ hơn chỗ này, về phía văn hóa thôi, phía ngành văn hóa, thể thao du lịch thôi, chứ còn việc này nhiều việc lắm. Chiều nay cũng sẽ mời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời thêm liên quan đến Internet, liên quan đến thông tin, tuyên truyền, liên quan đến việc tác động của công cụ thông tin tuyên truyền đại chúng tới văn hóa, thể thao, du lịch và những tác động tiêu cực trong các lĩnh vực này và biện pháp khắc phục của ngành thông tin. Xin phép Quốc hội tiếp tục đặt câu hỏi.
Chu Sơn Hà - TP Hà Nội

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin gửi tới Bộ trưởng 3 đề nghị về trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ:

Một là kính đề nghị đồng chí Bộ trưởng báo cáo rõ trách nhiệm cá nhân trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hàng năm, báo cáo rõ thời điểm này bộ còn nợ bao nhiêu loại văn bản dự thảo trình cơ quan có thẩm quyền hoặc trực tiếp ban hành, hướng khắc phục trong thời gian tới? Đồng thời xác định thời điểm trả nợ xong các loại văn bản trên.

Thứ hai, Seagame 22 năm 2003 đã đi qua 10 năm, tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả quản lý, bảo quản, bảo trì và phát huy hiệu quả các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ cho Seagame 22 của các đơn vị thuộc bộ quản lý, các giải pháp tiếp theo trong thời gian tới đối với công tác trên?

Thứ ba, đề nghị Bộ trưởng cho biết chương trình, kế hoạch của ngành về đào tạo vận động viên thành tích cao phục vụ cho ASIAD 19, kết quả xem xét, xử lý các giải pháp khắc phục tiêu cực, suy thoái về đạo đức của một số vận động viên, trọng tài và lãnh đạo thuộc các bộ môn, đặc biệt là đối với môn thể thao vua như bóng đá, để thể thao nước nhà phát triển lành mạnh và trung thực. Xin cảm ơn Bộ trưởng.


Ngô Đức Mạnh - Bình Thuận

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin phép gửi đến Bộ trưởng 2 câu hỏi như sau:

Thứ nhất, trước thực trạng quảng cáo phim ảnh, đồ dùng, sản phẩm nước ngoài tràn lan, sử dụng vô tội vạ tiếng nước ngoài, xin cho biết ý kiến của Bộ trưởng về các giải pháp cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng văn hóa ngoại lai tác động tiêu cực trong điều kiện hội nhập kinh tế, quốc tế của nước ta hiện nay, để duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục nền văn hóa Việt Nam?

Thứ hai, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô là công trình văn hóa rất có ý nghĩa, đề nghị Bộ trưởng cho biết làm thế nào để khai thác, sử dụng công trình văn hóa này có hiệu quả, đồng bộ, để nơi này xứng đáng trở thành điểm đến du lịch văn hóa của nhân dân thủ đô, nhân dân cả nước và du khách nước ngoài? Xin hết, xin cảm ơn.
Lê Đắc Lâm - Bình Thuận

Tôi xin cám ơn Bộ trưởng đã trả lời câu hỏi của tôi, nhưng tôi chưa hài lòng với nội dung trả lời của Bộ trưởng, theo Bộ trưởng thì Nghị quyết Trung ương 4, theo tôi đó là nghị quyết triển khai trong Đảng. Ở đây tôi muốn đặt vấn đề Bộ trưởng có giải pháp gì của ngành để góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp đạo đức xã hội hiện nay. Xin cám ơn Bộ trưởng.


Nguyễn Thanh Thảo - Đồng Tháp

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,

Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng,

Lâu lắm rồi Bộ trưởng mới đăng đàn trả lời, nên tôi có tất cả 5 câu hỏi để hỏi Bộ trưởng.

Câu hỏi thứ nhất, vừa qua có thông tin từ báo chí về hòn đá lạ đặt ở Đền Hùng, hòn đá này đã được mang ra khỏi đền, nhưng lại có thông tin là trên hòn đá có vẽ đạo bùa và các nhà nghiên cứu tâm linh lại đang bàn cãi xem đây là đạo bùa tốt hay đạo bùa xấu. Xin hỏi Bộ trưởng, nếu tin là đạo bùa tốt hoặc đạo bùa xấu thì đó là văn hóa tâm linh, tín ngưỡng dân gian hay mê tín dị đoan. Nếu đó là mê tín dị đoan thì việc đưa những thông tin như vậy lên các phương tiện thông tin đại chúng có phải đã góp phần tuyên truyền mê tín, dị đoan không? Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của mình về vấn đề này.

Câu hỏi thứ hai, qua kênh báo chí và qua trải nghiệm cá nhân, tôi nhận thấy hiện nay ở các điểm tham quan tín ngưỡng, tôn giáo có rất người tiền lẻ loại 500, 1000, 2000 đồngvà 5000 đồng được bày bán công khai cùng với các loại vàng, mã dùng để cúng bái, ở mỗi điểm đều có rất nhiều thùng công đức và cả một lò lớn dùng để đốt vãng mã. Theo Bộ trưởng, những việc trên có hợp pháp không? Nếu không Bộ trưởng có giải pháp gì.

Câu thứ ba, ở các điểm du lịch bày bán rất nhiều hàng hóa, có những loại hàng lưu niệm của Việt Nam, nhưng cũng có không ít những hàng của Trung Quốc, có cả những đồ chơi bạo lực như súng, dao, kiếm ngay trên đường vào chùa, miếu, đền, có cả những động vật rừng bị bắt để bán phóng sinh, Bộ trưởng và Bộ Công thương đã có những phối hợp gì trong việc quản lý các loại hàng hóa, dịch vụ ăn theo du lịch kiểu như trên, khi nào thì du khách được đi du lịch đúng nghĩa của nó.

Câu thứ tư, trong những mục đích của ngành văn hóa là xây dựng nền văn hóa đạm đà bản sắc dân tộc, phát huy tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam, trong đó có thế hệ trẻ. Xin hỏi Bộ trưởng và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chương trình phối hợp nào tạo điều kiện cho học sinh được tham quan nghiên cứu những di tích lịch sử ở những bảo tàng lịch sử, nhằm tạo cho thế hệ trẻ niềm tự hào, lòng say mê trong tìm hiểu văn hóa lịch sử của dân tộc.

Câu cuối cùng xin Bộ trưởng cho biết sắp tới sẽ có những chương trình gì, chiến lược gì để phát triển du lịch ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long một cách bài bản và quy mô hơn. Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
Lê Trọng Sang - TP Hồ Chí Minh

Tôi xin phép có 3 câu hỏi gửi đến Bộ trưởng như sau.

Câu hỏi thứ nhất, về lĩnh vực du lịch, năm 2012 cả nước đón hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế và 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu đạt hơn 160.000 tỷ, tăng hơn 23% so với năm 2011, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đã đề ra, tôi cho đây là một điểm sáng trong bối cảnh kinh tế cả nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Qua thống kê cho thấy tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam lần thứ 2 chỉ khoảng 18%, gần như là "một đi không trở lại". Vậy theo Bộ trưởng đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, giải pháp nào để làm tăng tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại Việt Nam trong thời gian tới. Bộ trưởng có kiến nghị gì với Quốc hội trong hoạch định chính sách, nhằm làm cho ngành du lịch nước nhà hướng đến sự phát triển bền vững.

Câu hỏi thứ hai, về lĩnh vực thể thao, tôi được biết kinh phí dành cho ASIAD 2019 khoảng 150 triệu đôla, tương đương với hơn 3.000 tỷ. Tôi cho rằng đây là một khoản kinh phí khá lớn với một đất nước đang khó khăn trong phát triển kinh tế như nước ta hiện nay. Vào cuối năm 2012 khi họp báo thông tin về ASIAD bộ còn thông tin là khả năng trượt giá tăng thêm 30%, xin Bộ trưởng cho hỏi thực hư về điều này. Trong bối cảnh đất nước khó khăn vậy mà chúng ta phải đầu tư cho hoạt động ASIAD liệu có lãng phí không? Sau khi kết thúc ASIAD 2019 sẽ sử dụng các công trình đã đầu tư ra sao?

Câu hỏi cuối cùng cũng xung quanh lĩnh vực thể thao, những năm qua bóng đá Việt Nam, nhất là bóng đá nam được đầu tư khá lớn từ cơ sở vật chất đến công tác tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo vận động viên, nhưng qua theo dõi hình như căn bệnh tiêu cực trong bóng đá nam phải chăng đã trở thành căn bệnh mãn tính hết thuốc chữa. Tình trạng mua bán độ, tình trạng dàn xếp tỷ số các trận đấu, tình trạng trọng tài nhận tiền làm sai lệch kết quả trận đấu, làm cho người hâm mộ ngày quay lưng với môn bóng đá. Xin hỏi Bộ trưởng đánh giá tình hình tiêu cực trong bóng đá nam của Việt Nam hiện nay như thế nào, trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu và trong thời gian qua Bộ đã xử lý tình hình tiêu cực này như thế nào, câu hỏi của tôi hết.
Nguyễn Sỹ Cương - Ninh Thuận

Thưa Quốc hội,

Thưa Bộ trưởng,

Những năm gần đây lễ hội ở nước ta ngày càng phát triển đến mức đáng lo ngại. Theo con số thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì từ nhiều năm trước, hàng năm trên nước ta có khoảng 9 nghìn lễ hội khác nhau, bên cạnh những lễ hội có tính chất truyền thống văn hóa lịch sử thì không ít lễ hội thấm đẫm màu sắc mê tín dị đoan. Cử tri cho rằng việc phát triển lễ hội tràn lan, thiếu định hướng và buông lỏng quản lý Nhà nước dẫn đến không ít hệ lụy, nhiều hoạt động lễ hội đã bị thương mại hóa, hàng loạt các dịch vụ ăn theo ra đời góp phần vỗ béo cho không ít người, đồng thời gây phiền toái thiệt thòi cho người dân vì các dịch vụ ăn theo như ăn uống, nhà nghỉ, giữ xe, buôn bán vật phẩm cúng tế, tất cả đều có giá trên trời. Đó là chưa kể bùng phát các tệ nạn xã hội. Qua tiếp xúc, cử tri cho rằng ngành văn hóa có trách nhiệm xem xét và sắp xếp lại lễ hội tổ chức hàng năm. Có đại biểu đã hỏi, Bộ trưởng nói rằng việc tổ chức lễ hội thì Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, vậy tôi xin hỏi trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở chỗ này là như thế nào?

Thứ hai, theo báo chí đưa tin thì tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về cải thiện môi trường du lịch Việt Nam sáng ngày 06 tháng 6 vửa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ rõ các địa bàn trọng điểm du lịch có môi trường thiếu văn minh, thiếu an toàn, có hiện tượng chèn ép khách du lịch, bán hàng rong, ăn xin, bán vé số, v.v.. nhất là vào mùa du lịch cao điểm, các hiện tượng này thường xuyên tiếp diến, để lại ấn tượng không tốt về môi trường du lịch và ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam.

Ý kiến của Phó Thủ tướng như vậy, nhưng khi tôi thấy trả lời chất vấn của các đại biểu trước tôi thì Bộ trưởng lại phủ nhận và cho rằng đó là hiện tượng không phổ biến và Việt Nam là rất đẹp trong con mắt của người du lịch. Xin hỏi Bộ trưởng cho biết Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch sẽ làm gì để thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng và để thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của mình. Tôi xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.


Võ Thị Dung - TP Hồ Chí Minh

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng

Tôi có 2 nội dung chất vấn:

Thứ nhất, sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa độc hại vào đời sống của xã hội nước ta ngày càng nghiêm trọng, một trong những nguyên nhân gây hủy hoại đạo đức xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.

Ngày 27/7/2010, Ban bí thư Trung ương Đảng đã có ban hành Chỉ thị 46 về phòng, chống sự xâm nhập sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội. Vậy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chương trình hành động, giải pháp cụ thể nào để thực hiện. Bộ trưởng suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với tình trạng quản lý ngăn chặn sản phẩm văn hóa độc hại kém hiệu quả hiện nay.

Câu hỏi thứ hai, thực tế cho thấy, hiện nay một bộ phận không nhỏ lớp trẻ thích tạo cho mình một phong cách riêng không giống ai. Từ cách ăn mặc, đi đứng cho đến cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày để tự khẳng định mình là người của thời đại mới (thời đại @). Việc lạm dụng ngôn ngữ phong cách xa lạ với truyền thông văn hóa dân tộc của lớp trẻ không chỉ khiến cho các em đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt, làm mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ văn hóa dân tộc mà còn đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào của dân tộc mình. Tôi đề nghị hai Bộ trưởng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch và Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết đã có giải pháp gì để ngăn chặn thực trạng nêu trên. Đến bao giờ thì ngăn chặn được. Xin cảm ơn Quốc hội.
Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Xin báo cáo Quốc hội thời gian đã hết,



Chiều nay, tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo có thể nói thêm về vấn đề lớp trẻ, vấn đề lối sống của lớp trẻ liên quan đến giáo dục của nhà trường và xã hội.
(Quốc hội nghỉ).


Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 390.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương