VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch



tải về 390.73 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích390.73 Kb.
#29328
1   2   3   4   5
Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch

Báo cáo với Chủ tịch, hiện nay Malaisia là 24 triệu lượt khách, Thái Lan 4 triệu lượt khách, Singapo 14 triệu lượt khách và Indonesia 7,5 triệu lượt khách, chúng tôi năm vừa rồi 6,8 triệu thì năm 2020 trong chiến lược phát triển của chúng ta thì phấn đấu 10-10,5 triệu lượt khách và doanh thu nhập từ du lịch khoảng 18-20 tỷ đô la, còn hiện nay chúng ta phấn đấu đến 2015 thì 7-7,5 triệu lượt khách và doanh thu thì khoảng 9-10 tỷ đô la, nhưng năm 2012 chúng ta đạt 6,8 rồi. Như chúng tôi đã trình bày tiềm năng rất lớn nhưng để biến tiềm năng trở thành hiện thực đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu nhiều, nỗ lực nhiều, không phải chỉ với tư cách là người tư lệnh của ngành mà trong đó sự chung tay góp sức của người dân, của chính quyền các cấp và đặc biệt là các doanh nghiệp. Mình đề ra chỉ tiêu mà không thực hiện được cũng không nên.

Về Asiad 2019 lần thứ 18, trong phát triển thể thao hiện nay chúng tôi xây dựng mô hình tổng thể có 5 nấc thang. Nấc thang thứ nhất, hướng tới Olympic. Nấc thang thứ hai, Asiad. Nấc thang thứ ba, Seagame. Nấc thang thứ tư, Đại hội thể dục thể thao. Nấc thang cuối cùng, phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Tất cả những nấc thang ấy đều dựa trên nền tảng phát triển sâu rộng phong trào thể dục, thể thao quần chúng. Việc Việt Nam trở thành nơi đăng cai ASIAD 2019 có thể nói đây là sự kiện không chỉ bà con cử tri chúng ta mọi người quan tâm mà các nước cũng quan tâm. Họ nhìn thấy những năm qua thể thao Việt Nam có những bước phát triển, chúng ta đã từng đăng cai Seagame 2003 và Indoor Games - thể thao Châu Á trong nhà. Tại các lần đăng cai đó thành tích của thể thao Việt Nam cũng rất ấn tượng. Khi khảo sát việc này họ thấy cơ sở hạ tầng về thể dục, thể thao tương đối tốt. Khi chuẩn bị cho Seagame 2003 chúng ta đã đầu tư sân vận động quốc gia Mỹ Đình, các công trình thể thao của Hà Nội, bể bơi, các thiết kế thể thao khác và các địa phương cũng thế.

Hiện nay các tỉnh chúng tôi đi khảo sát cũng như các chuyên gia của OCA họ nói rằng hiện nay chúng ta đã đáp ứng được 80% từ cơ sở vật chất. Ý nghĩa của đăng cai nó không chỉ có ý nghĩa về chính trị và ngoại giao mà có ý nghĩa về kinh tế, ý nghĩa về văn hóa. Nó có ý nghĩa về tăng cường sự đầu tư của nhà nước cho thể thao cũng như tăng cường mở rộng đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng cũng như thể thao đỉnh cao. Đây là quá trình chuẩn bị hết sức tích cực, tôi tin rằng với kinh nghiệm của chúng ta đã tổ chức những lần Đại hội thể dục thể thao của Đông Nam Á và Châu Á thì sắp tới đây chúng ta sẽ tổ chức thành công ASIAD 2019. Đó là ý kiến của đại biểu Nguyễn Hoài Phương, đoàn Tây Ninh, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, đoàn Hòa Bình.

Ý kiến của đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hòa Bình về ứng dụng công nghệ cao, lâu nay chúng tôi cũng phối hợp tốt với Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt với Bộ Công thương hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình kích cầu du lịch với Bộ Giao thông, đặc biệt là Việt Nam Airline chúng ta giảm giá vé máy bay cho khách nội địa, điểm đến với các nước. Với Bộ Công thương thì các nhà hàng, các siêu thị đều giảm giá để khách nội địa cũng như ngoài nước tham gia mua. Còn gì thêm thì mời Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tôi chỉ xin nói thêm một điểm là trong thời gian vừa qua phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. Ngoài ra với đoàn thanh niên, với phụ nữ đều có những chương trình hành động cụ thể, tất nhiên chương trình hành động cụ thể đó là những chương trình mang tính trung hạn, thậm chí dài hạn, không thể một lúc chúng tôi giải quyết được hết tất cả mọi việc.

Tôi nói thêm về tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Bộ và tỉnh, báo cáo đại biểu Thanh Hải, có 3 việc như sau.

Việc thứ nhất là hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, sắp tới chúng tôi sẽ sửa đổi Luật du lịch và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về du lịch, triển khai quy hoạch vùng mà được Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch tổng thể khu du lịch Việt Nam 7 vùng, sau đó hướng dẫn phát triển du lịch từng tỉnh. Đối với tỉnh chúng tôi mong rằng các đồng chí cũng phải phối hợp với chúng tôi trong việc quy hoạch phát triển du lịch liên quan đến các tỉnh trong khu vực có cùng một loại sản phẩm như nhau mình giải quyết vấn đề này như thế nào.

Việc thứ hai là tăng cường kiểm tra, xử lý, trước mắt chúng tôi đề nghị tăng cường kiểm tra, xử lý việc "chặt chém du khách" như chúng tôi đã phân tích ở phần trên.

Việc thứ ba, đối với tỉnh chúng tôi đề nghị chỉ đạo phối hợp liên ngành ở địa phương bản thân ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có sự phối hợp liên ngành, liên vùng trên tinh thần có sự xã hội hóa cao và trên nền tảng văn hóa, gắn du lịch với phát triển văn hóa, gắn du lịch với di tích. Đấy là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Hòa Bình.

Về nghệ thuật biểu diễn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thiếu vắng những tác phẩm đỉnh cao của đại biểu Nguyễn Trung Thu tỉnh Long An thì việc này chúng tôi đã trả lời với đại biểu rồi, bây giờ tôi chỉ nói mấy điểm như thế này.

Hiện nay cả nước chúng ta có hơn 5000 nghệ sỹ diễn viên và 158 nhà hát và các đoàn ca múa nhạc ở các địa phương, trong đó có 35 đoàn nghệ thuật truyền thống từ Trung ương đến địa phương thì Đảng và Nhà nước, từ Trung ương đến các Bộ, ngành, cũng như các địa phương đều chăm lo các đoàn nghệ thuật truyền thống này và hiện nay có Nghị định 69 về xã hội hóa và Nghị định 43 chúng tôi cũng đang triển khai. Trong quá trình triển khai thì mong các địa phương hết sức quan tâm đến các loại hình nghệ thuật truyển thống, tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch, ở Khu 5, ở Nghệ An, ở các nơi khác, v.v.. và đặc biệt là đờn ca tài tử.

Nhân đây chúng tôi cũng nói thêm đàn ca tài tử của chúng ta, hiện nay có 29 nghìn người đang thực hành đàn ca tài tử, 21 tỉnh có đờn ca tài từ và báo cáo với quý vị là thực hiện ý kiến chỉ đạo hết sức kiên quyết và nhanh chóng của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ nguồn vốn tài trợ cho cái này để lập hồ sơ trình Unesco thì sau ba năm, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành hồ sơ đã trình Unesco, đáng lẽ năm ngoái được công nhận là đàn ca tài tử trở thành di sản văn hóa thế giới thì chúng ta có hai hồ sơ, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và đàn ca tài tử Nam bộ. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được công nhận từ năm ngoái và bây giờ, năm 2013 này chúng ta đang có ý kiến của Bộ Ngoại giao, các nhà khoa học, nghiên cứu, và cùng các địa phương nữa, cùng triển khai kế hoạch hành động để bảo tồn di sản đờn ca tài tử và có những động thái để đề nghị Unesco công nhận đờn ca tài tử của chúng ta là di sản văn hóa thế giới.

Bây giờ thiếu những tác phẩm đỉnh cao, chúng ta quay trở lại Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, báo cáo với các đồng chí đại biểu là năm 1998 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Trong nghị quyết này có 3 điểm liên quan đến nghệ thuật nói chung:

Thứ nhất là tiềm lực của đội ngũ sáng tác, nghiên cứu, lý luận và phê bình của chúng ta còn yếu

Thứ hai, chính sách của chúng ta cho lực lượng này chưa thật tốt.

Thứ ba là trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt là điện ảnh hay sân khấu, nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn. Để xử lý và có những tác phẩm đỉnh cao như thế nào? Vừa rồi, thực hiện Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị về nghệ thuật biểu diễn, chúng tôi cùng các bộ, ngành khác, với Ban tuyên giáo Trung ương xây dựng 5 đề án liên quan đến lĩnh vực này, về chính sách, về xúc tiến quảng bá, đặt hàng, các cuộc thi, liên hoan. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 844 về đấu thầu, đặt hàng các tác phẩm. Hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị đặt hàng 3 bộ phim phản ảnh giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trước hết là bộ phim "Những người viết huyền thoại", phản ảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của chúng ta, hay "Người tiên tri "để hưởng ứng cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ và "Sống cùng lịch sử", chuẩn bị kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 - 7/5/2014.

Tôi nói thêm về di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ. Trong công tác xã hội hóa chúng ta đầu tư ở đây rất nhiều và vừa rồi cũng kêu gọi xã hội hóa để tiếp tục bảo tồn các di vật, hiện vật đang nằm phơi ở ngoài trời, hiện nay tỉnh Điện Biên cùng chúng tôi xem xét dự án về xây dựng bảo tàng Điện Biên Phủ, sắp tới chúng tôi đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Bộ Tài chính, các đồng chí hết sức quan tâm để chúng ta có một bảo tàng, bên cạnh các hiện vật thì có bảo tàng để ghi lại những chiến công của cha ông mình trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đấy là những ý kiến, còn giải pháp sắp tới, chúng tôi đã nói rồi là chúng tôi sẽ triển khai 5 đề án liên quan đến Nghị quyết 03 của Bộ Chính trị và triển khai Quyết định 844 của Thủ tướng Chính phủ cũng như Quyết định 88 về quy hoạch, xây dựng và cải tạo các nhà hát, rạp chiếu bóng và các trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật để có cơ sở vật chất nhất định để chúng ta có hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

Về di tích quốc gia, hiện nay chúng ta có 4 vạn di tích, một số lượng di tích rất lớn và đặc biệt Hà Nội có 1.500 di tích. Trong di tích của quốc gia có 34 di tích cấp quốc gia đặc biệt và Thủ tướng Chính phủ đến giờ phút này đã phê duyệt được 22 di tích cấp quốc gia đặc biệt, quy hoạch tổng thể. Còn 7 cái chúng tôi cùng các địa phương đang làm và 5 cái chúng tôi đã có văn bản đề nghị các tỉnh tiến hành làm. Đó là Thác Bản Dốc, Văn miếu Quốc tử giảm, Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở An Giang, các địa phương ở đây thì đề nghị các đồng chí giám sát cho việc này và khi chúng ta đã có di tích cấp quốc gia.

Bây giờ hạn chế về số lượng, chất lượng đào tạo và bồi dưỡng. Ngày 01/7 theo Luật Di sản này, chúng tôi sẽ cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức và giấy chứng chỉ hành nghề cho các cá nhân trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích. Liên quan đến lĩnh vực trùng tu tôn tạo di tích cũng như quy hoạch di tích có Nghị định 70 của Chính phủ đề nghị các địa phương cũng như các tỉnh, thành liên quan, trong đây có quy định hết sức rõ để làm sao thực hiện tốt.
Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Đề nghị Bộ trưởng trả lời gọn lại.

Ví dụ câu của đồng chí Tuấn Dương thì đồng chí trả lời gọn, bây giờ quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, di tích lịch sử quốc gia đang xuống cấp, bây giờ đồng chí trả lời dứt điểm đã làm quy hoạch chưa hay sẽ làm. Nó xuống cấp thì đúng rồi, nhưng có để nó hư hỏng không thì trả lời dứt điểm.

Câu liên quan đến văn hóa, đồng chí Trung Thu, đồng chí Phạm Thị Hải đều nói 2 ý: Nghệ thuật, tác phẩm, nghệ sỹ, nhiều biểu diễn có thị hiếu tầm thường, nó ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc. Đồng chí Hải hỏi là quản lý, sản xuất, lưu hành sản phẩm văn hóa độc hại, lậu nó tác động đến đời sống và đạo đức xã hội thế nào, chúng ta có ngăn chặn được không? Văn hóa có 2 ý, đồng chí nói thêm cho rõ, đừng kể Điện Biên v.v... ta tính sau.


Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch

Câu hỏi của đồng chí Phạm Thị Hải ở tỉnh Đồng Nai là vấn đề quản lý, lưu hành văn hóa phẩm, băng đĩa. Báo cáo với đại biểu, thực hiện Nghị định 79 trong lĩnh vực nghề nghiệp thuộc biểu diễn, cũng như Thông tư 03, cũng như Nghị định 103 về hoạt động kinh doanh văn hóa thì trong thời gian vừa qua trên lĩnh vực lưu hành các băng đĩa lậu này thì tất cả các Sở văn hóa thể thao và du lịch đều nhập cuộc làm rất quyết liệt, hàng năm, chúng tôi tịch thu hàng chục nghìn băng, đĩa lậu như thế này thì đó là ý thứ nhất.

Ý thứ hai, trong đó có những băng đĩa, ví dụ Trung tâm ASIA mà những số 54, 69 hay 71 là dứt khoát không cho phát hành mà thu hồi ngay và gần đây nhất cũng có một trường hợp tự sáng tác và tự phát hành, chúng tôi đã yêu cầu Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hà Nội có biện pháp và đã xử phạt một cách nghiêm túc và người nghệ sỹ đó đã nhận khuyết điểm của mình hay là mới đây nhất trình diễn hoa hậu biển ở Nha Trang thì chúng tôi phối hợp với tỉnh Nha Trang cũng rút giấy phép hay một cuốn phim như Bụi đời Chợ Lớn đưa ra cảnh bạo lực thì chúng tôi lập tức phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị liên quan thẩm định vấn đề này và chúng tôi cũng rút giấy phép không được phát hành chiếu phim dưới bất cứ hình thức nào. Còn giải pháp trong thời gian sắp tới như thế nào?

Thứ nhất, khi anh cấp phép biểu diễn, anh phải xem hồ sơ đơn vị đứng ra tổ chức có đủ điều kiện chưa?

Thứ hai, anh phải duyệt chương trình.

Thứ ba, hậu kiểm, kiểm tra.

Thứ tư, những địa phương nào trong chương trình biểu diễn đó thấy thu hút một lượng khán giả nhưng không đảm bảo về an ninh trật tự thì không cho triển khai, không cho tổ chức biểu diễn.

Thứ năm, tăng cường xử phạt.

Thứ sáu, chúng tôi sẽ hoàn thiện văn bản về xử phạt hành chính trên lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tăng mức xử phạt cao hơn. Ngoài rút giấy phép không cho biểu diễn thì các nghệ sỹ ăn mặc phản cảm, hát nhái, làm động tác để tạo sự scandal thu hút khán giả sẽ đình chỉ biểu diễn hoặc phạt cấm biểu diễn từ 3 đến 6 tháng v.v...

Đại biểu Nguyễn Trung Thu nói về các tác phẩm hay chúng tôi nói rồi, nguyên nhân vì sao có những tác phẩm hay, không có tác phẩm hay. Bây giờ để đánh giá một tác phẩm hay, có chất lượng cao thì cực kỳ khó khăn, những chính sách đặc thù về việc này như chúng tôi đã trình bày, sắp đến đây có đặt hàng, lựa chọn tác phẩm và có chính sách khuyến khích làm sao người nghệ sỹ bên cạnh tiền nhuận bút, tiền bồi dưỡng sắp tới sẽ sửa. Sắp tới chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ là sửa hai quyết định: Quyết định 60 về tiền nhuận bút quá thấp từ năm 2003. Quyết định 180 về tiền bồi dưỡng luyện tập. Bây giờ một ngày luyện tập ví dụ diễn viên chính 50.000, diễn viên phụ, thứ 30.000 và diễn viên khác 20.000 tiền thấp quá nhưng hoàn cảnh đất nước khó khăn khi mà sửa đổi một quyết định này còn liên quan đến các lĩnh vực khác. Hoặc tiền lương hiện nay đối với nghệ sỹ người ta cũng có kêu bây giờ lương thấp, 3 hạng đến 26 bậc. Theo Nghị định 204 về tiền lương đối với cán bộ công chức và lực lượng vũ trang thì chính sách tiền lương trong thời gian vừa qua cũng phần nào cải thiện đời sống của văn nghệ sỹ.


Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Xin cảm ơn Bộ trưởng, tôi cũng xin nói rõ lại một chút để đại biểu yên tâm là Bộ trưởng nói thế là có ý rồi.

Thứ nhất là bảo tồn, tôn tạo di tích đã và đang xây dựng, và sẽ có quy hoạch, nhất là những di tích xếp hạng. Bộ trưởng đồng ý là không để hỏng đi, mất đi, xuống cấp thì có rồi.

Thứ hai là về tình hình tác phẩm chưa hay, nghệ sỹ biểu diễn có vấn đề phản cảm, thị hiếu chưa lành mạnh, tình hình quản lý lưu hành sản xuất văn hóa phẩm độc hại rồi thì buôn lậu trong lĩnh vực này là có, Bộ trưởng có nhiều biện pháp đưa ra và sẽ tiếp tục đưa ra để ngăn chặn. Hai việc này nói vòng vòng như thế nhưng cũng rõ ý. Xin mời đại biểu đặt tiếp câu hỏi.


Phạm Thị Trung - Kon Tum

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng.

Tôi xin gửi đến Bộ trưởng hai vấn đề sau.

Thứ nhất là về thiết chế văn hóa cơ sở vùng nông thôn miền núi, dù đã được quan tâm nhưng kết quả là khá thấp, hiện nay mới chỉ 38% số xã có nhà văn hóa xã, 21% số thôn có khu thể thao, vẫn còn địa chỉ trắng các thiết chế văn hóa cơ sở. Mức độ đạt kế hoạch ở lĩnh vực này chỉ đạt 6%, thấp nhất so với các chỉ số khác về hạ tầng nông thôn. Mặt khác việc sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở đã được đầu tư chưa thật sự hiệu quả. Ví dụ trong khi trung bình mỗi trẻ em ở nông thôn chỉ được đọc chưa đầy một cuốn sách trên năm thì nhiều thư viện, tủ sách văn hóa được đầu tư nhưng rất ít người đến đọc. Vậy theo Bộ trưởng giải pháp đột phá nào để một mặt xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp, đồng bộ, mặt khác phát huy hiệu quả đáp ứng, nâng cao nhu cầu sinh hoạt văn hóa của vùng nông thôn miền núi.

Thứ hai là quản lý Nhà nước về lễ hội. Hiện nay hoạt động bảo tồn và phát huy các lễ hội có hai vấn đề, một là xu hướng mô típ kịch bản hóa các lễ hội khiến cho nhiều lễ hội tổ chức quy mô nhưng lại không thực sự nổi bật về bản sắc văn hóa; hai là xu hướng lệnh lạc hoặc phai nhạt yếu tố tâm linh cốt lõi do thiếu định hướng đầy đủ về giá trị của nghi lễ, khiến cho cả phần lễ và phần hội ít nhiều biến tướng. Hai xu hướng trên ít nhiều cho thấy quản lý Nhà nước về vấn đề này chưa thật sự đồng bộ, có phương diện Nhà nước tham gia quá sâu, nhưng lại cũng có phương diện buông lỏng hoặc không thể kiểm soát với cơ chế hiện nay. Vậy, Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào và giải pháp cơ bản nào để khắc phục hiện trạng trên? Xin cảm ơn Bộ trưởng.


Trương Thị Ánh - TP Hồ Chí Minh

Kính thưa Quốc hội,

Xin phép trao đổi với Bộ trưởng 3 câu hỏi sau:

Câu hỏi thứ nhất, hiện nay Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đang lấy ý kiến về việc tìm kiếm đại sứ du lịch, Quốc hoa, Quốc phục. Xin Bộ trưởng cho biết những nội dung trên đến lúc nào sẽ được công bố cho nhân dân và tác động của những nội dung trên sẽ như thế nào trong đời sống văn hóa của đất nước?

Câu hỏi thứ hai, xin Bộ trưởng cho biết những biện pháp chỉ đạo của Bộ trong các hoạt động của ngành thư viện các cấp, đặc biệt là văn hóa đọc của giới trẻ. Đồng chí suy nghĩ gì khi hiện nay có một bộ phận giới trẻ bị suy giảm về đạo đức, lối sống, trách nhiệm của bộ trong vấn đề này như thế nào?

Câu hỏi thứ ba, xin Bộ trưởng cho biết với trách nhiệm của mình trong việc xây dựng chiến lược quốc gia sẽ tập trung vào các lễ hội nào là chính, nhằm thu hút đông đảo du khách nước ngoài để giới thiệu về văn hóa dân tộc đặc sắc của dân tộc Việt Nam và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước?

Xin trân trọng cảm ơn.
Đào Xuân Yên - Thanh Hoá

Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin gửi đến Bộ trưởng 3 câu hỏi:

Thứ nhất, thời gian qua ngành văn hóa, thể thao, du lịch cùng với các địa phương đã có nhiều nỗ lực và sự đầu tư việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới, góp phần phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Song việc để xảy ra tình trạng chèo kéo, làm phiền, chặt chém và lừa đảo du khách ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng gần đây làm xấu đi hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong con mắt du khách quốc tế và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh du lịch. Những biện pháp xử lý của các cơ quan chức năng khiến cử tri thấy chưa yên tâm. Với trách nhiệm của mình Bộ trưởng có giải pháp như thế nào để sớm chấm dứt tình trạng trên?

Câu hỏi thứ hai, theo quy định của Luật du lịch, việc phát triển du lịch cần thiết phải có các yếu tố, tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch, kinh doanh du lịch và quản lý du lịch. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức du lịch khá tràn lan ở nhiều nơi chủ yếu dựa vào tài nguyên du lịch, dẫn đến chất lượng du lịch thấp. Việc định hướng công tác quản lý nhà nước về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Đề nghị Bộ trưởng cho biết ý kiến của mình về thực trạng này và những giải pháp để khắc phục trong thời gian tới?

Câu hỏi thứ ba, xin Bộ trưởng cho biết sau Segame 23 tổ chức tại Việt Nam, Bộ có đánh giá như thế nào việc quản lý, sử dụng phát huy các công trình như các trung tâm thi đấu, các nhà thi đấu thể dục thể thao ở các địa phương. Xin cảm ơn Bộ trưởng.


Lê Đắc Lâm - Bình Thuận

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng, tôi xin gửi đến Bộ trưởng một câu hỏi như sau.

Nhìn vào xã hội hiện nay bên cạnh mặt tích cực thì rất dễ nhận thấy trên nhiều lĩnh vực đạo đức xã hội đang xuống cấp, một số giá trị văn hóa của dân tộc ta theo tôi đang dần bị xói mòn gây băn khoăn, lo lắng, bức xúc trong xã hội. Vấn đề này tất nhiên là của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tuy nhiên tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết với trách nhiệm là tư lệnh mặt trận văn hóa, Bộ trưởng có những giải pháp gì để góp phần xử lý thực trạng tình hình trên. Xin cảm ơn Bộ trưởng.


Trần Thị Quốc Khánh - TP Hà Nội

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Bộ trưởng, tôi xin được gửi tới Bộ trưởng 2 câu hỏi.

Câu hỏi thứ nhất là bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa từ lâu được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, cả nước có hàng ngàn di tích, trừ những di tích cách mạng còn phần lớn là những di tích gắn với tín ngưỡng, tôn giáo tôn thờ các vị anh hùng dân tộc và những người có công với nước. Các di tích này do các chức sắc tôn giáo cùng các tín đồ xưa nay tạo dựng, nay nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng, nhà nước chưa có đủ kinh phí để trùng tu, các chức sắc và tôn giáo bằng uy tín và trách nhiệm đã thu hút được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Mỗi lần xin phép Bộ Văn hóa lại để quá lâu, có trường hợp lo sợ di tích bị hư hại và sập sệ đã phải dỡ ra xây lại như vậy là phạm luật. Vậy Bộ trưởng có biện pháp gì để khắc phục tình trạng thủ tục hành chính rườm rà và sự kêu cứu của các công trình cổ hiện nay.

Câu hỏi thứ hai, thời gian qua có ý kiến đề xuất quy định nhà nước quản lý hòm tiền công đức của người dân phát tâm đóng góp ở các chùa chiền gây tranh cãi trong dư luận. Nhiều cử tri cho rằng những ý kiến này thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật, tín ngưỡng, tôn giáo. Từ trước tới nay dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn nhiều nhưng chưa bao giờ nhà nước ta đòi quản lý những hòm tiền công đức này. Vậy Bộ trưởng cần làm gì để chỉ đạo cán bộ trong ngành tăng cường quản lý hướng dẫn, tránh những đề xuất xây dựng pháp luật kiểu này, gây bức xúc, không đồng thuận trong xã hội. Xin hết, xin cảm ơn Bộ trưởng.
Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Xin Bộ trưởng trả lời.

Xin đồng chí lưu ý có một số nhận định của đại biểu, cũng mong đồng chí khẳng định xem đúng hay không.
Hoàng Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch

Ý kiến của đại biểu Phạm Thị Trung, đoàn Kon Tum về các thiết chế văn hóa cơ sở, chúng tôi xin đi thẳng vào vấn đề có ba việc như thế này.

Một là chúng ta đã thực hiện Chương trình mục tiêu về văn hóa giai đoạn 2006 - 2011 và bây giờ chúng ta đang tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu về văn hóa giai đoạn 2011 - 2015. Trong chương trình mục tiêu về văn hóa có liên quan đến 5 việc nhưng ở đây tôi nói đến việc liên quan đến thiết chế văn hóa cơ sở.

Một là việc xây dựng các nhà văn hóa, thể thao, đối với các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và trong Chương trình mục tiêu thì có số tiền này. Từ xã cho đến các thôn, tất nhiên là mình đến 100 nghìn cái thôn thì không thể là trong vòng mấy năm là xong đâu. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước thì có kêu gọi sở hữu hóa từ đóng góp của nhân dân.

Thứ hai, liên quan đến dự án khác, liên quan đến các khu vui chơi giải trí dành cho trẻ em mà từ nhiệm kỳ XII vừa rồi, tôi có chất vấn câu này và khi tôi báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng và các vị đã thông qua chương trình này, chúng tôi đảm bảo chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa sẽ góp phần giải quyết được khó khăn cho các hoạt động vui chơi giải trí thanh, thiếu nhi và đặc biệt là trẻ em.

Về văn hóa đọc, hiện nay, chúng ta bị chi phối bởi nhiều loại hình vui chơi giải trí mà đặc biệt là lĩnh vực thông tin truyền thông. Trong khi đó, thư viện của chúng ta phát triển không đều. Thư viện nhà nước cũng có, thư viện tư nhân cũng có, nhưng số lượng sách trong đó cũng không nhiều. Chúng tôi đã áp dụng một biện pháp là luân chuyển sách từ thư viện tỉnh cho đến huyện, cho đến các xã. Công việc còn lại là chúng ta cũng phải vận động nhân dân để người ta có nâng cao văn hóa đọc.

Quản lý nhà nước về lễ hội, chúng tôi xin nêu chung các đại biểu mấy điểm như thế này:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, trong quản lý lễ hội hiện nay có 6 nhóm vấn đề. Nhóm vấn đề thứ nhất, chúng ta quán triệt từ Trung ương đến địa phương, các ngành, các cấp Kết luận 51 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến lễ hội. Chỗ này cũng phân biệt là 2 cái.

Một là Lễ và Hội. Có cái chỉ làm lễ, mà không hội, có cái chỉ làm hội không lễ mà ta gộp chung lại, nói chung là lễ hội. Tôi nói ví dụ như lễ hội dân gian và lễ hội tín ngưỡng chiếm tới 95,19%, còn lễ hội khác khoảng 45 cái. Lễ hội khác là lễ hội gì? Là chúng ta tổ chức Festival lễ hội ngành nghề để tuyên truyền quảng bá sản phẩm ngành nghề chúng ta để mua bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm với các nước. Liên quan đến việc này chúng tôi đang dự thảo một đề án trình Chính phủ, trình Thủ tướng đề có một quy hoạch lại, giảm tần suất các Festival ngành nghề. Ngoài ra, còn những hoạt động như liên hoan, những ngày hội văn hóa thể thao du lịch, các tỉnh Đông bắc, các tỉnh Tây bắc, những ngày văn hóa thể thao du lịch dân tộc Dao, hay tỉnh Ninh Thuận phối hợp với các tỉnh khác, phối hợp với Đắk GLây chẳng hạn, cái đó không tổ chức được, không thể tổ chức được.

Còn lại lễ hội dân gian tín ngưỡng thì người dân làm và có ý kiến của đại biểu Huỳnh Nghĩa ở Đà Nẵng khi chất vấn chúng tôi thì chúng tôi nhất trí hoàn toàn với câu hỏi này. Lâu nay chúng ta để cho dân làm.

Vấn đề thứ hai, các Ban Tổ chức lễ hội phải xem xét quy mô thời gian tổ chức.

Vấn đề thứ ba, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch cùng Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phải tăng cường kiểm tra những trường hợp vi phạm di tích, kiểm tra an toàn vệ sinh an toàn di tích, rồi kiểm tra các vấn đề an ninh rồi giá cả trong các điểm di tích để thu hút khách du lịch.

Ngoài ra với những lễ hội lớn thì cần phải có phương án để đảm bảo an ninh trật tự và cuối cùng, hai điểm nữa là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về quản lý tổ chức lễ hội trên địa bàn và đối với các cơ quan truyền thông phải tập trung tuyên truyền những nét đẹp về văn hóa trong các lễ hội và hạn chế tuyên truyền về thương mại. Trong thời gian vừa qua chúng tôi cũng phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, các đài báo của Trung ương và địa phương thì khâu tuyên truyền quảng bá các lễ hội này cũng tương đối tốt.

Thứ hai là chỗ đồng chí Trương Thị Ánh, đại sứ du lịch thì vừa qua nhân việc chúng ta vận động cho Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới thì đại sứ du lịch này ở rất nhiều nước người ta làm và do cơ quan du lịch người ta quyết định. Đây không phải đại sứ mang tính chất ngoại giao và việc này chúng tôi đã tổ chức thành công, đã góp phần quảng bá du lịch Hạ Long, Hạ Long năm 2012 thu hút được 2 triệu rưỡi khách nhưng trong đó có 1,4 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, tăng 30%. Hiện nay nói thời hạn có 1 năm thì bây giờ chúng tôi đang đề ra các tiêu chuẩn, các quy trình và tháng 10 này chúng tôi sẽ công bố đại sứ mới.

Vấn đề thứ hai là Quốc hoa thì cũng tại Quốc hội khóa XII tôi được chất vấn thì Quốc hoa, Quốc phục, Quốc tửu, Quốc vũ. Quốc hoa thì chúng tôi đã tiến hành làm và đã lấy ý kiến của nhân dân từ 3 khu vực: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng thì đại bộ phận là người ta ủng hộ cho hoa Sen, hôm họp thì thấy Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân mặc áo dài rất đẹp và thêu hình bông hoa Sen thì bây giờ Hiến pháp không quy định cấp thẩm quyền nào phê duyệt, sắp đến trong sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi kiến nghị có phần để các biểu tượng văn hóa phải có cấp thẩm quyền nào phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ họp để nghe chúng tôi báo cáo đề án, bây giờ không có thẩm quyền thì giao cho Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cùng với các đài, báo tuyên truyền để nhân dân hưởng ứng, tham gia tôn vinh. Tôi thấy ý kiến này rất hay.

Về Quốc phục thì cũng hứa với Quốc hội là chúng tôi phải chỉ đạo làm, các đơn vị tham mưu thì đã xây dựng đề án và đã tổ chức một số hội thảo, lấy ý kiến các nhà khoa học, lịch sử, các nhà trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh thì người ta đề ra 2 phương án. Một là cải tiến bộ comple hiện nay thế nào đó. Thứ hai là áo dài.

Báo cáo với đại biểu Trương Thị Ánh là câu chuyện này còn phải tiếp tục, chúng tôi chưa có kết quả được.

Về văn hóa đọc, suy giảm đạo đức lối sống, chúng tôi cũng đã báo cáo, nó nhiều phương tiện nghe, nhìn quá nên cũng ảnh hưởng, vấn đề này cũng phải từng bước thúc đẩy.

Về chiến lược của quốc gia tập trung cho lễ hội nào là chính, thu hút. Quan điểm của Bộ là tất cả các di tích đều bảo toàn và tôn tạo theo đúng quy định của pháp luật. Tập trung vào những lễ hội nào chính, chúng tôi thấy mấy vấn đề.

Một là hiện nay đây là chúng ta đã thống nhất với nhau tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, kỷ niệm ngày Giỗ tổ các Vua Hùng "các Vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Bây giờ đã quy định và Chỉ thị 45 cũng nêu rõ các ngày kỷ niệm lịch sử 10 năm mới làm một lần, còn lại các năm khác mình tuyên truyền, tổ chức hội thảo, còn việc này mình làm nhiều cũng do mình, tôi nói ví dụ như khởi công khánh thành thì trong Luật thực hành, tiết kiệm chúng ta vừa thảo luận, Điều 20, Điều 34 đã ghi rõ: đối với những công trình quan trọng quốc gia là Thủ tướng quyết định. Còn đối với những công trình công mà có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội ở các địa phương thì báo cáo Thủ tướng.

Tôi xin lỗi nói một ý khác, trong tổ chức lễ hội trong Chỉ thị 27, xây dựng nếp sống văn minh trong cưới, tang, lễ hội thì đã nói rõ 5 không:

Không trái với thuần phong mỹ tục.

Không sử dụng thời gian trong giờ làm việc để mình đi lễ, đi đám cưới, sử dụng xe công, ví dụ như thế.

Không có mê tín dị đoan. Còn mê tín dị đoan thì các di tích Ban quản lý phối hợp các liên ngành để xử lý.

Hai nữa đối với các địa phương, tôi nói lễ hội cấp quốc gia đối với địa phương, ví dụ lễ hội Yên Tử, lễ hội Chùa Hương. Trong kia có lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam ở An Giang và lễ hội núi Bà Đen ở Tây Ninh. Các lễ hội này trong thời gian vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực, tôi đã gặp Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Đại Đức ở Chùa Hương hỏi thế nào? Đề nghị các thầy tham gia cũng quan tâm về vấn đề này thì các thầy sẵn sàng.

Còn bảo tồn di tích chúng tôi có ý kiến rồi, đặc biệt di tích thế giới, hiện nay chúng ta có 7 di sản văn hóa thế giới, trong 7 di sản này có 1 kỳ quan thiên nhiên mới thế giới vừa được công nhận, 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Hiện nay chúng ta đã đưa vào danh mục các di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia có 35 di sản và bảo vật quốc gia được 30 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong thời gian vừa qua chúng ta nhận được sự đồng tình của các tổ chức quốc tế và người dân trong nước đã tham gia bảo tồn việc này, nhưng nói thật vừa qua có xuất hiện vấn đề này, vấn đề kia nhưng chúng tôi hoan nghênh các địa phương chủ động, tích cực xử lý tình hình.

Về quản lý hòm công đức, báo cáo với đại biểu Trần Quốc Khánh chúng tôi sẽ nghiên cứu về vấn đề này cùng với Bộ Nội vụ căn cứ vào pháp lệnh tín ngưỡng và Thông tư 04 về văn minh trong cưới tang, lễ hội để chúng ta kết hợp làm, chứ còn bây giờ không nói trước đây chưa có làm thì bây giờ mình không làm không được. Quản lý nhà nước xuất hiện tình thế để chúng ta cùng nhau làm sao để cho sự đóng góp của nhân dân, tiền công đức có đúng địa chỉ. Chúng ta sử dụng tiền công đức đó trùng tu, tôn tạo và giải quyết những vấn đề nhân đạo từ thiện khác. Trong thời gian vừa qua phải nói các nhà chùa của chúng ta đã làm tốt vấn đề này. Chúng tôi rất hoan nghênh và sắp tới chúng tôi sẽ bàn kỹ vấn đề này cho rõ.

Đạo đức xã hội xuống cấp, văn hóa là lĩnh vực hết sức rộng, kể cả vấn đề tư tưởng, vấn đề đạo đức, vấn đề lối sống, vấn đề di sản, văn học nghệ thuật, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông có xuống cấp không. Nói không có là không phải nhưng xuống cấp đến mức độ nào đây là tiếng chuông báo động. Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 Đảng ta đã đề ra Nghị quyết về xây dựng Đảng, một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Trong đó đặt ra vấn đề tư tưởng, vấn đề đạo đức lối sống. Chúng tôi đề nghị chúng ta phải triển khai mạnh mẽ như Chủ tịch Quốc hội nói về kết luận của Ban chấp hành trung ương vừa rồi về một năm thực hiện nghị quyết này. Trên lĩnh vực chúng tôi có trách nhiệm xử lý, lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật thế nào? lĩnh vực điện ảnh ra làm sao? lĩnh vực bảo tồn phát huy di sản văn hóa thế nào? Lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm ra sao. Tất cả cái đó đều phải quản lý chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất xâm nhập của văn hóa phẩm độc hại.

Ý kiến đại biểu Đào Xuân Yên về quảng báo du lịch và có một số hành vi xấu đi hình ảnh. Chúng ta mong muốn hình ảnh du lịch Việt Nam luôn luôn trong con mắt của mọi người một hình ảnh hết sức tốt đẹp. Thế nhưng đâu đó có những hình ảnh phản cảm như thế này, chúng tôi đề nghị là với trách nhiệm của chúng tôi sẽ chỉ đạo quyết liệt, nhưng các địa phương cũng tham gia để giải quyết tình trạng này, hàng loạt các vấn đề đặt ra như chúng tôi đã nói ở trên, phối hợp liên ngành, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, rồi có cơ chế chính sách và đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền. Nhiều lúc có một sự việc, chúng ta làm được nhiều việc, nhưng mà nói ít, chỉ có một số việc như thế mình thông tin nói nhiều lên, có nên chăng.

Về hạ tầng du lịch, thưa với đại biểu Yên là từ 2006 - 2011, nhà nước đã hỗ trợ 4.000 tỷ và từ 2011 đến nay mỗi năm khoảng 700 tỷ nữa (ba bẩy hai mốt) tức là 7.100 tỷ, chúng ta đã đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 700 dự án như thế. Các dự án tập trung vào những vùng phát triển du lịch tốt, những vùng có tiềm năng nhưng mà còn khó khăn, những khu du lịch quốc gia, những điểm du lịch quốc gia.

Tôi xin lỗi, vừa rồi tôi đi Lăng Cô - Huế, đến Laguna một nhà đầu tư đầu tư một tỷ đô la này thì tôi xem là những cơ sở hạ tầng mà mình đầu tư vào đó mới có phát huy tác dụng cái này không, thì đúng tôi hỏi các đồng chí và tôi trực tiếp kiểm tra thì người ta nói những con đường ven biển ấy cũng là có ích, là cái mồi cho nhà đầu tư đến đầu tư về du lịch và các dự án đầu tư vào khu du lịch, tôi nói ở Đà Nẵng cũng có hạ tầng du lịch tham gia, ở Sapa, ở Lâm Đồng cũng thế v.v...

Về các biện pháp phát huy các nhà thi đấu ở các địa phương thì đây là phong trào thể thao quần chúng, chúng tôi đề nghị là mở rộng và tăng cường hơn nữa các loại hình thể thao và đặc biệt là thể thao vui chơi giải trí. Thứ hai nữa là, tập huấn cho các huấn luyện viên, hướng dẫn viên. Thứ ba, thời gian mà chúng ta giành cho thanh thiếu niên, phải tăng thời gian lên. Những nơi đó để làm sao phát huy hiệu quả chứ có cử tri cũng nói là mình xây dựng công trình thể thao xong, tổ chức một sự kiện này, sự kiện kia, còn lại mình không làm cái gì quanh năm, thế thì không nên. Tôi nói thật là rất nhiều bộ môn thể thao, ba mấy bộ môn thể thao, và hiện nay theo chiến lược phát triển thể thao Việt Nam xác định là có 10 môn thể thao trọng điểm loại 1 và 22 môn thể thao trọng điểm loại 2.

Bên cạnh đó, cũng phải thành lập các liên đoàn, các hiệp hội để thu hút các người dân tham gia, hiện nay chúng ta có 45 nghìn câu lạc bộ thể thao, trong đó có 6 nghìn câu lạc bộ bóng đá, chúng ta sẽ tăng số lượng này lên, như quý vị biết là Thủ tướng đã phê duyệt đề án nâng cao tầm vóc thể lực của người Việt Nam và tầm vóc thể lực của chúng ta như thế nào, tôi chỉ nói chiều cao thôi, nam của chúng ta hiện nay trung bình 1,63m, nữ có 1,53m thôi, tôi nói chiều cao và cân nặng của chúng ta dưới mức trung bình, đây là một sự báo động.

Trong đề án này Thủ tướng chỉ rõ, có 4 đề án mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Y tế phải làm, một là nghiên cứu tác động ảnh hưởng đến thể lực và tầm vóc, thứ hai là chế độ dinh dưỡng cho trẻ em từ 3 đến 18 tuổi, và đối với Bộ đẩy mạnh phong trào luyện tập tăng thể dục, thể thao gia đình, người luyện tập thể thao và thứ tư là việc tuyên truyền. Nhân cơ hội này chúng tôi cũng mong các vị đại biểu Quốc hội giám sát cho việc thực hiện những đề án này, để có được hiệu quả, xin cảm ơn.


Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 390.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương