VĂn phòng quốc hội trung tâm Tin học


Nguyễn Đồng Tiến - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước



tải về 362.23 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích362.23 Kb.
#22042
1   2   3   4   5
Nguyễn Đồng Tiến - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội

Thưa toàn thể các đồng chí

Được sự ủy quyền của đồng chí Thống đốc, tôi xin báo cáo thêm như sau. Sáng nay, đồng chí Thống đốc cũng đã có báo cáo với Ủy ban về một số vấn đề liên quan đến gói cho vay kích cầu. Riêng về vấn đề giải ngân, tôi muốn nói rằng các hệ thống ngân hàng đã triển khai rất nhanh và ngay sau khi đã kết thúc một tuần đầu tiên khi đồng chí Thống đốc cũng như trong Ban lãnh đạo chúng tôi cũng đi kiểm tra tại các ngân hàng thì đều cho thấy là các ngân hàng đã tích cực triển khai, nếu các đại biểu Quốc hội mà nhiều đồng chí đã đi qua các trụ sở các ngân hàng bây giờ thì đều thấy các hình thức quảng bá về việc cho vay hỗ trợ lãi suất, đồng thời cũng tiếp cận với các doanh nghiệp để cho vay và đến nay con số 144.000 là kết thúc tuần trước và đến tuần này chúng tôi nghĩ là phải tăng hơn nữa chứ không phải là 160.000.

Thứ hai, về phía các hộ thì ngày hôm qua cá nhân tôi cũng đã làm việc kiểm tra trực tiếp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đến nay Ngân hàng này đã cho vay được 370 hộ nông dân đối với nguồn vốn này, chúng tôi cho đây là những tín hiệu rất tích cực vì những nguồn vốn hỗ trợ lãi suất đã đến được với khu vực có nhiều khó khăn và đến được với hộ nông dân, hộ gia đình. Con số chính thức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn cho vay đối với hộ nông dân và hợp tác xã, hợp tác xã thì chúng tôi cũng tin chắc là không phải chỉ có một hợp tác xã, có thể số liệu mà đại biểu tiếp cận cũng còn ở thời gian trước nhưng ngày mai Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ làm việc với Tổng bí thư và tôi tin là sẽ có số liệu chính thức để báo cáo kết quả trong chương trình này thì chắc là sẽ có những con số chính thức.

Điểm thứ hai, chúng tôi thấy là riêng gói kích cầu cho vay không nhằm vào lĩnh vực bất động sản cũng như lĩnh vực cho vay chứng khoán mà chủ yếu là cho vay vốn lưu động và khu vực sản xuất kinh doanh cho nên chúng tôi nghĩ rằng sẽ không làm tăng nợ xấu trong một số lĩnh vực như tiêu dùng, chứng khoán hay bất động sản, xin hết.


Ngô Văn Minh  - Quảng Nam 

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội,

Kính thưa đồng chí Bộ trưởng,

Tôi xin hỏi hai vấn đề sau đây:

Thứ nhất, Bộ trưởng có nói là trong giải pháp kích cầu của chúng ta có một dùng 1 tỷ đô la tương đương với khoảng 17.000 tỷ được trích từ quỹ dự trữ ngoại hối, tôi không biết là cái này nằm ở đâu trong ngân sách Nhà nước. Bởi vì theo lý giải của Bộ trưởng thì chúng ta thực hiện chính sách cho 62 huyện nghèo và một số chính sách về an sinh xã hội thì dự kiến khoảng 1,9 nghìn đến 2,1 nghìn tỷ. Đồng chí cũng nêu rõ cái này do chưa được Quốc hội thông qua trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2009, cho nên Chính phủ tạm thời tạm ứng cho mỗi huyện 25 tỷ thôi để chờ Quốc hội quyết định. 1 tỷ USD này tôi không hiểu nằm như thế nào ở trong ngân sách và Chính phủ có thẩm quyền quyết định hay phải chờ Quốc hội, hay như thế nào đề nghị nói rõ thêm.

Trong kích cầu, tôi hình dung chúng ta hỗ trợ cho doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, để đẩy mạnh sản xuất, hạ giá thành vv... Nhưng trong tình hình suy giảm kinh tế thế này mà các đại biểu trước đã nói chúng ta băn khoan một vấn đề liệu hàng hóa sản xuất ra, doanh nghiệp làm được như vậy thị trường có tiêu thụ được không, xuất khẩu có được không thì lại là vấn đề khác, nhưng đồng thời liên quan mật thiết đến chính sách chúng ta đang thực hiện. Nếu chúng ta tiếp tục đẩy ra thị trường một lượng hàng hóa nữa khi chúng ta thực hiện giải pháp kích cầu này thì lúc đó hàng hóa cũng không bán được, không tiêu thụ được thì tình hình như thế nào? Xin Bộ trưởng giải thích thêm vấn đề này, vấn đề tôi muốn nói là tại sao chúng ta không kích cầu tiêu dùng một cách hiệu quả hơn, ví dụ bây giờ lương cán bộ, công chức chúng ta chưa được điều chỉnh tăng theo lộ trình, chúng ta tính là ngày 1/4, đối tượng người có công, đối tượng chính sách, những người làm công ăn lương chúng ta chưa tăng lương. Vấn đề này liên quan tới Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thì đề nghị các đồng chí xem tại sao chúng ta không kích vào đấy. Với doanh nghiệp thì được rồi nhưng nông dân những người vay vốn sản xuất kinh doanh, hay vay vốn giải quyết việc làm chúng ta có giảm lãi suất cho họ không, trong giải pháp của Chính phủ tới đây trong báo cáo này tôi cũng chưa thấy cái đó. Với doanh nghiệp không vay vốn ngân hàng nhưng thật sự hiện nay người ta đang hết sức khó khăn thì chúng ta đã tính tới những giải pháp khác để hỗ trợ cho họ không, ví dụ chúng ta miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hay miễn giảm thuế xuất nhập khẩu chẳng hạn, nếu người ta có hàng xuất khẩu v.v... thì như thế mới đồng bộ, còn không tôi thấy khó khăn. Tôi đề nghị Bộ trưởng giải thích thêm.

Liên quan đến ý kiến của đồng chí Phùng Quốc Hiển tôi thấy giải thích của Bộ trưởng chưa thật rõ. Riêng nhà công vụ và phòng học tạm, tỉnh nào tôi không biết nhưng như Quảng Nam vốn đối ứng các đồng chí nói là 40% thì không thể nào làm được, như vậy 90 triệu một phòng học. Thủ tướng đi miền Trung, Tây Nguyên về làm việc ở Quảng Nam, lúc đó có đồng chí Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đi, đồng chí Thủ tướng nói rằng tôi đi nhiều tỉnh có nghe và một số tỉnh có đề nghị, kiến nghị tương tự như Quảng Nam. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về tổng hợp trình để xử lý việc này. Không phải như Bộ trưởng Võ Hồng Phúc mới nói là các tỉnh nhận cái này, không tỉnh nào chịu nhận cái này. Nhưng ở trên bảo không đủ vốn cho nên chỉ giải quyết hỗ trợ đến mức đó thôi. Tương tự việc đó đối với đường ô tô đến trung tâm cụm xã cũng giải quyết như vậy, cho nên làm đường ô tô chậm, khó khăn, mặt đường không được giải quyết triệt để nên làm trước hỏng sau. Đề nghị Bộ trưởng nói rõ thêm mấy vấn đề trên. Xin hết
Võ Hồng Phúc  - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Sáng nay tôi đã trình bày rồi, hỗ trợ này là hỗ trợ lãi suất để vay vốn lưu động. Khi hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động có hỗ trợ đến cả người sản xuất hàng hóa. Ví dụ, bây giờ vấn đề cá Tra, cá Ba Sa tiêu thụ như thế nào? hay vấn đề thóc lúa của dân tiêu thụ như thế nào? Nếu với lãi suất như hiện nay các công ty, các xí nghiệp họ không mua, vì lãi suất lớn quá, không có tiền để mua thì người nông dân, người trồng lúa, người nuôi cá không được, không có người tiêu thụ. Cách hỗ trợ này chính là để hỗ trợ cho những hộ, đối tượng sản xuất cụ thể. Bây giờ nếu làm cá Ba Sa ra ai mua? Nếu không có người mua thì người nông dân không làm được, không sản xuất, không bán hàng được. Cách xử lý vốn lưu động này là một cách nhằm mục đích đó để tăng lượng mua trong người nông dân. Còn thị trường có đảm bảo đúng hay không, đủ hay không? Hiện nay dự báo của các Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương vẫn có thị trường xuất khẩu lúa gạo, thị trường xuất khẩu hải sản.

Còn về hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp như thế nào? Chính phủ đã dùng các biện pháp miễn giảm thế. Hiện nay tổng tiền miễn giảm thuế lên đến 27.700, lớn hơn con số 17.000 mà chúng ta trợ cấp lãi suất nhiều, 27.700, tính tiền, giá trị tổng tất cả chính sách về thuế hiện nay là doanh nghiệp được lợi như thế, tất cả các loại thuế.

Còn về 17 ngàn tỷ này có làm dùng trả lương hay không? Báo cáo các đồng chí, nếu chúng ta dùng trả lương thì năm sau lấy tiền đâu mà làm. 17 ngàn tỷ này chỉ ở năm nay, năm nay mới trích khoản đấy mà có, lương là phải căn cứ vào thu chi ngân sách hàng năm, cân đối hàng năm để xử lý tổng thể và nó có vấn đề chiến lược dài hạn. Còn đây là biện pháp cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ khẩn cấp thì phải như vậy.

Còn có báo cáo Quốc hội không? Báo cáo các đồng chí, trong các biện pháp xử lý thì chúng ta phải có những xử lý thích ứng đối với điều kiện cụ thể. Đây là giải pháp đột xuất thì phải xử lý trong tình cảnh đột xuất.

Tôi có nhận được câu hỏi của Thủ tướng chuyển đến, các đồng chí hỏi Thủ tướng tại sao ở Mỹ xin Tổng thống, xin Quốc hội khi đưa ra các giải pháp xử lý còn ở Việt Nam thì không trình ra Quốc hội để xử lý. Tôi chỉ đạo anh em trả lời, khi nêu câu hỏi này các đại biểu cũng nghĩ kỹ, ta học tập kinh nghiệm của Quốc hội các nước khác là được, nhưng Quốc hội mỗi một nước có tổ chức thích ứng với điều kiện của nước đó, phù hợp với thể chế chính trị của nước đó.

Ở Mỹ là chế độ Tổng thống, hành pháp chỉ một Tổng thống, của chúng ta là Chính phủ. Chúng ta là Đảng lãnh đạo cho nên khi bàn về một chủ trương thì xin thưa Quốc hội chủ trương này đã được Chính phủ bàn tập thể trong Chính phủ, sau đó Chính phủ trình ra Thường vụ Quốc hội, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Sau đó Chính phủ lại trình Bộ Chính trị và các đồng chí nên nhớ trong Điều 4 Hiến pháp của chúng ta quy định Đảng lãnh đạo, tức là chúng ta đã qua mấy lần tập thể bàn. Cơ chế của Mỹ là một mình cá nhân Tổng thống quyết nên phải đưa ra Quốc hội để kiểm chứng tập thể. Ở chúng ta là 3 tập thể, Chính phủ là một tập thể, Đảng là tập thể, Thường vụ Quốc hội cũng là tập thể để rà xét. Cho nên tôi cho rằng việc này cần xử lý khẩn cấp nên Chính phủ làm như vậy, tôi cho là rất đúng quy trình, việc này sẽ báo cáo Quốc hội ở kỳ họp sau.

Hai nữa, Quốc hội của chúng ta là Quốc hội không thường xuyên, một năm chúng ta họp 2 kỳ, mỗi kỳ họp 1 tháng còn Quốc hội Mỹ ngày nào cũng họp. Tổng thống sang xin chủ trương không được, Tổng thống về sửa vài câu lại trình lại còn Quốc hội chúng ta chỉ họp 1 năm 2 lần. Nếu chủ trương 17.000 tỷ này chúng ta đợi đến kỳ họp ngày 20/5 mới trình thì làm gì còn tính chất nhạy bén của chương trình chính sách, lúc đó doanh nghiệp "chết hết" rồi, tình hình kinh tế đã khác rồi chứ không phải như bây giờ.

Theo tôi tính tập thể là một, hai là quyết sách đúng hay không, ba là Chính phủ còn báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tháng 5 này. Kỳ họp tháng 5 chắc chắn đồng chí Thống đốc Ngân hàng phải báo cáo kết quả như thế nào và Quốc hội còn giám sát vấn đề này.

Về vốn trái phiếu, tôi trả lời đồng chí Phùng Quốc Hiển, tôi muốn nhắc lại là chúng tôi hiện nay đã có quy định là tất cả các vùng nghèo là có hỗ trợ 100%, nhưng khi đi làm cụ thể thì có một số nơi nhận tiền thế, nhưng nói rằng sẽ làm khối lượng hơn, chúng tôi ghi nhận như thế nhưng không ép làm hơn và thực tế làm đến đâu thanh toán đến đấy, mà không có một ấn định nào là nơi nào phải bao nhiêu phần trăm. Xin hết.


Vũ Văn Ninh  - Bộ trưởng Bộ Tài chính

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội.

Thưa các vị đại biểu.

Tôi xin bổ sung thêm ý của đồng chí Bộ trưởng Võ Hồng Phúc trả lời câu hỏi của đồng chí Hiển và đồng chí Minh về vấn đề vốn đối ứng. Vốn đối ứng đối với ODA thì anh Phúc nói rồi và hiện nay đang thực hiện như thế, trong dự toán ngân sách hiện nay đang bố trí hỗ trợ cho những tỉnh khó khăn và tỉnh nghèo là 100%. Nếu theo nghị định trước đây là các địa phương cũng phải có phần bỏ của mình ra, nhưng gần đây đã sửa lại rồi.

Đối với y tế, giáo dục thì có gọi là vốn đối ứng hay không, tôi xin báo cáo là chúng tôi không gọi là vốn đối ứng và xuất phát từ đâu địa phương lại có phần phải góp vào. Khi bàn vấn đề này thì liên Bộ và dưới sự chủ trì của đồng chí Phó Thủ tướng sau đó là Thủ tướng có thảo luận rất kỹ, tôi giả dụ như không có chương trình này, không có chương trình phát hành trái phiếu Chính phủ thì nhiệm vụ về chi, xây dựng giáo dục, y tế là nhiệm vụ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách, từ xưa đến nay không có chương trình này thì ngân sách các địa phương vẫn bố trí để chi cho việc này. Ngoài ra còn có nguồn thu từ xổ số kiến thiết, nguồn thu từ xổ số kiến thiết thì nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết của Quốc hội đều nêu phải dành để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội, trong đó tập trung ưu tiên chủ yếu cho y tế và giáo dục. Trên tinh thần đó, thậm chí có một năm Thủ tướng đã chỉ đạo dành toàn bộ nguồn thu từ xổ số cho giáo dục và y tế, làm xong giáo dục và y tế mới đầu tư sang chương trình khác. Hiện nay địa phương còn đang xin 70% cho giáo dục, y tế, còn 30% cho các dự án công trình phúc lợi khác.

Xuất phát từ vấn đề đó bản thân địa phương đã bố trí ngân sách của mình rồi thì nay bỏ phần đó ra góp vào đây để tiếp tục thực hiện chương trình này. Vì đạo lý như thế cho nên chúng tôi chưa bao giờ gọi việc này là vốn đối ứng cả, nhiệm vụ của ngân sách địa phương từ xưa đến nay vẫn phải làm thì nay tiếp tục bỏ ra để cùng với vốn trái phiếu Chính phủ làm nhanh hơn dự án về giáo dục và y tế. Đó là đạo lý của vấn đề, tại sao địa phương phải bỏ tiền để làm, chúng tôi xin báo cáo như vậy để các vị rõ.

Những tỉnh khó khăn thì chúng tôi đồng tình quan điểm là nếu cần thiết Trung ương hỗ trợ 100%, nhưng gọi là vốn đối ứng thì chúng tôi không bao giờ gọi là vốn đối ứng cả. Xin hết.
Nguyễn Văn Phúc  - Bình Thuận 

Kính thưa đồng chí Chủ tịch Quốc hội,

Thưa các đồng chí,

Tôi có hai câu hỏi đối với hai đồng chí ở hai ngành là Bộ trưởng Võ Hồng Phúc và đối với ngành ngân hàng, như tôi đề nghị là ngành ngân hàng trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Xuân Hùng về hiện tượng hiện nay hỗ trợ lãi suất của chúng ta để cho vay theo nhiều thông tin được biết thì chưa ra khỏi ngân hàng nhiều, bởi vì các doanh nghiệp vay thì dùng tiền hỗ trợ lãi suất này để trả lại nợ cũ, cho nên ngành ngân hàng trả lời rõ câu hỏi của đại biểu Mai Xuân Hùng, tôi cũng đã có điều kiện trao đổi với đồng chí Mai Xuân Hùng.

Thứ hai, tiếp theo ý kiến của đồng chí Phùng Quốc Hiển thì tôi thấy Bộ trưởng Võ Hồng Phúc có lẽ cũng nên làm rõ hơn ở chỗ nguyên nhân chủ quan của chúng ta trong giải ngân chậm vốn trái phiếu của Chính phủ, ngoài những nguyên nhân vướng mắc hiện nay do cơ chế chính sách, thủ tục. Báo cáo với Bộ trưởng là vào ngày 10/11 nếu tôi nhớ không nhầm thì Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách trong đó cho phép phát hành 36 nghìn tỷ đồng nhưng khoảng 10/03 tôi đến, tôi nhớ không nhầm thì sau 4 tháng bắt đầu mới có quyết định phân giao 36 nghìn tỷ đồng này, rõ ràng Nghị quyết của Quốc hội đã có 4 tháng rồi mà bây giờ chúng ta mới phân giao được. Trong khi đó các danh mục, các dự án này Chính phủ quyết định rất lâu rồi, chúng ta cũng chuẩn bị rất lâu rồi, cái này hoàn toàn là do chúng ta, do tất cả các Bộ, ngành cùng với địa phương làm sự chậm trễ này. Thường vụ Quốc hội xem xét cũng rất chậm vì do Chính phủ trình ra chậm, tôi cho rằng do cách làm của chúng ta. Trong cuộc họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Tài chính, Ngân sách mà tôi được cử tham dự thì tôi cũng đề nghị là vốn trái phiếu Chính phủ này không nằm trong cân đối ngân sách, nó không được tính vào bội chi, tại sao chúng ta chính sách nhất thiết là cuối năm chúng ta mới quyết định và tôi cũng đã kiến nghị là nên chăng tại kỳ họp tháng 5 này ngoài việc đề nghị Quốc hội tăng thêm 11500 tỷ chúng ta đã có danh mục rồi thì chúng ta có thể trình Quốc hội xem xét luôn, quyết định luôn tổng số nguồn vốn trái phiếu Chính phủ của năm 2010 được không, không nhất thiết phải chờ kỳ họp cuối năm. Bởi vì nếu chờ đến kỳ họp cuối năm mà đến tháng 3, tháng 4 chúng ta mới phân giao thì báo cáo Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí, chúng ta đi giám sát ở địa phương đến tháng 6 các cơ sở ở dưới mới nhận được. Cho nên chúng tôi đề nghị phải làm rõ trách nhiệm của các cơ quan Trung ương để chậm trễ trong việc trình và phân giao nguồn vốn này. Xin cảm ơn.
Võ Hồng Phúc  - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư 

Kính thưa các đồng chí, về câu hỏi của đồng chí Phúc tôi xin trả lời như sau.

Về việc phân giao trái phiếu Chính phủ thì chúng ta phải làm đúng thủ tục, thực sự là như vậy, từ Chính phủ thông qua các Uỷ ban, trình Thường vụ Quốc hội thông qua về mới giao lại. Nhưng để tránh thủ tục và gỡ chuyện này, báo cáo Chủ tịch Quốc hội và Thường vụ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ định là cho tạm ứng, tức là danh mục có như vậy chỉ điều chỉnh lại khi trình và đã có chỉ đạo tạm ứng đến 50% tổng số 36.000 tỷ này. Như tôi đã nói là 18.000 tỷ cho triển khai tạm ứng ngay sau khi có Nghị quyết và đã tạm ứng rồi, sau khi điều chỉnh lại danh mục sau đó mới báo cáo lại Thường vụ Quốc hội.

Năm nay rút kinh nghiệm của những năm trước, tình hình triển khai kế hoạch như vậy tôi cho là không chậm. Hiện nay danh mục giao là giao chính thức thôi còn trước đó đã cho tạm ứng rồi cũng theo danh mục đó. Xin báo cáo các đồng chí như vậy.


Nguyễn Phú Trọng  - Chủ tịch Quốc hội

Xin phép các đồng chí phần thời gian dành cho Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đến 3h thôi, sau đây còn có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thời gian còn lại cũng ngắn. Vả lại chúng ta còn nhiều dịp để tiếp tục vì còn ra Quốc hội nữa. Các vị đại biểu chưa có điều kiện nêu thêm thì có thể tiếp tục chất vấn bằng văn bản.


Nguyễn Văn Thuận  - Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật

Tôi xin phép trao đổi lại với anh Phúc về cách giải thích của anh Phúc về quyết định gói kích cầu 17 ngàn tỷ. Ở đây các đại biểu chất vấn không ai phủ nhận tính tích cực của quyết định của Chính phủ, nhưng đại biểu muốn hỏi chúng ta cách làm thế nào để cho đúng pháp luật hơn. Chúng ta đang thực hiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội, nhưng Đảng cũng khẳng định Đảng cũng hoạt động theo khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Đồng chí giải thích thế là không được. Ở đây rõ ràng có trách nhiệm, lỗi của chúng ta, kể cả của Chính phủ và Quốc hội. Khi phiên họp cuối năm vừa rồi nếu chúng ta lường trước sự việc như thế này thì chắc chắn trong Nghị quyết thường niên chúng ta phải có một câu "giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ phối hợp với nhau để giải quyết những vấn đề khắc phục tình trạng lạm phát và chống giảm phát của chúng ta", như thế thì tốt hơn. Cho nên vấn đề này chúng ta phải rút kinh nghiệm. Khi Chính phủ họp, song sang báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lúc bấy giờ chúng tôi đã phát biểu trong cơn suy thoái này trách nhiệm này không riêng của Chính phủ, mà trách nhiệm của Quốc hội không thể đứng ngoài cuộc, nếu cần chúng ta có thể triệu tập phiên họp bất thường để quyết định một vấn đề để Chính phủ điều hành. Nhưng thôi, chuyện đã qua, chúng ta phải rút kinh nghiệm, còn cách trả lời của anh Phúc như thế thành ra không đúng bản chất vấn đề. Ý đại biểu muốn hỏi vấn đề như vậy, tôi xin hết.


Võ Hồng Phúc  - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tôi xin nói lại, chỗ này là chỗ tôi cũng đồng tình với cách của anh Thuận. Tức là Chính phủ phải có sự chủ động của mình và tiền này là tiền trong dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối điều hành này, báo cáo các đồng chí, nó không phải nằm trong ngân sách, đấy là trong kết quả hoạt động ngân hàng. Nước nào cũng thế trong điều kiện cấp bách họ cần đưa dự trữ ngoại hối ra để điều hành nền kinh tế, đặc biệt là điều hành hệ thống tiền tệ, nước nào cũng vậy. Cho nên chính sách về dự trữ ngoại hối mỗi nước một khác, nó không nằm trong quyền chi phối của Luật ngân sách, đây không phải là ngân sách, tôi xin nhắc lại như thế, mà đây là dự trữ ngoại hối để nhằm hỗ trợ hoạt động ngân hàng thì Chính phủ cần có quyền để chủ động nhưng quyền này phải được sự giám sát của Quốc hội. Cho nên Chính phủ sẽ báo cáo với Quốc hội trong kỳ họp gần đây nhất để việc thực thi chi tiêu khoản tiền này như thế nào thì giải thích thêm. Vì đây là truyền hình trực tiếp thì nói như thế này rút kinh nghiệm Chính phủ làm không có trách nhiệm, không đúng luật thì tôi bảo không phải không đúng luật mà tôi cho rất đúng luật trong cách điều hành cần phải có linh động, linh hoạt để mà điều hành quĩ tiền tệ. Tôi xin hết ý kiến.


Nguyễn Phú Trọng  - Chủ tịch Quốc hội

Thưa các đồng chí.

Cho đến bây giờ ngoài 18 chất vấn mà các vị đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ trưởng tại Kỳ họp thứ 4 và cộng thêm một số chất vấn giữa hai kỳ họp thì tại phiên chất vấn này đã có 12 vị đại biểu tiếp tục nêu câu hỏi, không phải chỉ hỏi mà có tranh luận, có trao đổi thảo luận, đây cũng là nét nó khác trước một chút, không phải chỉ hỏi một câu xong mà phải có thảo luận, tranh luận lại, đối với Bộ trưởng có ba vấn đề.

Vấn đề thủ tục đầu tư và đầu tư vốn thì hai vấn đề đầu nó có liên quan đến nhau, các đại biểu không nêu nhiều câu hỏi lắm nhưng cũng lưu ý một số điểm đó là vừa rồi phải nói trong thủ tục đầu tư cấp phép xây dựng, cấp phép đầu tư người ta vẫn cảm thấy rườm rà nhiêu khê, phức tạp, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến việc đầu tư, ảnh hưởng đến việc giải ngân. Cho nên nhiều đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm có hỏi, nên vấn đề đặt ra sắp tới phải làm sao tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục đầu tư. Muốn như thế trong các văn bản quy định của Chính phủ ở đây phần lớn các quy định, nghị định hướng dẫn của Chính phủ phải làm sao theo tinh thần rất giản tiện. Tránh tình trạng như vừa rồi gây ra chậm chạp mà đã chậm chạp thì thất thoát lãng phí thậm chí tiêu cực tham nhũng.

Thứ hai, trong bố trí vốn vẫn có tình trạng dàn trải mặc dù gần đây chúng ta đã nói rất nhiều phải tập trung các nguồn vốn đầu tư kể cả vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn ngân sách, vốn huy động thêm, vốn trái phiếu Chính phủ v.v... từ nhiều kênh, nhiều nguồn, ODA để tạo ra một sức mạnh tổng hợp tập trung làm dứt điểm một số công trình, vừa rồi dàn trải, cứ ngâm đấy giá cả càng lên cao và lại thất thóat lãng phí. Bây giờ các đồng chí cứ đi kiểm tra lại mà xem rất nhiều công trình đang dở dang, mặc dù vừa rồi Chính phủ kiên quyết cắt một số, định hoãn một số, thậm chí một số chưa đủ thủ tục thì đưa ra, nhưng vẫn còn có những công trình cấp phép theo kiểu để dành chưa theo đúng quy trình, quy định. Riêng về vấn đề đầu tư vốn, thủ tục đầu tư xin lưu ý thêm cái đó thôi. Mặc dù đồng chí Võ Hồng Phúc cũng đã nói cái hướng và biện pháp xử lý rồi.

Về vấn đề kích cầu kinh tế thì đây là một trong 5 giải pháp trong toàn bộ chủ trương, biện pháp để chúng ta hạn chế tối đa giảm phát và suy thoái kinh tế, không phải chỉ có kích cầu kinh tế này. Một loạt 5 nhóm giải pháp nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng liên quan đến việc đầu tư, đến ngân sách, đến tài chính, đến ngân hàng và chúng ta mới triển khai được vài tháng nay thôi.

Theo báo cáo của Bộ trưởng kinh tế quý I tương đối khả quan, đương nhiên có nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ có nguyên nhân kích cầu này, sự cố gắng phấn đấu của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, tất cả những giải pháp đồng bộ chúng ta chỉ đạo rất quyết liệt, nhưng kích cầu chiếm một vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên xin lưu ý không được phép chủ quan vì chúng ta biết tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, khủng hoảng tài chính này là khủng hoảng ta nói giai đoạn 29-33 cho đến bây giờ mới có khủng hoảng này, tương đối toàn diện, mang tính hệ thống, cả khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng thể chế, và khủng hoảng hàng hóa, nó đụng đến toàn bộ hệ thống cho nên không một sớm một chiều có thể khắc phục ngay được. Tôi có thể nói chỗ này bên ngoài đánh giá rất nhiều về dự báo này, chúng ta phải làm tốt công tác dự báo không chủ quan được, còn tiếp tục khó khăn. Tác động đến ta tuy ta chưa tham gia sâu lắm vào hoặc ta là nền kinh tế cũng còn nhỏ thôi, nhưng thực tế lao động như thế, việc làm như thế, một loạt lao động đang rút về, sản phẩm không bán được, không xuất được. Cho nên không chủ quan được, phải thường xuyên cập nhật, đánh giá tình hình để có những biện pháp xử lý đúng, nhất là có tính hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng gói kích cầu này, tăng cường kiểm tra để bảo đảm gói kích cầu sử dụng được đúng mục đích, đúng mục tiêu, chứ người ta cũng lo lắm, lại sinh ra xin cho, sinh ra tiêu cực. Cho nên không phải không có tâm trạng là tại sao chỉ thấy hỗ trợ cho doanh nghiệp mà không thấy cho tiêu dùng, cho nhân dân, cho các đối tượng cán bộ khác, người có công.

Riêng chỗ vốn 1 tỷ USD hay nói 17 nghìn tỷ thì đúng là hôm trước Thường vụ cũng đã cho ý kiến một bước và tôi cũng hỏi, kể cả anh Kiên cũng nói là cái này có phải báo cáo xin ý kiến Quốc hội không? Các đồng chí nói là theo Luật Ngân hàng thì được phép làm, nhưng phải báo cáo với Quốc hội thì các đồng chí kiểm tra lại chỗ này xem, chứ nói như anh Phúc giải thích cơ chế các thứ thì lại không đúng ở đây, ta Đảng lãnh đạo thì thực tình mà nói là nói chỗ khác thì được, ở đây thì chưa trúng lắm. Còn báo cáo thì dứt khoát sắp tới phải báo cáo, nhưng cũng phải kiểm tra lại chỗ đó xem có đúng hay không?

Còn có thể sắp tới nó còn có những diễn biến, những phát sinh nữa thì xin các đồng chí tiếp tục theo dõi, chúng ta thường xuyên có thể còn có những hình thức là mời các vị bên Chính phủ sang trao đổi tại Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính, ngân sách như chúng ta đã dự kiến và tôi cho buổi hôm nay là rất tốt. Có thể chưa triệt để lắm, những phần trả lời của Bộ trưởng thì đôi khi gọn quá, chưa nói hết được những ý mà anh em định hỏi như các đồng chí nêu lại vấn đề này. Có thể còn có dịp chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu hơn nữa, triệt để hơn nữa. Xin phép phần của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dừng ở đây, xin cảm ơn Bộ trưởng và các đồng chí.

Bây giờ xin chuyển sang phần chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sáng nay Bộ trưởng chưa có điều kiện nghe chúng tôi nói cách làm vì Bộ trưởng chiều nay mới đến, đề nghị Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tập trung vào 3 nhóm vấn đề, nhưng cách làm là làm tập trung từng vấn đề một, hết vấn đề này sang vấn đề khác chứ không cùng một lúc trình bày cả 3 vấn đề thì nó vừa khó hỏi, khó trả lời và cũng khó kết luận, lần này chúng ta rút kinh nghiệm. Còn phần Bộ trưởng đã trả lời các vị đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 thì không phải nhắc lại nữa. Bây giờ trước hết Bộ trưởng tập trung vào nhóm vấn đề thứ nhất là tình trạng xâm phạm di tích lịch sử văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, công tác quản lý cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát, thư viện v.v... còn bất cập. Xin Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và phương hướng giải pháp khắc phục sắp tới là thế nào, nói trong 5 - 7 phút thôi và sau đó để các vị đại biểu Quốc hội nêu vấn đề rồi Bộ trưởng lại trả lời tiếp như đối thoại vừa rồi thì nó tập trung hơn. Xin mời Bộ trưởng.


Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 362.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương