VĂn phòng quốc hội cơ SỞ DỮ liệu luật việt nam lawdata nghị quyếT



tải về 266.39 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích266.39 Kb.
#844
1   2   3   4   5

NHẬN THẤY (25)

- Bị cáo (các bị cáo) bị Viện kiểm sát........................... Truy tố về hành vi (các hành vi) phạm tội như sau:

(Trình bày việc phạm tội, các hành vi phạm tội của bị cáo (các bị cáo) mà Viện kiểm sát truy tố theo nội dung của cáo trạng).

- Tại bản cáo trạng số..... Ngày..... Tháng..... Năm..... Viện kiểm sát............. Đã truy tố.

(Ghi phần quyết định truy tố của cáo trạng đối với từng bị cáo về tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng).

Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa (nếu có) và những người tham gia tố tụng khác,



XÉT THẤY(26)

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

Vì các lẽ trên,



QUYẾT ĐỊNH(27)

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................

..........................................................................................................................



Hướng dẫn sử dụng mẫu bản án hình sự sơ thẩm:

Mẫu bản án hình sự sơ thẩm kèm theo bản hướng dẫn này được soạn thảo theo tinh thần quy định tại các điều 185, 224 và 307 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Mẫu bản án hình sự sơ thẩm kèm theo hướng dẫn này được sử dụng cho tất cả các Toà án khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng mẫu bản án hình sự sơ thẩm kèm theo:

(1) Nếu là Toà án quân sự khu vực, thì ghi Toà án quân sự khu vực mấy Quân khu nào (ví dụ: Toà án quân sự khu vực 1 quân khu 4); nếu là Toà án quân sự quân khu thì ghi Toà án quân sự quân khu nào (ví dụ: Toà án quân sự Quân khu Thủ đô); nếu là Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi Toà án nhân dân quận (huyện, thị xã, thành phố) gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An); nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).

(2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án theo đúng tinh thần hướng dẫn của Chính phủ về cách ghi số văn bản (ví dụ: Bản án số 250/2004/HSST).

(3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử sơ thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xử sơ thẩm trong nhiều ngày.

(4) Ghi như hướng dẫn tại điểm (1).

(5) Nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm ba người, thì chỉ ghi họ và tên của Thẩm phán chủ toạ phiên toà, bỏ dòng “Thẩm phán...”, Đối với Hội thẩm chỉ ghi họ và tên của hai Hội thẩm; nếu Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có năm người, thì ghi họ và tên của Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà, họ và tên của Thẩm phán, họ và tên của cả ba Hội thẩm. Trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên, thì nhất thiết phải ghi nghề nghiệp và nơi công tác của Hội thẩm. Trong trường hợp bị cáo là người thành niên, thì không nhất thiết phải ghi nghề nghiệp và nơi công tác của Hội thẩm nhân dân.

(6) Nếu Toà án nhân dân, thì ghi Hội thẩm nhân dân; nếu Toà án quân sự, thì ghi Hội thẩm quân nhân.

(7) Ghi họ và tên của Thư ký Toà án ghi biên bản phiên toà và tên của Toà án, nơi Thư ký Toà án công tác như hướng dẫn tại điểm (1).

(8) Ghi như hướng dẫn tại điểm (1), song đổi các chữ “Toà án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân” và “Toà án quân sự” thành “Viện kiểm sát quân sự”; nếu chỉ có một Kiểm sát viên tham gia phiên toà thì chỉ ghi họ và tên của Kiểm sát viên đó; nếu có hai Kiểm sát viên tham gia phiên toà thì phải ghi đầy đủ họ và tên của cả hai Kiểm sát viên đó.

(9) Trong trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày, thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 12 tháng 4 năm 2004...).

Trong trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày trở lên, nếu số ngày tương đối ít thì có thể ghi đủ số ngày (ví dụ: Trong các ngày 3, 4 và 5 tháng 7...); Nếu số ngày nhiều liền nhau thì ghi từ ngày đến ngày (ví dụ: Trong các ngày từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 7 năm...); Nếu khác tháng mà xét xử liên tục thì ghi từ ngày... Tháng... Đến ngày... Tháng... (ví dụ: Trong các ngày từ ngày 30-7 đến ngày 04-8 năm...), Nếu không xét xử liên tục thì ghi các ngày của từng tháng (ví dụ: trong các ngày 29, 30, 31 tháng 7 và các ngày 03, 04 tháng 8 năm...

(10) Ô thứ nhất ghi số thụ lý sơ thẩm vụ án, ô thứ hai ghi năm thụ lý vụ án theo đúng tinh thần hướng dẫn của Chính phủ về cách ghi số văn bản và sau đó ghi ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Vụ án hình sự thụ lý số 175/2004/HSST ngày 20 tháng 4 năm 2004).

(11) Ghi họ và tên bị cáo và các bí danh, tên thường gọi khác (nếu có); nếu thấy đến năm phạm tội mà bị cáo mới 20 tuổi, thì nhất thiết phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh; nếu trên 20 tuổi thì có thể ghi năm sinh hoặc tuổi; ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và nơi tạm trú. Đối với tiền sự thì chỉ ghi khi đã xác định đúng theo quy định của pháp luật lần bị xử lý đó tính đến ngày phạm tội chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật. Đối với tiền án thì chỉ ghi khi đã xác định đúng theo quy định của pháp luật lần bị kết án đó tính đến ngày phạm tội chưa được xoá án.

(12) Ghi ngày bị cáo bị bắt tạm giam; nếu trước đó bị cáo đã bị tạm giữ, bị bắt tạm giam, thì ghi ngày bị tạm giữ, ngày bị tạm giam và ngày được cho tại ngoại; nếu có mặt tại phiên toà thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên toà thì ghi “vắng mặt”.

(13) Nếu bị cáo nào có người đại diện hợp pháp thì ghi họ và tên của bị cáo đó (ví dụ: Người đại diện hợp pháp của bị cáo Nguyễn Văn A).

(14) Sau chữ “là” ghi quan hệ như thế nào với bị cáo (ví dụ: là bố của bị cáo); nếu có mặt tại phiên toà thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên toà thì ghi “vắng mặt”.

(15) Nếu bị cáo nào có người bào chữa thì ghi họ và tên của bị cáo đó; sau chữ Ông (Bà) ghi họ và tên của người bào chữa; nếu người bào chữa là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào (ví dụ: Ông Trần B, Luật sư Văn phòng luật sư Vạn Xuân thuộc Đoàn luật sư tỉnh H); nếu không phải là luật sư thì ghi nghề nghiệp, nơi công tác của người bào chữa (ví dụ: Bà Lê Thị M, bào chữa viên nhân dân công tác tại Hội luật gia tỉnh M); nếu có mặt tại phiên toà thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên toà thì ghi “vắng mặt”.

(16), (17), (18), (19), (20), (21), (22), (23) Nếu có người nào tham gia tố tụng thì ghi họ và tên, tuổi, nơi cư trú của người đó. Trong trường hợp người bị hại là người bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và là người chưa thành niên, thì nhất thiết phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh của người bị hại; nếu có mặt tại phiên toà thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên toà thì ghi “vắng mặt”.

(24) Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có người bảo vệ quyền lợi cho họ, thì ghi họ và tên của họ theo thứ tự; sau chữ Ông (Bà) ghi họ và tên; nếu người bảo vệ quyền lợi của đương sự là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào; nếu không phải là luật sư thì ghi nghề nghiệp, nơi công tác của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự; nếu có mặt tại phiên toà thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên toà thì ghi “vắng mặt”.

(25) Trong phần này, cần chú ý chỉ ghi các hành vi phạm tội của các bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố trong nội dung của cáo trạng, những hành vi khác tuy có được mô tả trong cáo trạng, nhưng Viện kiểm sát không truy tố thì không ghi.

(26) Trong phần này chỉ ghi sự phân tích và đánh giá của Hội đồng xét xử bao gồm:

- Phân tích và đánh giá những vấn đề đã được tranh tụng tại phiên toà;

- Phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội;

- Đánh giá bị cáo có phạm tội không và nếu bị cáo có phạm tội, thì phạm tội gì, theo khoản nào, điều nào của Bộ luật hình sự;

- Đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo;

- Đánh giá thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có);

- Hướng giải quyết về xử lý vật chứng (nếu có).

(27) Trong phần này ghi các quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án như sau:

A. Trường hợp bị cáo có phạm tội:

- Tuyên bố bị cáo (các bị cáo)... Phạm tội (các tội)... (bị cáo nào phạm tội nào thì ghi tội đó);

- áp dụng điểm... Khoản... Điều... Của Bộ luật hình sự; nếu có nhiều bị cáo phạm các tội khác nhau, thì ghi áp dụng điểm... Khoản... Điều... Của Bộ luật hình sự đối với bị cáo (các bị cáo)... Và áp dụng điểm... Khoản... Điều... Của Bộ luật hình sự đối với bị cáo (các bị cáo)...;

- Xử phạt bị cáo... (ghi tên từng bị cáo và mức hình phạt). Tiếp đó ghi thời điểm để tính thời hạn chấp hành hình phạt; nếu cho bị cáo được hưởng án treo thì cần giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Trong trường hợp cần tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành hình phạt tử hình thì ghi: “tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án”.

- Việc bồi thường thiệt hại: Cần thiết phải ghi: áp dụng khoản... Điều... (tương ứng) của Bộ luật dân sự buộc...;

- Việc xử lý vật chứng (nếu có) cần theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

- Về án phí hình sự sơ thẩm và án phí dân sự sơ thẩm;

- Quyền kháng cáo đối với bản án. Đối với bị cáo bị xử phạt tử hình thì cần ghi thêm: “nếu họ không kháng cáo, thì họ có quyền làm đơn gửi Chủ tịch nước xin ân giảm án tử hình trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết hạn kháng cáo”.

B. Trong trường hợp bị cáo không phạm tội:

Căn cứ vào khoản... Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự;

- Tuyên bố bị cáo không phạm tội;

- Giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

- Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có);

- Việc xử lý vật chứng (nếu có);

- Về án phí (nếu có);

- Quyền kháng cáo đối với bản án.

C. Nếu bị cáo bị tuyên hình phạt trục xuất, thì Hội đồng xét xử cũng phải tuyên cả thời gian bị cáo phải rời khỏi Việt Nam.

Phần cuối cùng của bản án, nếu là bản án gốc được thông qua tại phòng nghị án thì cần phải có đầy đủ chữ ký, họ và tên của các thành viên Hội đồng xét xử; nếu là bản án chính thì cần ghi như sau:


Nơi nhận:

(Ghi những nơi mà Toà án cấp sơ thẩm phải giao bản án theo quy định tại Điều 229 của Bộ luật tố tụng hình sự và những nơi cần lưu bản án chính)



TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM

Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà

Ký tên và đóng dấu của Toà án



(Họ và tên)





tải về 266.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương