V¨n phßng quèc héi c¬ së d÷ liÖu luËt viÖt nam lawdata quyếT ĐỊNH



tải về 316.49 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích316.49 Kb.
#7110
  1   2   3

v¨n phßng quèc héi c¬ së d÷ liÖu luËt viÖt nam LAWDATA

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 1387/1998/QĐ-BGTVT
NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 1998 BAN HÀNH QUY CHẾ HUẤN LUYỆN -
CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN VÀ ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH
THUYỀN VIÊN TRÊN TẦU BIỂN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI



- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

- Căn cứ Điều 40 Bộ luật Hàng hải Việt Nam ban hành ngày 30/6/1990 và Công ước về Huấn luyện - cấp Chứng chỉ và Trực ca (STCW 78/95) của Tổ chức Hàng hải quốc tế.

- Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và lao động.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Huấn luyện - cấp Chứng chỉ chuyên môn và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên tầu biển Việt Nam".

Điều 2.- Bản Quy chế ban hành theo Quyết định này được áp dụng sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành; các Điều lệ và văn bản quy định về thi, cấp Bằng cấp Trưởng Hàng hải và đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên tầu biển đã ban hành trước đây trái với quy định của Quy chế này đều không còn giá trị thực hiện.

Điều 3.- Các ông (bà): Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - lao động, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, các chủ tầu biển, Hiệu trưởng các trường Hàng hải chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

QUY CHẾ

HUẤN LUYỆN - CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN VÀ ĐẢM NHIỆM
CHỨC DANH THUYỀN VIÊN TRÊN TẦU BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1387/1998/QĐ-BGTVT
ngày 03 tháng 6 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)


CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.-

Quy chế này quy định về huấn luyện, tổ chức thi - cấp chứng chỉ chuyên môn và đảm nhiệm chức danh của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.

Quy chế này không áp dụng đối với những người làm việc trên các tàu của các lực lượng vũ trang không tham gia hoạt động kinh tế, những tàu chuyên dùng để khai thác thuỷ sản và những tàu chuyên dùng khác (như Hải quan, chữa cháy, thanh tra, cảng vụ...) không tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.

Điều 2.-

Các thuật ngữ dùng trong Quy chế này có ý nghĩa như sau:

2.1. "Vận chuyển xô": là vận chuyển hàng với khối lượng lớn và không có bao bì;

2.2. "Tàu dầu": Là tàu được chế tạo và sử dụng để vận chuyển xô các loại dầu và sản phẩm của dầu mỏ;

2.3. "Tàu chở hoá chất": Là tàu được chế tạo hoặc được chứng nhận để vận chuyển xô bất kỳ một sản phẩm ở dạng lỏng nào đã được liệt kê trong Chương 17 của Bộ luật quốc tế vận chuyển xô hoá chất (IBC code); 2.4. "Tàu chở khí hoá lỏng": Là tàu được chế tạo hoặc được chứng nhận để vận chuyển xô bất kỳ một chất khí hoá lỏng nào đã dược liệt kê trong Chương 19 của Bộ luật quốc tế về vận chuyển khí hoá lỏng (IGC code);

2.5. "Tàu chở khách Ro-Ro": Là tàu chở khách với các khoang hàng Ro-Ro hoặc các khoang đặc biệt đã được định nghĩa trong Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển - 1974, đã được sửa đổi (SOLAS 74, AS AMENDED);

2.6. "Hành trình gần bờ": Là hành trình cách đất liền của Việt Nam không quá 100 hải lý của tàu biển có tổng dung tích dưới 500 GT trong giới hạn bởi các đường thẳng nối các điểm có toạ độ: 12độ00'N, 100độ00'E; 23độ00'N, 100độ00'E; 23độ00'N, 114độ20'E; 12độ00'N, 114độ20'E; 12độ00'N, 116độ00'E; 07độ00'N, 116độ00'E và 07độ00'N, 102độ30'E. Ngoài ra hành trình của các tàu trong vùng nước thuộc chủ quyền và thềm lục địa của Việt Nam đều được xem là hành trình gần bờ;

2.7. "Hành trình ven biển Việt Nam": Là hành trình của tàu biển có tổng dung tích dưới 100 GT, cách bờ biển Việt Nam không quá 20 hải lý;

2.8. "Sổ ghi nhận huấn luyện": Là sổ do Cục Hàng hải Việt Nam cấp cho thuyền viên để ghi các thông tin về cá nhân, nơi đào tạo, ghi nhận thời gian đi biển, các nội dung huấn luyện và nhiệm vụ được giao khi làm việc trên tàu;

2.9. "Thời gian nghiệp vụ": Là thời gian thuyền viên làm việc trực tiếp trên tàu của hạng tầu tương ứng với chứng chỉ chuyên môn được cấp;

2.10. "Thời gian thực tập": Là thời gian thuyền viên làm việc trên tàu theo một chương trình huấn luyện đáp ứng các yêu cầu của Bộ luật STCW95;

2.11. "Thời gian đảm nhiệm chức danh": Là thời gian thuyền viên được làm việc theo chức năng phù hợp với chứng chỉ chuyên môn được cấp.

2.12. "Thời gian tập sự": Là thời gian thực tập làm chức danh trên hạng tàu tương ứng dưới sự giám sát của một sĩ quan đã có chứng chỉ chuyên môn phù hợp;

2.13. "Bộ luật STCW": Là Bộ luật kèm theo Công ước về Huấn luyện, cấp bằng và trực ca của Tổ chức Hàng hải quốc tế đã được Hội nghị các nước thành viên thông qua năm 1978 và được bổ sung, sửa đổi năm 1995, dưới đây viết tắt là STCW 95.



CHƯƠNG III

HỆ THỐNG CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN VÀ CHỨC DANH THUYỀN VIÊN

Điều 3.-

3.1. Hệ thống chứng chỉ chuyên môn bao gồm:

3.1.1. "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn": Là chứng chỉ cấp cho các thuyền viên có đủ khả năng chuyên môn đảm nhiệm các chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, sĩ quan máy hai, sĩ quan boong, máy, và thuỷ thủ trực ca boong, máy tương ứng và phù hợp với Công ước STCW 78/95.

Giấy này phản ánh các chức năng riêng biệt theo nội dung quy định của Chương II, III và IV của Công ước STWC 78/95. Các khả năng riêng biệt trong các tiêu chuẩn năng lực được phân thành các nhóm thích hợp với 7 chức năng sau:

- Hàng hải (dẫn tàu, đi biển).

- Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hoá.

- Kiểm soát hoạt động của con tàu và chăm sóc những người trên tàu.

- Kỹ thuật máy tàu thuỷ.

- Kỹ thuật điện, điện tử và máy điều khiển.

- Bảo dưỡng và sửa chữa.

- Thông tin và liên lạc vô tuyến.

Mỗi chức năng nói chung còn được phân theo 3 mức trách nhiệm sau đây:

- Mức quản lý.

- Mức vận hành.

- Mức trợ giúp.

3.1.2. "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản": Là chứng chỉ cấp cho các thuyền viên đã hoàn thành các khoá huấn luyện về an toàn cơ bản theo quy định của Bộ luật STCW 95 bao gồm:

- Kỹ thuật cứu sinh;

- Phòng cháy, chữa cháy;

- Sơ cứu (cơ sở);

- An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội.

3.1.3. "Giấy chứng nhận huấn luyện đặc biệt": Là chứng chỉ cấp cho các thuyền viên đã hoàn thành các khoá huấn luyện đặc biệt theo quy định của Bộ luật STCW 95, bao gồm:

- An toàn tàu dầu (làm quen và nâng cao);

- An toàn tàu hoá chất (làm quen và nâng cao);

- An toàn dầu khí hoá lỏng (làm quen và nâng cao);

- An toàn tàu khách Ro-Ro.

3.1.4. "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ": Là chứng chỉ cấp cho các thuyền viên đã hoàn thành các khoá huấn luyện nghiệp vụ theo quy định của Bộ luật STCW 95, bao gồm:

- Quan sát và đồ giải Radar;

- Mô phỏng Radar;

- ARPA;

- GMDSS;


- Chữa cháy nâng cao;

- Sơ cứu y tế;

- Chăm sóc y tế;

- Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn; xuồng cứu nạn cao tốc.

3.2. Mẫu các loại chứng chỉ chuyên môn:

Mẫu các loại chứng chỉ chuyên môn được áp dụng thống nhất trong toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.



Điều 4.- Quy định về hệ thống chức danh thuyền viên.

Căn cứ mức độ trách nhiệm phải thực hiện các chức năng được quy định trong Bộ luật STCW 95 nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của con tàu, sự an toàn của người và bảo vệ môi trường biển, các chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam được phân thành các nhóm như sau:

4.1. Mức trách nhiệm quản lý: bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm các chức danh thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng và máy hai với trách nhiệm như sau:

4.1.1. "Thuyền trưởng" là người chỉ huy cao nhất trên tàu;

4.1.2. "Đại phó" là một sĩ quan boong có cấp bậc kề sát thuyền trưởng, được quyền thay thế thuyền trưởng chỉ huy con tàu, trong các trường hợp thuyền trưởng không còn khả năng đảm nhiệm chức danh của mình;

4.1.3. "Máy trưởng" là một sĩ quan máy cao nhất chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của con tàu; và về vận hành cũng như bảo quản các thiết bị cơ khí và điện của tàu;

4.1.4. "Sĩ quan máy hai" là một sĩ quan máy có cấp bậc kề sát máy trưởng, chịu trách nhiệm về sức đẩy cơ học của tàu, về khai thác, bảo dưỡng máy và trang thiết bị điện của con tàu trong trường hợp máy trưởng mất khả năng đảm nhiệm chức danh của mình;

4.2. Mức trách nhiệm vận hành: bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm các chức danh sĩ quan boong, sĩ quan máy và sĩ quan vô tuyến điện với trách nhiệm như sau:

4.2.1. "Sĩ quan boong" là một sĩ quan có trình độ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương II - Công ước STCW 78/95;

4.2.2. "Sĩ quan máy" là một sĩ quan có trình độ chuyên môn theo quy định tại các điều khoản của Chương III - Công ước STCW 78/95;

4.2.3. "Sĩ quan vô tuyến điện" là một sĩ quan đã được cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" thích hợp theo các quy tắc vô tuyến của cơ quan có thẩm quyền quy định và các điều khoản của Chương IV - Công ước STCW 78/95;

4.3. Mức trách nhiệm trợ giúp: bao gồm các thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuỷ thủ. Thuỷ thủ là một thành viên trong thuyền bộ nhưng không phải là thuyền trưởng hoặc sĩ quan;



Điều 5.- Phân hạng chức danh.

Căn cứ tổng dung tích (GT), hành trình hàng hải và tổng công suất máy chính của tàu mà các chức danh mức quản lý và mức vận hành được phân hạng như sau:

5.1. Thuyền trưởng, đại phó và các sĩ quan boong được phân hạng theo tổng dung tích của tàu (GT) và hành trình hàng hải như sau:

a. Thuyền trưởng và đại phó:

- Tàu trên 3000 GT

- Từ 500 GT đến 3000 GT

- Từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ

- Dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam.

b. Sĩ quan boong

- Từ 500 GT trở lên

- Từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.

5.2. Máy trưởng, máy hai và sĩ quan máy được phân hạng theo tổng công suất máy chính (KW) của tàu như sau:

a. Máy trưởng và máy hai:

- Trên 3000 KW

- Từ 750 KW đến 3000 KW

- Từ 150 KW đến dưới 750 KW

- Dưới 150 KW.

b. Sĩ quan máy:

- Từ 750 KW trở lên

- Từ 150 KW đến dưới 750 KW.



CHƯƠNG III

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC CẤP CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN

Điều 6.- Quy định về các điều kiện chung.

Thuyền viên muốn được cấp chứng chỉ chuyên môn để làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đầy đủ các điều kiện chung như sau:

6.1. Có giấy chứng nhận sức khoẻ đáp ứng các tiêu chuẩn quy định hiện hành đối với thuyền viên Việt Nam;

6.2. Đã tốt nghiệp các chuyên ngành (điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu, điện tàu thuỷ, vô tuyến điện) ở các trường Đại học Hàng hải, Trung học Hàng hải, Kĩ thuật nghiệp vụ Hàng hải, theo chương trình đào tạo do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn của Công ước STCW 78/95.

Nếu tốt nghiệp các chuyên ngành trên ở các trường khác (như trường Hải quân, Thuỷ sản...) còn phải thoả mãn thêm hai điều kiện sau đây:

- Phải qua lớp bổ túc những môn chưa học hoặc học chưa đủ tại các trường do Bộ Giao thông vận tải quy định và được trường đó cấp chứng chỉ hoàn thành khoá học.

- Phải kéo dài thời gian nghiệp vụ trên tàu tương ứng với số thời gian thiếu hụt so với chương trình đào tạo tại các trường Hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải. Riêng đối với ngành máy, số thời gian thực hành về sửa chữa ở xưởng, thời gian làm việc về thiết kế được tính với hệ số 1/2, nhưng tổng thời gian đó không được tính vượt quá một nửa thời gian nghiệp vụ quy định.

6.3. Phải thoả mãn yêu cầu cụ thể về thời gian nghiệp vụ, thời gian tập sự chức danh, thời gian đảm nhiệm chức danh theo quy định của quy chế này.

6.4. Hoàn thành chương trình huấn luyện quy định và đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn theo Công ước STCW 78/95.

6.5. Làm đầy đủ hồ sơ theo quy định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam (đối với diện xét cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (GCNKNCM).

Ngoài các điều kiện chung đã quy định như trên, mỗi chức danh còn phải thoả mãn các điều kiện chuyên môn riêng của từng hạng tàu, quy định tại các điều thuộc Chương III dưới đây.

Điều 7.-

Điều kiện chuyên môn để xét cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" đối với các hạng Thuyền trưởng và Đại phó.

7.1. Thuyền trưởng và Đại phó tàu trên 3000 GT

+ Tốt nghiệp Đại học Hàng hải trở lên;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của thuyền trưởng và đại phó tàu trên 3000 GT trở lên, được quy định ở Mục A - II/2 của Bộ luật STCW 95;

+ Để được xét cấp GCNKNCM đại phó phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan boong tàu trên 500 GT tối thiểu 12 tháng;

+ Để được xét cấp GCNKNCM thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu trên 3000 GT tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 500 GT đến 3000 GT tối thiểu 12 tháng.

7.2. Thuyền trưởng và Đại phó tàu từ 500 GT đến 3000 GT.

+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hàng hải trở lên;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của thuyền trưởng và đại phó các tàu từ 500 GT đến 3000 GT, được quy định ở mục A-II/2 của Bộ luật STCW 95;

+ Để được xét cấp GCNKNCM đại phó phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan boong tàu trên 500 GT tối thiểu 12 tháng;

+ Để được xét cấp GCNKNCM thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 500 GT đến 3000 GT tối thiểu 12 tháng, hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng.

7.3. Thuyền trưởng và đại phó tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.

+ Tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của thuyền trưởng và đại phó các tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ, được quy định ở mục A-II/3 của Bộ luật STCW 95;

+ Để được xét cấp GCNKNCM đại phó phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan boong tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng;

+ Để được xét cấp GCNKNCM thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam tối thiểu 12 tháng.

7.4. Thuyền trưởng và đại phó tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam.

+ Tốt nghiệp sơ cấp hàng hải trở lên;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của thuyền trưởng và đại phó tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam;

+ Để được xét cấp GCNKNCM đại phó phải có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng;

+ Để được xét cấp GCNKNCM thuyền trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh đại phó tàu dưới 100 GT hành trình ven biển Việt Nam tối thiểu 12 tháng.



Điều 8.-

Điều kiện chuyên môn để xét cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" đối với các hạng sĩ quan boong:

8.1. Sĩ quan boong tàu từ 500 GT trở lên

+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hàng hải trở lên;

+ Đáp ứng những yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với chức danh sĩ quan boong tàu từ 500 GT trở lên được quy định tại quy tắc II/1 của Công ước STCW 78/95;

+ Có thời gian thực tập tối thiểu 12 tháng theo chương trình đáp ứng các yêu cầu của mục A-II/1 của Bộ luật STCW 78/95; Thời gian này phải được ghi nhận trong "Sổ ghi nhận huấn luyện". Hoặc có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng trên tàu cùng hạng;

+ Trong khoảng thời gian trên, phải có thời gian tập sự trực ca tối thiểu 06 tháng;

+ Nếu đã làm sĩ quan boong trên tàu từ 100 GT đến 500 GT hành trình gần bờ thì thời gian nghiệp vụ trên tàu cùng hạng tối thiểu là 06 tháng.

8.2. Sĩ quang boong tàu từ 100 GT đến dưới 500 GT hành trình gần bờ.

+ Tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên;

+ Đáp ứng những yêu cầu tối thiểu quy định đối với chức danh này, được quy định tại quy tắc II/3 của Công ước STCW 78/95;

+ Có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 100 GT trở lên.



Điều 9.-

Điều kiện chuyên môn để xét cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" đối với Máy trưởng và Máy hai.

9.1. Máy trưởng và Máy hai tàu trên 3000 KW.

+ Tốt nghiệp Đại học Hàng hải;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của máy trưởng và máy hai tàu trên 3000 KW được quy định ở Mục A-III/2 của Bộ Luật STCW 95;

+ Để được xét cấp GCNKNCM sĩ quan máy hai phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy tàu trên 750 KW tối thiểu 12 tháng;

+ Để được xét cấp GCNKNCM máy trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy hai tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu từ 750 KW đến 3000 KW tối thiểu 12 tháng.

9.2. Máy trưởng và Máy hai tàu từ 750 KW đến 3000 KW

+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hàng hải trở lên;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện do Bộ Giao thông vận tải ban hành và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của máy trưởng và máy hai tàu từ 750 KW đến 3000 KW được quy định ở Mục A-III/3 của Bộ Luật STCW 95; + Để được xét cấp GCNKNCM sĩ quan máy hai phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy tàu từ 750 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;

+ Để được xét cấp GCNKNCM máy trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy hai tàu từ 750 KW đến 3000 KW tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW tối thiểu 12 tháng.

9.3. Máy trưởng và máy hai tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW

+ Tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực đối với máy trưởng và máy hai tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW do Bộ Giao thông vận tải quy định

+ Để được xét cấp GCNKNCM sĩ quan máy hai phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy tàu từ 150 KW trở lên tối thiểu 12 tháng;

+ Để được xét cấp GCNKNCM máy trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy hai tàu từ 150 KW tối thiểu 12 tháng hoặc đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu dưới 150 KW tối thiểu 12 tháng.

9.4. Máy trưởng và máy hai tàu dưới 150 KW

+ Tốt nghiệp sơ cấp hàng hải trở lên;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện và đáp ứng tiêu chuẩn năng lực đối với máy trưởng và máy hai tàu dưới 150 KW do Bộ Giao thông vận tải quy định

+ Để được xét cấp GCNKNCM sĩ quan máy hai phải có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng;

+ Để được xét cấp GCNKNCM máy trưởng phải có thời gian đảm nhiệm chức danh sĩ quan máy hai tàu dưới 150 KW tối thiểu 12 tháng.

Điều 10.-

Điều kiện chuyên môn để xét cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" đối với sĩ quan máy;

10.1. Sĩ quan máy tàu từ 750 KW trở lên:

+ Tốt nghiệp Cao đẳng Hàng hải trở lên;

+ Đáp ứng những yêu cầu tối thiểu bắt buộc đối với sĩ quan máy tàu từ 750 KW trở lên, được quy định tại quy tắc III/1 của Công ước STCW 78/95;

+ Có thời gian thực tập tối thiểu 12 tháng theo chương trình đáp ứng các yêu cầu của mục A-III/1 của Bộ luật STCW 95; Thời gian này phải được ghi trong "Sổ ghi nhận huấn luyện". Hoặc có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng trên tàu cùng hạng;

+ Trong khoảng thời gian trên phải có thời gian tập sự trực ca tối thiểu 06 tháng;

+ Nếu đã làm sĩ quan máy tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW thì thời gian nghiệp vụ làm quen trên tàu cùng hạng là 06 tháng.

10.2. Sĩ quan máy tàu từ 150 KW đến dưới 750 KW

+ Tốt nghiệp Trung học Hàng hải trở lên;

+ Đáp ứng những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực đối với chức danh này do Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Có thời gian nghiệp vụ tối thiểu 36 tháng trên tàu từ 150 KW trở lên.



Điều 11.-

Điều kiện chuyên môn để xét cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" đối với Sĩ quan vô tuyến điện:

+ Tốt nghiệp kỹ thuật - nghiệp vụ thông tin ở trường chuyên ngành;

+ Có đủ trình độ, năng lực theo quy định của các Quy tắc thông tin vô tuyến Việt Nam và các Công ước Quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

+ Đã hoàn thành chương trình huấn luyện quy định và trúng tuyển kỳ thi sát hạch tương ứng đối với từng hạng tàu, theo nội dung chương trình do Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Bưu điện thống nhất quy định;

+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận GMDSS", nếu làm việc trên tàu có trang bị GMDSS.



Điều 12.-

Điều kiện chuyên môn để xét cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn" đối với các chức danh thuyền viên khác:

12.1. Thuỷ thủ trưởng:

+ Tốt nghiệp sơ cấp (Công nhân kỹ thuật) Hàng hải trở lên;

+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn mức trợ giúp" và "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh Thuỷ thủ trực ca 36 tháng;

+ Đã qua huấn luyện và được công nhận đạt các tiêu chuẩn năng lực quy định đối với "Thuỷ thủ trưởng".

12.2. Thuỷ thủ trực ca:

+ Tốt nghiệp sơ cấp Hàng hải trở lên;

+ Đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực quy định tại Quy tắc II/4 của công ước STCW 78/95;

+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";

+ Đã qua thời gian tập sự Thuỷ thủ trực ca 03 tháng, được công nhận và ghi vào "Sổ ghi nhận huấn luyện".

12.3. Thợ máy chính:

+ Tốt nghiệp sơ cấp hàng hải trở lên;

+ Đã qua huấn luyện và trúng tuyển kỳ thi sát hạch theo chương trình đối với thợ máy chính, do Bộ Giao thông vận tải quy định;

+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn mức trợ giúp" và " Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";

+ Có thời gian đảm nhiệm chức danh thợ máy trực ca 36 tháng.

12.4. Thợ máy trực ca:

+ Tốt nghiệp sơ cấp hàng hải trở lên;

+ Đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực quy định tại Quy tắc III/4 của Công ước STCW 78/95;

+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";

+ Đã qua thời gian tập sự Thợ máy trực ca 03 tháng, được công nhận và ghi vào "Sổ ghi nhận huấn luyện".

12.5. Nhân viên vô tuyến GMDSS:

+ Tốt nghiệp kỹ thuật - nghiệp vụ thông tin ở trường chuyên ngành;

+ Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy tắc IV/2 của Công ước STCW 78/95;

+ Có trình độ tiếng Anh chuyên môn hàng hải theo quy định;

+ Đã được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện cơ bản";

+ Đã qua thời gian tập sự chức danh này 03 tháng, trừ những người đã được cấp "Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của sĩ quan boong".

12.6. Đối với các chức danh thuyền viên khác:

Các thuyền viên còn lại bao gồm các chức danh không phải là các chức danh nêu trên phải có đầy đủ các điều kiện chung quy định tại Điều 6 của Quy chế này, và:

+ Tốt nghiệp ngành nghề phù hợp với chức danh công tác trên tàu tại các trường đào tạo chuyên ngành.

CHƯƠNG IV

QUY ĐỊNH VỀ HUẤN LUYỆN, CƠ SỞ HUẤN LUYỆN
VÀ CẤP CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN


Điều 13.-

Để đáp ứng hệ thống chứng chỉ Huấn luyện được quy định tại Điều 3 của Quy chế này và Bộ luật STCW 95, các khoá huấn luyện chuyên môn bao gồm:

13.1. Huấn luyện làm quen.

13.2. Khoá huấn luyện an toàn cơ bản.

13.2.1. Kỹ thuật cứu sinh

13.2.2. Phòng cháy, chữa cháy.

13.2.3. Sơ cứu (cơ sở).

13.2.4. An toàn sinh mạng và trách nhiệm xã hội.

13.3. Các khoá huấn luyện đặc biệt:

13.3.1. Làm quen tàu dầu.

13.3.2. Huấn luyện nâng cao về khai thác tàu dầu.

13.3.3. Làm quen tàu chở hoá chất.

13.3.4. Huấn luyện nâng cao về khai thác tàu chở hoá chất.

13.3.5. Làm quen tàu chở khí hoá lỏng.

13.3.6. Huấn luyện nâng cao về khai thác tàu chở khí hoá lỏng.

13.3.7. An toàn tàu khách RO-RO.

13.4. Các khoá huấn luyện nghiệp vụ:

13.4.1. Quan sát và đồ giải Radar.

13.4.2. Mô phỏng Radar.

13.4.3. ARPA.

13.4.4. GMDSS.

13.4.5. Chữa cháy nâng cao.

13.4.6. Sơ cứu y tế.

13.4.7. Chăm sóc y tế.

13.4.8. Bè cứu sinh, xuồng cứu nạn, xuồng cứu nạn cao tốc.

13.5. Các khoá huấn luyện chuyên môn cho thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, các sĩ quan boong, máy, sĩ quan vô tuyến điện và các thuỷ thủ trực ca buồng lái, máy làm cơ sở để cấp mới, chuyển đổi, gia hạn Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền trưởng, máy trưởng, các sỹ quan và thuỷ thủ nói trên.



Каталог: Images -> FileVanBan
FileVanBan -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
FileVanBan -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 17/2001/tt-btc ngàY 21 tháng 03 NĂM 2001 HƯỚng dẫn chế ĐỘ quản lý VÀ SỬ DỤng lệ phí thẩM ĐỊnh kếT quả ĐẤu thầU
FileVanBan -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi bộ TÀi chíNH
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
FileVanBan -> CƠ SỞ DỮ liệu văn bản pháp luật lớn nhất việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải số: 320 /tb-bgtvt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tảI
FileVanBan -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 316.49 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương