Văn minh và những Bất mãn từ nó Sigmund Freud (1856 1939)



tải về 0.76 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.76 Mb.
#33083
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
Eros có liên quan với những cảm xúc tích cực của tình yêu, và do đó biểu hiện qua những hành vi hỗ trợ xã hội, chung sức cộng tác, hợp tác và những hành vi khác để hỗ trợ những hài hòa trong xã hội.
Thanatos: (xung lực / bản năng chết, mortido, (sự hung hăng)) xuất hiện đối lập và để cân bằng với Eros và đẩy một người hướng tới sự tuyệt chủng và một “trạng thái vô tri vô giác”. Freud thấy xung lực này như đẩy chúng ta tiến tới những trạng thái về trước, bao gồm cả sự không hiện hữu, tức cái chết.
“Mục đích của mọi sự sống là sự chết ... những thứ vô tri vô giác tồn tại trước khi có những thứ sống, hữu tri giác” (Freud 1920). Thanatos liên quan với những cảm xúc tiêu cực như thù hận, sợ hãi và tức giận, dẫn đến hành vi chống đối xã hội, từ nhỏ như bắt nạt đến lớn như tự tử, hay giết người (có lẽ là phóng thể của những xung lực chết).
[13] Sadism: bạo dâm – khuynh hướng tìm khoái lạc, đặc biệt trong sự thỏa mãn tính dục, từ sự gây đau đớn, hành hạ thân xác hay gây nhục nhã cho kẻ khác, cho đối tương dục tình.

[14] Masochism: khổ dâm - khuynh hướng tìm khoái lạc, đặc biệt trong sự thỏa mãn tính dục, ngược lại với Sadism - từ sự tự gây đau đớn, tự hành hạ thân xác hay nhục nhã cho chính mình, trong sinh hoạt tình dục.

[15] Bipolarity.

[16] [Cf. Beyond the Pleasure Principle (1920g), Standard Ed., 18, 59]

[17] erotism

[18] [Xem một vài nhận xét trong phần Giới thiệu của người biên dịch] bản tiếng Anh.

[19] [“Denn die Kindlein, Sie horen es nicht gerne” trích dẫn từ một bài thơ của Goethe “Die ballade vom vertriebenen und heimgekehrten Grafen”. ]

[20] Christian Science: giáo phái Kitô ở Mỹ, do Mary Baker Eddy (1821–1910) sáng lập.

[21] Satan: khái niệm về Quỉ Dữ là một khái niệm xuẩn lý – vì nếu đã giả định Gót vừa toàn năng vừa toàn thiện thì không thể có Quỉ Dữ, không thể dùng Satan để đổ tội cho những tàn ác, hay đau khổ của con người.

Freud mỉa mai - Satan chỉ là cái cớ đề làm bung xung bào chữa cho Gót, những gì tốt đẹp thì tất cả đều do Gót, nhưng trước những gì xấu ác, vốn là những sự kiện thựctại không thể phủ nhận, thì gán hết cho Satan, trong khi vẫn tuyên xưng Gót là toàn hảo, toàn thiện và toàn năng.

[22] [Trong Mephistopheles của Goethe, chúng ta có một nhận dạng hết sức đặc biệt thuyết phục về nguyên lý của cái ác với bản năng tàn phá:

Denn alles, was entsteht,

Ist wert, dass es zu Grunde geht …

So ist dann alles,was Ihr Sunde

Zerstorung, kurz das Bose nennt,

Mein eigentliches Element.


Với tất cả những sự vật, đến từ Trống-Không

Đã gọi lên, xứng đáng bị hủy diệt

Thế nên, tất cả những gì là bạn, như Tội Lỗi đã đánh giá –

Hủy hoại, - bất cứ gì trộn với Tà Ác, -

Đó là thành tố đúng thực của ta

Quỉ dữ tự hắn nói tên đối thủ của mình, không dẫn kể những gì là thánh thiện và tốt lành, nhưng là sức mạnh trong Tự nhiên hoạt động hướng về sự sáng tạo và tái sinh sư sống - đó là, Eros:


Der Luft, demm Wasser, wie der Erden

Entwinden tausend Keime sich,

Im Trocknen, Feuchten, Warmen, kalten!

Hatt’ich mir nicht die Flamme vorbehalten,

Ich hatte nichts Aparts fur mich.
Từ Nước, Đất và Không Khí tung mở

Muôn ngàn mầm phá vỡ lên, bật lớn dậy,

Trong Khô, và ướt, và ấm, và lạnh ;

Và nếu như ta đã không là Lửa bốc dành sẵn, tại sao?

Thực vậy, Không gì đặc biệt của riêng ta bày cho thấy.
Cả hai đoạn trên trích từ Faust của Goethe, Phần I, Xen 3. Bản dịch tiếng Anh của Baylar Taylor.]

Các câu tiếng Việt dịch từ bản tiếng Anh.

[23] [quan điểm hiện tại của chúng ta có thể được tạm diễn tả trong phát biểu rằng libido (ham muốn tính dục) có cổ phần trong tất cả mọi biểu hiện bản năng, nhưng không phải tất cả mọi thứ trong sự biểu hiện đó là libido]

[24] [Xem Beyond the Pleasure Principle (1920g)]

[25] [‘Eiapopeia vom Himmel’ Một trích dẫn từ bài thơ Deutschland của Heine, Caput I.]
Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (8)
Văn minh và những Bất mãn từ nó

Sigmund Freud


(1856 – 1939)
Das Unbehagen In Der Kultur (Vienna, 1929).
Civilization and Its Discontents (1930)
(tiếp theo)

Chương VII


Tại sao những họ hàng của chúng ta, những loài vật, không trưng bày bất kỳ một cuộc đấu tranh văn hóa nào giống như thế? Chúng ta không biết. Rất có thể một số trong chúng – loài ong, loài kiến, loài mối - ra sức từ hàng ngàn năm trước khi chúng đi đến những thể chế Nhà nước, sự phân bố những chức năng và những hạn chế trên cá nhân, mà ngày nay chúng ta ngưỡng mộ chúng.
Nó là một nhãn hiệu của điều kiện hiện nay của chúng ta, mà chúng ta biết từ những tình cảm của riêng chúng ta, rằng chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta sẽ hạnh phúc ở trong bất cứ một Nhà nước nào của những loài vật này, hoặc ở trong bất cứ phần vụ nào trong đám chúng được giao cho mỗi cá nhân. Trong trường hợp của những loài động vật khác, có thể là có một sự cân bằng tạm thời đã đạt được giữa những ảnh hưởng của môi trường của chúng và những bản năng tranh đua lẫn nhau bên trong chúng, và rằng như thế một sự ngưng lại của sự phát triển đã xảy đến. Có thể là trong con người nguyên thủy một tiếp cận tươi mới của libido đã khơi lửa hồi phục một bùng phát mới của những hoạt động về phần của bản năng phá hoại. Có một số rất nhiều những câu hỏi ở đây mà vẫn chưa có trả lời.
Một câu hỏi khác quan tâm chúng ta chặt chẽ hơn. Văn minh sử dụng những phương tiện nào ngõ hầu ngăn cấm tính gây hấn hung hãn vốn đối kháng nó, làm tính này thành vô hại, loại bỏ tính này, có lẽ? Chúng ta đã trở nên quen thuộc rồi với một ít của những phương pháp này, nhưng vẫn chưa với một phương tiện xem dường như là quan trọng nhất. Điều này chúng ta có thể nghiên cứu trong lịch sử sự phát triển của cá nhân. Điều gì xảy ra trong anh ta để làm cho mong muốn gây hấn của anh thành không độc hại? Một cái gì đó rất đáng chú ý, vốn chúng ta sẽ không bao giờ đoán được, và nó dù sao đi nữa vẫn khá hiển nhiên. Sự gây hấn của anh ta được bơm ngược vào bên trong, đồng hóa với chính mình [1] ; đó là, trong thực tế, được gửi trở lại nơi từ đó nó đã đến - có nghĩa là, nó được hướng trở về ego của riêng anh ta.
Ở đó, nó bị một phần của ego dành lấy, phần này tự đặt mình lên trên cao và kình chống lại phần còn lại của ego, như là super-ego, và giờ đây, trong dạng “lương tâm”, sẵn sàng đặt vào hành động chống lại ego với cùng một tính gây hấn khắc nghiệt mà ego vốn đã thích thú thú thỏa mãn như khi nó có thể áp dụng với người khác, những cá nhân bên ngoài không liên hệ. Sự căng thẳng giữa super-ego khắc nghiệt và ego phải chịu dưới nó, được chúng ta gọi là ý thức về lầm lỗi, về sai phạm [2], nó tự thể hiện như một nhu cầu đòi trừng phạt [3]. Văn minh, do đó, lấy được quyền chủ nhân trên khát khao nguy hiểm với sự gây hấn của cá nhân, bằng cách làm suy yếu nó, và tước bỏ vũ khí của nó, và bằng cách thiết lập một cơ năng bên trong anh ta, trong mỗi người, để canh chừng nó, giống như một đồn binh trong một thành phố bị chinh phục.
Về phần nguồn gốc của ý thức về lầm lỗi, nhà phân tích tâm lý có quan điểm khác với những nhà tâm lý học khác, nhưng dẫu thế ông không thấy đem cho một giải thích về nó là dễ dàng. Để bắt đầu, nếu chúng ta hỏi làm thế nào một người đi đến có một ý thức về lầm lỗi, chúng ta đi đến một trả lời mà không thể tranh cãi: một người cảm thấy lầm lỗi (những người mộ đạo (Kitô) sẽ nói “tội lỗi”) khi ông đã làm điều gì đó mà ông biết là “xấu”.
Nhưng sau đó chúng ta để ý thấy lời đáp này cho chúng ta biết thật ít ỏi. Có lẽ, sau một vài do dự, chúng ta sẽ thêm rằng ngay cả khi một người đã không thực sự làm điều xấu, nhưng chỉ nhận ra trong mình một ý định làm điều đó, ông có thể tự coi mình là phạm lầm lỗi; và nảy sinh câu hỏi sau đó là tại sao ý định lại được xem là bằng như tác động. Cả hai trường hợp, tuy nhiên, có giả định trước rằng một người đã nhận ra rồi rằng điều gì là xấu là đáng khiển trách, là một điều gì đó phải không được đem ra thực hiện. Phán đoán này đã đến như thế nào?
Chúng ta có thể gạt bỏ sự hiện hữu của một khả năng nguyên thủy, như nó đã là tự nhiên, có thể phân biệt tốt khác với xấu. Điều gì là xấu thường không phải tất cả là những gì gây tổn hại hoặc nguy hiểm cho ego; trái lại, nó có thể là một gì đó đáng mong muốn và thú vị cho ego. Do đó, có một ảnh hưởng đứng ngoài - không liên quan đến vấn đề đang giải quyết - làm việc ở đây, và đây là điều vốn quyết định những gì được gọi là tốt hay xấu. Bởi vì những xúc cảm của riêng một người hẳn đã không dẫn ông đi theo lối này, ông phải đã có một động cơ để qui phục, để đặt dưới thế lực xa lạ không dính dáng gì này. Một động cơ như thế thì được khám phá dễ dàng trong tính không tự lực được của ông, và trong sự phụ thuộc của ông vào người khác, và nó có thể được chỉ định hay nhất như sợ hãi bị mất yêu thương.
Nếu như ông ta mất đi yêu thương của người khác vốn là người ông dựa vào, ông cũng thôi không còn được bảo vệ khỏi một loạt nhiều loại những nguy hiểm. Trên hết, ông bị phơi ra với nguy hiểm rằng con người mạnh mẽ hơn này sẽ cho thấy ưu thế của mình trong hình thức của sự trừng phạt. Do đó, ở lúc khởi đầu, những gì là xấu là bất cứ điều gì gây cho người ta mối nguy bị đe dọa với sự mất mát của yêu thương. Vì lo sợ về sự mất mát đó, người ta phải tránh nó. Đây cũng là lý do tại sao chẳng mấy khác biệt gì, nếu như một ai đã làm điều xấu, hoặc chỉ có ý định làm điều đó. Trong cả hai trường hợp, sự nguy hiểm chỉ đặt ra trong trường hợp nếu như, và khi nào gì-đó có uy quyền khám phá ra nó, và dù trong trường hợp nào trong hai, uy quyền sẽ hành xử cùng một lối.
Trạng thái này của não thức được gọi là “lương tâm xấu”; nhưng thực sự nó không xứng đáng với tên gọi này, vì ở giai đoạn này, ý thức về lầm lỗi là rõ ràng chỉ là một sợ hãi về mất yêu thương, lo lắng “xã hội”. Ở trẻ nhỏ, nó không bao giờ có thể là bất cứ điều gì khác, nhưng ở nhiều người lớn cũng vậy, nó chỉ thay đổi trong mức độ vị trí của người cha, hay của cả cha lẫn mẹ, được cộng đồng nhân loại lớn hơn chiếm chỗ. Hậu quả là, những người như vậy có thói quen tự cho phép mình làm bất cứ điều gì xấu nhưng vốn hứa hẹn cho họ sự vui thú, miễn là chúng được bảo đảm rằng uy quyền sẽ không biết bất cứ điều gì về nó, hoặc không thể trách họ về chúng; họ chỉ sợ bị khám phá ra [4]. Nói chung, trong xã hội ngày nay đã phải tính đến trạng thái này của não thức.
Một thay đổi lớn chỉ diễn ra khi uy quyền được chủ thể hóa qua việc thiết lập một super-ego. Hiện tượng lương tâm sau đó đạt tới một giai đoạn cao hơn. Trên thực tế, phải đợi cho đến bây giờ chúng ta mới nên nói về lương tâm, hay về ý thức về lầm lỗi [5]. Tại điểm này cũng vậy, hết không còn sự lo sợ bị khám phá; hơn nữa, sự phân biệt giữa làm một gì đó xấu và muốn làm nó biến mất hoàn toàn, vì không có gì có thể ẩn trốn khỏi super-ego, ngay cả dẫu chỉ những suy nghĩ.
Đúng là tính nghiêm trọng của tình hình từ một quan điểm thực tế đã qua mất, vì uy quyền mới, super-ego, không có động cơ mà chúng ta biết để phải đối xử tệ hại với ego, vốn nó có ràng buộc mật thiết với; nhưng ảnh hưởng di truyền, vốn dẫn đến sự sống còn của những gì đã quá khứ và đã bị khắc phục, làm cho tự chính nó cảm thấy trong sự kiện là những sự việc cơ bản vẫn còn như chúng đã là ở lúc khởi đầu. Super-ego hành hạ ego tội lỗi với cùng một tình cảm của khắc khoải lo lắng và thấp thỏm canh chừng những cơ hội ego bị thế giới bên ngoài trừng phạt.
Ở giai đoạn thứ hai này của sự phát triển, lương tâm trưng bày một tính chất khác thường vốn vắng mặt trong giai đoạn đầu tiên, và nó không còn dễ dàng để giải thích [6]. Đối với một con người càng nhiều đức hạnh hơn bao nhiêu, thì hành vi ứng xử càng nghiêm trọng và càng không tin cậy bấy nhiêu, vì vậy mà cuối cùng đó chính là những người đã tiến xa nhất trên đường thánh thiện là người khiển trách mình với sự tội lỗi tệ hại nhất.
Điều này có nghĩa là đức hạnh bị mất đi một vài phần của tưởng thưởng đã hứa hẹn của mình, ego ngoan ngoãn và trinh bạch không được vui hưởng sự tin tưởng của người thầy của nó, và cố gắng trong vô vọng, có vẻ như, để có được điều đó. Sự phản đối ngay lập tức sẽ được thực hiện rằng những khó khăn này là những khó khăn nhân tạo, và sẽ được nói rằng một lương tâm nghiêm nhặt và thận trọng hơn thì cjinhs thực là dấu ấn của một người đạo đức. Hơn nữa, khi tự gọi mình là kẻ tội lỗi như thế, những vị thánh không phải là đã sai, khi xem xét những cám dỗ với sự thỏa mãn bản năng mà họ phơi bày ở một mức độ đặc biệt rất cao – bởi vì, như được rộng rãi biết đến, thất vọng thường trực chỉ đơn thuần gia tăng những cám dỗ, trong khi một thỏa mãn có thỉnh thoảng với chúng làm chúng giảm bớt, ít nhất là đương khi xảy ra.
Lĩnh vực luân lý, vốn nó quá đầy những vấn đề, trình bày với chúng ta một sự kiện khác: cụ thể là sự không may - nghĩa là, sự thất vọng với bên ngoài – hết sức nâng cao sức mạnh của lương tâm trong super-ego. Miễn là chừng nào những sự việc tiến hành tốt đẹp với một người, lương tâm của ông thì dễ dãi và để mặc ego làm tất cả những sự việc thuộc mọi loại; nhưng khi bất hạnh xảy đến với ông, ông lục xoát linh hồn của mình, thừa nhận tội lỗi của mình, làm tăng lên những đòi hỏi của lương tâm mình, áp đặt những tiết chế trên chính mình, và trừng phạt chính mình với những hành xác ăn năn[7]. Trọn cả dân tộc đã ứng xử trong cách này, và vẫn còn làm thế.
Tuy nhiên, điều này có thể dễ dàng giải thích được bởi giai đoạn ấu trĩ sơ nguyên của lương tâm, như chúng ta thấy, vốn nó đã không bị buông bỏ sau sự nội nhập đồng nhất hóa vào trong super-ego, nhưng vẫn tồn tại dai dẳng song song với nó, và đằng sau nó. Số phận được xem như là một thay thế cho tác năng mang tính bố mẹ. Nếu một con người bị không may, bất hạnh có nghĩa là ông ta không còn được quyền lực cao nhất này thương yêu; và bị đe dọa bởi sự mất thương yêu như thế, một lần nữa ông lại cúi đầu trước đại diện mang tính bố mẹ trong super-ego của mình – một vị đại diện vốn là người trong những ngày may mắn của mình, ông đã sẵn sàng bỏ bê.
Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng nơi Số phận được ngước nhìn lên trong ý nghĩa tôn giáo nghiêm nhặt, của tư cách không gì khác hơn một biểu hiện của Ý chí Thần linh. Dân tộc Israel đã tin chính họ là đứa con yêu biệt đãi của Gót, và khi người Cha vĩ đại đã gây bất hạnh này tiếp bất hạnh khác xối xả như mưa xuống dân tộc này của ông, họ đã không khi nào bị lay chuyển trong tin tưởng của họ vào sự liên hệ của ông với họ, hoặc đã đặt câu hỏi về quyền năng của ông, hoặc sự công chính của ông. Thay vào đó, họ đã sản xuất những tiên tri, những người đã giương cao trước họ sự tội lỗi của họ, và thoát ra từ ý thức về tội lỗi của họ, họ đã tạo ra những giới răn quá nghiêm khắc của tôn giáo thày tu [8] của họ [9]. Đáng chú ý là một con người nguyên thủy cư xử khác biệt như thế nào. Nếu người này gặp một bất hạnh, ông không ném trách nhiệm trên chính mình, nhưng trên vật-thần ông tôn thờ, vốn hiển nhiên là nó không làm nhiệm vụ của nó, và ông cho nó một trận đòn thay vì trừng phạt chính mình.
Theo đó, chúng ta biết hai nguồn gốc của ý thức về lầm lỗi: một phát sinh từ sợ hãi với một uy quyền, và một khác, về sau này, phát sinh từ sợ hãi với super-ego. Nguồn thứ nhất nhấn mạnh trên một sự từ bỏ của những thỏa mãn bản năng; nguồn thứ hai, cũng làm cùng việc này, thúc đẩy cho sự trừng phạt, vì sự tiếp tục của những khao khát bị cấm đoán không thể che dấu được với super-ego. Chúng ta cũng biết được tính nghiêm khắc của super-ego - những đòi hỏi của lương tâm - được hiểu như thế nào. Nó chỉ đơn giản là một tiếp nối của tính nghiêm khắc của uy quyền bên ngoài, mà nó đã kế thừa và nó đã thay thế một phần.
Bây giờ chúng ta thấy trong quan hệ nào sự từ chối bản năng đại diện cho ý thức lầm lỗi. Ban đầu, sự từ chối bản năng là kết quả của sự sợ hãi uy quyền bên ngoài: một người từ bỏ những thỏa mãn của mình để mình không bị mất thương yêu. Nếu một người đã thực hiện điều này, khi đã xong, một người là rời bỏ khỏi gì đó có uy quyền, và ý thức lầm lỗi thôi không còn nữa. Nhưng trường hợp sự sợ hãi với super-ego là khác biệt. Ở đây, từ bỏ bản năng thôi là chưa đủ, vì mong muốn vẫn dai dẳng tiếp diễn, và không thể che dấu được khỏi super-ego. Vì vậy, bất kể sự từ bỏ đã được thực hiện, một ý thức về lầm lỗi xảy ra. Điều này tạo nên một bất lợi kinh tế lớn trong sự dựng dậy của một super-ego, hoặc, như chúng ta có thể nói về nó, trong sự hình thành của một lương tâm. Buông bỏ (từ chối, hay hy sinh) bản năng bây giờ thôi không còn có tác dụng giải phóng hoàn toàn; trinh bạch đạo đức thôi không còn được tưởng thưởng với sự đảm bảo về tình yêu. Một bất hạnh đe dọa từ bên ngoài – bị mất yêu thương và sự trừng phạt từ phần của uy quyền bên ngoài - đã được đánh đổi lấy một bất hạnh vĩnh viễn bên trong, lấy sự căng thẳng của ý thức về lầm lỗi.
Những quan hệ qua lại này là quá phức tạp và đồng thời quá quan trọng, cho đến nỗi dù trước nguy cơ tự lập lại, tôi sẽ tiếp cận chúng nhưng từ một góc độ khác. Trình tự diễn tiến theo thời gian, sau đó, sẽ là như sau. Đầu tiên đi đến sự từ bỏ bản năng do sợ hãi sự hung hăng của uy quyền bên ngoài. (Dĩ nhiên, điều này có nghĩa là những gì từ sự lo sợ bị mất yêu thương, vì yêu thương là một bảo vệ chống lại sự hung hăng trừng phạt này.) Sau đó đến sự dựng dậy của một uy quyền bên trong, và sự từ bỏ bản năng đến từ sự sợ hãi uy quyền đó – đến từ sợ hãi của lương tâm [10]. Trong hoàn cảnh thứ hai này, những ý định xấu ngang đồng với những hành động xấu, và từ đó đi đến một cảm xúc lầm lỗi và một nhu cầu trừng phạt. Tính hung hăng của lương tâm tiếp tục tính hung hăng của uy quyền. Cho đến đây, mọi việc đã không nghi ngờ gì được làm cho rõ ràng, nhưng ở chỗ nào điều này để lại khoảng trống cho sự tăng cường ảnh hưởng của bất hạnh (của sự từ bỏ, vốn áp đặt từ bên ngoài) , và cho mức độ nghiêm trọng bất thường của lương tâm trong những người tốt nhất và dễ bảo, dễ sai khiến nhất? Chúng ta đã giải thích rồi cả hai những lạ thường này của lương tâm, nhưng chúng ta có lẽ vẫn còn có một ấn tượng rằng những giải thích này đã chưa đi đến đáy của vấn đề, và để lại một dư lượng vẫn còn không được giải thích. Và ở đây, cuối cùng, một ý tưởng đi đến trong nó vốn hoàn toàn thuộc về tâm lý phân tích, và do đó là xa lạ với cách suy nghĩ thông thường của mọi người. Ý tưởng này là thuộc về một loại cho chúng ta khả năng hiểu tại sao nội dung chủ đề đã phải bị xem ra quá lẫn lộn và quá khó hiểu cho chúng ta. Vì nó bảo cho chúng ta biết rằng lương tâm (hay đúng hơn, những lo lắng mà sau này trở thành lương tâm) khi khởi đầu, thực sự là nguyên nhân của sự từ bỏ bản năng, nhưng sau đó quan hệ này là đảo ngược. Mỗi sự từ bỏ bản năng bây giờ trở thành một nguồn động lực của lương tâm, và cứ mỗi sự từ bỏ tươi mới về bản năng lại làm tăng mức độ nghiêm trọng và không khoan thứ của lương tâm. Nếu như chúng ta có thể chỉ đem nó hòa hợp vào tốt hơn với những gì chúng ta đã biết về lịch sử của nguồn gốc của lương tâm, chúng ta sẽ bị cám dỗ để bảo vệ phát biểu có tính nghịch lý rằng lương tâm là kết quả của sự từ bỏ bản năng, hoặc rằng sự từ bỏ mà bản năng (ép đặt lên chúng ta từ bên ngoài) tạo ra lương tâm, vốn nó sau đó đòi hỏi thêm nữa sự từ bỏ bản năng.
Mâu thuẫn giữa phát biểu này và những gì chúng ta đã từng nói trước đây về căn nguyên của lương tâm là trong thực tế không phải rất lớn đến như vậy, và chúng ta có thể thấy một cách trong đó vẫn giảm nó thêm nữa. Ngõ hầu làm phát biểu vấn đề của chúng ta dễ dàng hơn, chúng ta hãy cùng lấy bản năng gây hấn như một thí dụ của chúng ta, và chúng ta hãy cùng giả định rằng sự từ bỏ trong vấn đề đang bàn luôn luôn là một sự từ bỏ sự gây hấn.
(Điều này, tất nhiên, sẽ chỉ được nhận lấy như là một giả định tạm thời.) Hiệu quả của sự từ bỏ bản năng với lương tâm sau đó là tất cả mỗi mảnh của gây hấn, vốn đem lại sự hài lòng với đối tượng được từ bỏ, thì được super-ego tiếp thu và làm tăng tính gây hấn của super-ego (với ego).
Điều này không hài hòa tốt với quan điểm rằng tính gây hấn nguyên thủy của lương tâm là một tiếp tục của tính nghiêm khắc của uy quyền từ bên ngoài, và do đó không có dính líu gì với sự từ bỏ, hy sinh bản năng. Nhưng sự khác biệt thì được loại bỏ nếu chúng ta mặc nhiên công nhận có một nguồn gốc khác biệt cho phần đặt định đầu tiên của tính gây hấn của super-ego.
Một số lượng đáng kể của tính gây hấn phải được phát triển trong đứa trẻ, chống lại uy quyền vốn ngăn cản nó không có được những thỏa mãn đầu tiên - nhưng không phải là kém quan trọng nhất - của nó, dù cho là sự tước mất thỏa mãn bản năng bất kể thuộc loại nào vốn đã đòi hỏi nó, có thể là gì đi nữa; nhưng nó bị bắt buộc phải từ bỏ sự thỏa mãn của tính gây hấn báo thù này.
Nó tìm cách ra của mình khỏi tình hình hơn-thiệt (kinh tế) khó khăn này với sự giúp đỡ của những phương thức (tâm lý) quen thuộc. Bằng phương tiện của sự nhận dạng, đồng hóa mình với gì không phải là mình, đứa trẻ vơ lấy uy quyền mà nó không chống trả được, vào trong thành chính nó. Uy quyền này, giờ đây trở thành super-ego của nó, và đi vào sở hữu tất cả tính hung dữ gây hấn vốn (trước đó) một đứa trẻ đã thích mong chống lại nó.
Ego của đứa trẻ đã phải lấy làm tự bằng lòng với vai trò không vui sướng gì của uy quyền - người cha - người đã như vậy, bị xuống cấp. Ở đây, như thường xảy ra, tình hình (thực sự) đảo ngược: “Nếu như ta đã là cha và ngươi là con, ta sẽ đối xử xấu với ngươi”. Mối quan hệ giữa super-ego và ego, bị bóp méo bởi một ước muốn, là một sự quay trở lại của những quan hệ thực giữa ego, khi còn chưa bị phân chia, và một đối tượng bên ngoài.
Đó là cũng điển hình nữa. Tuy nhiên, sự khác biệt yếu tính là tính nghiêm khắc ban đầu của super-ego là không - hoặc không quá nhiều như thế - đại diện cho tính nghiêm khắc mà người ta đã có kinh nghiệm từ đối tượng, hoặc vốn từ người ta gán thuộc tính vào đối tượng; nó đúng hơn đại diện cho tính hung dữ gây hấn riêng của đứa trẻ hướng về đối tượng. Nếu điều này là chính xác, chúng ta có thể khẳng định thực sự rằng lúc khởi đầu, lương tâm phát sinh từ sự đàn áp của một xung lực hung dữ gây hấn, và nó sau đó được củng cố làm mạnh thêm hơn bằng những đàn áp mới thuộc cùng một loại.
Trong hai cái nhìn, cái nào là chính xác? Cái nhìn trước đó, vốn mang tính di truyền xem ra khó có thể̉ công kích được, hay cái nhìn mới hơn, vốn gói tròn lý thuyết trong một cách thức đáng chào mừng như vậy? Rõ ràng, và cũng bởi bằng chứng nữa, của những quan sát trực tiếp, cả hai đều là hợp lý. Chúng không mâu thuẫn với nhau, và ngay cả chúng trùng hợp tại một điểm, bởi vì tính gây hấn trả thù của đứ trẻ sẽ được một phần được xác định bởi số lượng gây hấn trừng phạt mà nó thấp thỏm trông đợi đến từ cha mình.
Kinh nghiệm cho thấy, tuy nhiên, mức độ nghiêm khắc của super-ego mà một đứa trẻ phát triển không có cách nào tương ứng với mức độ nghiêm khắc trong đối ứng mà nó tự mình đã gặp phải [11]. ¹ Mức độ nghiêm khắc của cái kể trước xem dường như là độc lập với của cái kể sau. Một đứa trẻ đã được nuôi lớn lên trong rất dễ dãi nhân nhượng, vẫn có thể có một lương tâm rất nghiêm ngặt.
Nhưng nó cũng sẽ sai lầm khi thổi phồng sự độc lập này; không phải là điều khó khăn để một người tự thuyết phục rằng mức độ nghiêm khắc của dưỡng dục cũng quả thực có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành super-ego của trẻ con. Những gì đưa đến đáng kể là trong sự hình thành của super-ego và sự xuất hiện của một lương tâm bẩm sinh những yếu tố tạo dựng và những ảnh hưởng từ môi trường thực sự hành động trong kết hợp. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên tất cả, trái lại, nó là một điều kiện về bệnh lý [12] phổ quát cho tất cả những tiến trình như vậy [13].
Điều cũng có thể khẳng định rằng khi một đứa trẻ phản ứng trước những thất vọng lớn lao đầu tiên của mình với tính gây hấn hung hãn quá độ bản năng và với một super-ego nghiêm khắc tương ứng, đứa trẻ đi theo một mô hình phát sinh của loài [14] và sẽ đi vượt ra ngoài phản ứng vốn hiện giờ là chính đáng hợp lý; vì người cha của thời tiền sử chắc chắn đã là khủng khiếp, và một số lượng cực kỳ hung hãn gây hấn có thể được quy cho ông. Thế nên, nếu người ta đổi từ phát triển phát sinh của cá nhân sang phát triển phát sinh của toàn loài, những khác biệt giữa hai lý thuyết về nguồn gốc của lương tâm vẫn còn tiếp tục giảm bớt thêm nữa.
Mặt khác, một khác biệt mới và quan trọng tự làm cho sự xuất hiện của nó giữa hai tiến trình phát triển này. Chúng ta không thể tránh bỏ được giả định rằng cảm xúc lầm lỗi của con người bắt nguồn từ mặc cảm Oedipus và đã có được mặc cảm này từ việc những anh em kết tập với nhau và giết người cha [15].


tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương