Văn minh và những Bất mãn từ nó Sigmund Freud (1856 1939)



tải về 0.76 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2017
Kích0.76 Mb.
#33083
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
[19] [từ tiếng Đức ‘Reiz’ có nghĩa là ‘kích thích’ cũng như ‘duyên dáng’ hay ‘hấp dẫn, thu hút’. Freud đã biện luận cùng một lối trong bản đầu tiên của tập Three Essays (1905d), Standard Ed., 9,209, cũng như trong một cước chú được thêm vào công trình trên năm 1915, ibid., 156.]

[20] [cách diễn tả ở đây nhắc một câu nói của Frederick the Great: ‘trong nhà nước của ta, mỗi người đều có thể được cứu theo cách thức thời thượng riêng của hắn”. Freud đã dẫn câu này, không lâu trước đó trong Lay Analysis (1926e), Standard Ed., 20, 236.]

[21] erotic: có tính chất gợi tình nhưng là tình dục, thiên về dâm đãng – porn/pornography: dâm thư gợi dục

[22] narcissistic – narcissisim: sự chỉ yêu mình – nhưng quá đáng và thiên về hình thể, sắc diện bên ngoài, yêu hình dạnh, tướng mạo của chính mình thái quá.

[23] [Freud phát triển xa hơn nữa những ý tưởng của ông về những mẫu người khác nhau này trong luận văn của ông ‘Libidinal Types’ (193a)]

[24] psychosis: thác loạn thần kinh (?) – một rối loạn trầm trọng trong đó tư tưởng và cảm xúc bị quá hư hại nên mất hết khả năng tiếp xúc với thực tại bên ngoài.

[Cước chú thêm 1931: Tôi cảm thấy buộc phải chỉ ra ít nhất một trong những khoảng trống vẫn còn bỏ ngỏ trong giải thích ở trên. Không một thảo luận nào về những khả năng của hạnh phúc con người mà nên bỏ qua không đem vào xem xét sự liên hệ giữa narcissism và đối tượng libido. Chúng ta cần biết được những gì là tự-tùy thuộc thiết yếu vốn nó biểu thị cho kinh tế của libido.]

[25] Neurosis: một triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ, không có nguyên nhân sinh hóa, nó gồm những triệu chứng của chịu đựng căng thẳng từ đời sống (chán nản, lo lắng, có thái độ thái quá, sợ có những bệnh tưởng tượng), nhưng bệnh nhân không đi đến mất gốc, mất tiếp xúc với thực tại. Theo Freud, các tín đồ tôn giáo độc thần châu Âu đều mắc bệnh này..


Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (4)
Văn minh và những Bất mãn từ nó

Sigmund Freud

(1856 – 1939)
Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).

Civilization and Its Discontents (1930)


(tiếp theo)
Chương III
Thăm dò của chúng ta quan tâm đến hạnh phúc cho đến đây đã không dạy chúng ta được nhiều những gì mà chưa là kiến thức phổ thông. Và ngay cả nếu chúng ta từ đó tiến đến vấn đề tại sao là quá khó cho con người được hạnh phúc, dường như không có nhiều triển vọng hơn để học hỏi được bất cứ gì mới.
Chúng ta đã trả lời rồi, bằng cách kể ba nguồn vốn đau khổ của chúng ta xuất phát từ chúng: sức mạnh vượt thắng của thiên nhiên, sự yếu nhược của cơ thể của chính chúng ta, và sự bất toàn của những quy định vốn chúng điều chỉnh những quan hệ tương hỗ của những cá nhân con người trong gia đình, nhà nước và xã hội.
Về phần hai nguồn đầu tiên, phán xét của chúng ta không thể ngần ngừ được lâu. Nó buộc chúng ta phải thừa nhận những nguồn đau khổ này và đặt mình cam chịu dưới sự bất khả. Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn toàn làm chủ tự nhiên; và cơ cấu sinh vật cơ thể của chúng ta, chính nó là một phần của tự nhiên đó, sẽ luôn luôn còn mãi là một cấu trúc vô thường, với một khả năng hữu hạn cho sự thích ứng và sự thành tựu.
Nhìn nhận này không có tác dụng làm tê liệt. Ngược lại, nó chỉ phương hướng cho hoạt động của chúng ta. Nếu chúng ta không thể loại bỏ tất cả đau khổ, chúng ta có thể loại bỏ một số, và chúng ta có thể giảm nhẹ một phần: kinh nghiệm của hàng ngàn năm đã thuyết phục chúng ta điều đó.
Đối với nguồn thứ ba, nguồn xã hội của đau khổ, thái độ của chúng ta là khác. Chúng ta không thừa nhận nó tất cả chút nào; chúng ta không thể nhìn thấy lý do tại sao những quy định được chính chúng ta làm nên, về ngược lại, lại không là một bảo vệ và một lợi ích cho tất cả mỗi người chúng ta. Chưa hết, khi chúng ta xem xét đích xác làm thế nào chúng ta không thành công được trong lĩnh vực này về phòng chống của đau khổ, một nghi ngờ trùm xuống chúng ta, thấy rằng quả ở đây nữa, có một mảnh không thể thắng nổi của tự nhiên có thể nằm đằng sau nó - lần này là một mảnh của cấu tạo thể chất tinh thần của chúng ta.
Khi chúng ta bắt đầu xem xét khả năng này, chúng ta đến với một luận điểm hết sức đáng ngạc nhiên khiến chúng ta ta phải suy nghĩ dài lâu hơn về nó. Luận điểm này chủ trương rằng những gì chúng ta gọi là văn minh của chúng ta chủ yếu chịu trách nhiệm về sự bất hạnh đau khổ của chúng ta, và chúng ta sẽ được nhiều hạnh phúc hơn nếu chúng ta bỏ nó đi, và quay lại với những điều kiện sống nguyên thủy. Tôi gọi đây là luận điểm đáng kinh ngạc, bởi vì dù trong bất cứ cách nào chúng ta có thể định nghĩa khái niệm văn minh, nó là một thực tế chắc chắn rằng tất cả những điều mà chúng ta tìm kiếm để bảo vệ chúng ta chống lại những mối đe dọa phát ra từ những nguồn của đau khổ là phần của chính nền văn minh đó.
Đã xảy ra thế nào khiến rất nhiều người như thế đã đi đến nhận lấy thái độ lạ lùng thù địch với văn minh này? [1] Tôi tin rằng cơ sở của nó đã là một bất mãn sâu xa và lâu dài với tình trạng của nền văn minh lúc ấy đương có, và trên cơ sở đó, một sự lên án nó đã được dựng lên theo thỉnh thoảng từng thời kỳ do một số biến cố lịch sử nào đó cụ thể. Tôi nghĩ rằng tôi biết thời kỳ nào mới nhất, và cuối cùng nhưng chỉ một trong những trường hợp đã xảy ra. Tôi không đủ kiến thức để truy nguyên chuỗi của chúng đủ xa ngược trở lại trong lịch sử của loài người, nhưng một yếu tố của loại thù địch này với văn minh đã phải từng có rồi và hoạt động trong chiến thắng của đạo Kitô trên những tôn giáo đa thần khác nó.
Bởi vì nó đã liên quan rất chặt chẽ với sự đánh giá thấp của giáo lý Kitô giáo trên sự sống trần gian này. Cuối cùng nhưng chỉ một trong những trường hợp này dã là khi những tiến bộ của chuyến viễn du hàng hải khám phá, đã dẫn đến sự tiếp xúc với những dân tộc và những giống người nguyên thủy. Trong hậu quả của sự quan sát thiếu xót và một cái nhìn sai lạc về những phong tục và tập quán của họ, họ hiện ra với người châu Âu như đương sống một đời đơn giản, hạnh phúc với ít những nhu cầu, một đời sống giống như thế đã là không thể đạt được bởi những khách đến thăm họ, vốn có văn minh cao hơn họ rất nhiều. Kinh nghiệm sau đó đã sửa chữa một số những phán đoán này.
Trong nhiều trường hợp, những người quan sát đã sai lầm quy sự vắng mặt của những nhu cầu văn hóa phức tạp với những gì trong thực tế đã là do sự thừa thãi của thiên nhiên và do sự dễ dàng vốn những nhu cầu lớn của con người đã được thỏa mãn. Trường hợp cuối cùng là đặc biệt quen thuộc với chúng ta. Nó xuất hiện khi người ta đến để biết về cơ chế của chứng nhiễu loạn thần kinh [2], nó đe dọa làm hao mòn đến chút hạnh phúc ít ỏi mà con người văn minh được hưởng. Đã được khám phá rằng một người bị loạn thần kinh bởi vì ông ta không thể chịu đựng được số lượng của bực dọc thất vọng mà xã hội áp đặt vào ông trong công việc phục vụ những lý tưởng văn hóa của nó, và đã được suy diễn từ điều này rằng việc bãi bỏ, hoặc giảm thiểu những đòi hỏi này sẽ dẫn đến một sự trở về với những khả năng của hạnh phúc.
Ngoài ra cũng còn có thêm một yếu tố của thất vọng. Trong vài thế hệ mới vừa qua, nhân loại đã thực hiện được một tiến bộ khác thường trong những ngành khoa học tự nhiên và trong những ứng dụng kỹ thuật của chúng, và đã thiết lập sự kiểm soát của con người trên thiên nhiên trong một cách chưa bao giờ tưởng tượng có trước đó. Những bước của tiến bộ này là kiến thức phổ biến và không cần thiết phải liệt kê chúng. Con người tự hào về những thành tựu này, và có quyền được tự hào.
Tuy nhiên, họ dường như đã quan sát thấy rằng sức mạnh mới giành được này trên không gian và thời gian, sự chinh phục này của những sức mạnh thiên nhiên, đó là sự hoàn thành một khát khao đã khởi từ hàng ngàn năm về trước, nó đã không làm tăng khối lượng thỏa mãn lạc thú vốn họ có thể mong đợi từ đời sống, và nó đã không làm cho họ cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn.
Từ nhận thức sự kiện thực tế này, chúng ta phải bằng lòng để kết luận rằng sức mạnh trên thiên nhiên không phải là điều kiện tiên quyết duy nhất của hạnh phúc con người, cũng giống như nó không phải là mục tiêu duy nhất của nỗ lực văn hóa; nhưng chúng ta phải không nên suy ra từ đó rằng tiến bộ kỹ thuật là không có giá trị kinh tế cho hạnh phúc chúng ta.
Người ta sẽ muốn hỏi: sau đó, nếu vậy có tích cực dành được niềm vui hay không, có tăng trưởng chắc chắn hay không trong xúc cảm của tôi về hạnh phúc, nếu tôi có thể, thường xuyên như tôi thích, nghe được tiếng nói của một đứa con tôi đang sống xa hàng trăm dặm, hoặc nếu tôi có thể nhận được trong thời gian ngắn nhất có thể được, sau khi một người bạn đã đạt đến đích của ông, rằng ông đã vượt qua chuyến đi dài và khó khăn không hề hấn gì?
Liệu nó có phải là không có nghĩa gì khi y học đã thành công trong việc làm giảm lớn lao tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, và nguy cơ nhiễm trùng cho phụ nữ khi sinh con, và, thực sự, trong kéo dài đáng kể tuổi thọ trung bình của một người văn minh? Và có một danh sách dài có thể thêm vào với những lợi ích của loại này mà chúng ta có, nhờ vào thời đại rất bị kinh thường của những tiến bộ khoa học và kỹ thuật.
Nhưng ở đây, tiếng nói của sự phê bình bi quan tự làm nó được nghe và cảnh cáo chúng ta rằng hầu hết những thỏa mãn này theo khuôn mẫu của sự “hưởng thụ rẻ tiền” tán dương trong giai thoại – thích thú có được bằng cách rút một chân trần đang ủ dưới mền ra ngoài vào một đêm đông lạnh và sau đó đưa nó trở lại vào trong êm ấm.
Nếu như đã không có đường sắt chinh phục những khoảng cách, con tôi hẳn đã không bao giờ rời thị trấn quê hương, và tôi không cần điện thoại để nghe giọng nói của nó, nếu du hành vượt biển bằng tàu đã không được thực hiện, bạn tôi hẳn sẽ không xuống tàu đi biển và tôi không cần một điện tín để giảm lo lắng của tôi về ông.
Giảm tỷ lệ tử vong trẻ con để làm gì khi chính sự giảm thiểu đó áp đặt hạn chế lớn nhất trên chúng ta trong sự sinh sản trẻ em, do đó, chạy trọn vòng quanh, chúng ta dù sao đi nữa vẫn không nuôi con nhiều hơn so với những ngày trước khi có sự ngự trị của vệ sinh, trong khi đồng thời chúng ta đã tạo những điều kiện khó khăn cho đời sống tính dục trong hôn nhân của chúng ta, và có thể đã làm việc chống lại những tác động có lợi của chọn lọc tự nhiên? Và, cuối cùng, tốt gì cho chúng ta có một đời dài sống lâu, nếu những niềm vui là khó khăn và cằn cỗi thưa thớt, và nếu như nó đầy những đau khổ khiến chúng ta chỉ có thể chào đón cái chết như một sự giải thoát?
Có vẻ như chắc chắn rằng chúng ta không cảm thấy thoải mái trong nền văn minh hiện nay của chúng ta, nhưng nó là rất khó khăn để hình thành một ý kiến, không biết có hay không và trong mức độ nào con người của thời trước đã cảm thấy hạnh phúc hơn, và phần nào của những điều kiện văn hóa của họ đã đóng vai trong vấn đề này.
Chúng ta sẽ luôn luôn có xu hướng xem xét sự cùng quẫn của con người một cách khách quan - đó là, đặt tự chúng ta, với những mong muốn và nhạy cảm riêng của chúng ta, trong điều kiện của họ, và sau đó xem xét những trường hợp nào chúng ta sẽ tìm thấy trong chúng để kinh nghiệm sự hạnh phúc hay bất hạnh.
Phương pháp xem xét sự vật này, mà dường như khách quan bởi vì nó bỏ qua những chuyển biến trong tính nhạy cảm chủ quan, tất nhiên, là sự chủ quan nhất có thể có, bởi vì nó đặt những trạng thái trí não của riêng một người vào vị trí của bất kỳ những người khác, không rõ suy nghĩ mà họ có thể có. Hạnh phúc, tuy nhiên, là một gì đó chủ quan về yếu tính.
Bất kể nhiều đến bao nhiêu chúng ta có thể co rúm người lại với kinh hoàng từ những tình huống nào đó nhất định – của một nô lệ chèo chiến thuyền thời cổ, của một nông dân trong Chiến tranh Ba mươi năm [3], của một nạn nhân của Toà dị giáo Catô, của một người Do Thái chờ đợi một pogrom tàn sát – dù thế nào đi nữa, không thể nào cho chúng ta có thể cảm nhận cách thức của chúng ta đưa vào bên trong những con người như vậy – tiên đoán những thay đổi vốn của sự khó hiểu nguyên ủy của não thức, một tiến trình u mê dần dần, sự thôi ngừng những mong đợi, và những phương pháp thô sống hơn hoặc nhiều tinh luyện hơn của sự đánh thuốc mê đã tạo ra trên sự tiếp nhận của họ với những xúc cảm của niềm vui và của khó chịu không vui. Hơn nữa, trong trường hợp của khả năng khắc nghiệt nhất của đau khổ, những thiết bị bảo vệ trí não đặc biệt được đưa vào hoạt động. Dường như với tôi không có lợi để theo đuổi khía cạnh này của vấn đề xa thêm nữa.
Giờ là lúc chúng ta chuyển chú ý của chúng ta sang bản chất của nền văn minh này vốn nghi ngờ đã được ném xuống giá trị của nó như những phương tiện đến hạnh phúc. Chúng ta sẽ không tìm một công thức, trong đó diễn đạt bản chất đó trong một vài từ, cho đến khi chúng ta đã học được một vài điều gì đó bằng cách khảo sát nó.
Do đó chúng ta sẽ tự hài lòng nói một lần nữa rằng từ “văn minh” [4] mô tả toàn bộ tổng số những thành tựu và những quy định vốn chúng phân biệt đời sống của chúng ta với của những động vật tổ tiên của chúng ta, và chúng phục vụ hai mục đích - đó là để bảo vệ con người chống lại thiên nhiên, và điều chỉnh những quan hệ hỗ tương của họ [5].
Để học hỏi thêm, chúng ta sẽ mang cùng lại những đặc điểm riêng lẻ khác nhau của văn minh, như chúng được phô bày trong những cộng đồng nhân loại. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ không do dự trong việc để chính mình được hướng dẫn bởi cách sử dụng ngôn ngữ, như cũng còn được gọi là, là xúc cảm ngôn ngữ, trong niềm tin rằng chúng ta như vậy sẽ thực hiện được công lý với sự sáng suốt bên trong vốn nó vẫn còn thách thức sự biểu hiện trong những từ trừu tượng.
Giai đoạn đầu tiên là dễ dàng. Chúng ta nhìn nhận như văn hóa tất cả những hoạt động và những nguồn lực vốn chúng hữu dụng cho con người để làm trái đất trở nên xử dụng được với họ, để bảo vệ họ chống lại cuồng bạo của những sức mạnh tự nhiên, và vân vân như vậy. Về mặt này của nền văn minh, hiếm có thể có bất kỳ nghi ngờ nào. Nếu chúng ta quay về ngược đủ xa, chúng ta thấy rằng những hành động có văn minh đầu tiên là việc sử dụng những dụng cụ, đạt được sự điều khiển lửa và sự xây dựng những cư trú.
Trong số này, sự làm chủ được lửa nổi bật lên như là một thành tựu hoàn toàn khác thường và một dẫn chứng không gì sánh bằng [6], trong khi những thành tựu khác đã mở những đường mà con người đã theo đuổi kể từ đấy, và có thể dễ dàng đoán tác dụng kích thích với chúng. Với mỗi dụng cụ, con người hoàn thiện những cơ quan của chính mình, cho dù động cơ hoặc xúc cảm, hay là loại bỏ những giới hạn với chức năng của chúng.
Công suất động cơ đặt những sức mạnh khổng lồ vào sự xử dụng của con người, giống như những bắp thịt của mình, hắn có thể sử dụng nó theo bất cứ hướng nào; nhờ tàu bay và tàu thủy, nước và không khí không có thể cản trở những chuyển động của con người; bằng phương tiện của kính đeo mắt, hắn sửa chữa những khuyết tật trong những ống kính của mắt chính mình; bằng phương tiện của kính viễn vọng, ông nhìn thấy khoảng cách xa; và bằng phương tiện của kính hiển vi, ông vượt qua những giới hạn của tầm nhìn thiết lập bởi cấu trúc của võng mạc của mình.
Trong máy chụp ảnh, hắn đã tạo ra một dụng cụ giữ lại những ấn tượng thị giác thoáng qua, cũng giống như một đĩa hát giữ lại của những âm thanh thoáng qua, cả hai đều ở dưới đáy những sự vật chất hóa của sức mạnh con người sở hữu về hồi tưởng, ký ức của mình. Với sự giúp đỡ của điện thoại anh ta có thể nghe ở những khoảng cách vốn nó sẽ được tôn trọng như là không thể nào đạt được ngay cả trong một chuyện thần tiên. Viết có nguồn gốc của nó là tiếng nói của một người vắng mặt; và nhà ở là một thay thế cho tử cung của người mẹ, chốn cư ngụ đầu tiên, vốn con người vẫn mong nhớ nó trong tất cả khả năng, và trong đó hắn đã an toàn và cảm thấy thoải mái.
Những điều này, bằng khoa học và kỹ thuật của mình, con người đã thực hiện trên trái đất này, trên đó lần đầu tiên hắn xuất hiện như là một cơ cấu sinh vật yếu đuối, và trên đó mỗi cá nhân của những loài của mình một lần nữa phải làm nhập cảnh cho nó (“Ô, cái mảnh khốn khổ của thiên nhiên!” [7]) như một con vật còn phải bú mớm bất lực - những điều này không chỉ nghe như một chuyện thần tiên, chúng là sự thực sự lấp đầy của mỗi - hay hầu hết của những – ước muốn như chuyện thần tiên.
Tất cả những tài sản này, hắn có thể đòi đặt cho là thụ nhận văn hóa của mình. Thật xưa trước đây, hắn đã thành lập một khái niệm lý tưởng về sự toàn năng và toàn trí vốn hắn thể hiện trong những vị gót của mình. Với những vị gót này, hắn gán cho tất cả mọi thứ thuộc tính mà dường như những mong muốn của hắn không thể đạt được, hoặc những thứ hắn đã bị cấm. Do đó, một người có thể nói rằng những vị gót này đã là những lý tưởng văn hóa.
Ngày nay, hắn đã đến rất gần với việc đạt được lý tưởng này, hắn đã gần như tự hắn trở thành một vị gót. Duy chỉ có, nó là sự thật, trong thời thức, trong đó những lý tưởng này thường đạt được tùy theo phán xét tổng quát của nhân loại. Hoàn toàn không; trong một số phương diện không chút nào tất cả, trong những phương diện khác chỉ có một nửa. Con người đã, như nó đã là, trở thành một loại Gót có những bộ phận giả [8].
Khi con người lắp tất cả những bộ phận phụ trợ của gót vào, gót thật sự là nguy nga tráng lệ; nhưng những bộ phận này đã không phát triển với ông ta và chúng vẫn thỉnh thoảng cho ông ta nhiều khó khăn rắc rối. Tuy nhiên, con người có quyền an ủi chính mình với tư tưởng rằng sự phát triển này sẽ không chấm dứt chính xác vào năm 1930 CN. Những thời đại tương lai sẽ mang lại theo chúng những tiến bộ vĩ đại mới và có lẽ không thể tưởng được trong lĩnh vực này của văn minh, và sẽ tăng lên sự giống-gót của con người lại nhiều còn hơn nữa. Nhưng trong những chú tâm của những điều tra của chúng ta, chúng ta sẽ không quên rằng con người ngày nay không cảm thấy hạnh phúc trong đặc tính giống-gót n của mình.
Chúng ta nhìn nhận, vậy sau đó, rằng những nước đã đạt đến một mức độ cao của văn minh, nếu như chúng ta tìm thấy trong những nước đó, tất cả mọi thứ mà có thể trợ giúp con người trong việc khai thác trái đất, và trong sự bảo vệ con người chống lại những lực lượng thiên nhiên - tất cả mọi thứ, nói gọn, những gì là sử dụng của hắn ta - là có chủ định để và được thực hiện hiệu quả. Trong những quốc gia như thế, những con sông đe dọa lũ lụt đất đai, chúng được qui định điều hòa lưu lượng của chúng, và nước của chúng được tiếp dẫn qua kênh đến những nơi có nạn thiếu nước.
Canh tác đất màu một cách cẩn thận và trồng thực vật thích ứng với nó, và những tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất được cần mẫn đưa lên mặt và tạo vào thành những công cụ và dụng cụ gia dụng cần thiết. Những phương tiện truyền thông là phong phú, nhanh chóng và đáng tin cậy. Những thú hoang và nguy hiểm đã bị tiêu diệt, và chăn nuôi gia súc phát triển mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh những sự việc này, chúng ta đòi hỏi những thứ khác từ văn minh, và nó là một sự kiện đáng chú ý rằng chúng ta hy vọng tìm thấy chúng được thể hiện trong cùng những nước này.
Như thể chúng ta đã tìm để thoái thác đòi hỏi đầu tiên chúng ta đã thực hiện, chúng ta chào đón nó cũng như một dấu hiệu của văn minh nếu chúng ta thấy con người hướng quan tâm của họ tới những gì không có bất cứ giá trị thực tế nào, tới những gì là vô dụng - lấy thí dụ, nếu những không gian xanh cần thiết trong một thị trấn như những sân chơi, và như những hồ chứa không khí trong lành cũng được bố trí với những bồn hoa, hoặc nếu những cửa sổ của những ngôi nhà được trang trí với những chậu hoa. Chúng ta sớm quan sát rằng điều vô dụng này vốn chúng ta mong đợi văn minh coi trọng là vẻ đẹp.
Chúng ta đòi hỏi con người văn minh tôn thờ cái đẹp bất cứ nơi nào hắn thấy nó trong tự nhiên, và tạo ra nó trong những đối tượng của những công trình thủ công của hắn cho đến mức mà hắn có khả năng. Nhưng điều này còn xa mới hết những đòi hỏi của chúng ta về văn minh. Bên cạnh, chúng ta mong đợi nhìn thấy những dấu hiệu của sạch sẽ và trật tự. Chúng ta không nghĩ văn hóa của một thành phố nước Anh trong thời của Shakespeare là cao cho lắm, khi chúng ta đọc rằng có một đống phân lớn ở trước nhà cha ông ở Stratford; chúng ta đã phẫn nộ và gọi là “dã man” (đó là đối nghich với có văn minh) khi chúng ta tìm thấy những lối đi trong khu Wald Wiener [9] xả rác đầy giấy.
Với chúng ta, bẩn thỉu của bất của loại nào có vẻ như không tương hợp với văn minh. Chúng ta mở rộng đòi hỏi của chúng ta về sạch sẽ đến cơ thể con người nữa. Chúng ta rất sửng sốt học được về mùi hôi khó chịu phát ra từ Vua Trời [10], và chúng ta lắc đầu về Bella Isola [11] khi chúng ta được cho thấy bồn rửa nhỏ tí, trong đó Napoleon làm vệ sinh buổi sáng của ông.
Thật vậy, chúng ta không ngạc nhiên bởi ý tưởng về sự thiết lập việc sử dụng xà phòng như là một thước đo thực tế của nền văn minh. Điều này cũng đúng với trật tự. Giống như sự sạch sẽ, nó chỉ áp dụng độc nhất với công trình của con người. Nhưng trong khi sự sạch sẽ không được mong đợi trong tự nhiên, ngược lại, trật tự đã là đã được bắt chước từ tự nhiên.
Quan sát của con người với những điều hòa thiên văn lớn lao, không chỉ trang bị cho hắn một mô thức để đưa vào đời sống của hắn, nhưng đã cho hắn những điểm đầu tiên của khởi hành để làm như vậy. Trật tự là một thứ ép buộc phải lặp lại, khi quy định đã được đặt ra một lần và cho tất cả, quyết định khi nào, ở đâu và làm thế nào một điều sẽ được thực hiện, như thế để trong mọi trường hợp tương tự, nó khiến người ta khỏi phải do dự và lưỡng lự không quyết định.
Những lợi ích về trật tự là không thể chối cãi. Nó cho người ta có khả năng sử dụng không gian và thời gian với lợi thế tốt nhất, trong khi những sức mạnh tinh thần của họ. Chúng ta đáng lẽ phải có quyền để kỳ vọng rằng trật tự đã hẳn phải nhận vị trí của nó trong những hoạt động của con người ngau từ khởi đầu và không có khó khăn; và chúng ta cũng có thể tự hỏi rằng tại sao điều này đã không xảy ra - đó là, trái lại, những sinh vật nhân loại thể hiện một xu hướng bẩm sinh của bất cẩn, bất thường và không đáng tin cậy trong công việc của họ, và rằng một huấn luyện gian khổ là cần thiết trước khi họ học được để làm theo thí dụ gương mẫu của những mô hình vũ trụ của họ.
Đẹp đẽ, sạch sẽ và trật tự rõ ràng là chiếm một vị trí đặc biệt trong số những yêu cầu của nền văn minh. Không ai sẽ chủ trương rằng chúng cũng quan trọng với đời sống như với sự kiểm soát trên những sức mạnh của tự nhiên, hay như một vài yếu tố khác mà chúng ta sẽ trở thành quen thuộc. Và dẫu thế không ai sẽ quan tâm để đặt chúng lùi vào nền phía sau như những điều tầm thường không quan trọng.
Rằng nền văn minh không chỉ chiếm giữ trọn vẹn với những gì là hữu ích đã được thể hiện bằng những thí dụ về vẻ đẹp, mà chúng ta từ chối không bỏ qua trong số những quan tâm của nền văn minh. Tính hữu ích của trật tự là khá hiển nhiên. Đối với sự sạch sẽ, chúng ta phải giữ trong đầu rằng nó là cũng là đòi hỏi của chúng ta cho vệ sinh nữa, và chúng ta có thể nghi ngờ rằng ngay cả trước thời có khoa học phòng bệnh sự kết nối giữa hai đã không hoàn toàn xa lạ với con người. Tuy nhiên, tiện ích hoàn toàn không giải thích những nỗ lực này; một cái gì khác nữa bên cạnh đó phải làm việc.
Tuy nhiên, không có đặc trưng nào để biểu thị đặc điểm của văn minh có vẻ tốt hơn lòng quí trọng của nó và sự khuyến khích của con người với những hoạt động trí não cao hơn – những thành tích trí thức, khoa học, và nghệ thuật của nó và vai trò hàng đầu mà nó gán cho những ý tưởng trong đời sống con người. Cao nhất trong số những ý tưởng này là những hệ thống tôn giáo, cấu trúc phức tạp của chúng tôi đã cố gắng soi ánh sáng ở một chỗ khác [12].
Tiếp theo là những suy đoán của triết học; và cuối cùng những gì có thể được gọi là những “lý tưởng” của con người - ý tưởng của hắn về một sự toàn hảo có thể có được của những cá nhân, hoặc của những dân tộc, hoặc của toàn thể nhân loại, và những đòi hỏi hắn đã thiết lập trên cơ sở của những ý tưởng như vậy. Thực tế là những sáng tạo này của hắn không phải là độc lập với lẫn nhau, nhưng ngược lại chúng đan cuộn chặt vào nhau, làm tăng sự khó khăn không chỉ mô tả chúng, nhưng trong truy tìm nguồn gốc tâm lý của chúng.
Nếu chúng ta giả đính khá tổng quát là động lực của tất cả những hoạt động của con người là một nỗ lực hướng tới hai mục tiêu hợp lưu của tiện ích và mang lại lạc thú, chúng ta cũng phải giả định rằng điều này cũng đúng với những biểu hiện của văn minh mà chúng ta đương thảo luận ở đây, mặc dù điều này có thể dễ dàng nhìn thấy chỉ trong những hoạt động khoa học và thẩm mỹ. Nhưng không thể nghi ngờ rằng những hoạt động khác, cũng thế nữa, chúng tương ứng với nhu cầu mạnh mẽ ở con người - có lẽ với những nhu cầu vốn chỉ phát triển ở một thiểu số.


tải về 0.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương