Văn hóa công sở VÀ CÁc yếu tố CẤu thành văn hóa công sở Nguyễn Thị Ngân



tải về 318.97 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích318.97 Kb.
#50560
1   2   3   4   5   6   7
15 7105

1. Văn hóa công sở

Khái niệm văn hoá công sở ở mỗi 

thời đại lịch sử, mỗi chế độ chính trị, mỗi 

quốc gia khác nhau đều có những quan 

niệm khác nhau. Trên thế giới hiện nay, 

người ta nhắc nhiều đến văn hoá tổ chức. 

Văn hoá tổ chức được thể hiện dưới các 

hệ thống giá trị, niềm tin, sự mong đợi 

của các thành viên trong tổ chức, trong 

đó mọi hoạt động tuân theo những chuẩn 

mực mang tính truyền thống và những 

thói quen có khả  năng mang bản sắc 

riêng mà mọi thành viên trong tổ chức 

tuân theo một cách tự nguyện. Văn hoá 

tổ chức giúp chúng ta nhìn thấy được sự 

khác nhau giữa các tổ chức khác nhau. 

Văn hoá công sở  được tìm hiểu và giải 

thích trên những nghĩa tương  đồng với 

văn hoá tổ chức, có tính đến đặc thù riêng 

của công sở.

Từ điển tra cứu về quản lý nhà nước 

và quản lý địa phương của Học viện Công 

vụ Liên bang Nga, khái niệm văn hoá 

công sở (hay văn hoá cơ quan) được quan 

niệm là: Tập hợp các định hướng và giá 

trị, chuẩn mực do truyền thống hay thói 

quen tạo nên, đặc trưng riêng của hoạt 

động công vụ tại các cơ quan nhà nước, 

thể hiện  ở  mục tiêu của tổ chức, quan 

điểm, thái độ của con người đối với công 

việc, cách xử lý các xung đột…. 

“Văn hoá công sở”  được các nhà 

nghiên cứu giải thích theo quan niệm rộng 

hẹp khác nhau:

 Theo tác giả Trần Hoàng, văn hoá 

công sở đồng nghĩa với văn hoá giao tiếp 

ứng xử trong công sở:  Văn hoá công sở 



được hiểu là những quy tắc, các chuẩn 

mực  ứng xử  của cán bộ, công chức nhà 

nước với nhau và với đối tượng giao tiếp 

Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 71 (9/2020) 47-52


 

 

 

 

 

 

 

48

Nghiên cứu trao đổi  Research-Exchange of opinion



là công dân, nhằm phát huy tối đa năng 

lực của những người tham gia giao tiếp 

để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc 

tại công sở

PGS,TS Vũ Thị Phụng đưa ra quan 

niệm: Văn hoá công sở là tổng hoà những 

giá trị hữu hình và vô hình, bao gồm trình 

độ nhận thức, phương pháp tổ chức, quản 

lý, môi trường- cảnh quan, phương tiện 

làm việc, đạo đức nghề nghiệp và phong 

cách giao tiếp  ứng xử  của cán bộ công 

chức nhằm xây dựng một công sở  văn 

minh, lịch sự, hoạt động đúng pháp luật 

và hiệu quả cao

PGS,TS Nguyễn  Đăng Dung giới 

thiệu khái niệm văn hoá công sở được hiểu 

là: Toàn bộ những giá trị tạo nên nền nếp, 



hiệu quả hoạt động của cơ quan, bao gồm 

những giá trị  văn hoá vật thể (cơ  sở  vật 

chất, môi trường làm việc ở công sở, quần 

áo, trang phục, phù hiệu của công chức làm 

việc tại công sở…) và văn hoá phi vật thể 

(văn hoá ứng xử, giao tiếp, văn hoá lãnh 

đạo, văn hoá nghe và trả lời điện thoại…).

Tại Quy chế Văn hoá công sở tại các 

cơ quan hành chính nhà nước do Thủ tướng 

Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 

số 129/2007/QĐ-TTg, thì văn hoá công sở 

bao gồm các yếu tố được quy định trong 

Quy chế, như: trang phục, giao tiếp và ứng 

xử của cán bộ, công chức, viên chức khi thi 

hành nhiệm vụ và vấn đề bài trí công sở tại 

các cơ quan hành chính nhà nước.

Quy chế này còn nêu những nguyên 

tắc và mục  đích thực hiện văn hoá công 

sở, cụ thể:

 - Về nguyên tắc:  Việc thực hiện 

văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc 

sau đây:

1. Phù hợp với truyền thống, bản 

sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế- 

xã hội;

2. Phù hợp với định hướng xây dựng 

đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức 

chuyên nghiệp, hiện đại;

3. Phù hợp với các quy định của 

pháp luật và mục  đích, yêu cầu cải cách 

hành chính, chủ trương hiện đại hoá nền 

hành chính nhà nước”. 

- Về  mục  đích:  Việc thực hiện văn 



hoá công sở nhằm các mục đích sau đây:

1. Bảo  đảm tính trang nghiêm và 

hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành 

chính nhà nước;

2. Xây dựng phong cách ứng xử 

chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên 

chức trong hoạt động công vụ, hướng tới 

mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công 

chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, 

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Có thể thấy rằng, ở mỗi góc độ tiếp 

cận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những 

quan niệm riêng của mình về văn hóa công 

sở. Văn hoá công sở được nhìn nhận ở đây 

như một dạng của văn hoá tổ chức của các 

cơ quan công quyền chịu trách nhiệm thực 

thi nhiệm vụ tổ chức và quản lý xã hội gắn 

với chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ mà 

Nhà nước và nhân dân giao phó. 

Như  vậy,  văn hoá công sở là các 

hoạt động mang tính văn hoá của cơ quan 

nhà nước diễn ra theo hệ thống các giá trị 

và chuẩn mực nhất định nhằm liên kết và 

tổ chức các cán bộ, công chức, viên chức 

hướng tới thực hiện những mục tiêu và 

nhiệm vụ nhất định theo những phương thức 

nhất định tạo nên bản sắc riêng phản ánh 

sức sống, sức sáng tạo của mỗi công sở.



 

 

 

 

 

 

 

49

Nghiên cứu trao đổi  Research-Exchange of opinion




tải về 318.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương