Vấn đề trong phạm trù triết học Ấn Độ cổ đại



tải về 50.91 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích50.91 Kb.
#15958

Vấn đề trong phạm trù triết học Ấn Độ cổ đại


Lê Công Sự
Tạp chí Triết học

   
11:32' AM - Thứ sáu, 04/05/2007




Trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ, bên cạnh tôn giáo, triết học có một vai trò khá quan trọng. Chính vì sự gần gũi đó mà triết học Ấn Độ gắn liền với các tôn giáo. Đúng như lời nhận xét của Radhakrishnan:"Triết học Ấn Độ mang đượm màu sắc chủ nghĩa duy linh, chính chủ nghĩa duy linh đã cho Ấn Độ khả năng chống lại các cuộc chiến tranh của thù trong giặc ngoài. Hết người Hy Lạp, người Mông Cổ, đến người Pháp, người Anh đã muốn tàn phá và huỷ diệt nền văn minh của đất nước này, nhưng người dân Ấn Độ vẫn ngẩng cao đầu. Trong suốt quá trình lịch sử của mình, đất nước Ấn Độ tồn tại vì một mục đích: Đấu tranh cho chân lý và chống lại mọi sai lầm... Lịch sử tư tưởng Ấn Độ đã và đang minh chứng về những cuộc kiếm tìm vô tận của trí tuệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai".

Giống như triết học Trung Quốc, triết học Ấn Độ ra đời sớm và chứa đựng nhiều tư tưởng sâu sắc về thế giới, trong đó có vấn đề phạm trù triết học. Điều này dễ hiểu, bởi nếu không có các phạm trù triết học thì không thể có tư duy logic và quá trình nhận thức thế giới khách quan. Theo cách phân chia truyền thống, triết học Ấn Độ cổ đại được chia thành hai hệ thống với 9 trường phái. Hệ chính thống gồm 6 trường phái: Mimansa, Vêdanta, Samk- huya, Nyaya, Vaisesika. Hệ không chính thống gồm 3 trường phái: Jainism (Kỳ na giáo), Budđhism (Phật giáo), Lokayata hay còn gọi là Carvaka. Trong 9 trường phái kể trên, có 3 trường phái đề cập đến vấn đề phạm trù triết học một cách chuyên sâu và hệ thống, đó là: Jainism, Nyaya, Vaisesika.

Jainism - trường phái triết học mang đượm màu sắc tôn giáo, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN. Người sáng lập là Ma- havira. Tư tưởng triết học của trường phái này được phản ánh trong "Tattvartha". Quan điểm của các nhà triết học theo trường phái này mang tính mâu thuẫn. Họ là những người duy vật khi giải quyết vấn đề bản thề luận. Theo họ, vật chết là bản thể vũ trụ, tồn tại một cách khách quan trong không gian và thời gian. Nhưng khi giải quyết vấn đề nhận thức luận, họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và tương đối luận. Theo họ, mọi mệnh đề cung như khách thể nhận thức đều có tính ước lệ, tương đối, chưa đầy đủ vì nó dược xác định bởi chủ thể nhận thức. Dựa trên nhưng quan điểm triết học như vậy, các nhà triết học theo trường phái Jainism đưa ra một hệ thống bao gồm 9 phạm trù triết học như:

1) Giới hữu cơ (jiva): Phạm trù này bao gồm các thực thể có linh hồn, trong đó có con người.

2) Giới vô cơ (ajiva): Phạm trù này bao gồm các thực thể không có linh hồn nhưng chúng có thể nhận thức được bằng các giác quan, trong đó vật chất đóng vai trò quan trọng. Vật chất được xem như một thực thể cấu tạo tử nguyên tử, không gian, thời gian, vận động và đứng yên. Không gian là khoảng trống cho vật chết tồn tại, còn thời gian là hình thức của vũ trụ liên kết chuỗi vận động liên tục của thế giới.

3) Cái thiện: sự thể hiện nhưng hành động tốt.

4) Tội lỗi: sự thể hiện những hành động.

5) Asrava: sự di chuyển vật chất vào linh hồn, được hiểu như nguyên nhân của sự phụ thuộc.

6) Samvara: hành động ngăn chặn quá trình đi chuyển vật chất vào linh hồn.

7) Phụ thuộc: được coi như là sự thể hiện mối quan hệ giữa linh hồn và các hành vi liên kết nó.

8) Nírjan: cái phá huỷ hay đập tắt các nghiệp liên kết như thân nghiệp, khẩu nghiệp, hành nghiệp.

9) Giải thoát: được hiểu như là sự phân cách tuyệt đối giữa linh hồn và thể xác.

Theo các nhà triết học thuộc trường phái này, người nào củng cố và làm chủ được 9 phạm trù kể trên sẽ có những hành động đạo đức đúng, niềm tin vững vàng và tri thức đầy đủ. Nhìn vào hệ thống 9 phạm trù nêu trên chúng ta thấy các phạm trù đã bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau của thế giới, từ tự nhiên đến xã hội, đạo đức, tôn giáo… Trong số 9 phạm trù kể trên, hai phạm trù "giới hữu cơ" và "giới vô cơ" được đặt lên vị trí hàng đầu, từ chúng có thể triển khai thành các phạm trù con khác. Qua việc phân tích các phạm trù đó chúng ta cũng thấy rằng các nhà triết học đã nhìn thấy vai trò của các phạm trù đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn, coi chúng như những phương tiện để con người có thể đạt được tri thức.

Vaisesika - trưởng phái triết học xuất hiện vào thế kỷ thứ III TCN. Nội dung chủ yếu của trường phái này được phản ánh trong "Vaisesika sung", trong đó trình bày học thuyết nguyên tử (Atomism) và hệ thống bao gồm 7 phạm trù triết học sau:

1) Thực thể.

2) Thuộc tính hay là chất (gừng).

3) Vận động hay là nghiệp (karma).

4) Cái chung.

5) Cái đặc thù.

6) Tồn tại.

7) Không tồn tại.

Trong 7 phạm trù nêu trên, các nhà triết học tập trung phân tích 2 phạm trù chủ yếu thực thể và thuộc tính. Phạm trù thực thể được triển khai thành 9 phạm trù phụ thuộc (phạm trù con), thuộc hai nhóm vật chất và phi vật chất. Nhóm vật chất gồm 5 phạm trù: đất, nước, lửa, không khí, ethe. Nhóm phi vật chất gồm 4 phạm trù: thời gian, không gian, linh hồn, trí tuệ. Phạm trù thuộc tính được triển khai thành 24 phạm trù con: xúc giác, vị giác, thị giác, khướu giác, thính giác, lượng, liên kết, phân rã, đại lượng, xác đính, khuyếch tán, hội tụ, khả năng, học hỏi, thoả mãn, đau khổ, mong muốn, thiện và ác, nỗ lực, ấn tượng, ghét bỏ, nhầy nhụa, nặng nề, lưu động và nhanh nhẹn.

Cũng giống như phái Jainism, phái Vaisesika đã nêu lên được một hệ thống phạm trù triết học phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau của thế giới ( Điều khác biệt ở đây là các nhà triết học thuộc phái Vais- esika đã đi sâu phân tích hai phạm trù thực thể và thuộc tính, coi chúng như những phạm trù đóng vai trò cơ bản trong quá trình nhận thức thế giới. Họ đã có một trình độ phân loại cao, sự phân tích khá sâu. Hơn nữa, khi đi sâu phân tích phạm trù thuộc tính, các nhà triết học đã nhìn thấy tính đa dạng, phức tạp của phạm trù này, nêu được nhưng thuộc tính khác nhau của giới hữu cơ và vô cơ.

Nyaya - trường phái triết học xuất hiện vào thế kỷ thứ I sau CN. Quan điểm triết học của trường phái này chủ yếu được phản ánh trong "Nyaya sutra” mà tác giá là Gau- tama. Theo các nhà triết học thuộc trường phái này, thế giới tồn tại khách quan và độc lập với ý thức con người, nhận thức là quá trình phát hiện khách thể và tiêuchuẩn của nhận thức là thực tiễn. Trường phái triết học này chú trọng đến vấn đề logic, họ đưa ra hệ thống bao gồm 16 phạm trù logic sau:

1) Phương tiện hay công cụ nhận thức: được biểu hiện dưới 4 dạng: tri giác, kết luận, so sánh, chứng minh bằng lời.

2) Đối tượng nhận thức chân chính: đó là linh hồn, thể xác, tình cảm, khát vọng.

3) Nghi ngờ là tri giác không xác định (ví dụ: không rõ đàng kia là cây cột hay con

người).


4) Nguyên nhân.

5) Ví dụ: là sự kiện không thuộc đối tượng tranh luận.

6) Quy tắc: bao gồm 4 dạng khác nhau:

Quy tắc chung được mọi người công nhận,

Quy tắc được công nhận bằng một trường phái nào đó.

Quy tắc từ đó có thể rút ra nhưng quy tắc khác.

Quy tắc được chấp nhận như một niềm tin.

7) Các thành phần của tam đoạn luận bao gồm 5 thành phần:

Phán đoán làm tiền đề cần phải chứng minh (đồi có lửa cháy).

Cơ sở của sự chứng minh đó (bởi trên đồi có khói).

Phán đoán chung trong đó ví dụ đưa ra là trường hợp phụ thuộc (ở đâu có lửa, ở đỏ có khói).

Phán đoán chứng thực cho phán đoán chung trong trường hợp cụ thể (trên đồi có khói).

Kết luận (cho nên đồi có lửa).

8) Giả định: nhờ có giả định mà sự nghi ngờ được cởi bỏ (ví dụ nghi ngờ đã nêu trên: không rõ đằng kia là cây cột hay con người. Nhưng khi thấy con quạ đậu ở phía trên thì rõ ràng đó chỉ là cây cột chứ không phải con người).

9) Khẳng định hay tin tưởng, là tri thức xác định có sau nghi ngờ và giả định.

10) Đàm luận: là tranh luận có thiện ý, trong đó cả hai bên đều mong muốn tìm đến sự thực chân lý.

11) Tranh cãi: là sự bác bỏ ý kiến của đối phương bằng sự xuyên tạc nó.

12) Bắt bẻ: tìm kiếm mâu thuẫn của đối phương.

13) Luận cứ giả: là điều vô căn cứ.

14) Xuyên tạc: ví dụ, trong giếng có nước mới.

15) Diễn tả không chân thật: là sự xuyên tạc có tính mờ ám.

16) Luận cứ chính: là luận cứ làm cho đối phương phải tuân phục trong lúc tranh Trên đây chúng tôi chỉ nêu một số nét khái lược về phạm trù của các hệ thống triết học ấn Độ cổ đại. So với hệ thống phạm trù của Arixtốt trong triết học Hy Lạp cổ đại và các quan niệm phạm trù của Lão Tử của phái Danh Gia (?) trong triết học Trung Quốc cổ đại, chúng ta thấy các hệ thống phạm trù trong triết học Ấn Độ cổ đại có một số lượng phạm trù tương đối lớn, phạm vi phản ánh rộng, phong phú, đa dạng, bao quát được nhiều lớp sự vật khác nhau của thế giới, nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và nhận thức. Điều này thể hiện "các nhà triết học Ấn Độ cổ đại đã có một tư duy phân loại đạt đến trình độ cao và sự phân tích sâu sắc đến kinh ngạc. Họ không dừng lại ở các vấn đề nhân sinh quan mà đặc biệt quan tâm đến các vấn đề bản thể luận.

Bên cạnh những thành công như đã nói trên về vấn đề phạm trù, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng, các nhà triết học Ấn Độ cổ đại chưa quan tâm đến vấn đề lý luận chung về phạm trù, chưa lý giải được nguồn gốc, tính chất, vai trò của phạm trù đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn. Điều này chỉ được giải quyết khi có sự ra đời của học thuyết phạm trù của Cantơ, của Hêgen đặc biệt là hệ thống và lý luận về phạm trù của triết học Mác - Lênin.






TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ ĐẠI CƯƠNG

1. Bối cảnh lịch sử và văn hóa  

1. Bối cảnh lịch sử và và văn hóa

Ðời sống, tôn giáo và nền triết học gồm nhiều triết hệ của tiểu lục địa Ấn Ðộ phô diễn một hỗn hợp phong phú và đầy kinh ngạc. Ðược phát triển từ hơn ba ngàn năm trước, chúng gồm các ý tưởng, các thực hành và các phong tục xã hội. Tại Ấn, không có một tôn giáo thuần nhất, cũng chẳng có một nền triết học độc nhất; đúng hơn, với nhiều cách thức am hiểu và liên hệ với thế giới, triết học Ấn Ðộ cũng như Ấn giáo, là một kho tàng chứa đựng các ý tưởng được bảo lưu một cách rộng rãi, trong đó một số ý tưởng này cổ đại hơn một số ý tưởng khác tới cả ngàn năm.

Vì thế, trước khi đi vào chương này, chúng tôi muốn lưu ý người đọc rằng thuật ngữ ‘Triết học Ấn Ðộ’ và ‘Ấn giáo’ ở đây chỉ ngụ ý khái quát. Cả hai được dùng theo lối của người Tây phương hoặc của người ngoài Ấn Ðộ để tiện việc khảo cứu các ý tưởng và các thực hành được tìm thấy ở xứ sở bao la và diệu vợi ấy.

Ðôi nét đất và người

Trước hết, Ấn Ðộ không là một quốc gia thuần túy; nó chịu ảnh hưởng của nhiều dân tộc đã lần lượt xâm chiếm nó. Ấn là một tiểu lục địa mênh mông, ngày xưa bị chia thành nhiều tiểu quốc. Ngày nay, sau khi hai nước Pakistan (Tây Hồi) và Bangladesh (Tây Hồi) tách rời, diện tích còn lại là năm triệu cây số vuông — rộng gấp hơn 15 lần nước Việt Nam. Ấn có tới 14 ngôn ngữ sắc tộc, hằng trăm thổ ngữ. Ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Hindu. Khí hậu rất khắc nghiệt. Miền bắc gần Hi mã lạp sơn lạnh buốt. Miền nam nhiệt đới ẩm, sương mù. Nông nghiệp là chính tuy người dân chỉ có thể canh tác trong mùa hè, đầy gió mùa và mưa dầm. Cho đến giữa thế kỷ 20, thiên tai và nạn đói triền miên đe dọa.

Ấn Ðộ là vùng đất hòa trộn cả Ðông lẫn Tây do bởi kết quả tự nhiên của sự gặp gỡ giữa các nền văn hóa, giao lưu thương mại và những cuộc ngoại xâm. Theo công trình khảo cổ khai quật và các bức tranh trong hang động, nền Văn minh Thung lũng Indus có ít nhất là 5.000 năm trước Công nguyên (TCN), trước cả Babylon, Ai Cập và Hi Lạp. Từ mấy ngàn năm nay, tôn giáo và hệ thống đẳng cấp xã hội là những nguyên nhân xung đột chính, chi phối mạnh mẽ sinh hoạt văn hóa và xã hội.

Ấn Ðộ là thiên đường của đủ loại hình tôn giáo, từ mê tín sâu sắc, với những lý thuyết trái ngược nhau và các vị thánh, khất sĩ, ẩn sĩ, hiền giả và người vô tín ngưỡng. Theo thống kê năm 2001, người Ấn theo Ấn giáo 80.5%, Hồi giáo 13.4 %, Kitô giáo 2.3%, Sikh 1.9%, các tôn giáo khác 1.8%, không xác định 0.1%.

Ngược dòng lịch sử, khoảng năm 1.500 TCN, người Aryan nói tiếng Sanskrit, xâm lăng Ấn Ðộ từ ngả tây bắc, đã tìm thấy ở đó có dân chúng Dravidian bản địa, với một nền văn minh tiến bộ. Người Aryan đưa vào Ấn tiếng Sanskrit và tôn giáo theo kinh Veda, kết hợp với tín ngưỡng bản địa làm thành Ấn giáo.

Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ 6 TCN, lan rộng khắp miền bắc Ấn và được đẩy mạnh qua công lao của một trong các vị vua cổ đại vĩ đại nhất, đó là hoàng đế Asoka (k.269-232 TCN), kẻ cũng đã thống nhất hầu hết tiểu lục địa Ấn lần đầu tiên.



Quá trình phát triển tư tưởng Ấn

Trước khi xảy ra cuộc xâm lăng của người Aryan, như đã nói ở trên, chúng ta có bằng chứng về nền văn minh bản địa trong khoảng từ năm 2.500 tới năm 1.700 TCN. Người ta khó đánh giá mức độ ảnh hưởng của Văn minh Thung lũng Indus lên sự phát triển của tư tưởng Ấn Ðộ, nhưng có những bức tượng nhỏ về các thần nam và thần nữ, trong đó có một bức giống các hình ảnh về sau của thần Shiva và một tư thế tập luyện Yoga, gợi cho thấy những người dân thượng cổ ấy đã có những đóng góp trực tiếp vào nền triết học và tôn giáo về sau.

Cũng có thể sự pha trộn người Aryan nước da nhạt hơn với cư dân bản địa nước da sậm màu hơn đã tạo ra một cấp độ các hiện tượng tôn giáo và xã hội tại Ấn Ðộ, trong đó gồm cả hệ thống đẳng cấp vốn ảnh hưởng rất lớn lên lối sống và tư tưởng Ấn Ðộ từ hơn hai ngàn năm nay.

Những cuộc xâm lăng về sau không thể không để lại dấu ấn. Từ khoảng năm 500 TCN, có một dòng người Parsi lũ lượt tuôn vào. Họ là tín đồ Bái Hỏa giáo của Zoroaster, tên Hi Lạp của Zarathustra, sống khoảng thế kỷ 6 TCN, phát sinh từ Ba Tư. Sau đó, từ năm 300 tới năm 100 TCN, Ấn có giao lưu với người Hi Lạp, khởi đầu từ cuộc đánh chiếm dưới quyền chỉ huy của Ðại đế Alexander (356-323 TCN).

Người A Rập xâm lăng, thiết lập nền cai trị Muslim vững chắc ở miền Tây Ấn vào thế kỷ 8. Người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát miền Bắc Ấn từ năm 1200. Ðế quốc Hồi giáo Mogul vĩ đại được thành lập từ năm 1526, đặt trung tâm tại Delhi và kéo dài tới năm 1857. Ấn Ðộ bắt đầu giao dịch thương mại với Tây phương kể từ khi Vasco da Gama, nhà thám hiểm người Bồ Ðào Nha đặt chân đến vào năm 1498. Sau những bước chân thăng trầm của người Hà Lan, Ðức, Pháp, đất Ấn bị người Anh cai trị từ đầu thế kỷ 19 cho tới năm 1947.

Dân số Ấn hiện nay đã hơn một tỉ người, có triển vọng sẽ đông hơn Trung Hoa. Tới hôm nay, cùng với nhịp độ toàn cầu hóa và sự phát triển của công nghệ thông tin, Ấn Ðộ ngày càng tiếp nhận văn hóa phương Tây, mà trong đó tiếng Anh là một lợi thế. Không kém người Hoa, người Ấn di dân gần như có mặt khắp nơi trên thế giới, từ các đảo quốc Thái bình dương tới Ðại tây dương, nhất là khu vực Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Tính tới đầu thế kỷ 21, trong 6 người dân trên thế giới, có khoảng 2.5 người gốc Ấn và Hoa.

Với một quá trình lịch sử và phát triển văn hóa như thế, hẳn không thực tế nếu nhìn tư tưởng Ấn Ðộ và kỳ vọng sẽ lập thành một hệ thống triết học nhất quán và duy nhất. Nó là tầng tầng triết học xã hội với lớp lớp siêu hình học trừu tượng và tôn giáo.

Các thời kỳ phát triển

Có một cách đi vào đúng hướng và nhìn chính xác qui mô bao la của tư tưởng Ấn Ðộ cùng những thực hành của nó là xem xét trong tương quan với từng thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ có một quan tâm cá biệt, tô màu vẽ sắc cho nền triết học ấy. Tuy thế, thật khó xác định thời điểm cho từng thời kỳ vì hầu như người Ấn Ðộ thuở ấy ít quan tâm tới niên đại. Chúng tôi dựa đôi chút vào sự phân chia niên đại của Radhakrishna, qua Nguyễn Ðăng Thục trong Triết học Ðông phương, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, tập 3, với nhiều bổ túc nội dung.



1. Thời kỳ Veda và anh hùng ca

Giai đoạn đầu từ năm 1500 tới năm 600 TCN. Ðây là giai đoạn dân Aryan thiết định dần dần trên đất Ấn và truyền bá văn hóa, văn minh Aryan. Bắt đầu với thi ca Rig-Veda tự do, khởi hứng để dần dần hệ thống hóa vào các Upanishad. Kinh Veda được kết tập như một một phối hợp tư tưởng Aryan với nghi lễ cúng tế của các sắc dân bản địa.

Giai đoạn hai từ năm 600 TCN tới năm 200 SCN. Ði từ các Upanishad đến các Darsùana, quan điểm triết học. Nó gồm những tác phẩm thần thoại Ramayana Mahabharata trong đó có Bhagavad Gita.

Chúng ta có bằng chứng thành văn về thời kỳ sớm sủa này, nhất là sự hợp thành đại tác phẩm Veda, mà mối quan tâm chủ yếu dường như là Dharma — trật tự hợp lý và chính đáng của xã hội nói chung và của cá nhân trong xã hội nhằm thành tựu cuộc sống hòa điệu và hạnh phúc.



2. Thời kỳ kinh học

Bắt đầu từ năm 200 SCN với sáu triết hệ cổ điển của Ấn Ðộ và dư hưởng kéo dài cho tới hết thiên niên kỷ thứ nhất. Trong thời kỳ này, mối quan tâm chủ yếu chuyển từ Dharma trật tự hợp lý và chính đáng về mặt thế tục qua tới Moksa, niềm khát khao giải thoát khỏi thế giới luân hồi bất tận. Dù hết thảy những gì nói thuở trước về Dharma vẫn còn thích đáng, lúc này, triết học Ấn quan tâm mới mẻ hơn tới sự giải thoát tâm linh cá nhân Moksa, và đặt nó lên trên cùng, thậm chí cao hơn Dharma.



3. Thời kỳ kinh viện.

Ðợt thứ ba của tư tưởng Ấn Ðộ bắt đầu vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất SCN. Lúc này nhấn mạnh lên sự sùng mộ, tận hiến (Bhakti) cho đấng thần linh tối cao do mỗi người chọn lựa. Ở đây, mục đích không chú trọng lắm tới sự giải thoát khỏi chu kỳ luân hồi cho bằng sự hiệp nhất với đấng thần linh ấy trong và qua cuộc sống trần thế của mình.
Каталог: hoandd -> QTKD%20%20K18

tải về 50.91 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương