Viết tắt là w là đơn vị đo công suất



tải về 0.61 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.61 Mb.
#14081
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Volt-Ampere

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bước tới: menu, tìm kiếm



Trong mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến S là véctơ tổng của công suất thực Pcông suất phản kháng Q.



Volt-Ampere, còn được viết tắt là VA, là đơn vị đo công suất dòng điện. Nó được tính bằng cách nhân hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện tính theo Ampere. Đơn vị này thường được sử dụng cho công suất biểu kiến của mạch điện xoay chiều.

Trong mạch điện một chiều (DC), VA tương đương với Watt. Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA thường dùng để tính công suất biểu kiến, còn Watt dùng để tính công suất thực. Trên cùng một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường có độ lớn lớn hơn công suất thực; ví dụ trong bộ lưu điện (UPS), một VA công suất biểu kiến có thể tương đương với khoảng 1,6 Watt công suất thực (hệ số công suất lúc đó là 1/1,6 = 0,625).

Khi thêm các tiền tố SI, chúng ta có các đơn vị như:


  • kVA = 1.000 VA (tiền tố k nghĩa là kilo)

  • MVA = 1.000.000 VA (tiền tố M nghĩa là mega)

Đơn vị kVA thường được sử dụng trong công nghiệp để tính công suất truyền tải điện năng của các máy biến thế.

Dòng điện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


(đổi hướng từ Cường độ dòng điện)

Bước tới: menu, tìm kiếm

Trong điện họcđiện từ học, dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Vì đại lượng đặc trưng cho dòng điện là cường độ dòng điện, từ "dòng điện" thường được hiểu là cường độ dòng điện.

Mục lục





  • 1 Cường độ dòng điện

  • 2 Ví dụ

  • 3 Dòng điện quy ước

  • 4 Từ trường

  • 5 Đo dòng điện

  • 6 Trong định luật Ohm

  • 7 Trên cơ thể người

    • 7.1 Nguy hiểm

    • 7.2 Ích lợi

  • 8 Tốc độ dòng điện

  • 9 Mật độ dòng điện

  • 10 Các đơn vị điện từ trong SI

  • 11 Chú thích

  • 12 Xem thêm

  • 13 Liên kết ngoài

Cường độ dòng điện


Cường độ dòng điện qua một bề mặt được định nghĩa là lượng điện tích di chuyển qua bề mặt đó trong một đơn vị thời gian. Nó thường được ký hiệu bằng chữ I, từ chữ tiếng Đức Intensität, nghĩa là cường độ. Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị ampe.

Cường độ dòng điện trung bình trong một khoảng thời gian được định nghĩa bằng thương số giữa điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian đó và khoảng thời gian đang xét.



Trong đó,



  • I tb là cường độ dòng điện trung bình, đơn vị là A (ampe)

  • ΔQ là điện lượng chuyển qua bề mặt được xét trong khoảng thời gian Δt, đơn vị là C (coulomb)

  • Δt là khoảng thời gian được xét, đơn vị là s (giây)

Khi khoảng thời gian được xét vô cùng nhỏ, ta có cường độ dòng điện tức thời:


Ví dụ


  • Sét là một dòng điện mạnh, gồm các ion hay electron di chuyển bởi lực Culông giữa các đám mây mang điện trái dấu, hoặc giữa đám mây tích điện và mặt đất,

  • Gió Mặt Trời, là các điện tích bay ra từ Mặt Trời, khi rơi vào khí quyển Trái Đất có thể gây ra hiện tượng cực quang.

  • Dòng di chuyển của các electron trong dây kim loại khi nối giữa hai điện cực của một pin.

  • Trong điện tử học, dòng điện có thể là dòng chuyển động của electron trong dây dẫn điện kim loại, trong các điện trở, hay là dòng chuyển động của các ion trong pin, hay dòng chảy của của các hố điện tử trong vật liệu bán dẫn.

  • Trong plasma, các electron, ion âm và dương có thể di chuyển tự do, và sẽ di chuyển thành dòng, khi nằm trong điện trường

  • Trong dung dịch điện phân, các ion âm và dương có thể di chuyển giữa hai điện cực.

  • Trong nước đá hay một số chất rắn điện phân, các proton có thể di chuyển thành dòng điện.

Dòng điện quy ước


Dòng điện quy ước, vì lý do lịch sử, là dòng chuyển động tương đương của các điện tích dương. Nó được đưa ra để thống nhất quy ước về chiều dòng điện (chiều chuyển động của các điện tích dương) trong các trường hợp phức tạp như:

  • Trong kim loại, thực tế các proton (tích điện dương) chỉ có các dao động tại chỗ, còn các electron (tích điện âm) chuyển động. Chiều chuyển động của electron, do đó, ngược với chiều dòng điện quy ước.

  • Trong một số môi trường dẫn điện (ví dụ trong dung dịch điện phân, plasma,...), các hạt tích điện trái dấu (ví dụ các ion âm và dương) có thể chuyển động cùng lúc, ngược chiều nhau.

  • Trong bán dẫn loại p, mặc dù các electron thực sự chuyển động, dòng điện được miêu tả như là chuyển động của các hố điện tử tích điện dương.

Каталог: sites -> 115714 -> upload -> documents
sites -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
sites -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
sites -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
sites -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
documents -> Thuyết minh kỹ thuật I – CĂn cứ LẬp hồ SƠ thiết kế BẢn vẽ thi côNG
documents -> I. CÁC căn cứ thiết kế. 2 I. II. CÁC quy chuẩN, tiêu chuẩN thiết kế Áp dụN
documents -> PHỤ LỤC 1: thuyết minh kỹ thuậT

tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương