VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI



tải về 1.13 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích1.13 Mb.
#32621
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1.2. Bảo vệ môi trường sống

  • Cần chú trọng phát triển hệ thống cấp thoát nước và đầu tư các hệ thống xử lý, tránh thải nguồn nước sinh hoạt, sản xuất, trực tiếp xuống biển gây ô nhiễm hệ sinh vật và môi trường quanh đảo.

  • Tổ chức hệ thống thu gom và xử lý rác thải từ các hoạt động đời sống và kinh tế, đến năm 2015 có thể bố trí lực lượng lao động chuyên trách về vệ sinh môi trường (kết hợp với các chức năng bảo quản, duy tu hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước…), chú trọng không để tình trạng thải rác và các phế liệu gây ô nhiễm đất đai, nguồn nước, không khí, biển, rừng và làm mất vẻ đẹp cảnh quan trên đảo.

1.3. Xây dựng cảnh quan đảo gắn với phát triển du lịch

  • Bảo vệ các danh lam thắng cảnh tự nhiên có ý nghĩa du lịch, nghiên cứu sinh thái, giữ gìn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên đặc thù trên đảo và vùng biển ven đảo (rừng nguyên sinh, hệ sinh thái rong biển…).

  • Thiết kế, xây dựng trên đảo các con đường hoa như con đường hoa bằng lăng, con đường hoa osaka để tạo cảnh quan độc đáo cho đảo nhằm thu hút khách du lịch.

2. Phòng tránh thiên tai

Ở vị trí giữa biển khơi, đảo Trần chịu ảnh hưởng của một số yếu tố bất thuận trong chế độ khí hậu thời tiết như: gió mạnh, sóng lớn, dông bão… Do vậy, việc phòng tránh thiên tai cần được đặc biệt quan tâm cả trước mắt và lâu dài. Một số biện pháp chính trong phòng, tránh thiên tai là:



  • Hoàn thiện hệ thống cầu cảng, âu tàu và khu dịch vụ hậu cần phục vụ cho việc neo đậu, tránh bão cho tàu thuyền trong mùa mưa bão, biển động.

  • Tăng cường hệ thống thông tin liên lạc, hình thành khu trung tâm chỉ huy sản xuất, kiểm soát giao thông và cứu hộ biển để đảm bảo thông báo kịp thời 24/24 giờ những dự báo và diễn biến khí hậu thời tiết biển cho các phương tiện tàu thuyền khai thác hải sản và lưu thông qua khu vực kiểm soát của đảo. Đồng thời có thể tổ chức phát hiện và cứu hộ kịp thời cho tàu thuyền gặp nạn gần khu vực đảo.

  • Cần tăng cường trang thiết bị hiện đại cho trạm khí tượng hải văn và hệ thống thông tin viễn thông nhằm phục vụ chung cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và yêu cầu phòng tránh thiên tai, quốc phòng - an ninh nói riêng.

  • Các công trình xây dựng trên đảo cần đảm bảo phòng tránh được các tác động của dông bão, gió quật cường… Tăng cường hệ thống đai rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt ở các hướng gió chính.




  1. TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG - AN NINH VÀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI

Nằm ở vị trí trọng yếu, là cửa ngõ phía Đông Bắc của vùng biển Vịnh Bắc Bộ, đảo Trần là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh không chỉ đối với Quảng Ninh mà còn với khu vực miền Bắc của đất nước. Trong quá trình mở cửa và hội nhập Quốc tế và khu vực, đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, việc tăng cường bảo vệ an ninh chính trị và chủ quyền lãnh thổ quốc gia đòi hỏi phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến tình hình Quốc tế và khu vực ngày càng phức tạp: thuận lợi đi liền với những thách thức tiềm ẩn. Những định hướng tăng cường quốc phòng - an ninh trên đảo đến năm 2020 cần được chú trọng triển khai là:

  • Tổ chức, xây dựng phương án bố trí thế trận quốc phòng toàn dân trên đảo, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển dân cư, kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, đồng thời tăng cường sức mạnh quốc phòng gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội.

  • Lực lượng quân sự trên đảo cần được tăng cường, phát triển theo hướng gọn nhẹ và tinh nhuệ, đáp ứng với yêu cầu là lực lượng nòng cốt, chính quy, hiện đại trong chiến lược quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

  • Cùng với lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, trên đảo để phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu có hiệu quả, xử lý kịp thời trong mọi tình huống, trên đảo và vùng biển ven đảo.

  • Cần quy hoạch, bố trí địa bàn quân sự, hệ thống phòng thủ, theo dõi, kiểm soát các diễn biến tình hình trên biển, trên không thuộc khu vực quản lý để đảm bảo thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ chiến lược, giữ vững toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và bảo vệ vững chắc thành quả phát triển kinh tế - xã hội.

  • Trong bố trí các khu dân cư, các công trình kinh tế - đời sống cần chú trọng tới yếu tố phát huy đồng bộ, tạo thành thế mạnh liên kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường,củng cố tiềm lực quốc phòng - an ninh.

2. Trật tự, an toàn xã hội

  • Chú trọng tổ chức quản lý trật tự - an toàn xã hội, từng bước hình thành lực lượng chuyên trách với tổ chức phù hợp theo quy mô phát triển về hành chính và kinh tế - xã hội của đảo. Đảm bảo chức năng phòng, chống, ngăn ngừa và đấu tranh,tấn công các loại tội phạm có thể xuất hiện, giữ vững trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị trên đảo, trên vùng biển quanh đảo.

  • Phổ biến, tuyên truyền cho dân cư về nâng cao cảnh giác cách mạng, chống mọi âm mưu, diễn biến xâm hại an ninh Quốc gia. Phát động, thực hiện chiến lược an ninh nhân dân, hướng dẫn các biện pháp, kiến thức cần thiết cho cộng đồng cư dân để đấu tranh chống các thủ đoạn phá hoại sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng và chế độ.

  • Trong đặc thù của đảo, cần chú trọng tới hoạt động giữ trật tự an toàn đời sống - sản xuất cho dân cư trên biển, chống buôn lậu và các tệ nạn xã hội khác thâm nhập lên đảo. Xây dựng đảo trở thành điển hình về an ninh nhân dân, tạo mạng lưới đều khắp bảo vệ trật tự - an toàn xã hội, đảm bảo vững chắc sự ổn định về chính trị, xã hội làm nền tảng cho sự nghiệp phát triển kinh tế.

1. giải pháp về tổ chức quản lý hành chính

- Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch đề ra đến năm 2020, yêu cầu tổ chức thực hiện đòi hỏi trước tiên phải gắn liền với việc tổ chức quản lý về mặt hành chính – lãnh thổ đối với đảo. Việc tổ chức quản lý hành chính sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động quản lý đầu tư tập trung, quản lý các hoạt động kinh tế - sản xuất cũng như các mặt đời sống xã hội trên đảo.

- Với đặc thù hải đảo, có thể tổ chức thành một đơn vị hành chính cấp Xã, bộ máy quản lý cần phù hợp với những điều kiện đặc thù về kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh.

- Việc thành lập đơn vị hành chính đảo Trần sẽ tạo đầu mối của một chủ thể hành chính – lãnh thổ thuận lợi cho quản lý tập trung và chỉ đạo thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên đảo theo những mục tiêu quy hoạch để ra đến năm 2020.



X. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC

- Cùng với việc sớm thành lập đơn vị hành chính đảo Trần làm mối điều hành, chỉ đạo trực tiếp các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên đảo theo những định hướng và mục tiêu quy hoạch đề ra, UBND tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô cần chỉ đạo các ngành, các cấp của tỉnh phối hợp với đảo trong tổ chức thực hiện các nội dung có liên quan nhằm đảm bảo tính tập trung đồng bộ và hiệu quả.

- Các ngành của tỉnh cần xúc tiến xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án và tổ chức triển khai thực hiện đối với đảo Trần trong giai đoạn đến năm 2020 trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt.

- Tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư phối hợp với các cấp, các ngành của Trung ương, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước nhằm thu hút thêm các nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đảo Trần đáp ứng với yêu cầu thực hiện các mục tiêu quy hoạch tổng thể.

- Tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên của tỉnh, huyện Cô Tô, của các ngành đối với việc đầu tư thực hiện quy hoạch trên đảo. Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh các định hướng, mục tiêu cho phù hợp với diễn biễn thực tiễn của đảo cũng như của huyện Cô Tô và tỉnh Quảng Ninh.

- Bộ máy quản lý nhà nước trên đảo sau khi được thành lập và đi vào hoạt động cần tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch tổng thể đã được tỉnh phê duyệt, đảm bảo tính khoa học, hợp lý, hiệu quả và bền vững trong phát triển. Đồng thời, cần chú trọng trong xử lý kịp thời các thông tin, nhậy bén, năng động trong quá trình chỉ đạo, điều hành các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trển đảo nhằm phát huy các nhân tố thuận lợi, tích cực và giảm thiểu những bất cập, hạn chế.



  1. GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ.

Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để tập trung nguồn lực thực hiện Đề án: Chương trình biển Đông và Hải đảo; Chương trình bố trí dân cư theo quyết định số 1776/TTg; Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng bề vững v.v… Ngoài ra, huy động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và đặc biệt là sự vào cuộc của chính các hộ dân ra định cư tại đảo để tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho dân cư trên đảo.

Phần thứ tư

LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giai đoạn 2014 - 2015:

  • Tổ chức tuyên truyền, vận động và tuyển chọn nhân dân ra đảo Trần sinh sống, đưa 30 hộ dân ra đảo định cư lâu dài.

  • Lập, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất như âu tầu, đường giao thông mở mới, điện lưới quốc gia…

  • Xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng theo dự án được duyệt và nhà dân theo thiết kế mẫu.

  • Hoàn tất các thủ tục giao đất ở và đất sản xuất; ổn định đời sống và sản xuất các hộ ra đảo định cư giai đoạn 1.

  • Thành lập đơn vị hành chính xã mới trực huyện Cô Tô.

  • Tổ chức sơ kết chỉ đạo thực hiện hàng năm.

2. Giai đoạn 2016 - 2017:

  • Tiếp tục vận động tuyển chọn để đưa 20 hộ dân ra đảo sinh sống.

  • Hoàn thiện tổ chức bộ máy xã đảo Trần (cấp ủy, chính quyền; mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể).

  • Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất theo quy hoạch.

  • Giao đất ở, đất sản xuất cho các hộ di dân giai đoạn 2; tổ chức phát triển sản xuất cho dân cư đảo Trần, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế vùng biển đảo, phát triển kinh tế với củng cố an ninh quốc phòng.

  • Tổng kế đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

    1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

  • Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ; đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch ở các Sở, ngành, các địa phương có liên quan.

  • Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

  • Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

    1. Sở nông nghiệp và phát triển Nông thôn:

  • Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô, Bộ chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tuyển chọn đối tượng di dân và tổ chức đưa dân ra đảo theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

    1. Sở Nội vụ:

  • Chủ trì hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô về mô hình quản lý trước và sau khi thành lập đơn vị hành chính tại xã Đảo Trần, bảo đảm tinh gọn, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

    1. Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô:

  • Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung của phương án quy hoạch, các dự án cụ thể về đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các điểm dân cư và phát triển sản xuất theo quy hoạch được phê duyệt.

  • Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đưa đón dân đến nơi an toàn, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách hỗ trợ di dân ra đảo Trần theo quy định.

  • Hướng dẫn các hộ đân trên đảo thực hiện các thủ tục để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước theo quy định.

    1. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh:

  • Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng mô hình đảm bảo an ninh trật tự an toàn trên đảo.

    1. Các Sở, Ban, ngành và địa phương liên quan:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô để triển khai thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ và hiệu quả, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN

  1. Đảo Trần có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về kinh tế và quốc phòng an ninh ở vùng Đông Bắc nước ta. Đảo đã được Nhà nước xếp trong danh sách là một trong 5 đảo Thanh niên của cả nước và là một trong 16 khu bảo tồn biển Việt Nam. Việc Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo anh ninh quốc phòng đảo Trần gắn với việc đưa dân ra đảo sinh sống để thành lập đơn vị hành chính cấp xã là rất cấp thiết, được các cấp ủy Đảng và Chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm, chỉ đạo.

  2. Phương án Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo anh ninh quốc phòng đảo Trần giai đoạn 2014 – 2020 đã đề cập đến mọi mặt chính trị, kinh tế xã hội, bộ máy tổ chức hành chính và quốc phòng an ninh.

  3. Theo phương án quy hoạch, sẽ tuyển chọn đưa 50 hộ dân cư ra đảo lập nghiệp ổn định lâu dài, trong đó giai đoạn 2014 - 2015 đưa 30 hộ, giai đoạn 2016 - 2017 đưa 20 hộ. Để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân tái định cư trên đảo với phương châm “cuộc sống trên đảo tốt hơn nơi đi”, phương án quy hoạch đã tập trung xác định phương án xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng để đảo Trần trở thành nơi trú tránh tầu thuyền, phát triển nghề đánh bắt xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển du lịch của khu vực biển đảo Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh.

  4. hướng phát triển các ngành kinh tế như nuôi trồng và đánh bắt hải; tham gia dịch vụ hậu cần nghề cá; phát triển dịch vụ du lịch; phát triển nông, lâm nghiệp; đã quy hoạch khu trung tâm hành chính, bố trí các điểm dân cư, quy hoạch công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; đã xác định mô hình quản lý hành chính nhà nước khi thành lập đơn vị hàng chính cấp xã.

  5. Để thực hiện quy hoạch, tổng vốn đầu tư khoảng tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 90%, còn lại là vốn của người dân và vốn của doanh nghiệp.

  6. Phương án đã đề xuất 8 giải pháp, dự kiến lộ trình và tổ chức thực hiện quy hoạch nhằm triển khai quy hoạch hiệu quả, đúng tiến độ.

ĐỀ NGHỊ

  1. Đề nghị tỉnh Quảng Ninh đề xuất với Chính phủ:

  • Xem xét điều chỉnh các quy định về mức hỗ trợ, chính sách di dân hiện hành để phù hợp với thực tế hiện nay, nhất là cơ chế chính sách di dân ra hải đảo, những vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn như đảo Trần.

  • Chỉ đạo Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh có sự phối hợp với tỉnh Quảng Ninh trong việc lồng ghép thực hiện các nội dung của phương án quy hoạch.

  1. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh:

Đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch đúng tiến độ và hiệu quả.



tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương