VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI



tải về 1.13 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích1.13 Mb.
#32621
1   2   3   4   5   6   7   8   9

9.3. Tổng hợp vốn

TỔNG HỢP VỐN HỖ TRỢ DI DÃN DÂN ĐẢO TRẦN HUYỆN CÔ TÔ

TỈNH QUẢNG NINH



















Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Đơn giá
(10
6 đồng)

Vốn đầu tư
(10
6 đồng)

Ghi chú

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ (D+E+ F)

 

 

 

11,128,626.00

 

A. Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ di dân

 

 

 

36,578.40

 

- Hỗ trợ xây dựng nhà, công trình phụ

hộ

60

530.00

31,800.00

Quyết định 2909/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh

- Hỗ trợ di chuyển

hộ

60

50.00

3,000.00

- Hỗ tiền ăn đường khi di chuyển

Khẩu

300

0.20

60.00

- Hỗ trợ lương thực (60 hộ x 5 khẩu x 15 kg/người/tháng x 12 tháng) năm đầu tiên

tấn

54

13.00

702.00

- Hỗ trợ lương thực (60 hộ x 5 khẩu x 10 kg/người/tháng x 24 tháng) 2 năm tiếp theo

tấn

72

13.00

936.00

QĐ 3362/QĐ-UBND

- Hỗ trợ tiền sử dụng điện thắp sáng

Khẩu

300

0.12

36.00

- Hỗ trợ chất đốt

hộ

60

0.24

14.40

- Hỗ trợ giáo dục (dự kiến mỗi học sinh được 01 bộ sách, vở trong năm đầu tiên)

hộ

60

0.50

30.00

Tham khảo các công tác TĐC khác

B. Hỗ trợ phát triển sản xuất

 

 

 

30,300.00

 

- Hỗ trợ vốn vay đóng mới tàu thuyền

hộ

60

500.00

30,000.00

 

- Hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư

hộ

60

5.00

300.00

 

C. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế và đời sống trên đảo

 

 

 

293,612.00

 

- Giao thông

 

 

 

215,652.00

 

- Thủy lợi, nước sinh hoạt

 

60

1.00

60.00

 

- Điện sinh hoạt

 

60

10.00

600.00

 

- Các công trình kiến trúc (gồm cả sân thể thao, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa, tủ thuốc)

 

 

 

29,300.00

 

- Kè chắn sóng

 

 

 

15,000.00

 

- Cầu cảng

 

 

 

3,000.00

 

- Nạo vét cảng tổng hợp

 

 

 

30,000.00

 

D. TỔNG VỐN TRỰC TIẾP (A + B + C)

 

 

 

360,490.40

 

E. CHI PHÍ KHÁC

 

 

 

9,249.81

 

1. Chi phí lập QH, QLQH; đo đạc địa chính, giao đất (tạm tính)

 

 

 

2,000.00

 

2. Chi phí quản lý dự án (2% tổng chi phí)

 

D+E1

0.02

7,249.81

 

F. DỰ PHÒNG (10% của D+E)

 

 

10.00

36,974.02

 

Tổng số hộ TĐC

Hộ

12,500

 

 

 

(1) Bình quân đầu tư/hộ (không gồm chi phí khác và dự phòng)

 

 

 

6,008.17

 

Phần thứ ba

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Căn cứ vào thực tế về các điều kiện thực tế trên đảo, vào mối quan hệ về mọi mặt của xã đảo với huyện và tỉnh, đề xuât các nhóm giải pháp sau:



  1. GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ THÀNH LẬP XÃ ĐẢO TRẦN.

  1. Tuyên truyền, vận động nhằm giúp các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước về chiến lược biển, về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo.

  2. Tuyên truyền chủ trương của tỉnh về di dân ra đảo thành lập đơn vị hành chính cấp xã; về các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh hỗ trợ dân ra đảo Trần.

  3. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về địa bàn bố trí di dân trên đảo, giúp các hộ dân nắm bắt được điều kiện thực tế của địa bàn nơi đến để họ chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc định cư nơi ở mới.

  4. Tuyên truyền , vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thông qua hoạt động của MTTQ, các đoàn thể, các cơ quan ban ngành các cấp, các đơn vị lực lượng vũ trang, nhất là các đơn vị đứng chân trên các đảo Cô Tô, Thanh Lân, đảo Trần và các địa phương trong khu vực đảo Trần.




  1. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ XÁC ĐỊNH NGUỒN DÂN CƯ RA ĐẢO TRẦN SINH SỐNG

1. Giải pháp về nguồn nhân lực

1.1. Yêu cầu về nguồn nhân lực trên đảo

  • Với đặc thù của đảo, nguồn nhân lực dân cư hầu như được tăng cường mới hoàn toàn từ đất liền, do vậy nguồn nhân lực đưa ra đảo cần chú trọng đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Hộ gia đình làm nghề ngư và dịch vụ hậu cần biển, có đủ các điều kiện sau: Là hộ hoặc nhóm hộ có tàu thuyền; Tuổi đời dưới 40 tuổi (Trường hợp cá biệt có thể xét trên 40 tuổi nhưng không quá 50 tuổi); có sức khỏe tốt, nhân thân tốt và có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ninh. Ưu tiên các hộ chưa có nhà trên đất liền và thường xuyên đang hoạt động khai thác thủy sản xung quanh khu vực vùng biển đảo Trần; Các hộ đi theo nhóm hộ, cùng quê, cùng địa phương.

  • Cán bộ, công chức, viên chức được điều động ra công tác trên đảo, đang công tác trên đảo có nguyện vọng chuyển cả gia đình ra định cư lâu dài trên đảo

  • Trong cơ cấu lao động cần lựa chọn một tỷ lệ lao động nhất định đã có tay nghề kỹ thuật và kinh nghiệm thực tiễn sản xuất để tham gia đào tạo, hướng dẫn kèm cặp nghề cho các lao động khác trên đảo, đặc biệt đối với hoạt động kinh tế - xã hội như: khai thác hải sản, vận hành phương tiện tàu thuyền trên biển, sửa chữa cơ khí, điện - điện tử…

  • Đối với nhân lực quản lý và tham gia các hoạt động công ích trên đảo cần chú trọng tuyển lựa cán bộ có trình độ, kinh nghiệm cả về quản lý Nhà nước lẫn quản lý kinh tế, với cán bộ y tế cần có năng lực chuyên môn đảm bảo yêu cầu hoạt động trên đảo.

  • Nguồn nhân lực điều chuyển, tăng cường ra đảo cần đảm bảo phẩm chất chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu kết hợp nhân lực cả cho phát triển kinh tế - xã hội lẫn tăng cường quốc phòng - an ninh của đảo.

1.2. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

  • Căn cứ yêu cầu về nguồn nhân lực, lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội được xác định điều chuyển, thu hút ra lập nghiệp tại đảo chủ yếu từ các xã ven biển có kinh nghiệm khai thác, nuôi trồng thuỷ sản - hải sản ở các huyện Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Caí, đảo Vĩnh Thực. Ngoài ra, có thể tuyển chọn thêm một số hộ lao động từ những địa phương ven biển tỉnh Quảng Ninh.

  • Đối với lao động quản lý và các ngành nghề chuyên môn khác có thể tổ chức tuyển lựa rộng rãi từ các cơ quan, địa bàn khác của tỉnh, huyện. Trong đó, chú trọng thu hút một phần lực lượng quân đội tham gia vào cơ cấu thành phần dân cư trên, cả theo hình thức xuất ngũ định cư lại đảo lẫn hình thức hộ gia đình quân nhân.

  • Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên đảo, cần tổ chức đào tạo bằng nhiều hình thức phù hợp nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng đảo thành địa bàn phát triển về kinh tế - xã hội và vững mạnh về an ninh - quốc phòng. Nâng cao trình độ mọi mặt cho lực lượng lao động, cán bộ quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh - sản xuất nhằm nắm bắt và làm chủ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, chủ động, sáng tạo trong điều hành, quản lý. Tổ chức hoạt động có hiệu quả các chương trình khuyến ngư, khuyến nông - lâm… cũng như phổ biến, áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - sản xuất, quản lý nhà nước…

  • Tích cực thu hút và cộng tác chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học để nghiên cứu giải quyết hoặc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phù hợp với các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của đảo, tạo động lực nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đảo Trần theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Xác định nguồn dân cư ra đảo trần sinh sống

  • Tập trung ưu tiên vận động chủ yếu những hộ ngư dân hiện đang quen đánh bắt hải sản quanh khu vực đảo Trần vì những ngư dân này hiểu rõ mọi mặt về đảo Trần, họ đã quen và thường xuyên làm ăn ở ngư trường này. Trong đó chủ yếu là một số ngư dân của xã Phú Hải, xã Tiến Tới huyện Hải Hà; một số ngư dân huyện Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái... có thể có một số ngư dân ở các địa phương khác trong tỉnh.

  • Vận động một số cán bộ, chiến sỹ các đơn vị quân đội đang đóng quân trên đảo để họ có thể đưa gia đình ra định cư trên đảo.

  • Vận động, điều động một số cán bộ trẻ (đoàn viên thanh niên) có trình độ, năng lực ở các huyện Gô Tô, huyện Hải Hà, thành phố Móng Cái ra làm cán bộ công chức cấp xã trên đảo.

  1. GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ.

- Với những đặc thù của địa bàn hải đảo, bên cạnh những chính sách hiện hành, tỉnh Quảng Ninh cần nghiên cứu và thực hiện một số cơ chế chính sách ưu đãi, năng động riêng cho đảo Trần nhằm tạo thêm động lực đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng và xây dựng đảo trở thành một đơn vị hành chính – lãnh thổ.

- Một số chính sách ưu đãi cần tập trung xây dựng và sớm cho tổ chức vận dụng, thực thi là:



  1. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các di dân ra đảo thực hiện theo Quyết định số 2177/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về Ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến kích đối với các hộ dân sinh sống lâu dài tại đảo Trần , huyện Cô Tô. Ngoài ra, các hộ gia đình di dân ra đảo Trần còn được hưởng các chế độ chính sách hiện hành khác của Nhà nước theo quy định.

  2. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất: Xây dựng các cơ chế, chính sách để phát triển và đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, khuyến ngư; hỗ trợ ngư dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho ngư dân khi tham gia tổ đoàn kết sản xuất trên biển; xây dựng các mô hình về khai thác, nôi trồng thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi; chính sách hỗ trợ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

3. Chính sách đầu tư trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế và đời sống trên đảo.

4 Chính sách cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực: có chính sách thu hút để khuyến kích cán bộ có năng lực, sinh viên môi trường ra công tác đào tại Đảo.

5. Quan tâm đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho lao động của các hộ định cư tại Đảo, nhất là đối với lao động làm nghề đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy sản. Kết hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo về quản lý, kỹ thuật thủy sản, tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi.

6. Chính sách về xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề, chăm sóc y tế, giáo dục, văn hóa – thông tin, hỗ trợ đời sống ban đầu…

7. Một số chính sách phát triển thủy sản, nhằm tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất thủy sản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho ngư dân, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển trong đó:

- Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão, tàu dịch vụ hậu cần.

- Về chính sách tín dụng, chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ được vay vốn đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu với hạn mức vay bằng 90% tổng giá trị dự án vay vốn đối với tàu vỏ thép, vật liệu mới trong 10 năm; 70% tổng giá trị dự án vay vốn đối với tàu vỏ gỗ (bao gồm cả ngư cụ, thiết bị trên tàu) trong bảy năm với lãi suất vay tối đa 3%/năm.

- Vốn vay lưu động có hạn mức vay tối thiểu 200 triệu đồng/năm đối với tàu khai thác hải sản; tối thiểu 500 triệu đồng/năm đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản.

- Ngư dân sẽ được hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, 100% kinh phí mua bảo hiểm kết hợp con người cho thuyền viên trên tàu đánh bắt xa bờ.

- Hỗ trợ ít nhất là 25 lần mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội ngư dân chết, mất tích khi khai thác trên biển được; cấp 15 kg gạo/tháng/người trong thời gian ba tháng cho các đối tượng là con dưới 18 tuổi, những người thân khác trên 60 tuổi hoặc mất khả năng lao động, sống phụ thuộc trực tiếp vào người lao động bị chết, mất tích.

- Tàu, thuyền được huy động hoặc tự nguyện tham gia cứu người, tàu, thuyền bị rủi ro trên biển được hỗ trợ 100% chi phí nhiên liệu...


  1. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT.

  1. Tổ chức các đội tàu đánh bắt xa bờ theo cơ chế tự quản; các lao động Nông lâm nghiệp kết hợp tham gia đánh bắt ven bờ và chế biến hải sản.

  2. Thành lập các mô hình tổ, đội sản xuất trên biển để giúp ngư dân chia sẻ được thông tin về ngư trường, thời tiết, kinh nghiệm sản xuất hỗ trợ nhau xử lý rủi ro trên biển, tổ chức dịch vụ hậu cần, tiêu thụ sản phẩm, tương trợ, giúp đỡ gia đình các tổ viên, phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, nhằm cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động.

  3. Tổ chức các mô hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng khuyến kích các thành phần kinh tế thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, mua gom sản phẩm cho các tàu khai thác xa bờ. Các tổ, đội trực tiếp thực hiện các dịc vụ như: cung cấp xăng dầu, nước, lương thực phẩm cho các tàu thuyền trên biển và thu mua, tiêu thụ sản phẩm đánh bắt của các ngư dân. Thực hiện mô hình tổ chức khai thác kết hợp các dịch vụ trên biển nhằm giảm các chi phí sản xuất dở dang chất lượng sản phẩm sau khai thác.

  4. Tiến hành nuôi cá nước ngọt trên đảo và nuôi nhuyễn thể ở các vùng bãi triều quanh đảo theo quy hoạch. Ngoài ra, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về đất đai, nguồn nước tiến hành trồng rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi quy mô hộ gia đình để phục vụ tiêu dùng tại chỗ của dân cư trên đảo.

  1. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Yêu cầu về các giải pháp khoa học - công nghệ phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đảo Trần

  • Các giải pháp khoa học - công nghệ ứng dụng trên đảo cần đảm bảo đáp ứng với trình độ nguồn nhân lực và các đặc điểm tự nhiên - kinh tế của đảo (khí hậu - thời tiết, ảnh hưởng độ mặn, mức xuất phát kinh tế hầu như chưa có gì…).

  • Các giải pháp ứng dụng trên đảo cần chú trọng khả năng phát huy các lợi thế, thuận lợi của đảo như: nắng, gió, tài nguyên biển… nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, cải thiện điều kiện đời sống cho dân cư và mang lại lợi ích ứng dụng lâu dài.

2. Các giải pháp khoa học - công nghệ cần ưu tiên ứng dụng trên đảo

Cần có chiến lược đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đảo. Trong đó, các tiến bộ khoa học - công nghệ cần đặc biệt chú trọng là:



  • Các tiến bộ khoa học - công nghệ về năng lượng sạch và mới như: điện gió, điện mặt trời, đường cáp tải điện và cáp thông tin dưới biển, bể khí Biogas, hệ thống lọc nước mặn, lợ thành nước ngọt, vật liệu chứa trữ nước mưa (vải chống thấm, Composite…)… nhằm giải pháp các yêu cầu về năng lượng, nước sinh hoạt và sản xuất cho đảo cả trước mắt và lâu dài.

  • Những tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học: phục vụ yêu cầu phát triển nông - lâm nghiệp với các giống cây trồng vật nuôi mới có khả năng thích nghi và năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn… phù hợp với thực tiễn hạn hẹp về quỹ đất của đảo.

  • Các tiến bộ khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực thuỷ sản - hải sản như: công nghệ đánh bắt, bảo quản, chế biến, nuôi trồng…

  • Các tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực tin học nhằm nâng cao khả năng quản lý và hội nhập kinh tế - xã hội của đảo, góp phần thúc đẩy hiệu quả các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội, cập nhật thông tin.

  1. GIẢI PHÁP VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI

1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cảnh quan

1.1. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Với đặc thù của một hải đảo giữa biển khơi có quy mô đất đai hạn chế, yêu cầu bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn được coi là vấn đề sống còn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đảo. những vấn đề thiết yếu trong yêu cầu bảo vệ tài nguyên trên đảo là:



  • Bảo vệ tài nguyên đất: cần tổ chức khai thác sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, áp dụng những biện pháp duy trì và tăng độ màu mỡ của đất, chống rửa trôi, sói mòn đất.

  • Bảo vệ tài nguyên rừng: tổ chức quản lý, khoanh nuôi phục hồi và làm giàu tài nguyên rừng theo hướng đa dạng hoá sinh học, đảm bảo độ che phủ và đáp ứng yêu cầu phòng hộ trên đảo (chắn gió, tạo nguồn sinh thuỷ và bảo vệ đất, cải thiện môi sinh).

  • Bảo vệ tài nguyên nước ngọt: cần tổ chức khai thác hợp lý nguồn nước ngầm trên đảo. Có các biện pháp quản lý sử dụng tiết kiệm, ưu tiên cho các nhu cầu đời sống thiết yếu trong mùa khô, kết hợp với tái sử dụng nước thải từ sinh hoạt cho canh tác vườn, chăn nuôi… Đảm bảo giữ vệ sinh môi trường nước để đáp ứng yêu cầu nước sạch cho sinh hoạt.

  • Bảo vệ tài nguyên biển: khai thác hợp lý, không làm cạn kiệt nguồn lợi biển và vùng biển ven đảo. Quản lý các hoạt động du lịch biển, tránh xâm hại tài nguyên sinh vật biển. Bảo vệ môi trường biển, ngăn chặn ô nhiễm vùng biển ven bờ bởi các hoạt động kinh tế - đời sống trên đảo.

  • Xúc tiến công tác nghiên cứu, lập dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên rừng và hệ sinh thái ven bờ đảo Trần nhằm phát huy nguồn tài nguyên sinh thái đa dạng và phong phú của đảo phục vụ cho nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái biển.

  • Trên đảo có thể tổ chức bộ phận bảo vệ nguồn lợi biển với quy mô và phương tiện, trang thiết bị hoạt động cần thiết.


tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương