VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI


Đến năm 2020, đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm) tăng 33,5% so với năm 2015. Diện tích đất lâm nghiệp ổn định với 273,06 ha. Diện tích đất lâm nghiệp tăng 20 ha so với năm 2015



tải về 1.13 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích1.13 Mb.
#32621
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Đến năm 2020, đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng năm) tăng 33,5% so với năm 2015. Diện tích đất lâm nghiệp ổn định với 273,06 ha. Diện tích đất lâm nghiệp tăng 20 ha so với năm 2015.

Bảng 16. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đảo Trần


Đơn vị tính: Ha

Thứ
tự


Chỉ tiêu



Diện tích



Quy hoạch

Tăng, giảm

2015

2020

 

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

 

443,80

482,24

502,65

58,84

1

Đất nông nghiệp

NNP

298,20

317,63

345,74

47,17

1

Đất sản xuất nông nghiệp

 

0,00

24,20

32,31

32,31

1.1

Đất trồng cây hàng năm

HNK

 

24,20

32,31

32,31

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN

 

 

 

 

2

Đất lâm nghiệp

LNP

298,20

273,06

273,06

-25,14

3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

 

20,00

40,00

40,00

4

Đất nông nghiệp khác

NKH

 

 0,37

0,37 

 

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

119,07

140,96

140,96

22,25

(Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của VQH &TKNN)

3.2.3.4. Quy hoạch sản xuất Lâm – Nông nghiệp

. a. Quy hoạch Lâm nghiệp


- Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng trên đảo không chỉ có ý nghĩa phòng hộ và cảnh quan mà còn đóng vai trò thiết yếu trong điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất và tạo sức hấp dẫn cho các hoạt động dịch vụ du lịch.

- Rừng tự nhiên trên đảo sẽ tổ chức phát triển theo hướng khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh, nâng cấp làm giàu bằng kết hợp trồng bổ xung các loại cây rừng bản địa. Trong cơ cấu phục hồi rừng tự nhiên, đặc bịêt chú trọng bảo tồn và phát triển nguồn lợi các loại cây dược liệu (dứa dại) dưới tán rừng. Hàng năm việc đốn tỉa làm vệ sinh rừng có thể cho thu gom, tận dụng hàng trăm ster củi cành phục vụ thêm cho nhu cầu chất đốt trên đảo và có thể khai thác chuối, đu đủ, thảm cỏ dưới tán rừng cho chăn nuôi.

- Rừng trồng cần được tổ chức nâng cấp, trồng bổ sung trên những diện tích đã có nhằm đảm bảo mật độ. Những khu vực nâng cấp trồng bổ sung và trồng mới cần được khảo sát thiết kế lựa chọn loại cây trồng, mật độ cho thích hợp với điều kiện đất, địa hình và đáp ứng yêu cầu phòng hộ lâu dài cũng như tạo cảnh quan trên đảo. Cần chú trọng thời vụ trồng để đảm bảo yêu cầu sinh trưởng và tỷ lệ sống của cây trồng rừng. Cơ cấu cây trồng rừng chú trọng theo hướng cả cây di thực và cây bản địa. Ngoài diện tích trồng rừng tập trung, trên đảo cũng sẽ phát triển trồng cây phân tán quanh các khu dân cư, các công trình văn hoá phúc lợi, các khu nhà nghỉ, du lịch, ven đường giao thông… nhằm tạo cảnh quan, đồng thời góp phần cải thiện điều kiện môi trường trên đảo. Cây trồng phân tán, đặc biệt ven các trục đường, khu dân cư, khu du lịch, công trình văn hoá… cần lựa chọn các loại cây có giá trị cảnh quan và kinh tế (các loại cây hoa như sữa, bằng lăng… các loại cây ăn quả như cam, bưởi, xoài, nhãn, vải, dừa…).

- Để chăm sóc, bảo vệ tài nguyên rừng và kết hợp tham quan, du lịch cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông phục vụ đời sống và quốc phòng, xây dựng một số tuyến đường liên kết trên đảo kết hợp đảm bảo an ninh – quốc phòng và kiểm tra, chăm sóc, phòng và chống cháy rừng. Trong rừng nguyên sinh có thể điều tra, lựa chọn một số điểm có địa hình thuận lợi để xây dựng, tạo những hồ, ao nhỏ trữ nước mưa, cải thiện độ ẩm trong mùa khô, đồng thời tạo nguồn nước mặt thu hút chim và có thể thả thêm một vài loại thú hoang dã tạo tính đa dạng động vật tự nhiên, góp phần làm tăng sự sinh động cho tài nguyên thiên nhiên trên đảo. Ngoài ra trên đảo có thể thử nghiệm mô hình nông lâm kết hợp với việc đưa các loại tre lấy măng trồng trên đảo để vừa tạo cảnh quan, đa dạng cây trồng và có thể cho sản phẩm kinh tế hàng năm.

- Định hướng trong những năm tới, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và hướng dẫn tổ chức tham quan rừng được giao cho cán bộ chiến sỹ 03 đơn vị trên đảo đảm nhiệm (tiểu đoàn đảo Trần, đồn Biên phòng, Hải quân) kết hợp với nhiệm vụ tuần tra thường xuyên ổn định an ninh quốc phòng trên đảo.

- Giai đoạn đến năm 2020 cần nghiên cứu xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên nhằm gắn kết, phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên một cách tổng hợp phục vụ nghiên cứu khoa học, tổ chức các hoạt động tham quan - du lịch và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững về môi trường - sinh thái đảo.

- Năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp còn 273,06 ha; Sản lượng khai thác quả, cây dược liệu đạt 1,5 tấn. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 500 triệu đồng.

- Đến năm 2020, diện tích rừng tự nhiên (rừng phòng hộ) ổn định diện tích 273,06 ha, Sản phẩm dược liệu khai thác quả, cây dược liệu đạt 5 tấn/năm. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 1.500 triệu đồng.



b. Quy hoạch nông nghiệp:

Theo quy hoạch sử dụng đất, diện tích đất trồng cây hàng năm (năm 2015) là 24,2 ha, đến năm 2020 có thể đạt tới 32,31 ha. Những sản phẩm chủ yếu có thể phát triển là lương thực (lúa), rau, củ thực phẩm các loại. Điều kiện phát triển chăn nuôi khá phù hợp với các giống vật nuôi như gia súc (bò, dê), gia cầm (gà đồi, ngan, vịt…). Tuy nhiên căn cứ vào khả năng đầu tư mà có phương án bố trí sản xuất phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường đảo.



a. Ngành trồng trọt:

Với đặc điểm đa dạng của đất về thích nghi cho nhiều loại cây trồng, đảo Trần có thể phát triển sản xuất đa dạng các loại sản phẩm trồng trọt trong đó: cây lương thực (lúa, ngô); rau, củ thực phẩm (rau, dưa), củ các loại (khoai lang, khoai tây…), các loại cây ăn quả (mít, nhãn, vải, xoài, dừa, bưởi, cam…Tuy nhiên căn cứ vào điều kiện khí hậu và khả năng cấp nước của đảo có thể bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp, hiệu quả.



Bảng 17. Dự kiến tiềm năng phát triển trồng trọt đảo Trần

Đơn vị tính: Diện tích – Ha; Năng suất: Tấn/ha; Sản lượng: Tấn

TT

Hạng mục

Tiềm năng phát triển

2015

2020

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

1

Lúa

24,2

4

140,0

32,31

5

160,0

2

Rau, đậu các loại

24,2

15

363,0

32,31

19

614,0

3

Khoai các loại

24,2

14

339,0

32,31

15

485,0

Xu hướng sử dụng sản phẩm rau củ quả ngày càng tăng không chỉ trong bữa ăn hàng ngày của người dân trên đảo mà còn là nguồn cung cấp bổ sung cho cơ thể các vitamin, khoáng chất và các thành phần vi khoáng đặc biệt quan trọng cho sức khỏe ngư dân trong những chuyến đi biển dài ngày.

Dự báo trong những năm tới, tăng trưởng dân số trên đảo sẽ tác động mạnh tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm rau, củ các loại. Căn cứ vào điều kiện tài nguyên đất định hướng sản xuất một số loại cây trồng sau:



Bảng 18. Quy hoạch phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu đến năm 2015 -2020

Đơn vị tính: Diện tích (ha), Năng suất (tạ/ha), Sản lượng (tấn)

TT

Hạng mục

Hiện trạng năm 2013

Năm 2015

Năm 2020

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

1

Khoai các loại



















4,0

150,0

60,0

2

Rau các loại

4,0

100,0

8,0

04

150,0

60,0

08

187,5

150,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của VQH&TKNN)

- Năm 2015:

Phát triển sản xuất các loại rau thực phẩm truyền thống như: Rau muống, rau lang, cải, mồng tơi, bầu, bí (cả bí ngô và bí đao)… Trên đất vườn phát triển kết hợp các loại rau, cây gia vị và một số loại quả ngắn ngày như đu đủ, chuối… Từng bước thử nghiệm đưa ra đảo các giống mới có chất lượng như: bắp cải chịu nhiệt, dưa hấu…

Dự kiến sản lượng rau, củ, quả đạt 60 tấn, đủ cho nhu cầu sử dụng tại chỗ và một phần nhu cầu sử dụng của khách vãng lai và ngư dân ghé đảo...

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt 480 triệu đồng.



- Năm 2020:

Khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, phát triển những sản phẩm chủ yếu trong đó: rau quả thực phẩm, khoai các loại cho nhu cầu sử dụng của người dân đảo, du khách, tàu thuyền ghé đảo và bổ sung nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

Dự kiến sản lượng rau, quả đạt 150 tấn/ năm. Khoai các loại và những cây trồng màu khác đạt 60 tấn/năm.

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt gần 2.000 triệu đồng/ năm.

Kết hợp nông lâm phát triển một số sản phẩm khác: trồng tre lấy măng ở những vạt đất rừng gần khu dân cư và đất có tầng dầy trên 50 cm. Cây ăn quả lây năm có thể lựa chọn từ các loại đã đưa ra đảo như xoài, nhãn, vải, dừa… (riêng dừa cần đúc kết kinh nghiệm để tiếp tục trồng thành đai bao quanh đảo kết hợp tạo cảnh quan của một đảo biển nhiệt đới). Ngoài ra có thể tận dụng mép vườn, dưới tán cây ăn quả để trồng dứa và một số loại cây ưa bóng khác nhằm tận dụng tối đa quỹ đất nông nghiệp trên đảo.

b. Ngành chăn nuôi:

Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường trên nhiều khía cạnh: Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó nhu cầu sử dụng thịt các loại có chiều hướng tăng cao, việc lựa chọn cơ cấu loại vật nuôi phù hợp đảm bảo giữ vệ sinh môi trường sinh thái, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trên đảo là hết sức cần thiết.



Đàn gia cầm: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồi bãi rộng lớn, đảo Trần có nhiều lợi thế phát triển chăn nuôi trong đó nuôi gà đồi (gà thả vườn) là hướng phát triển mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ sinh môi trường sinh thái. Qui mô đàn gia cầm năm 2015 đạt 1.200 con, đến năm 2020 là 5.000 con.

Sử dụng các giống chủ lực: gà bản địa chất lượng cao (gà Ri, gà Trới, gà Tiên Yên); và một số giống có khả năng kháng dịch bệnh tốt (gà Kabir, lương phượng, Tam hoàng…). Ngoài ra có thể phát triển đàn ngan với giống ngan Pháp lấy thịt (đây là giống dễ nuôi, tăng trọng nhanh, năng suất cao và dễ thích nghi với ngoại cảnh)

Đàn lợn: phát triển với quy mô nhỏ theo hộ gia đình (mỗi hộ từ 1 - 2 lợn thịt) trên cơ sở tận dụng phụ phẩm hải sản và nguồn thức ăn thô trên đảo. Tổ chức khoanh vùng nuôi theo phương thức chăn thả thự nhiên có kiểm soát, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ hoạt động chăn nuôi tới môi trường sinh thái. Qui mô đàn gia cầm năm 2015 ước đạt 100 con và 150 vào năm 2020.

Đàn bò: Phát triển chăn nuôi cần đi đôi với việc chăm sóc và bảo vệ rừng. Để việc phát triển chăn nuôi bền vững, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao, dự kiến vùng nuôi bò tập trung tại khu vực Tây Nam đảo (gần nghĩa trang và khu xử lý rác thải).

Sử dụng vùng đất không sản xuất hoa màu để trồng cỏ làm thức ăn cho chăn nuôi. Năm 2015, qui mô đàn ước đạt 50 con, đến năm 2020 qui mô phát triển khoảng 150 con.

Giống bò vàng có ưu điểm nổi bật là chịu đựng kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi với vùng khí hậu và điều kiện của đảo.



Một số loại vật nuôi có giá trị có thể phát triển tại đảo: lợn rừng, nhím, dúi, hươu, nai...

Bảng 19. Quy hoạch chăn nuôi đảo Trần năm 2015 giai đoạn đến 2020

TT

Loại con

ĐVT

HT 2013

Năm 2015

Năm 2020

BQTT (%/năm)

I

Số lượng

 

 

 

 

 

1

Lợn

con

50

100

150

8,4

2

Gia cầm

con

400

1.200

5.000

33,0

3



con

34

50

90

12,5

4



con

 

10

100

58,5

II

Sản Phẩm

 













1

Thịt các loại

tấn 

15,1

30,5

68,4

17,5

 

Thịt lợn

tấn

5,0

12,0

21,0

11,8

 

Thịt gia cầm

tấn

1,6

4,8

20,0

39,1

 

Thịt bò

tấn

8,5

13,5

25,2

13,3

 

Thịt dê

tấn

 

0,2

2,2

61,5

2

Trứng

1.000 quả

8,0

36,0

120,0

21,7

III

Giá trị SX

Triệu đồng

768,0

1.600,0

4.700,0

23,9

(Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của VQH&TKNN)

- Năm 2015:

+ Quy mô đàn gia cầm có mặt thường xuyên khoảng 1.200 con, đàn lợn 100 con, đàn bò 50 con. Nuôi thử nghiện một số vật nuôi đặc sản có giá trị: lợn rừng...

+ Sản phẩm chăn nuôi đạt sản lượng 30,5 tấn. Trứng các loại đạt 36 nghìn quả.

+ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt 1.600 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Tốc độ tăng trưởng binh quân/năm đối với đàn gia súc là 12,5 % (đàn bò), đàn lợn là 8,4%, đàn gia cầm bình quân 33%/năm.

+ Sản lượng thịt hơi tăng bình quân 17,5%/năm trong đó thịt gia cầm tăng 39,1%/năm. Trứng các loại tăng 21,7%.-

+ Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 4.700 triệu đồng.

3.3. Các giải pháp phát triển sản xuất



3.3.1. Giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp

- Khuyến khích tập trung đất đai thành vùng sản xuất lớn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia sản xuất.

- Xác định vùng tĩnh, vùng động của đất nông nghiệp để có kế hoạch sử dụng đất, mặt nước phát triển vùng sản xuất..

3.3.2. Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ

- Ứng dụng chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và xử lý môi trường.

- Áp dung các tiến bộ giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn và vật tư nông nghiệp có chất lượng cao vào sản xuất.

3.3.3. Công tác khuyến nông

- Xây dựng các mô hình ứng dụng kỹ thuật mới, đưa giống cây con vào sản xuất.

- Kiện toàn mạng lưới dịch vụ khuyến nông tự quản tại đảo và các tổ hợp tác.

3.3.4. Giải pháp đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng cho sản xuất, phòng chống thiên tai.

- Phát huy mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống điện ra các khu chăn nuôi giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản.

3.3.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nông nghiệp cơ sở để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh ngành.

- Đa dạng các hình thức đào tạo về kỹ thuật sản xuất hàng hóa, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm, quản lý sản phẩm. Tập huấn cấp chứng chỉ cho các lao đủ điều kiện sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm.

3.3.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản và xúc tiến thương mại

- Lựa chọn các sản phẩm để xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tổ chức quảng bá sản phẩm trên thị trường.

- Đa dạng hóa hệ thống thu mua, và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

3.3.7. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo quản, sơ chế và chế biến theo chính sách hiện hành của nhà nước.

- Hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2013 và Quyết định số 3025/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh.

3.3.8. Nguồn vốn thực hiện

- Vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 50 % tổng vốn đầu tư (thông qua các hoạt động khuyến nông, phát triển kinh tế xã hội hàng năm và hỗ trợ lãi suất vay vốn theo các qui định hiện hành của nhà nước những chính sách cơ chế đặc thù đối địa bàn biển đảo).

- Vốn doanh nghiệp, tín dụng, nông dân, vốn khác chiếm 50% tổng vốn đầu tư.

4. Quy hoạch đất ở gắn với bố trí sắp xếp dân cư

Một trong những công tác trọng yếu của việc đưa dân ra đảo sinh sống là việc bố trí sắp xếp dân cư trên đảo.



4.1. Yêu cầu chung

Quy hoạch xây dựng mạng l­ưới cụm/điểm dân cư­ nông thôn phải phù hợp quy định trong QCVN 14 : 2009, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phải đáp ứng các yêu cầu sau:



  • Phù hợp với định h­ướng phát triển kinh tế, xã hội của xã, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; tiết kiệm và khai thác hiệu quả đất đai, đặc biệt phải phù hợp với đặc điểm khí hậu, thời tiết của đảo; đáp ứng các nhu cầu phục vụ đời sống dân sinh, các ngành kinh tế của đảo như khai thác hải sản, dịch vụ và du lịch;

  • Phối hợp chặt chẽ với các quy hoạch chuyên ngành, dự án khác có liên quan đã đư­ợc phê duyệt hoặc cùng triển khai trên địa bàn đảo (như­: sản xuất, thuỷ lợi, giao thông ...);

  • Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phải đáp ứng yêu cầu phát triển cho các giai đoạn 5 năm, 15 năm và tầm nhìn 30 năm;

  • Hạn chế phát triển các điểm dân cư manh mún, phân tán, hình thành các điểm dân cư­ tập trung nhằm tạo điều kiện thuận tiện, hiệu quả cho việc xây dựng các công trình phục vụ công cộng và hạ tầng kỹ thuật

  • Khu đất xây dựng điểm dân cư­ nông thôn phải phù hợp với quy hoạch mạng l­ưới điểm dân c­ư nông thôn, đảm bảo điều kiện liên hệ thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất của người dân. Khoảng cách từ điểm dân cư­ đến khu vực sản xuất không lớn hơn 2 km và phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại với dự kiến phát triển t­ương lai;

  • Đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh;

  • Đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất cho việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật;

  • Đảm bảo yêu cầu về cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;

  • Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng, du lịch, văn hoá, lịch sử, tín ngưỡng...

4.2. Dự báo tiến độ đưa dân ra đảo Trần

Hiện nay có trên 300 nhân khẩu thường trú trên Đảo Trần của các cơ quan, đơn vị sau:



  • Tiểu đoàn Đảo Trần: trên 120 người,

  • Trạm Hải quân 480: Khoảng 60 – 70 người,

  • Đồn Biên phòng Đảo Trần: Khoảng 60 – 70 người,

  • Trạm Hải Đăng Đảo Trần: Trên 13 người,

  • Dân: 1 hộ, 4 người

Căn cứ vào Quyết định số 1217/UBND-NLN1 ngày 17/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh và dự báo nhu cầu lao động của các ngành kinh tế, dự báo dân số đảo Trần (không tính lực lượng vũ trang) qua từng giai đoạn như sau như sau:

Bảng 20. Dự kiến tiến độ đưa dân ra đảo Trần

TT

Khoản mục

Đơn vị

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2017

Năm 2020

 

Tổng số

Người

7

163

253

342

1

Nhân dân

 













 

-          Số Hộ

Hộ

1

30

50

50

 

-          Lao Động

Người

2

60

100

120

 

-          Khẩu

Người

4

150

240

320

2

Công chức, viên chức

Người

3

13

13

22

(Nguồn: Kết quả tính toán của VQH & TKNN)

4.2. Bố trí các cụm/điểm dân cư

4.2.1. Bố trí cho 50 hộ di dân ta đảo:

Căn cứ vào tiêu chí và yêu cầu của khu dân cư, vào kết quả khảo sát thực tế địa hình, đất đai và, dự kiến bố trí điểm dân cư trên đảo như sau:

Toàn bộ 50 hộ dự kiến đưa ra đảo được bố trí cùng với khu Trung tâm hành chính xã tại vụng Đông của đảo.

Đây là cụm dân cư có vị trí nằm về phía Tây - Bắc của đảo, thuộc khu Trung tâm hành chính xã mới. Hướng tây giáp biển; Hướng bắc giáp Âu tầu (khu neo đậu tàu thuyền) và tuyến đường ra cầu tàu; Các hướng còn lại giáp đồi núi và đất quân sự.

Tại đây đến năm 2015 sẽ bố trí ổn định 30 hộ. Hiện đang tiến hành tạo mặt bằng xây khu Trung tâm xã và đã xây cho 17 căn nhà để đón dân ra đảo sinh sống lâu dài.

Mỗi lô đất được bố trí như sau:



  • Diện tích lô đất trung bình : 200,0m2;

  • Diện tích xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ: 70 m2 đến 90 m2. Trung bình diện tích nhà ở là 80 m2 ( khoảng 40%, tối đa không quá 45%).

  • Tầng cao: Nhà một tầng, được xây dựng kiên cố có thể chống chọi được với bão tới cấp 12. Trong đó đề xuất phương án ghép 2 hộ thành 1 khối để đơn giản thuận tiện việc thi công và tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai.

4.4.2. Bố trí cho hộ phát triển tự nhiên (tách hộ):

Sau năm 2020, dự báo sẽ phát triển thêm hộ mới do nhu cầu tách hộ. Số hộ này sẽ được bố trí tại đất dự phòng (đất phi nông nghiệp khác) được quy hoạch tại Vụng Bò. Tại đây sẽ bố trí theo kiểu cụm dân cư làng chài với hình thức nhà vườn hướng ra biển. Nhà ở sẽ được thiết kế kết hợp nghỉ dưỡng cho khách du lịch theo mô hình Homestay (Du lịch xanh - du khách như là một thành viên trong gia đình).

Mỗi lô đất được bố trí như sau:


  • Diện tích lô đất trung bình : 1000,0m2 (20 x 50 m);

  • Diện tích xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ: 100 m2 đến 120 m2, còn lại là vườn và tiểu cảnh.

  • Tầng cao: Nhà một tầng, được xây dựng kiên cố có thể chống chọi được với bão tới cấp 12.

4.4.3. Bố trí cho dân cư hoạt động thương mại, dịch vụ:

Hoạt động thương mại dịch vụ sẽ được xã hội hóa nên sẽ thu hút các đơn vị trong đất liền ra đầu tư. Như vậy, ngoài lao động tại chỗ sẽ có nhiều lao động nơi khác đến đảo.

Khu thương mại dịch vụ bao gồm khu dịch vụ hậu cần nghề cá (chợ đầu mối, nhà tiếp nhận phân loại, nhà điều hành, nhà dịch vụ, nhà kho, xưởng đông lạnh, xưởng đá...) dự kiến sẽ được bố trí Khu vực bến neo đậu 200CV; khu nhà ở cho công nhân, nhà nghỉ và dịch vụ nhà hàng cho du khách sẽ được bố trí 2 bên đường ra bến cập tầu 200CV.

5. Quy hoạch xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng

5.1. Hạ tầng xã hội

Tại khu trung tâm sẽ xây dựng các công trình hạ tầng xã hội như: nhà trẻ - mẫu giáo, lớp tiểu học, nhà văn hoá cộng đồng.

Các công trình công cộng này được bố trí tại khu vực trung tâm tạo thuận lợi cho sinh hoạt, đi lại, thuận lợi cho việc gửi trẻ và đi học của các học sinh.

a. Nhà trẻ - mẫu giáo.


  • Tính đến năm 2015, đảo Trần sẽ có quy mô 30 hộ dân.

  • Với quy mô dân số đã bố trí, ước tính năm 2015 tại cả ba cụm dân cư sẽ có khoảng 10 - 15 cháu trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo đến lớp.

  • Dự kiến đầu tư xây dựng tại đây một lớp mầm non (nhà trẻ kết hợp mẫu giáo), lớp gồm 2 phòng học chính và 1 số phòng phụ trợ (theo mẫu thiết kế công trình kiến trúc được phê duyệt), tổng DTXD lớp học khoảng 210 m2.

b. Trường học.

  • Theo quy mô dân số, năm 2015, tại địa bàn này có khoảng 6 - 10 cháu trong lứa tuổi tiểu học đến trường.

  • Dự kiến đầu tư xây dựng một lớp tiểu học tại điểm dân cư số 3, lớp gồm 2 phòng học chính và các phòng phụ trợ (theo mẫu thiết kế được phê duyệt).

  • Sau năm 2015, phát triển thêm bậc THCS.

c. Trạm y tế

Trạm y tế có một vai trò quan trọng đối với xã đảo, đây là nơi thực hiện việc sơ cứu, khám chữa bệnh ban đầu và là cơ sở y tế gần nhất khi có ốm đau, bệnh tật và tai nạn xảy ra. Hình thức trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế khó khăn (ở nông thôn, ngoại ô) hoặc các điều kiện về địa lý (vùng sâu, vùng xa, vùng cao). Do vậy, trạm y tế của xã được bố trí khu Trung tâm Hành chính để thuận tiện trong công tác khám chữa bệnh.



d. Nhà văn hóa

Sẽ được quy hoạch tại khu trung tâm gồm:



  • Nhà văn hóa khu dân cư: Phục vụ những hoạt động văn hóa, văn nghệ...của dân cư trên đảo.

  • Công trình văn hóa tâm linh (đình, đền…) phục vụ cho nhu cầu tâm linh của người dân sống bằng nghề đi biển.

5.2. Hạ tầng kỹ thuật

a. Quy hoạch phát triển giao thông, vận tải.

Do địa hình đồi núi dốc nên hệ thống giao thông được thiết kế theo nguyên tắc tận dụng tối đa hiện trạng tự nhiên, tránh đào đắp lớn, nền đường chủ yếu phải được xây dựng trên nền đào. Việc vạch tuyến phù hợp là khâu quyết định đến độ dốc dọc của đường, khối lượng thi công và hiệu quả sử dụng đất trong việc bố trí các công trình trong điểm dân cư.

Hệ thống đường nội bộ gồm đường trục chính và các tuyến nhánh được thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường loại B nông thôn, nền đường rộng 3,5-4m được đầm chặt với hệ số K=0.95; mặt đường bê tông xi măng hai mái rộng 2,5m, độ dốc mái 4%. Đường trục chính, đường nối các cụm dân cư và đường nhánh chạy qua nơi độ dốc lớn có chỉ giới 10m; Các tuyến nhánh còn lại chỉ giới 8m; Các ngõ nhỏ chỉ giới rộng 4-5m, mặt đường bê tông rộng 2m.


  • Xây dựng mới các tuyến giao thông theo tiêu chuẩn loại B nông thôn có tổng chiều dài: 15,53 km bao gồm:

+ 7,5 km đường ven đảo;

+ 3,3 km đường từ đồn biên phòng đi khu hải quân;

+ 1,1 km đường từ khu hải quân lên trạm rađa;

+ 2,5 km đường từ cảng tổng hợp đến khu hải quân;

+ 1,13 km từ cảng tổng hợp vòng ra kè chắn song đến khu dân cư số 2.

- Nâng cấp tuyến giao thông hiện có theo tiêu chuẩn loại B nông thôn từ khu cảng tổng hợp đến đồn biên phòng có tổng chiều dài 2,65 km.

- Phát triển loại phương tiện giao thông theo xu hướng thân thiện môi trường, giảm thiểu nguy cơ khí thải gây ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu đi lại trên đảo cho người dân và du khách. Trong đó xe ô tô điện là loại phương tiện có lợi thế phát triển.

- Bên cạnh việc nâng cấp, xây dựng hệ thống cầu cảng, bến tàu, sau năm 2015 phát triển tuyến vận tải hành khách Móng Cái - Vĩnh Thực - Đảo Trần; Vân Đồn - Cô Tô - đảo Trần để đảm bảo trên mỗi tuyến sẽ có một chuyến ra vào trong ngày trong đó tuyến Vân Đồn - Cô Tô sử dụng tàu cao tốc (loại đến 50 khách) kết hợp phục vụ du lịch.

- Phát triển các phương tiện “vận chuyển xanh”: thành lập các tuyến xe ô tô điện trên đảo đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân và du khách đồng thời đáp ứng kịp thời các tình huống sẵn sàng ứng phó đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Đến năm 2020 xây dựng 01 bãi đáp cho trực thăng (có thể kết hợp với sân bóng trên đảo) cho phục vụ các hoạt động dịch vụ, du lịch cũng như các nhu cầu kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.



  • Giao thông đối ngoại:

Bên cạnh việc nâng cấp, xây dựng hệ thống cầu cảng, bến tàu, sau năm 2015 phát triển tuyến vận tải hành khách Móng Cái - Vĩnh Thực - Đảo Trần; Vân Đồn - Cô Tô - đảo Trần để đảm bảo trên mỗi tuyến sẽ có một chuyến ra vào trong ngày trong đó tuyến Vân Đồn - Cô Tô sử dụng tàu cao tốc (loại đến 50 khách) kết hợp phục vụ du lịch.

b. Xây dựng phát triển cảng tổng hợp:

- Đảo Trần có 2 vị trí có thể xây dựng được cầu cảng và âu tầu tại phía Tây và phía Nam của đảo đó là những khu vực kín gió ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết biển (sóng, gió...). Hiện nay 2 cảng đó chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, đến năm 2015 dự kiến đầu tư xây dựng để đưa 2 cảng vào hoạt động.

- Đê chắn sóng: Cụm cảng tổng hợp nằm phía bắc của đảo Trần, hiện tại khu vực này được bao bởi một cồn đá và một dải cát, dự kiến xây dựng đê chắn sóng bảo vệ cho bể cảng, cho các khu neo đậu tàu: đê phía tây khu neo đậu có chiều dài khoảng 350m và tuyến đê phía đông bắc chiều dài khoảng 400m.

- Bến cập tầu: Dự kiến xây dựng bến cập tầu để các tàu thuyền cập bến thuận lợi phục vụ khách du lịch cũng như các tầu vận chuyển cập bến dễ dàng hơn. Bến cập tầu không chỉ phục vụ công việc cho ngư dân và khách du lịch mà cầu tầu và cụm cảng tổng hợp sẽ góp phần trong công tác chuẩn bị chiến đấu bảo vệ đảo tốt hơn. Dự kiến xây dựng bến cập tàu cho các loại tàu đến 600CV.

- Nạo vét cảng: Cảng tổng hợp phía bắc đảo Trần do không được chú trọng đầu tư nên bồi lắng lớn khó khăn cho việc cập cảng của tàu thuyền, càng khó khăn hơn khi các tàu lớn không thể ghé qua đảo được. Công tác nạo vét cảng sẽ tạo điều kiện tốt cho các tàu lớn ra và cảng. Dự kiến nạo vét với diện tích khoảng 18ha.

c. Quy hoạch xây dựng các công trình thủy lợi, cấp thoát nước.

- Cấp nước

- Chỉ tiêu và nhu cầu cấp nước

+ Cấp nước sinh hoạt cho dân cư: 80 lít/người/ngày đêm. Nước được dẫn về từng hộ bằng đường ống. Tại mỗi hộ dân cư được lắp đặt 1 bể Inox dung tích 1,2 m3. Vị trí của từng bể nước sẽ được bố trí và thiết kế cụ thể trong phương án thiết kế nhà ở của từng hộ.

+ Đối với công trình công cộng: mỗi công trình được xây dựng 1 bể Inox chứa dung tích 6m3 và 1 nhà tắm công cộng có diện tích 6m2.

+ Nhu cầu cấp nước: Đến năm 2015 số người thường xuyên có mặt tại đảo là trên 1000 người, năm 2017 khoảng 1.400 người và năm 2020 dự kiến sẽ có khoảng 1900 người có mặt trên đảo vào thời điểm cao nhẩt. Vậy nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho 01 ngày đêm tương ứng sẽ là: 80 m3; 112 m3 và 152 m3.

- Chất lượng nước

Hiện chưa có phân tích cụ thể chất lượng nước trong khu vực, song đây là nguồn nước sinh hoạt từ lâu của nhân dân, vì vậy cần lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu cần thiết để đề ra hướng xử lý thích hợp.

- Phương án và giải pháp cấp nước

+ Nước sinh hoạt được cấp theo phương án tự chảy.

+ Công trình đầu mối được lấy từ các hồ, đập hiện có. Từ công trình đầu mối tại khu quân đội (hồ C1) tại đây nước qua hệ thống lắng, lọc, chuyển qua bể chứa nước rồi được dẫn bằng đường ống dọc theo đường giao thông để cấp cho khu trung tâm và các hộ dân.

+ Khu đất dự phòng phát triển và khu dịch vụ hậu cần nghề cá được cấp nước từ hồ C2. Từ công trình đầu mối tại đây nước qua hệ thống lắng, lọc, chuyển qua bể chứa nước và được dẫn xuống đường giao thông đường ống nước được tách làm 2 nhánh cấp nước cho khu dịch vụ hậ cần nghề cá và khu dự phòng phát triển.

+ Việc tính toán thuỷ lực, xác định đường kính ống, tổn thất áp lực và bố trí mạng lưới đường ống phân phối nước căn cứ theo kết quả khảo sát về nguồn nước, đặc điểm địa hình, cao độ công trình đầu mối, mặt bằng quy hoạch cho từng khu.

+ Ngoài phương án cấp nước trên, đến năm 2015: tập trung khai thác hệ thống giếng khoan, kết hợp với bể chứa nước mưa. Tổ chức khoan thêm một số giếng để tìm và bổ sung nguồn nước ngọt phục vụ yêu cầu sử dụng trong những giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2016 đến 2020 cần khảo sát phát triển thêm các hồ nước nhỏ với quy mô vài trăm đến một nghìn m3/hồ rải rác trên đảo. Quy mô các hồ chứa có ý nghĩa sinh thái rất quan trọng đối với các hoạt động đời sống, kinh tế và môi trường trên đảo.

Đầu tư xây dựng 02 trạm bơm và xử lý nước cho nhu cầu sử dụng nước sạch trên đảo. Trong đó 01 trạm cung cấp nước sạch cho khu dân cư 01 và 02

Qua khảo sát các hồ chứa ((khu Vụng Bò), nguồn nước cung cấp từ 02 hồ chứa nước C1 và C2. hồ C1; C2 và C3) không có khả năng giữ nước vào mùa khô, để giữ được nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trên đảo cũng như du khách cùng lao động thời vụ cần có công tác khảo sát thêm nguyên nhân gây mất nước các hồ nói trên.

Tiếp tục khoan thăm dò xác định trữ lượng nước ngọt để làm cơ sở lựa chọn giải pháp tối ưu. Đầu tư nghiên cứu phương pháp tách nước ngọt từ nước biển để phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như sinh hoạt trên đảo.

- Thoát nước

Cùng với việc cấp nước, việc tổ chức, quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất đảm bảo thu gom và xử lý trước khi đưa ra biển là hết sức quan trọng nhằm bảo vệ chống ô nhiễm môi trường biển quanh đảo. Chú trọng các biện pháp tái sử dụng nước thải làm nguồn nước tưới cho cây trồng nhằm tiết kiệm và tận dụng hiệu quả nguồn nước ngọt của đảo.

Hệ thống thoát nước dự kiến thiết kế riêng cho nước mưa và nước thải. Nước mưa được thoát bằng phương pháp tự chảy dọc theo các tuyến đường rồi đổ ra biển.

Nước thải sinh hoạt được thu gom vào hệ thống xử lý cục bộ tại bể tự hoại rồi được đưa vào cống thoát nước thải tập trung ra cống chính, thoát ra biển.



d. Quy hoạch cấp điện sinh hoạt


tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương