VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI


Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020



tải về 1.13 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích1.13 Mb.
#32621
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020

3.1.1. Phương hướng

    • Đẩy nhanh tiến trình xây dựng đảo Trần trở thành một đơn vị hành chính thuộc huyện Cô Tô và là địa bàn kinh tế - lãnh thổ phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội – nhân văn, vững chắc về chính trị - an ninh – quốc phòng. Bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên trên biển đảo.

    • Tổ chức khai thác các tiềm năng, lợi thế của đảo một cách hợp lý và hiệu quả, tiếp tục phát triển dân cư trên đảo với quy mô phù hợp làm cơ sở đảm bảo cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên đảo, xây dựng hoàn chỉnh mô hình “Đảo Thanh niên” góp phần tích cực vào sự phát triển của huyện Cô Tô trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh Quảng Ninh.

    • Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư, đặc biệt đối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, văn hóa – phúc lợi và các trang thiết bị, phương tiện kinh tế - sản xuất đảm bảo các điều kiện đời sống vật chất – văn hóa tinh thần cho các thành phần dân cư và phát triển kinh tế - xã hội kết hợp tăng cường quốc phòng – an ninh trên đảo.

    • Phát triển sản xuất theo hướng quân dân kết hợp với việc bố trí sử dụng lao động hợp lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đảo theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

3.1.2. Mục tiêu:


Đến năm 2015: Tổ chức đội tàu, thuyền khai thác hải sản kết hợp đánh bắt ngoài khơi và ven bờ. Bước đầu tổ chức dịch vụ nghề cá và mở rộng dịch vụ đời sống, chuẩn bị cơ sở cho Dịch vụ - Du lịch, khai thác đất đai, tổ chức trồng trọt, chăn nuôi phục vụ nhu cầu thực phẩm trên đảo. Bảo vệ kết hợp làm giàu tài nguyên rừng, đa dạng cảnh quan trên đảo tạo sức hút cho du lịch.

Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành như sau: Thủy sản chiếm hơn 81%, Nông lâm nghiệp 9,5%; Dịch vụ - Du lịch là 9,4%.

- Đến năm 2020: Đẩy mạnh phát triển khai thác xa bờ, phát triển ổn định đội tàu đánh cá với tổng công suất 6.550 CV. Sản lượng đánh bắt khoảng 1.100 tấn hải sản/năm. Tổ chức nuôi trồng một số loại thủy sản có giá trị: Bào ngư, Hải sâm, ốc các loại…Đẩy mạnh phát triển các loại hình Dịch vụ phục vụ du lịch, khai thác hiệu quả và phát triển các sản phẩm du lịch có thể thu hút số lượng du khách từ 3.000 đến 4.000 nghìn lượt người/năm. Tăng cường bảo vệ, phát triển làm giàu tài nguyên rừng, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh nhanh, tăng hệ số sử dụng trên diện tích đất dành cho nông nghiệp với sản lượng rau quả thực phẩm đạt 150 tấn/năm.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn với trên 79%; tiếp theo là Dịch vụ - Du lịch chiếm 11,8%; Nông lâm nghiệp còn 9,1%.


3.2. Quy hoạch phát triển các ngành kinh tế đảo Trần đến năm 2020

Tập trung xây dựng nền kinh tế đảo Trần phát triển hướng: Thủy sản - Dịch vụ - Du lịch - Lâm, Nông nghiệp. Trong đó kinh tế thủy sản là chủ đạo, là vai trò nền tảng.


3.2.1. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đảo Trần

Định hướng phát triển

Đẩy mạnh theo hướng đồng bộ cả đánh bắt, nuôi trồng và dịch vụ hậu cần. Ưu tiên đầu tư phương tiện, trang thiết bị đánh bắt và cơ sở hạ tầng cho dịch vụ hậu cần nghề cá. Coi phát triển kinh tế thủy sản là ngành kinh tế chính tạo bước đột phá và động lực ban đầu cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế đảo.



Mục tiêu phát triển

Khai thác và sử dụng hiệu quả lợi thế và tiềm năng để phát triển khai thác, cơ khí, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá góp phần vào việc ổn định kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và chủ quyền tổ quốc.

Điều chỉnh cơ cấu nghề nhằm giảm bớt cường độ khai thác, duy trì sản xuất bền vững, từng bước nâng cao năng suất khai thác, tăng hiệu quả kinh tế nghề khai thác, bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.

Phát triển khai thác theo hướng hiện đại hóa, giảm dần số tàu nhỏ ven bờ và những nghề khai thác huỷ diệt, gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.



Năm 2015:

Tổng số tàu thuyền đánh cá là 30 chiếc có công suất từ > 30 CV đến trên 150 CV. Tổng công suất đạt gần 2.690 CV.

Sản lượng khai thác thuỷ sản gần 430 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 20 tỷ đồng.

Đến năm 2020:

Tổng số tàu thuyền đánh cá là 50 chiếc có công suất từ 90 CV đến 600 CV. Tổng công suất đội tàu khai thác đạt 6.550 CV.

Sản lượng khai thác thuỷ sản đạt 1.100 tấn, có giá trị sản xuất đạt khoảng 66 tỷ đồng/năm.

3.2.1.1. Ngành khai thác đánh bắt hải sản

Căn cứ vào đặc điểm của ngư trường và điều kiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật: cầu cảng, âu tầu của đảo (cần đầu tư nâng cấp, nạo vét âu tàu đáp ứng cho các tàu công suất lớn ra vào cảng thuận lợi). Căn vào nguồn nhân lực chuyển đến đảo định cư, tổ chức phát triển ngư nghiệp một cách hợp lý theo cơ cấu và đặc thù của từng loại nghề.



- Dự kiến một số nghề khai thác phù hợp là: rê khơi, vây rút dù, và một số nghề phụ kiêm nghề kê – câu hoặc giã tôm như: rẽ bùng nhùng, rẽ dằn, câu vắng, câu mực…

Bảng 9. Quy hoạch phát triển tàu thuyền khai thác thuỷ sản

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2020

TTBQ (%/năm)

1

Tổng số tàu

chiếc

30

50

10,8




Loại 30 cv đến < 50 cv

chiếc

11

 

-100,0




Loại 50 đến < 90 cv

chiếc

10

25

20,1




Loại 90 cv đến < 150 cv

chiếc

5

15

24,6




Loại trên 150 cv đến 600 cv

chiếc

4

10

20,1

2

Tổng công suất

cv

2.685

6.550

19,5




Công suất gần bờ

cv

385

 

-100,0




Công suất xa bờ

cv

2.300

6.550

23,3

Nguồn : Kết quả tính toán của VQH&TKNN

- Năm 2015: Để phục vụ khai thác chú trọng phát triển theo hướng đánh bắt xa bờ, đến năm 2015, ngoài việc nâng cấp, cải hoán những tàu có công suất nhỏ đạt công suất 90 CV, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ công suất đến 150 CV với số lượng chiếm trên 16%, loại có công suất trên 150 CV chiếm hơn 13%.

+ Tổng công suất đội tàu khai thác của đảo đạt 2.650 CV, trong đó công suất đánh bắt xa bờ là 87%.

- Đến năm 2020: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải hoán nâng cao khả năng đánh bắt xa bờ đối với những tàu công suất thấp, nâng cao năng lực khai thác xa bờ với đội tàu gồm 50 chiếc có tổng công suất là 6.550 CV. Trong đó tàu có công suất đến 90 CV chiếm 50%, công suất trên 90 CV đến 150 CV là 30%, tàu có công suất trên 150 CV chiếm 20%.

Để có thể bám biển dài ngày, đảm bảo yêu cầu kết hợp cả kinh tế với bảo vệ an ninh, chủ quyền kinh tế - lãnh thổ quốc gia trên biển, những tàu có công suất trên 150 CV cần ưu tiên đóng vỏ thép.

- Ngoài việc phát triển đội tàu đánh bắt, hình thành và phát triển đội tàu dịch vụ thu mua trên biển, đáp ứng nhu cầu thu mua, cung ứng nhu yếu phẩm cho các đội tàu khai thác đánh bắt (đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ) đạt số lượng 06 tàu năm 2020.

- Đến năm 2020, giảm dần nghề khai thác gây xâm hại nguồn lợi, duy trì phát triển nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường. Trong đó cắt giảm và chuyển đổi một số lượng tàu thuyền làm nghề lưới kéo, lưới vó, mành sang những nghề có hiệu quả và tiềm năng, thân thiện với môi trường như nghề vây kết hợp ánh sáng, lưới rê, nghề câu, nghề chụp mực, nghề lồng bẫy và một số nghề khác như dịch vụ thu mua, chế biến thủy sản, nuôi trồng thủy sản…theo cơ cấu các họ nghề chính: lưới kéo; lưới vây, rừng; lưới vó, mành; lưới rê; lưới câu và nghề khác.

- Chú trọng phát triển nghề lưới vây khơi, rê lưới, nghề câu khơi kết hợp chụp mực, giảm nghề lộng như lưới vó, mành, lưới kéo, xóa bỏ khai thác ven bờ mang tính hủy diệt, sử dụng chất nổ, xung điện…Bố trí kiêm nghề trên mỗi đơn vị thuyền nghề để tổ chức sản xuất quanh năm.

- Phát triển khai thác theo hướng nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác xa bờ dựa trên cơ sở nguồn lợi thủy sản hiện có, chú trọng hiệu quả kinh tế không chạy theo sản lượng, đánh bắt có chọn lọc, đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác với những đối tượng chủ lực có giá trị kinh tế cao như cá Ngừ, cá Thu, Mực, Tôm biển…có giá trị xuất khẩu cao được ưa chuộng ở nhiều thị trường.

Ngoài ra sản phẩm Sứa cũng rất tiềm năng và đem lại thu nhập khá ổn định cho ngư dân.



a. Mùa vụ khai thác:

+ Vụ Nam (từ tháng 4 đến tháng 10)

+ Vụ Bắc (tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Căn cứ vào mùa vụ khai thác cần bố trí kiêm nghề để đảm bảo tàu thuyền khái thác quanh năm mà không bị phụ thuộc vào mùa vụ.

Dựa vào thông báo về ngư trường, nhật ký đánh bắt và kinh nghiệm đánh bắt trên mỗi vùng biển, có thể lựa chọn ngư trường cho phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác của từng loại nghề.

Nghề lưới kéo: Mùa chính: từ tháng 4 - 8; Mùa phụ: từ tháng 9 - 3 năm sau.

Nghề lưới vây kết hợp ánh sáng: Mùa chính: từ tháng 7 - 11; Mùa phụ: từ tháng 12 - 6 năm sau.

Nghề lưới vây ngày: Mùa chính: từ tháng 4 - 10; Mùa phụ: từ tháng 11 - 3 năm sau.

Nghề lưới rê: Mùa chính: từ tháng 9 - 4 năm sau; Mùa phụ: từ tháng 5 - 8.

Nghề câu: Mùa chính: từ tháng 9 - 4 năm sau; Mùa phụ: từ tháng 5 - 8.

Nghề chụp mực: Mùa vụ chính: từ tháng 9 - 4 năm sau; Mùa vụ phụ: từ tháng 5 - 8.

Đối với một số ngư trường thuộc vịnh Bắc Bộ như Bạch Long Vỹ và bãi cá giữa Vịnh, nên huy động đội tàu của huyện tập trung khai thác vào các tháng 6 - 8 và tháng 12. Trong thời gian này có thể huy động đội tàu nghề lưới kéo và lưới vây để khai thác tại hai ngư trường này. Từ tháng 9 - tháng 4 huy động đội tàu chụp mực để khai thác mực ở các ngư trường nói trên.



b. Năng suất, sản lượng khai thác thuỷ sản

- Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và phát triển nghề khai thác bền vững, tránh khai thác quá mức, khai thác hủy diệt và khai thác cả những cá thể chưa trưởng thành, sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2015 đạt khoảng gần 430 tấn. Đến năm 2020 sản lượng khai thác khoảng 1.100 tấn. Trong đó: Cá chiếm 43,3%, mực chiếm 8,4%, tôm chiếm 1,6%, các loại hải sản khác chiếm 46,6% tổng sản lượng khai thác của đảo.



Bảng 10. Quy hoạch sản lượng khai thác thủy sản năm 2015 và 2020

TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2020

TTBQ 2015-2020 (%/năm)

1

Tổng sản lượng

Tấn

430

1.100

20,7






Tấn

186

495

21,6




Mực

Tấn

36

79

16,9




Tôm

Tấn

7

22

25,4




Hải sản khác

Tấn

201

504

20,2

2

Giá trị SLKT

Tỷ đồng

21,5

66,0

25,1

(Nguồn: Kết quả tính toán của VQH&TKNN)

- Theo xu hướng tăng nhanh công suất tàu thuyền, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả khai thác xa bờ dựa trên cơ sở nguồn lợi thuỷ sản hiện có. Phát triển khai thác trên cơ sở chú trọng hiệu quả kinh tế, không chạy theo sản lượng, đánh bắt có chọn lọc, đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm khai thác với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015 - 2020 là 25,1%/năm.

- Chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá cùng với việc đầu tư xây dựng khu sơ chế, bảo quản thuỷ sản trên đảo, thu hút hải sản khai thác từ các tàu của các địa phương khác.

+ Dự báo sản lượng hải sản được thu hút thông qua hệ thống cảng cá, bến cá của đảo khoảng 800 tấn vào năm 2020.



3.2.1.2. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản

* Định hướng phát triển

- Phát triển nuôi trồng những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu xuất khẩu và phát triển du lịch. Trong đó nuôi bãi triều xác định là chủ đạo mang lại giá trị kinh tế cao.

- Khai thác sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước trên đảo, phát triển một số đối tượng nuôi truyền thống cho nhu cầu sử dụng trên đảo và khách du lịch.

* Mục tiêu phát triển

- Đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng đạt 103,5 tấn/năm trong đó nuôi nước mặn, lợ là 100 tấn. Giá trị sản phẩm nuôi trồng đạt 5.200 triệu đồng/năm.



Bảng 11. Chỉ tiêu quy hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2015 và 2020

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2015

Năm 2020

TTBQ (%/năm)

I

Tổng diện tích

ha

11,9

42,4

29,0

1

Nuôi nước ngọt

ha

1,9

1,9

0,0

2

Nuôi nước mặn, lợ

ha

10,0

40,5

32,3

II

Tổng sản lượng nuôi

tấn

17,5

103,5

42,7

1

Nuôi nước ngọt

tấn

2,5

3,5

7,0

2

Nuôi nước mặn, lợ

tấn

15,0

100,0

46,1

III

Giá trị SX NTTS (Giá thực tế)

Tr. đồng

550,0

5.200,0

56,7

(Nguồn: Kết quả tính toán của VQH&TKNN)

a. Nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ

- Với tiềm năng và diện tích bãi triều đủ lớn của đảo, điều kiện tự nhiên sinh thái phù hợp với một số loại đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Phát triển nuôi thủy sản nước mặn lợ của đảo tập trung vào một số đối tượng nuôi chính: Hải sâm, Bào ngư, ốc hương… Năng suất bình quân đạt 250 tạ/ha. Sản lượng thu hoạch tăng từ 15 tấn (năm 2015) lên tới 100 tấn vào năm 2020.



Bảng 12. Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển thủy sản đến năm 2020

Hạng mục

Đơn vị

Quy mô phát triển

2015

2020

I. Quy mô sản xuất










1. Khai thác hải sản










- Đội tàu đánh bắt

chiếc

30

50

+ Loại 30 cv đến < 50 cv

chiếc

11

 

+ Loại 50 đến < 90 cv

chiếc

10

25

+ Loại 90 cv đến < 150 cv

chiếc

05

15

+ Loại trên 150 cv đến 600 cv




04

10

- Sản lượng đánh bắt

tấn

430

1.100

- Tàu dịch vụ thu mua hải sản

chiêc




06

2. Nuôi trồng hải sản










Tổng sản lượng




17,5

103,5

+ Sản lượng nuôi lợ mặn

tấn

15

100

+ Sản lượng nuôi nước ngọt

tấn

2,5

3,5

II. Giá trị sản xuất

triệu đồng

22.050

71.200

1. Khai thác đánh bắt

triệu đồng

21.500

66.000

2. Nuôi trồng hải sản

triệu đồng

550

5.200

(Nguồn : Kết quả tính toán của VQH&TKNN)

- Địa bàn nuôi: Khai thác một phần diện tích bãi triều đầu vụng Tây Bắc đến khu Ra đa Hải quân.



b. Nuôi nước ngọt

Sử dụng và khai thác tài nguyên đất, nước trên đảo là hết sức cần thiết, giá trị đem lại từ những sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt không chỉ tăng thêm tính đa dạng trong cơ cấu các sản phẩm tiêu dùng trên đảo mà còn chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng về những sản phẩm thủy sản đặc sản nuôi nước ngọt chất lượng cao (cá Chình, Ba Ba…).

Năm 2015: Duy trì diện tích mặt nước nuôi trồng hiện có qui mô 1,85 ha (trong khu vực các lực lượng vũ trang trên đảo), phát triển nuôi trồng một số loại thủy sản đặc sản với các biện pháp kỹ thuật về lựa chọn giống, thức ăn, quản lý ao nuôi…Năng suất tăng bình quân từ 14 tạ/ha lên tới gần 20 tạ cá tôm/ha.

Với một số đối tượng nuôi truyền thống Cá Chép (ưu tiên phát triển cá Chép lai), cá Trắm cỏ,…Sản lượng tăng từ 2,5 tấn (năm 2015) đến 3,5 tấn (năm 2020).



3.2.2. Quy hoạch phát triển ngành ngành Dịch vụ - Du lịch đảo Trần

* Định hướng phát triển

- Phát triển dịch vụ và Du lịch trên đảo theo hướng đa dạng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống người dân trên đảo, tàu thuyền ghé đảo. Khai thác tiềm năng thiên nhiên để tổ chức đa dạng các loại hình du lịch, gắn kết chặt chẽ với các khu du lịch, các tuyến du lịch của Huyện, Tỉnh và khu vực Đông Bắc.

- Khuyến khích thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ Dịch vụ - Du lịch bằng nhiều hình thức và quy mô thích hợp. Coi Dịch vụ - Du lịch là ngành kinh tế tiềm năng để cải thiện bộ mặt kinh tế đời sống và văn hóa trên đảo.

* Mục tiêu phát triển

- Năm 2015:

Hình thành phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, mở rộng dịch vụ đời sống chuẩn bị cho cơ sở phát triển Du lịch – Dịch vụ. Số lượng du khách đạt 1.000 lượt người.

Đến năm 2020:

Phát triển mạnh dịch vụ hậu cần nghề cá, đáp ứng kịp thời nhu yếu phẩm cần thiết cho tàu thuyền qua đảo. Tổ chức tốt hoạt động thu mua chế biến thủy sản đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng sinh thái biển đảo phát triển các tuyến du lịch: Vân Đồn – Cô Tô – đảo Trần – Móng Cái; Móng Cái – Vĩnh Thực – Vĩnh Trung – đảo Trần. Số lượng khách du lịch đạt 3.000 đến 4.000 lượt người/năm.

3.2.2.1. Phát triển Dịch vụ

a. Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Dịch vụ hậu cần nghề cá là bộ phận kinh tế trọng điểm của các hoạt động dịch vụ trên đảo. Để phục vụ cho các hoạt động này, trên đảo hiện đã có hệ thống cầu cảng, âu tàu thuận lợi cho tàu thuyền ghé đảo. Tuy nhiên việc đầu tư nâng cấp hệ thống cầu cảng, nạo vét âu tàu và xây dụng khu dịch vụ hậu cần nghề cá là đặc biệt quan trọng.

Năm 2015, thực hiện cải tạo nâng cấp hệ thống cầu cảng, xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, nước đá, muối, các vật tư nghề cá (như lưới, sợi…), sửa chữa nhỏ tàu thuyền, bảo dưỡng… Kết hợp thu mua, sơ chế, bảo quản hải sản tạo điều kiện cho ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ và dài ngày.

Dự báo, lượng tàu thuyền ghé đảo đến năm 2015 sẽ đạt tới 3.000 lượt chiếc và đến năm 2020 có thể lên tới 6.000 lượt chiếc với hàng chục nghìn ngư dân (bình quân khoảng 5 đến 10 người/ tàu đánh bắt xa bờ). Dự kiến chỉ với khoảng 20% số lượng tàu thuyền có nhu cầu tiếp dầu (bình quân khoảng 100 lít/ tàu/ lượt) và 50% có nhu cầu tiếp nước ngọt (bình quân khoảng 20 lít/ người/ lượt) thì đến năm 2015 hàng năm cơ sở hậu cần trên đảo cung ứng khoảng 300 tấn nhiên liệu, 1.400m3 nước ngọt và đến năm 2020 lượng nhiên liệu cung ứng khoảng 600 tấn, nước ngọt khoảng 2.800m3.

Năm 2015: Giá trị sản xuất của hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá đạt khoảng 750 triệu đồng.

Đến năm 2020: Giá trị sản xuất của hoạt động dịch vụ hậu cần nghề ước đạt khoảng 2.100 triệu đồng.

Sản lượng hải sản thu mua cho chế biến qua hệ thống cầu cảng đạt khoảng 700 đến 800 tấn/năm.

b. Phát triển các dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống - sản xuất:

- Các hoạt động dịch vụ này bao gồm các loại hình như: ăn uống, thương mại, cung ứng nhu yếu phẩm đời sống, chất đốt (gas) và cung ứng một số loại vật tư - kỹ thuật cho sản xuất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc và nuôi hải sản; một số loại linh kiện, phụ tùng máy thiết yếu cho tàu thuyền…), sửa chữa cơ khí, điện - điện tử, vận chuyển hành khách, hàng hoá trên đảo và giữa đảo với đất liền, dịch vụ bưu chính - viễn thông… Ngoài ra, đảo Trần còn có thể tổ chức hoạt động dịch vụ cứu hộ trên biển, nhất là trong khu vực vùng biển quanh đảo.

- Các hoạt động dịch vụ đời sống - sản xuất sẽ góp phần phát triển ngành nghề, thu hút lao động và tạo điều kiện đáp ứng ổn định các nhu cầu đời sống, sản xuất thường xuyên trên đảo. Trong các hoạt động dịch vụ này, cần đặc biệt chú trọng đầu tư để phát triển dịch vụ bưu chính - viễn thông và vận chuyển hành khách - hàng hoá giữa đảo và đất liền. Trong đó phát triển 02 tuyến tàu khách cao tốc Vân Đồn – Thanh Lân – đảo Trần; Móng Cái – Vĩnh Thực – đảo Trần phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch của người dân (phương tiện vận chuyển cao tốc có thể rút ngắn gần 60% thời gian so với phương tiện thông thường).

- Phát triển ngành nghề thủ công (làm đồ lưu niệm, gia công vật tư, sản xuất ngư cụ đánh bắt, dịch vụ du lịch…) tạo điều kiện cho cư dân tăng thu nhập, ổn định đời sống trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp không cho phép tàu thuyền ra khơi đánh bắt.

- Năm 2015: Giá trị sản xuất của các hoạt động dịch vụ ước đạt khoảng 1.200 triệu đồng.

- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất của các hoạt động dịch vụ ước đạt 3.500 triệu đồng/năm.



3.2.2.2. Phát triển hoạt động du lịch:

Tổ chức các hoạt động du lịch trên đảo phải gắn với tổng thể phát triển du lịch của Huyện, đặc biệt chú trọng giữa du lịch văn hóa với du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển đảo. Đối tượng là khách du lịch nội địa, trong đó chú trọng thị trường khách trong Tỉnh và ngoài Tỉnh đặc biệt các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng…với mục đích nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu…

- Xây dựng tuyến du lịch: ; Vân Đồn – Cô Tô – Thanh Lân – đảo Trần; Móng Cái – Vĩnh Thực – đảo Trần

Các sản phẩm du lịch chính:

- Hoạt động đón tiếp khách du lịch: tại khu vực trung tâm (khu tập trung dân cư trên đảo).

- Hoạt động du lịch biển và nghỉ dưỡng: Khu vụng Tây con (vụng Bò) với khu bãi tắm cùng các dịch vụ du lịch (ăn uống, nghỉ dưỡng…).

- Hoạt động du lịch biển: Khu bãi tắm Hải quân với các hoạt động tắm biển, câu cá, khám phá…Đây là khu vực có bãi tắm đẹp có thể tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoài trời (cắm trại), khám phá rừng nguyên sinh, bắt ốc…

- Hoạt động du lịch tham quan khám phá, nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên: Khu vực rừng nguyên sinh trên dường ra đồn biên phòng.

+ Khu vực rừng nguyên sinh trên dường tới trạm Hải đăng.

- Hoạt động du lịch tham quan trạm Hải đăng

- Hoạt động trải nghiệm một ngày làm chiến sỹ cùng với các đơn vị vũ trang trên đảo.

Xây dựng các sản phẩm du lịch:

- Xây dựng chương trình tham quan thám hiểm hệ sinh thái biển; lặn; câu cá, câu mực đêm, bắt ốc…

- Xây dựng hoạt động bổ trợ: tham quan khu vực nuôi trồng thủy sản…

- Xây dựng hoạt động du lịch: tham quan cột cờ chủ quyền, trạm Hải Đăng cùng với những trải nghiệm tham quan khám phá hệ sinh thái rừng, các hang động cũng là những điểm đến lý tưởng của du khách, cần tập trung khai thác góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của đảo.

- Phát triển du lịch đảo sẽ thúc đẩy các hoạt động dịch vụ kèm theo như: phục vụ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí cho du khách (câu cá, câu mực, lặn…), dịch vụ hướng dẫn tham quan, dịch vụ vận chuyển du khách trên đảo và trên biển ven đảo, dịch vụ hàng lưu niệm và các loại dịch vụ khác có liên quan…

Đến năm 2017 phát triển loại hình dịch vụ cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách trong thời gian thăm đảo.

Bảng 13. Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển chính của ngành Dịch vụ - Du lịch

đảo Trần đến năm 2020

Hạng mục

Đơn vị

Quy mô phát triển

2015

2020

1. Quy mô dịch vụ










- Tàu thuyền ghé đảo/năm

lượt chiếc

30.000

60.000

- Ngư dân ghé đảo/năm

lượt chiếc

90.000

110.000

- Số du khách ghé đảo/năm

người

1.000

4.000

2. Giá trị sản xuất




2.550

10.600

- Dịch vụ hậu cần nghề cá

triệu đồng

750

2.100

- Dịch vụ đời sống - sản xuất

triệu đồng

1.200

3.500

- Du lịch - dịch vụ

triệu đồng

600

5.000

(Nguồn: Kết quả tính tóan của VQH&TKNN)

- Đến năm 2015: Số lượng du khách đến đảo khoảng 1.000 lượt người/ năm. Giá trị sản xuất dịch vụ du lịch ước sẽ đạt khoảng 600 triệu đồng.

- Đến năm 2020: Số lượng du khách có thể lên tới 3.500 đến 4.000 lượt người/năm. Giá trị sản xuất dịch vụ du lịch ước đạt 5.000 triệu đồng/năm.

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch giai đoạn 2015 - 2020 đạt bình quân 52,8%/ năm.



3.2.3. Quy hoạch phát triển ngành Lâm – Nông nghiệp

3.2.3.1. Mục tiêu phát triển

Phát triển theo hướng bảo tồn và làm giàu tài nguyên rừng, tổ chức khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Chủ động cung cấp lương thực thực phẩm cho cư dân và tàu thuyền nghé đảo. Phát triển Lâm – Nông nghiệp phải đảm bảo tính bền vững về môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan thiên nhiên theo hướng nâng cao tính đa dạng sinh học.



3.2.3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp đảo Trần năm 2015 và 2020

Căn cứ vào dự báo nhu cầu dinh dưỡng và một số mặt hàng nông sản cho người, giống và dự phòng đến năm 2020 của bộ NN và PTNT, cân đối nhu cầu một số sản phẩm chính ở thị trường trên đảo cho thấy:



Bảng 14. Dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp năm 2015

TT

Hạng mục

BQ/ người/ năm

Tại chỗ

Tăng thêm

Tổng nhu cầu

Số người

Nhu cầu sử dụng

Số người

Nhu cầu sử dụng

1

Thóc (kg)

220

534

117,5

220

48,4

165,9

2

Rau các loại (kg)

110

534

58,7

220

24,2

82,9

3

Quả các loại (kg)

50

534

26,7

220

11

37,7

4

Thịt các loại (kg)

28

534

15,0

220

6,16

21,1

5

Trứng (quả)

50

534

26.700

220

11.000

37.700,0

(Nguồn:Kết qủa tính toán của Viện QH&TKNN)

- Về lương thực: Khả năng cung cấp lương thực từ đất liền vẫn đáp ứng được nhu cầu cho người và một phần cho chăn nuôi, phần thiếu hụt về thức ăn cho chăn nuôi sẽ được khai thác từ những sản phẩm phụ sẵn có (phụ phẩm từ thủy sản, rau củ, quả…) trên đảo.

- Rau đậu các loại: Căn cứ vào biến động dân số của đảo, nhu cầu về rau đậu thực phẩm đến năm 2015 là 120,6 tấn, năm 2020 là 237,5 tấn.

- Quả tươi các loại: nhu cầu tiêu thụ quả tươi bình quân đầu người liên tục tăng, đến năm 2015 nhu cầu quả tiêu thụ là 37,7 tấn, năm 2020 là 87,5 tấn.



Bảng 15. Dự báo nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp năm 2020

TT

Hạng mục

BQ/ người/ năm

Tại chỗ

Tăng thêm

Tổng nhu cầu

Số người

Nhu cầu sử dụng

Số người

Nhu cầu sử dụng

1

Thóc (kg)

210

690

144,9

560

117,6

262,5

2

Rau các loại (kg)

120

690

82,8

560

67,2

150,0

3

Quả các loại (kg)

70

690

48,3

560

39,2

87,5

4

Thịt các loại (kg)

33

690

22,8

560

18,48

41,3

5

Trứng (quả)

70

690

48.300

560

39.200

87.500,0

(Nguồn:Kết qủa tính toán của Viện QH&TKNN)

- Thịt các loại và trứng: với tốc độ tăng dân số hiện nay và lượng khách du lịch đến đảo, dự báo nhu cầu tiêu thụ đến năm 2015 là 21,1 tấn thịt hơi các loại; năm 2020 là 41,3 tấn.



3.2.3.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Đến năm 2015 diện tích nông nghiệp giảm, đất sản xuất nông nghiệp tăng 24,2 ha, diện tích đất lâm nghiệp giảm gần 8,4% cho mục đích sử dụng khác chủ yếu là phát triển hệ thống giao thông, đất ở và xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu.




tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương