VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI


DỰ BÁO MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢO TRẦN



tải về 1.13 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích1.13 Mb.
#32621
1   2   3   4   5   6   7   8   9

DỰ BÁO MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢO TRẦN.

  1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh, vùng biển đảo Cô Tô tác động đến phát triển kinh tế xã hội đảo Trần.

    1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

a.  Phát triển thương mại dịch vụ và du lịch

- Phát triển nhanh thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, đưa Quảng Ninh trở thành cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế nhất là với Trung Quốc, là một trong những đầu tàu kinh tế thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh phía Bắc và cả nước.

- Du lịch: Phát triển du lịch một cách toàn diện, có trọng tâm trọng điểm, trên cơ sở các tài sản vốn có như các di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới, văn hóa riêng của tỉnh; bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa của Quảng Ninh, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại Vịnh Hạ Long; khu di tích danh thắng tại Yên Tử... Phấn đấu đến năm 2020, du lịch là một trong những nguồn tăng trưởng kinh tế chính của Quảng Ninh với lượng du khách đến Quảng Ninh đạt khoảng 10,5 triệu lượt người.

- Thương mại: Phát triển trên cơ sở tận dụng thế mạnh hiện có của tỉnh, tạo ra tác động tích cực tới hoạt động sản xuất và cung cấp thêm nhiều dịch vụ cho xã hội; có sự tham gia của nhiều ngành kinh tế để các ngành phát huy và bổ trợ lẫn nhau; phát triển theo định hướng đô thị hóa bằng cách dần dần nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các hoạt động thương mại, bảo vệ môi trường và củng cố hệ thống phúc lợi xã hội tổng thể.

Chú trọng phát triển hoạt động xuất khẩu kết hợp với phát triển thị trường nội địa tại các khu vực nông thôn, đô thị, miền núi và hải đảo. Đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại để nâng cao tính cạnh tranh; đẩy mạnh phát triển dịch vụ kho vận; phấn đấu đến năm 2020, ngành vận tải và kho vận đóng góp vào GDP lên 11 - 12%.

Thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện và hiện đại hóa ngành dịch vụ tài chính, tín dụng theo đẳng cấp quốc tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ tài chính vào GDP tỉnh lên 6 - 7% đến năm 2020.



b. Phát triển công nghiệp, xây dựng:

- Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn tới; phấn đấu đến năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 14%/năm. Thu hút đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp lắp ráp và kiểm thử thiết bị điện tử (EMS), chế biến thực phẩm quy mô lớn kết hợp với phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất chế biến thực phẩm.

- Đảm bảo cung cấp điện bền vững, ổn định và thân thiện với môi trường tới tất cả các hộ gia đình vào năm 2015 để giảm thiểu mức độ lãng phí điện. Phấn đấu giá trị gia tăng ngành điện tăng trưởng với tốc độ 25,3%/năm trong giai đoạn đến năm 2015 và 22,1%/năm trong giai đoạn 2015 - 2020.

c. Phát triển nông nghiệp:

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ hỗ trợ cho ngành du lịch thông qua các mặt hàng nông sản, ẩm thực... đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao đồng thời duy trì một tỉ lệ thích hợp các cây lương thực.

- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa để đưa ngành chăn nuôi (lợn và gia cầm) trở thành một động lực tăng trưởng, chiếm tỷ trọng cao hơn trong ngành nông nghiệp.

- Hình thành 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: Vùng cây nguyên liệu gỗ cho chế biến phục vụ xuất khẩu, cung cấp gỗ mỏ cho ngành than, gỗ xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản phục vụ xuất khẩu (quế, hồi, thông nhựa). Phấn đấu đến năm 2020, độ che phủ

d. Lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

- Cơ cấu lại lực lượng tàu khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh:

+ Giảm lượng tàu khai thác thủy sản gần bờ: Theo Quy hoạch Thủy sản năm 2013 là 10.421 chiếc (bao gồm cả tàu thuyền chưa đăng ký), đến năm 2015 xuống còn khoảng 10.000 tàu đến năm 2015 và còn 7.000 tàu đến năm 2020.

+ Tăng số lượng tàu khai thác thủy sản xa bờ: Tăng từ 1,9% (199 chiếc) năm 2013 lên 4% (300 chiếc) vào năm 2015 và 6,6% (600 chiếc) vào năm 2020. Việc phát triển đội tàu khai thác thủy sản xa bờ gắn với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, tăng cường công tác giáo dục an ninh quốc phòng, trang bị phương tiện cần thiết cho các tàu này, xây dựng lực lượng dân quân gắn với việc phát triển lực lượng lao động làm việc trên tàu xa bờ.


  • Tăng cường công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản: Tập trung ứng dụng công nghệ mới trong lựa chọn đối tượng khai thác, dò tìm đàn cá (máy dò ngang), bảo quản cá trên tàu sau thu hoạch (cấp đông), các thiết bị an toàn hàng hải và cảnh báo thời tiết nguy hiểm… Lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh cho tàu đánh bắt xa bờ để kịp thời hỗ trợ, quản lý và gắn với công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo.

  • Xây dựng mô hình tổ chức khai thác thủy sản theo hình thức tổ, đội, hợp tác xã; Khuyến khích các nhà đầu tư (đặc biệt các doanh nghiệp) đầu tư tàu khai thác thủy sản xa bờ theo đội tàu. Gắn kết tàu khai thác thủy sản xa bờ với các tàu dịch vụ hậu cần và các công ty chế biến thủy sản.

- Xây dựng đề án, thành lập 2 khu bảo tồn biển: Cô Tô – Thanh Lân, Đảo Trần, khu bảo tồn vùng nước nội địa cửa sông Tiên Yên.

    1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng biển đảo Cô Tô (theo Quyết định số 457/QĐ-BKHĐT ngày 05 tháng 4  năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

a. Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển chủ lực, có lợi thế:

Phát triển toàn diện và hiện đại hóa ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất và chất lượng cao, có sản phẩm đa dạng phục vụ xuất khẩu và phát triển du lịch.

Kết hợp khai thác với phát triển nuôi trồng, nhất là nuôi biển và dịch vụ nghề cá. Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững.

Phát triển nhanh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đảm bảo tính bền vững, xây dựng Cô Tô thành Khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng biển đảo cấp Quốc gia gắn với Khu du lịch sinh thái biển đảo cao cấp Vân Đồn; đưa Cô Tô trở thành một trọng điểm du lịch trong quần thể du lịch Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng Cái – Trà Cổ với đa dạng các loại hình du lịch, thể thao và vui chơi giải trí cả trên biển và trên các đảo.

Đến năm 2015 tập trung xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là giao thông kết nối đảo với đất liền chất lượng cao và các công trình cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói chung và thu hút đầu tư phát triển du lịch nói riêng. Tổ chức các đội tầu cao tốc từ đất liền ra đảo, tạo điều kiện đi lại thuận tiện để thu hút khách du lịch. Tổ chức quy hoạch chi tiết một số khu du lịch trọng điểm trên các đảo và tổ chức xúc tiến đầu tư, du lịch để kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch.

Giai đoạn 2016 – 2020 tập trung phát triển nhanh và bền vững du lịch trong vùng theo hướng du lịch sinh thái chất lượng cao phù hợp với đặc thù của du lịch biển, đảo. Từng bước xây dựng Cô Tô thành Khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng biển đảo cấp Quốc gia gắn với Khu du lịch sinh thái biển đảo cao cấp Vân Đồn và một quần thể du lịch Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng Cái – Trà Cổ.

Phát triển mạnh và đa dạng các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, nhất là các ngành dịch vụ nghề cá, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, dịch vụ thương mại, các dịch vụ tài chính ngân hàng, vận tải, thông tin – truyền thông, dịch vụ khoa học, hướng nghiệp, tư vấn kỹ thuật, tư vấn pháp luật, ngoại ngữ, tin học, dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác nhằm phục vụ sản xuất và đời sống, đồng thời giải quyết tốt vấn đề lao động tại chỗ, tiến tới mục tiêu nhanh chóng đưa ngành dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng của vùng biển đảo Cô Tô.

b. Phát triển một số ngành kinh tế khác:

b1. Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 

Về chế biến hải sản: Đầu tư xây dựng một số cơ sở chế biến thủy sản chất lượng cao để xuất khẩu trực tiếp. Xây dựng 01 cơ sở chế biến thủy sản công suất khoảng 8 tấn/ngày với công nghệ hiện đại tại Cô Tô, tạo ra các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và du lịch tại chỗ. Sau năm 2015 triển khai xây dựng thêm 1 hoặc 2 cơ sở chế biến khác tại Cô Tô và Thanh Lân để nâng cao giá trị xuất khẩu của vùng.

Về cơ khí sửa chữa tầu thuyền: Xây dựng một vài cơ sở sửa chữa tầu thuyền quy mô nhỏ (chủ yếu duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ tầu cá) gắn với Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Cô Tô nhằm đáp ứng một phần nhu cầu duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa tầu cá các loại hoạt động trong khu vực.

b2. Nông, lâm nghiệp: Phát triển ổn định và bền vững ngành nông, lâm nghiệp trên các đảo theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao nhằm đáp ứng một phần nhu cầu lương thực – thực phẩm tại chỗ, đồng thời góp phần giải quyết việc làm, ổn định dân cư, xã hội, nâng cao đời sống dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái trên các đảo.

Về lâm nghiệp: Tích cực bảo vệ vốn rừng hiện có trên các đảo, tăng cường khoanh nuôi tái sinh kết hợp với trồng rừng mới để tăng tỷ lệ che phủ, bảo đảm chức năng phòng hộ của rừng. Gắn phát triển lâm nghiệp với phát triển du lịch và sắp xếp lại dân cư trên các đảo, bảo đảm phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 60%, đáp ứng yêu cầu phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước trên vùng đảo.




  1. Định hướng phát triển đảo Thanh niên theo Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quy hoạch, sắp xếp dân cư trên đảo: Tận dụng quỹ đất để lập quy hoạch tổng thể, bố trí xây dựng nhà ở, nhân giống các loại cây trồng vật nuôi, xây dựng các công trình phục vụ đời sống dân sinh trên đảo.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: Hệ thống giao thông, cầu cảng, bến đỗ, điện, cấp thoát nước, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, trụ sở làm việc của các cơ quan trên đảo, đảm bảo thuận lợi cho phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ an ninh - quốc phòng.
- Phát triển các ngành nghề: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh khai thác và nuôi trồng, chế biến hải sản, làm dịch vụ hậu cần nghề cá, phát triển du lịch ở những đảo có lợi thế phát triển du lịch; nâng cao hiệu quả, chất lượng vận chuyển người và hàng hóa qua lại giữa đảo với đất liền, kết hợp cứu hộ, cứu nạn trên biển.

- Bảo vệ môi trường sinh thái: Trồng mới và bảo vệ có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên đảo nhằm bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, chắn gió bão cho khu dân cư, khu sản xuất, xử lý chất thải, phòng chống các hoạt động đánh bắt bằng chất nổ, xung điện, từng bước cải thiện môi trường và đa dạng sinh học biển.


- Văn hóa, y tế, giáo dục: Phối hợp với các cấp các ngành liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để con em và cư dân trên đảo được đến trường học tập, được chăm sóc sức khỏe, nâng cao điều kiện vật chất, đi đôi với sinh hoạt và hưởng thụ đời sống văn hóa.
- Bảo vệ quốc phòng - an ninh: Phối hợp với lực lượng vũ trang tổ chức huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cho Thanh niên xung phong, thành lập các đội dân quân tự vệ, xây dựng thế trận phòng thủ thành căn cứ vững mạnh trên đảo, góp phần bảo vệ vững chắc biển đảo.


  1. Dự báo về nguồn nhân lực trên đảo Trần.

Với tiềm năng phát triển của đảo, nguồn nhân lực trên đảo sẽ tiếp tục được tăng cường và bổ sung cả về lượng và về chất. Sự phát triển nguồn nhân lực trên đảo bao gồm nguồn nhân lực hiện có và sẽ có sự thu hút thêm nguồn nhân lực được tăng cường từ đất liền. Với nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao về trình độ, đảo Trần sẽ có đủ điều kiện về nhân lực đáp ứng yêu cầu cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Dự kiến quy mô dân số trên đảo Trần như sau:



Bảng 7. Dự kiến quy mô dân số trên đảo Trần

STT

Hạng mục

Đơn vị tính

Hiện trạng 2013

Năm 2015

Năm 2017

Năm 2020

A

Tổng dân số

người

660

1034

1423

1790

I

Lực lượng vũ trang, trạm Hải đăng

người

320

320

320

320

II

Cơ quan chính quyền (công chức, viên chức)

người




13

13

22

III

Cư dân đảo

người

4

180

230

290

1

Hộ gia đình

hộ

1

30

50

50

2

Số khẩu

người

3

150

180

240

III

Lao động đến làm việc trên đảo

người

336

521

860

1158

1

Lao động thường xuyên

người

6

21

40

58

2

Lao động thời vụ (dịch vụ, ngư dân, xây dựng...)

người

330

500

820

1.100

B

Đối tượng khác

lượt người/năm

90150

22.000

38.500

70.000

1

Khách vãng lai (tàu thuyền ghé đảo, công tác…)

lượt người/năm

90.000

21.000

36.000

66.000

2

Du khách

lượt người/năm

150

1.000

2.500

4.000

(Nguồn: Kết quả tính toán của VQH&TKNN)

Căn cứ vào các điều kiện về đất đai và khả năng phát triển ngành nghề trên đảo; căn cứ vào các phương án đưa dân ra đảo của tỉnh Quảng Ninh; căn cứ vào điều tra, khảo sát thực tế;

Đến năm 2020, tổng dân số trên đảo (vào thời điểm cao nhất) khoảng 1.790 người (bao gồm cả lực lượng vũ trang trên đảo, lao động, khách vãng lai… ), tăng so với năm 2015 khoảng 756 người (tăng bình quân 12 người/năm) Trong đó lực lượng lao động (lao động thường xuyên và thời vụ) tăng bình quân 17 người /năm (năm 2015 đến 2020) với 1.278 lao động vào năm 2020.


  1. Dự báo thị trường của các ngành nghề có khả năng phát triển trên đảo

4.1. Thị trường thủy sản

Khai thác và nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành sản xuất chính và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Cô Tô nói riêng. Đảo Trần là địa bàn có tiềm năng lớn để phát triển ngành kinh tế này, là yếu tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội của đảo.

Nhu cầu sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thủy sản ngày càng có xu hướng tăng do xu thế thiên về thực phẩm ít béo. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của nước ta còn thấp (khoảng 13 kg/người/năm) so với bình quân thế giới (gần 19 kg/người/năm). Đến năm 2020 mức tiêu thụ sẽ tăng lên 22 kg/người/năm.

Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ thủy sản thế giới từ nay đến năm 2020 tiếp tục tăng mạnh. Giá các sản phẩm thủy sản dự báo tăng khoảng 15% trong vài thập niên tới đối với các mặt hàng thủy sản có giá trị cao như cá biển và giáp xác. Với các loài có giá trị như nhuyễn thể và một số loài cá sẽ tăng khoảng 4 và 6%. Sản phẩm thủy sản được dự báo sẽ trở thành mặt hàng thực phẩm đắt hơn 20% so với các mặt hàng từ thịt. Như vậy thị trường thủy sản – hải sản cho cả thị trường nội tiêu và xuất khẩu trong những năm tới là rất lớn, đây là nhân tố đảm bảo khả năng ổn định về tăng trưởng thị trường để tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Cô Tô và đảo Trần nói riêng có thể khai thác phát huy tiềm năng thủy – hải sản để phát triển mạnh ngành kinh tế mũi nhọn này.



4.2. Thị trường Du lịch – Dịch vụ

Phát triển Du lịch – Dịch vụ không chỉ được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn mở cửa và hội nhập đi lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam mà cả đối với tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Cô Tô nói riêng trong đó đảo Trần là một trong những điểm đến tiềm năng về Du lịch và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển đáp ứng nhu cầu dịch vụ nghề biển, giao thông vận tải biển...cung ứng xăng dầu, các nhu yếu phẩm đời sống khác.

Những năm gần đây lượng du khách trong nước và Quốc tế đến với Cô Tô tăng mạnh: năm 2011 lượng khách đạt gần 9.000 lượt khách, năm 2012 tăng gấp 4 lần năm 2011, năm 2013 khoảng 60.000 lượt khách (tăng 1,7 lần so với năm 2012). Đảo Trần là 01 trong 16 khu bảo tồn biển Việt Nam, nằm trong tuyến du lịch Cô Tô nhỏ, Thanh Lâm, đảo Trần. Ngoài tắm biển, du khách còn có thể thăm quan rừng tự nhiên, hải đăng, cầu cảng, các vịnh biển, bãi đá tự nhiên...Dự báo đến năm 2015 đảo Trần có thể đón hàng nghìn lượt du khách đến đảo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch trên đảo.

5. Dự báo về các tiến bộ khoa học – công nghệ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã và đang trở thành động lực thúc đẩy tích cực quá trình phát triển của các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội ở hầu hết các vùng địa lý. Trong điều kiện thực tiễn của đảo Trần, tiến bộ khoa học – công nghệ có tác động lớn tạo chuyển biến mạnh mẽ cả về lượng và chất đối với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn đảo được dự báo như sau:



5.1. Khoa học – công nghệ trong khai thác bảo quản chế biến hải sản

Các tiến bộ khoa học – công nghệ trong các lĩnh vực trang bị phương tiện và kỹ thuật thăm dò, đánh bắt hải sản cũng như nuôi trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm hải sản sẽ góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của ngành kinh tế thủy – hải sản của huyện Cô Tô nói chung, đảo Trần nói riêng.



5.2. Công nghệ sinh học

Việc ứng dụng tiến bộ này tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản với việc tạo và phổ cập giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, năng suất cao, phẩm chất tốt và có thời gian sinh trưởng hợp lý. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sử dụng mặt nước vùng ven biển đảo cho phát triển rừng, các loại cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng các loại thủy – hải sản có giá trị, đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo An ninh – Quốc phòng của đảo.



5.3. Công nghệ về năng lượng mới, vật liệu mới

Các tiến bộ trong lĩnh vực năng lượng mới sẽ mang lại triển vọng khai thác một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên khá dồi dào của đảo. Nguồn năng lượng và điện năng từ ánh sáng, từ gió thông qua công nghệ pin mặt trời, điện gió…cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt đời sống, sản xuất trên đảo.

Các tiến bộ về vật liệu mới (vật liệu Kompusite, vật liệu xây dựng…), công nghệ lọc nước mặn thành nước ngọt sẽ góp phần giảm giá thành, nâng cao tính tiện ích, độ bền vững trong quá trình tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng trên đảo như: xây dựng cơ bản, tạo bể chứa nước mưa, đóng tàu - thuyền cao tốc, tăng khả năng cấp nước ngọt trong mùa khô…đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hoi và tăng cường Quốc phòng – An ninh của đảo.

5.4. Công nghệ thông tin

Tiến bộ công nghệ thông tin làm giảm sự cách biệt về không gian giữa đảo với đất liền, tạo sự chuyển biến về chất trong công tác quản lý chỉ đạo cũng như trong lưu thông thông tin kinh tế - xã hội – đời sống. Là điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập và phát triển của đảo Trần với cả nước và Quốc tế.



6. Dự báo khả năng thu hút vốn đầu tư

Dự báo tăng trưởng của cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt là huyện Cô Tô nói riêng sẽ đảm bảo điều kiện nội lực để tăng cường đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đảo Trần ngày một cao hơn.

Quá trình mở cửa và hội nhập Quốc tế sẽ tạo điều kiện để tỉnh Quảng Ninh và Cô Tô thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế đầu tư trên địa bàn, đặc biệt trong lĩnh vực Du lịch, Thủy sản, Dịch vụ - Thương mại. Đây cũng là những lĩnh vực mà đảo Trần có lợi thế để có thể đóng góp cùng Tỉnh và địa phương thu hút các nguồn đầu tư cả trong nước và Quốc tế.

7. Dự báo về môi trường sinh thái

Những ảnh hưởng và tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tới hệ môi trường sinh thái trên đảo và vùng biển quanh đảo, trong đó rõ rệt nhất là những tác động tới môi trường đất, môi trường nước, rừng, cảnh quan…từ các hoạt động sản xuất, khai thác đất đai, xây dựng, các chất thải sinh hoạt và chất thải từ hoạt động kinh tế, khai thác nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất…có thể gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trên đảo và vùng biển quanh đảo.

Với sự mẫn cảm của hệ môi trường – sinh thái vốn có không gian không lớn của đảo, đòi hỏi quá trình phát triển kinh tế - xã hội đảo Trần cần phải gắn liền với các giải pháp hợp lý hiệu quả để bảo vệ, cải thiện và làm phong phú thêm, đảm bảo hệ môi trường sinh thái trên đảo phát triển bền vững, tạo thêm sức hấp dẫn trong bộ mặt cảnh quan tự nhiên và thực sự là một trong những khu bảo tồn biển của Quốc gia, tạo lợi thế quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững An ninh – Quốc phòng.

Biến đổi khí hậu là yếu tố tác động và ảnh hưởng lớn tới hoạt động khai thác thuỷ sản. Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái, làm biến động chủng quần và nguồn lợi thuỷ sản. Mực nước biển dâng, gây tác động trực tiếp đến ngư trường, nguồn lợi, tàu thuyền, ngư cụ khai thác. Nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sống, di cư của sinh vật. Mực nước biển dâng làm thay đổi cấu trúc hạ tầng nghề cá, các cảng cá, bến bãi neo đậu tàu. Nước biển dâng dẫn tới sự thay đổi chế độ thuỷ triều, gia tăng sự xói mòn các bờ, làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng tới an toàn của người và tàu thuyền.



Biến đổi khí hậu làm gia tăng sự hoạt động của các cơn bão hàng năm, số lượng và cường độ của bão ngày càng mạnh; Quỹ đạo di chuyển của các cơn bão cũng phức tạp hơn gây nhiều thiệt hại về người và tàu thuyền khai thác trên biển.

  1. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẢO TRẦN

  1. Quy hoạch không gian lãnh thổ

Căn cứ vào đặc điểm địa hình và cấu trúc bờ biển, vào hiện trạng sử dụng đất; toàn bộ đảo sẽ được phân thành các khu như sau:

    1. Khu Vụng Đông (phía Tây Bắc đảo): Bao gồm khu Trung tâm hành chính và khu dân cư, Tiểu đoàn đảo Trần, trạm Biên phòng. Đây là khu vực đã có những kết cấu hạ tầng ban đầu phục vụ cho yêu cầu dân sinh - kinh tế như cầu cảng, âu tàu, hệ thống cấp nước… Tại khu vực này sẽ xây mới cầu cảng, âu tầu trú ẩn cho tầu thuyền. Đây là khu vực tập trung đông dân cư nhất, là nơi giao dịch hành chính, văn hóa, xã hội; tập trung phát triển các ngành như đánh bắt hải sản, du lịch, trú đậu tầu thuyền.

    2. Khu Vụng Bò: Bao gồm khu dịch vụ, thương mại và dãn dân. Tại đây dự kiến xây dựng kè chắn sóng, chợ hải sản, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu ăn nghỉ cho cư dân ghé đảo và cho du khách. Về lâu dài, tại đây sẽ hình thành khu dãn dân kết hợp nghỉ dưỡng theo mô hình Homestay (kết hợp đáp ứng nhu cầu nghỉ của du khách). Đây là khu vực gắn kết với khu dân cư trung tâm của đảo nên có thể tổ chức các hoạt động vui chơi - giải trí - nhà hàng.

    3. Khu Vụng Tây: Bao gồm cầu cảng, âu tầu và nơi đóng quân của Đồn biên phòng đảo Trần. Khu vực này tập trung phát triển kinh tế quốc phòng (khoanh nuôi bảo vệ rừng, chăn nuôi, trồng rau thực phẩm và cây ăn quả cho nhu cầu tại chỗ và cho đảo) và ngành chế biến hải sản.

    4. Khu Hải quân: Bao gồm Trạm Hải quân 480. Tại đây có bãi tắm biển và có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá lớn nên phương hướng phát triển kinh tế tổng hợp nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ lưu động và du lịch.

    5. Diện tích còn lại gồm toàn bộ đất rừng vừa có chức năng phòng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan môi trường sinh thái cho đảo.

Nối giữa các khu là tuyến đường tuần tra ven biển và các tuyến nội vùng đã có và sẽ được quy hoạch xây dựng.

  1. Quy hoạch sử dụng đất

Căn cứ quy hoạch nhu cầu sử dụng đất đảo Trần đến năm 2015 tầm nhìn 2020 đã được lập. Đây là căn cứ để triển khai các quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới của đảo Trần như sau:


Bảng . Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Đảo Trần huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

Thứ
tự


Chỉ tiêu



Diện tích
( ha )


Quy hoạch (ha)

Ghi chú

2015

2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(8)

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

 

443,80

482,64

502,64

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

298,20

317,26

345,37

 

1

Đất sản xuất nông nghiệp

 

0,00

24,20

32,31

 

1,1

Đất trồng cây hàng năm

HNK

 

24,20

32,31

 

1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN

 

 

 

 

2

Đất lâm nghiệp

LNP

298,20

273,06

273,06

 

3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

 

20,00

40,00

(1)

4

Đất nông nghiệp khác

NKH

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

119,07

141,32

141,32

 

2.1

Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp

CTS

 

0,24

0,24

 

2.2

Đất quốc phòng

CQP

117,58

117,58

117,58

 

2.5

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

SKC

 

1,10

1,10

(b)

2.9

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

 

1,26

1,26

 

2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

 

0,23

0,23

 

2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

 

1,50

1,50

 

2.12

Đất có mặt nước CD

MNC

1,37

19,41

19,41

©

2.13

Đất sông, suối

SON

 

 

 

 

2.14

Đất phát triển hạ tầng

DHT

0,12

10,68

10,84

 

2.14.1

+ Đất giao thông

DGT

0,12

10,21

10,21

 

2.14.3

+ Đất công trình năng lượng

DNL

 

0,04

0,20

 

2.14.4

+ Đất công trình BC viễn thông

DBV

 

 

 

 

2.14.5

+ Đất cơ sở văn hóa

DVH

 

0,06

0,06

 

2.14.6

+ Đất cơ sở y tế

DYT




0,08

0,08

 

2.14.7

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD




0,29

0,29

 

2.15

Đất phi nông nghiệp khác

PNK




3,26

3,26

(d)

3

Đất chưa sử dụng

CSD

26,53

23,13

15,02

 

3.1

+ Đất bằng chưa sử dụng

BCS

16,26

12,86

12,86

 

3.2

+ Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

8,11

8,11

0,00

 

3.3

+ Núi đá không có rừng cây

NCS

2,16

2,16

2,16

 

4

Đất đô thị

DTD










 

5

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

DBT










 

6

Đất khu du lịch

DDL

 

 

 

 

7

Đất khu dân cư nông thôn

DNT

 

0,93

0,93

 




Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đảo Trần (Viện Quy hoạch & TKNN)

Ghi chú: Biểu Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất theo thông tư 19/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và MT. Đến năm 2015 và 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của đảo tăng do:

(a) Đất nuôi trồng thủy sản tăng do diện tích khoanh nuôi ốc các loại, cầu gai và hải sâm trong khu vực quanh đảo

(b) Đất Cơ sở kinh doanh (khu hậu cần nghề cá) được lấy từ đất mặt nước biển

(c) Đất có mặt nước chuyên dùng tăng do xây dựng âu tầu được lấy vào mặt nước biển.

2.1. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng.

2.1.1. Diện tích đất để phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đảo.



2.1.1.1. Đất nông nghiệp

Hiện nay trên đảo có 298,20 ha (chiếm 67,19% diện tích đất tự nhiên) đất nông nghiệp trong đó toàn bộ là đất lâm nghiệp.

Quy hoạch đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 và 2020: Trong giai đoạn quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xây dựng các khu dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất: 30,99ha, trong đó:

+ Sang đất ở nông thôn: 0,52 ha và 0,93 ha tương ứng 2015 và 2020;

+ Sang đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: 1,10 ha;

+ Sang đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,23 ha;

+ Sang đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,32 ha;

+ Sang đất xử lý, chôn lấp chất thải: 1,08 ha;

+ Sang đất giao thông 10,09 ha;

+ Sang đất trụ sở cơ quan: 0,24 ha;

+ Sang đất công trình năng lượng 0,20 ha;

+ Sang đất cơ sở văn hóa 0,06 ha;

+ Sang đất cơ sở y tế 0,08 ha;

+ Sang đất cơ sở văn hóa 0,06 ha;

+ Sang đất cơ sở giáo dục - đào tạo 0,29 ha;

+ Sang đất phi nông nghiệp khác 3,26 ha;

Đến năm 2015 và 2020 diện tích đất nông nghiệp có 317,63 và 345,74 ha trong đó: 24,20 ha và 32,31 ha, đất sản xuất nông nghiệp và 273,06 ha đất lâm nghiệp đến năm 2020. Cụ thể cho từng loại đất nông nghiệp như sau:

2.1.1.1. Đất trồng cây hàng năm

Điều chỉnh đất trồng cây hàng năm đến năm 2020: diện tích đất trồng cây hàng năm có 32,31 ha nhằm đảm bảo cung cấp thực phầm cho dân cư trên đảo.



2.1.1.2. Đất trồng cây lâu năm:

Diện tích đất trồng cây lâu năm hiện nay trên đảo là vùng trồng cây ăn quả do người dân trước đây sống trên đảo trồng nay đã thoái hóa và cho chất lượng cũng như năng suất kém. Diện tích đất này nằm trong đất an ninh quốc phòng nên trong chu kỳ quy hoạch không tính đến.



2.1.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản:

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản hiện tại có 1,85 ha đây là diện tích đất nằm trong khu vực quân sự, trong báo cáo này không đề xuất sử dụng diện tích đất này.

Ngoài ra xung quanh đảo còn có một số dải đá tại các khu vực như: phía đông bắc và phía nam của đảo (diện tích khoảng trên 40 ha) có độ sâu khoảng 2 - 5m, tại đây có tiềm năng khoanh nuôi các loại ốc, cầu gai, hải sâm, …

2.1.1.4. Đất nông nghiệp khác :

Loại đất quy hoạch xây dựng khu chuồng trại tập trung gần khu nghĩa trang và khu xử lý rác thải với diện tích 0,37 ha. Khu chuồng trại tập trung này được sử dụng cho hộ gia đình có nhu cầu chăn thả đàn gia súc dưới tán rừng.



2.1.2. Đất phi nông nghiệp

Hiện nay đất phi nông nghiệp trên đảo có 119,07 ha, trong đó: đất an ninh quốc phòng 117,58 ha; đất giao thông 0,12 ha và đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng 1,37 ha.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp (xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất xử lý, chôn lấp rác thải; đất nghĩa trang, nghĩa địa; xây dựng phát triển hạ tầng ...) trên địa bàn, đất phi nông nghiệp tăng nhanh, giai đoạn quy hoạch tăng 21,89 ha, được phân bổ sang mục đích sử dụng xây dựng các khu dân cư, xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất xử lý, chôn lấp rác thải; đất nghĩa trang, nghĩa địa; xây dựng phát triển hạ tầng ..., . Cụ thể cho từng loại đất phi nông nghiệp như sau:

2.1.2.1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 0,24 ha, được phân bổ vào mục đích sử dụng xây dựng trụ sở UBND và nhà công vụ.



2.1.2.2. Đất phát triển hạ tầng

Tổng diện tích đất cho nhu cầu sử dụng mục đích phát triển hạ tầng dự kiến bố trí đến năm 2020 là 12,01 ha, được phân bổ sử dụng lấy từ đất lâm nghiệp. Cụ thể phân bổ cho từng hạng mục như sau:



a. Đất giao thông

Tổng nhu cầu sử dụng đất cho mục đích giao thông tăng 10,08 ha, diện tích đất này được lấy trên đất lâm nghiệp để xây dựng các tuyến giao thông giữa các điểm dân cư và giao thông phục vụ công tác an ninh, tổng diện tích đất giao thong đến năm 2020 là 10,21 ha.



b.Đất thuỷ lợi

Tổng nhu cầu đất thủy lợi trong giai đoạn quy hoạch tăng 1,37 ha diện tích đất này chủ yếu là đất dung để xây dựng các hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, diện tích đất được lấy từ đất lâm nghiệp.



c. Đất cơ sở văn hoá

Để phục vụ tốt công tác văn hóa cho nhân dân trên đảo trong việc quy hoạch có tính đến xây dựng nhà văn hóa. Diện tích đất dành cho xây dựng cơ sở văn hoá đến năm 2020 là 0,06ha.



d. Đất cơ sở y tế

Trong thời gian đầu (đến năm 2015) nhân dân sẽ được khám chữa bệnh tại trạm quân y trên đảo (trạm cần được đầu tư thêm trang thiết bị). Đến năm 2020 đất dùng cho cơ sở y tế là 0,08ha.



e. Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

Tổng diện tích đất cơ sở giáo dục được quy hoạch có trường tiểu học 0,29 ha và khu vực dự kiến xây dựng trường mầm non cũng như sân chơi của nhà văn hóa, sân thể thao, … là 1,65 ha tại khu đất phi nông nghiệp khác (khu dự phòng phát triển).



2.1.2.3. Đất xử lý, chôn lấp rác thải:

Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải




Đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường xanh sạch đẹp, đáp ứng nhu cầu vệ sinh môi trường chung cho toàn xã hội. Nhu cầu đất xây dựng bãi thải, xử lý chất thải là 1.26 ha, diện tích đất được lấy từ đất lâm nghiệp. Khu xây dựng bãi thải, xử lý chất thải được bố trí xa khu dân cư cạnh khu vực dự kiến xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa.

Sử dụng công nghệ phân loại rác thải tại nguồi, rác thải hữu cơ được tận dụng để làm phân bón hữu cơ. Công nghệ áp dụng là ủ tự nhiên, có sử dụng chế phẩm vi sinh. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải được thể hiện ở sơ đồ hình sau

Đây là một công nghệ xử lý được xây dựng và áp dụng phù hợp với quy mô 100-200 hộ dân. Các công đoạn xử lý đảm bảo kỹ thuật, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và qui mô nhỏ, tiết kiệm diện tích tận dụng lại các ô chôn lấp rác hữu cơ (sử dụng làm phân bón).

2.1.2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đáp ứng văn hóa, phong tục tập quán và tâm linh của nhân dân. Khu nghĩa địa của đảo được xây dựng như một nghĩa địa xanh bởi sự bố trí xen khe đều đặn có quy hoạch của cây xanh tạo nên sự ngăn nắp tôn kính và sự bình an trong tâm những người đã khuất. Quy hoạch đất nghĩa trang nghĩa địa tại khu đồi thoải phía cuối khu dân cư với diện tích 1,32 ha, diện tích đất này được lấy ra từ đất lâm nghiệp.



2.1.2.5.Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng

Diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng đến năm 2015 và năm 2020 có 19,41 ha, tăng 18,04 ha. Diện tích này được lấy từ mặt nước biển và được sử dụng làm khu neo đậu tàu thuyền.



2.1.2.6.Đất quốc phòng, an ninh

Đến năm 2020, diện tích đất quốc phòng, an ninh trên địa bàn không có biến động, giữ nguyên diện tích 117,58 ha.



2.1.2.7. Đất phi nông nghiệp khác

Diện tích đất phi nông nghiệp khác có 3,26 ha được phân bổ cho mục đích phát triển hạ tầng (khu bãi tắm, khu phụ trợ cho bãi tắm, …). Diện tích đất này được quy hoạch từ đất chưa sử dụng và đất trống cây lùm bụi nằm ở phía đông của đảo giáp khu vực hải quân.



2.1.2.8. Đất ở nông thôn

Tổng nhu cầu đất ở nông thôn cho 50 hộ gia đình là 0,93ha, được phân bổ sử dụng trên từ đất lâm nghiệp. Đất ở dự kiến bố trí dân cư tại các vị trí tại khu trung tâm hành chính của đảo.



2.1.3. Đất chưa sử dụng

Hiện đất chưa sử dụng trên địa bàn có 26,53 ha bao gồm: 16,26 ha đất bằng chưa sử dụng (các bãi cát ven đảo); 8,11 ha đất trống, trảng cỏ và 2,16 ha núi đá không có rừng cây.

Đến năm 2015 diện tích đất này được đưa vào quy hoạch cho các mục đích xây dựng hạ tầng, sản xuất nông nghiệp là 3,40 ha và đến năm 2020 diện tích đât chưa sử dụng còn 15,02 ha chủ yếu là núi đá không có rừng cây và các bãi cát ven biển nẳm trong các khu vực an ninh quốc phòng.

3. Quy hoạch phát triển kinh tế



tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương