VIỆn quy hoạch và thiết kế NÔng nghiệp báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế XÃ HỘI



tải về 1.13 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu07.10.2016
Kích1.13 Mb.
#32621
1   2   3   4   5   6   7   8   9

3.3. Hiện trạng sử dụng đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn đảo 443,89 ha. Theo phân loại các loại đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì đảo Trần có các loại hình sử dụng đất sau:

Như vậy, đất nông nghiệp hiện nay có 298,20 ha (chiếm 67,19% diện tích tự nhiên), trong đó toàn bộ là đất rừng phòng hộ. Do chưa có dân ở nên đất sản xuất nông nghiệp không lớn và nằm trong đất quốc phòng (chủ yếu là trồng cây rau màu, cây ăn quả và bãi chăn thả)

Do đặc điểm địa hình và nguồn nước nên khả năng mở rộng đất sản xuất nông nghiệp của đảo Trần không nhiều. Dự kiến đất sản xuất nông nghiệp được cải tạo mở rộng trên đất bằng chưa sử dụng khu vực Hải Quân (hiện là cây lùm bụi).

Đất phi nông nghiệp trong cơ cấu các loại đất trên đảo chiếm tỷ trọng khá đối lớn, trong đó chủ yếu là đất quốc phòng (chiếm tới 26,49% diện tích đất tự nhiên). Đất phục vụ giao thông, đất năng lượng, đất mặt nước chuyên dùng không đáng kể (khoảng 0,34%).

Đất chưa sử dụng trên đảo bao gồm đất cát, đất núi đá có diện tích 26,53 ha (chiếm 5,98% diện tích tự nhiên).



Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất đảo Trần năm 2013

Thứ
tự


Chỉ tiêu



Diện tích
( ha )


Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

 

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

 

443,80

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

298,20

67,19

1

Đất sản xuất nông nghiệp

 







1,1

Đất trồng cây hàng năm

HNK







1.4

Đất trồng cây lâu năm

CLN







2

Đất lâm nghiệp

LNP

298,20

67,19

3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

 




4

Đất nông nghiệp khác

NKH

 




2

Đất phi nông nghiệp

PNN

119,07

26,83

2.1

Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp

CTS

 




2.2

Đất quốc phòng

CQP

117,58

26,49

2.5

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

SKC

 




2.9

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

 




2.10

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

 




2.11

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

 




2.12

Đất có mặt nước CD

MNC

1,37

0,31

2.13

Đất sông, suối

SON

 

0,00

2.14

Đất phát triển hạ tầng

DHT

0,12

0,03

2.14.1

+ Đất giao thông

DGT

0,12

0,03

2.14.3

+ Đất công trình năng lượng

DNL

 




2.14.4

+ Đất công trình BC viễn thông

DBV

 




2.14.5

+ Đất cơ sở văn hóa

DVH

 




2.14.6

+ Đất cơ sở y tế

DYT

 




2.14.7

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

 




2.15

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

 




3

Đất chưa sử dụng

CSD

26,53

5,98

3.1

+ Đất bằng chưa sử dụng

BCS

16,26

3,66

3.2

+ Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

8,11

1,83

3.3

+ Núi đá không có rừng cây

NCS

2,16

0,49




  1. Thảm thực vật.

Thảm thực vật trên đảo chủ yếu là rừng tự nhiên đa dạng với nhiều loại cây rừng, được xếp vào loại rừng phòng hộ. Hiện nay rừng trên địa bàn xã đa số là rừng non phục hồi sau những giai đoạn bị chặt phá trước năm 1979. Rừng còn có nhiều loại cây gỗ thuộc các họ trầm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long não, lim, giao, bồ hòn, thông, keo... Ngoài cây thân gỗ còn có nhiều loại cây dược liệu như hương nhu, sâm đất, thầu dầu tía trên các đảo.

Rừng của đảo thuộc loại rừng 3 tầng, cây rừng có độ cao 10 - 12 m;

Hiện nay, rừng trên đảo Trần thuộc loại rừng phòng hộ.


  1. Tài nguyên biển.

  • Nguồn lợi biển

Đảo Trần nói riêng và huyện Cô Tô nói chung có nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú, đa dạng với nhiều loại động thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao.

Hiện tại chưa có những nghiên cứu cụ thể về điều tra, đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác hải sản của ngư trường. Tuy nhiên về lâu dài, để đảm bảo phát triển bền vững nghề cá, hướng đi thích hợp vẫn là vươn khơi đánh bắt xa bờ.

Ở vùng biển Đảo Trần, thực vật phù du có 127 loài thuộc 31 chi, 3 ngành tảo. Động vật phù du có 54 loài thuộc 2 giống của 4 nhóm vỏ giáp, chân chèo. Động vật đáy ở độ sâu 5 đến 20 m, đã phát hiện được 100 loài chủ yếu là giun tơ, giáp xác, thân mềm, da gai,... Các loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải sâm.

Rong biển có 74 loài, thuộc 51 giống, 30 họ, 18 bộ, 5 lớp, 4 ngành, trong đó có nhiều loại làm thực phẩm, phân bón.

Nguồn lợi cá có 120 loài, có 13 loài có giá trị kinh tế cao, bao gồm cá nổi và cá đáy. Cá mực gồm 6 loài, mực ống chủ yếu là mực Trung Hoa tập trung nhiều ở đông nam đảo Thanh Lân, sản lượng khai thác có thể đạt 50 tấn/năm. Cô Tô có bãi tôm với diện tích khoảng 200 hải lý vuông, độ sâu 11-23 m, đáy tương đối bằng phẳng, chất đáy cát pha bùn. Tôm bị khai thác quá mức nên nguồn lợi suy giảm nhanh, hiện tại tôm còn rất ít. Trữ lượng tự nhiên nhiều sinh vật biển chưa được điều tra xác định.



  1. Tài nguyên du lịch:

Nằm ở vị trí địa lý ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, thiên nhiên đã ban tặng cho đảo Trần những nét độc đáo, bí ẩn của tự nhiên. Bãi biển hoang sơ nhưng sạch, đẹp với dải cát trắng mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo Trần còn có đặc điểm độc đáo là sườn ngầm khá sâu rất tiện cho bơi lội, hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.

Trong tương lai, đảo Trần sẽ được quy hoạch nằm trong tuyến du lịch Trà Cổ - Vĩnh Thực – Đảo Trần và nối với tuyến du lịch khác ra Đảo Trần.



        1. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢO TRẦN

Đảo Trần được chú trọng với vai trò là địa bàn xung yếu về An ninh – Quốc phòng nằm trên vịnh Bắc Bộ, cửa ngõ phía Đông Bắc Việt Nam, do vậy mọi hoạt động trên đảo chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sang chiến đấu, kiểm tra, kiểm soát và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Các hoạt động sản xuất chính là trồng rau, quả thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm và nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, chỉ mang tính chất tăng gia, tự túc để cải thiện đời sống cho lực lượng vũ trang trên đảo.

Gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế biển – đảo của Đảng và Nhà nước, đảo Trần đã và đang được các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ninh tích cực đầu tư để thực hiện quá trình dân sự hóa đảo, xây dựng đảo trở thành địa bàn kinh tế gắn với Quốc phòng – An ninh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa lực lượng lao động ra đảo định cư, xây dựng kinh tế. Nhiều loại hình hoạt động – sản xuất – Dịch vụ bước đầu được hình thành, tuy mang tính tự cấp nhỏ lẻ nhưng là tiền đề cho phát triển kinh tế đảo trong tương lai.



            1. Sản xuất nông nghiệp

    1. Thực trạng phát triển

Sản xuất nông nghiệp hiện mang tính tự cung tự cấp, cải thiện đời sống và đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ, qui mô nhỏ lẻ không tập trung.

Trồng trọt và chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nước, trong khi đó cung cấp nước trên đảo còn nhiều hạn chế đặc biệt vào mùa khô.

Chăn nuôi gia súc gia cầm phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn tinh tuy nhiên điều kiện đáp ứng của đảo còn gặp nhiều khó khăn.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của đảo ước đạt khoảng hơn 1 tỷ/năm. Trong đó giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 85%.



a. Trồng trọt

Hiện nay trên đảo không có điều kiện sản xuất lương thực, lúa gạo sử dụng trên đảo được cung cấp từ đất liền. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là rau xanh, củ, quả tuy nhiên sản lượng mới chỉ đáp ứng nhu cầu trên đảo mà chưa đủ để có thể cung cấp cho nhu cầu của khách, ngư dân các địa phương qua lại làm việc và đánh bắt, neo đậu trú tránh tại đảo. Theo khảo sát thực tế các cây trồng nhìn chung phát triển tốt, năng suất bình quân của các loại rau đạt 350 tạ/ha, sản lượng đạt bình quân 8 tấn/năm. Cơ cấu các loại cây thực phẩm khá đa dạng như: rau muống, rau mùng tơi, rau cải, bí mướp...và một số loại rau gia vị.

Ngoài các loại rau, củ thực phẩm, có nhiều loại cây trồng khác như chuối, đu đủ trồng phân tán tại các khu ở hoặc xen trong rừng. Một số loại cây ăn quả lâu năm khác trên đảo như: xoài, nhãn, vải, ổi, cam, bưởi, dừa… phát triển khá tốt. Những sản phẩm này hàng năm cung cấp một lượng sản phẩm đáng kể (trên dưới 15 tấn) góp phần đáp ứng nhu cầu rau quả sử dụng trên đảo, một phần sản phẩm của những cây sinh trưởng tự nhiên này được khai thác kèm thực phẩm bổ sung nguồn thức ăn cho gia súc phát triển chăn nuôi.

Với hệ sinh thái tự nhiên trên đảo, phát triển cây ăn quả lâu năm là hướng có nhiều triển vọng, đặc biệt có thể phát triển theo phương thức phân tán kết hợp làm cây che bóng, tạo cảnh quan và đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm phục vụ nhu cầu rau, quả tươi tại chỗ, phục vụ tầu bè neo đậu cũng như khách du lịch tại đảo về lâu dài.



b. Chăn nuôi

Tuy phát triển ở mức độ thấp, tự cung tự cấp là chính, chăn nuôi trên đảo khá đa dạng bao gồm nhiều loại vật nuôi: đàn bò 34 con, đàn lợn 50 con, đàn gia cầm 400 con. Sản phẩm lợn rừng và dê hiện đang được nuôi thử nghiệm trên đảo, số lượng không đáng kể.

Trong cơ cấu đàn lợn phần lớn là lợn giống lợn lai, đàn gà là giống mới thả vườn. Các loại gia cầm khác (ngan, vịt) được chuyển ra từ đất liền mức độ thích nghi và phát triển tốt. Trên đảo đã hình thành 01 trại nuôi lợn chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp với qui mô gần 100 m2. Tuy nhiên đàn lợn và đàn gia cầm chưa có điều kiện tăng tổng đàn do hạn chế về nguồn thức ăn trên đảo. Giống bò vàng khẳng định được tính thích ứng với điều kiện và khí hậu của đảo, phát triển tốt, tổng đàn tăng ổn định trong nhiều năm. Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thực phẩm của cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang trên đảo, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 17 tấn/năm, sản lượng trứng 50.000 quả.


    1. Tiềm năng phát triển

Theo phân tích và đánh giá của các chuyên gia: điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của đảo tương đối thuận lợi cho phát triển và sản xuất đa dạng các loại cây trồng (cây lương thực, thực phẩm…), vật nuôi (gia súc, gia cầm…), bổ sung và mở rộng diện tích che phủ rừng nhằm nâng cao khả năng phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do tác động của thiên tai, giữ ổn định môi trường sinh thái.

Qua khảo sát thực tế, diện tích đất có khả năng trồng trọt cây hàng năm là 24,2 ha, trong đó nằm trong khu vực Quân đội quản lý khoảng 16 ha. Những diện tích này nằm không tập trung mà phân bố tại nhiều địa bàn trên đảo gần các nguồn nước tự nhiên, điều kiện canh tác tốt.

Thời gian trước năm 1978, sản xuất trồng trọt cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho gần 200 cư dân sống trên đảo trong đó lúa, rau màu là những sản phẩm trồng trọt chủ lực. Sản lượng lương thực bình quân đạt trên 40 tấn/năm.

Tiềm năng đất đai rộng lớn, thảm thực vật phong phú với những sản phẩm dưới tán rừng: cỏ, chuối, đu đủ là nguồn thức ăn khá dồi dào cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản khác.



  1. Lâm nghiệp

    1. Thực trạng phát triển

Theo số liệu khảo sát thực tế, diện tích rừng trên đảo 298,20 ha (chưa tính đất rừng nằm trong khu vực quốc phòng). Tỷ lệ che phủ đạt gần trên 90% diện tích đất của đảo. Trong cơ cấu rừng, rừng tự nhiên chiếm hơn 98%. Chức năng chính của rừng là phòng hộ, chắn gió và tạo nguồn sinh thủy.

Diện tích rừng trồng chủ yếu phân bố dọc theo những tuyến đường trên đảo và trong khu vực đóng quân của các lực lượng vũ trang với những cây trồng chính như keo và một số cây được di thực được trồng làm cây che bóng mát, cảnh quan kết hợp lấy quả tạo thêm tính đa dạng trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp trên đảo.

Rừng tự nhiên: Rừng đảo Trần vốn là thảm rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh nhiệt đới giàu trữ lượng. Trải qua thời gian với các hoạt động phục vụ cuộc sống của các cư dân trên đảo nên đã làm tổn hại đến hệ sinh thái rừng, làm giảm diện tích rừng nguyên sinh của đảo. Diện tích rừng thứ sinh là khá lớn, trữ lượng chủ yếu là các loại gỗ vừa và nhỏ. Thảm thực vật dưới tán rừng gồm nhiều loại dây leo, cây bụi, và các loại cây thân thảo khác, đặc biệt là những cây dược liệu có giá trị.

Đến nay, tài nguyên rừng trên đảo được các lực lượng vũ trang chú trọng bảo vệ và tái tạo, độ che phủ tương đối tốt. Tuy nhiên với chức năng phòng hộ là chính, tài nguyên rừng của đảo Trần không mang ý nghĩa trong khai thác lâm sản (ngoại trừ việc tận thu cành, cây khô làm chất đốt, bổ sung nguồn thức ăn cho chăn nuôi đối với một số sản phẩm dưới tán rừng: cỏ, chuối, đu đủ…và khai thác dược liệu).

Diện tích rừng thứ sinh đang phục hồi nên chức năng phòng hộ, chống xói mòn và điều hòa nguồn nước chưa đảm bảo. Nhiều khu vực trữ lượng rừng còn nghèo, còn có những khu đất trống, cỏ lau xen cây lùm bụi cần được tái tạo làm giàu và phục hồi thay thế bằng rừng trồng. Tuy nhiên xét về tổng thể, cơ bản rừng trên đảo vẫn đang là một tài nguyên giàu triển vọng cần được tổ chức quản lý và khai thác theo hướng đảm bảo chức năng phòng hộ, đồng thời phát huy giá trị cảnh quan sinh học của rừng nhiệt đới đảo - biển phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch, nghiên cứu.


    1. Tiềm năng phát triển

Rừng đảo Trần mang những đặc trưng của hệ sinh thái nhiệt đới nóng ẩm với hầu hết cây rừng thuộc loại thường xanh quanh năm và có sự phân tầng khá rõ nét của thảm thực vật. Tài nguyên thực vật tự nhiên trên đảo có đa dạng các loại sản phẩm mang giá trị kinh tế cao được sử dụng làm dược liệu quí. Hệ động vật tự nhiên đa dạng với các loại gặm nhấm, bò sát, côn trùng…các loại chim có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hệ môi trường sinh thái trên đảo.

Qua khảo sát thực tế, diện tích đất có khả năng trồng cây hàng năm là 25,2 ha, trong đó nằm trong khu vực Quân đội quản lý khoảng 16 ha. Với đặc điểm là đất dốc tụ có tính thích nghi cao đối với nhiều loại cây trồng trong đó: Sản lượng lương thực có thể đạt bình quân 70 tấn lúa/năm (vụ Đông Xuân); 01 vụ màu (khoai): sản lượng khoàng 37,8 tấn, sản xuất rau quả thực phẩm có thể đạt tới 400 tấn/năm. Tuy nhiên điều kiện nước sản xuất trên đảo còn gặp khó khăn, vùng sản xuất không tập trung, đất có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp phần lớn nằm trong khu vực quản lý của lực lượng vũ trang trên đảo, do đó cần có phương án bố trí sản xuất đối với từng loại sản phẩm phù hợp với từng điều kiện vùng sản xuất.

Những năm trước 1978, sản xuất trồng trọt cơ bản đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho gần 200 cư dân sống trên đảo trong đó lúa, rau màu là những sản phẩm trồng trọt chủ lực. Sản lượng lương thực bình quân đạt trên 40 tấn/năm.

Tiềm năng đất đai rộng lớn, thảm thực vật phong phú với những sản phẩm dưới tán rừng: cỏ, chuối, đu đủ là nguồn thức ăn khá dồi dào cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại đặc sản khác.



  1. Khai thác và nuôi trồng thủy sản

    1. Thực trạng phát triển

Khai thác và nuôi trồng thủy sản tương lai là ngành kinh tế mũi nhọn của đảo. Tuy nhiên, hiện nay trên đảo chưa có dân sinh sống nên những đánh giá sau đây dựa vào kết quả khảo sát các đối tượng từ địa phương khác hoạt động ở khu vực ngư trường đảo Trần.

Tại khu vực vùng biển đảo Trần luôn có khoảng 60-80 thuyền đánh cá với hàng trăm ngư dân từ các địa phương trong tỉnh: Hải Hà, Vĩnh Thực, Móng Cái và nhiều tỉnh khác: Thái Bình, Thanh Hóa, Thừa thiên Huế, Quảng Ngãi,…đến khai thác và đánh bắt thủy sản. Ngư trường khu vực đảo Trần khá đa dạng các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như cá tôm, mực, hải sâm, ốc các loại… Sản lượng đánh bắt hàng năm tại khu vực này đạt bình quân 15 tấn /hộ/ năm, đời sống của ngư dân tại khu vực này khá ổn định, tổng thu nhập đạt khoảng 600 triệu đồng/năm. Tuy nhiên tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn nhiều hạn chế. Phần lớn tàu thuyền công suất nhỏ (22-24CV) do đó khả năng vươn tới những ngư trường xa tiềm năng khác còn gặp nhiều khó khăn, mức độ an toàn chưa cao.

Cơ cấu ngành nghề khai thác thủy sản khu vực đảo Trần phát triển khá đa dạng với nhiều loại ngành nghề. Trong đó tập trung vào một số nhóm nghề chính là các nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới vó, mành, nghề câu và họ nghề khác. Tàu cá được tổ chức theo đơn vị thuyền nghề, sản xuất phân tán, nhỏ lẻ và sự phát triển tự phát vẫn còn phổ biến với hình thức sở hữu tư liệu sản xuất là cá nhân và hộ gia đình.

Theo kết quả khảo sát, sản lượng khai thác năm 2013 tăng đáng kể so với năm trước, mức tăng khoảng gần 13%, tuy nhiên nếu không tính sứa thì sản lượng khai thác có tín hiệu giảm với mức giảm bình quân khoảng trên 2%/năm. Trong đó giảm mạnh nhất là tôm (giảm 9,9%), cá giảm 5,2%, mực giảm 1,6%.

Trong cơ cấu sản phẩm khai thác, cá chiếm trên 11%, sản lượng hải sản khác chiếm trên 12%, Sứa chiếm tỷ trọng cao nhất với 74% tổng sản lượng khai thác. Tôm có sản lượng thấp nhất chiếm khoảng 3% tổng sản lượng khai thác.

Hệ thống nậu vựa đóng vai trò khá quan trọng thu mua sản phẩm khai thác, cung cấp nhu yếu phẩm cho ngư dân theo phương thức thanh toán gối đầu và đóng vai trò quan trọng như kênh phân phối sản phẩm khai thác, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm khai thác. Hỗ trợ cho ngư dân vay vốn đầu tư, sửa chữa tàu thuyền, mua sắm ngư cụ…Tuy nhiên sự ràng buộc về tài chính đã khiến ngư dân chịu nhiều thiệt thòi do bị áp đặt giá bởi chủ vựa nậu, giá bán sản phẩm thường thấp hơn thị trường.



    1. Tiềm năng phát triển

- Theo kết quả điều tra, đánh giá cho thấy nguồn lợi thủy sản vùng biển đảo Trần khá phong phú và đa dạng, đặc trưng thuộc chủng quần vịnh Bắc Bộ, có hầu hết các giống loài ở vịnh Bắc Bộ gồm có trên 150 loài và nhóm loài hải sản thuộc 69 họ, số loài cá có trên 130 loài chiếm khoảng 80% tổng số loài đã gặp ở khu vực đảo Cô Tô chứng tỏ ngư trường quanh đảo có mức độ đa dạng về loài cao, trong đó nhiều hải đặc sản như Bào ngư, Hải sâm, Tôm He, ốc huơng…

Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản ở vùng biển của đảo đã xác định được 120 loài cá, trong đó có 13 loài cá có giá trị kinh tế cao.

Những năm gần đây, do giá rất cao nên ngư dân tập trung đánh bắt cá rạn bằng nhiều loại phương tiện, công cụ trong đó nguy hiểm nhất là nghề lặn có sử dụng hoá chất độc (Cyanua). Do đó, nguồn lợi cá rạn ở vùng biển quanh đảo suy giảm nhanh chóng và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Vùng biển đảo Trần cũng là một ngư trường khai thác mực quan trọng của vịnh Bắc Bộ. Mực Ống thường xuất hiện từ cuối tháng 2 âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7. Mực Nang thường xuất hiện từ tháng 12 âm lịch và kéo dài khoảng 3 - 4 tháng.

Mực là đối tượng có giá trị xuất khẩu cao, nên ngư dân đánh bắt tại đay có nhiều loại nghề khai thác mực. Trong đó, khai thác mực Ống chủ yếu bằng nghề câu và chụp mực. Khai thác mực Nang chủ yếu bằng lưới rê 3 lớp.

Mùa vụ đánh bắt tôm chủ yếu vào các tháng 4, 6, 10 và 12, trong đó tháng 10 có sản lượng đánh bắt cao nhất. Tuy nhiên, do bị khai thác quá mức nên nguồn lợi tôm đang có dấu hiệu suy giảm nhanh.

Hải Sâm và Bào Ngư và nhiều loại ốc cũng là những loài đặc sản của đảo. Tuy nhiên, việc khai thác những đối tượng này tại khu vực đảo hiện chưa được quan tâm nhiều, trữ lượng tự nhiên chưa được điều tra, đánh giá.

Đặc điểm ngư trường khai thác

+ Vụ Bắc

Đối tượng khai thác chủ yếu trong vụ Bắc là các loài cá nổi như cá Nục, cá Lầm, cá Dầu...Thời vụ trong vụ Bắc cũng thay đổi từng năm, có năm từ 24 - 30 tháng 10, nhưng có năm đến tháng 12 cá mới xuất hiện. Vụ cá Bắc thường kết thúc ở đầu tháng 4, nhưng có năm kéo dài tới tháng 5.

Cá bắt đầu xuất hiện ở phía Tây Nam, Tây Bắc đảo Bạch Long Vỹ, phạm vi phân bố rộng. Sang tháng 1 cá di chuyển dần vào vùng ven bờ. Cá từ Bạch Long Vỹ di chuyển sang phía Đông Cô Tô - Thanh Lân và phía Đông Nam đảo Trần.

Trong vụ Bắc, các nghề khai thác cá nổi như lưới vây, lưới vó ánh sáng đánh bắt đạt sản lượng cao. Vào thời kỳ cá rộ có tàu đánh bắt đạt 30 tấn/đêm. Vào giữa vụ đạt bình quân 2 - 3 tấn/đêm.

Cá đáy và gần đáy ở vùng biển Cô Tô, Thanh Lân trong vụ Bắc có mật độ phân bố dày hơn vụ Nam nên nghề lưới kéo hoạt động ở ngư trường này đối với các đội tàu có công suất > 90 cv đều đạt hiệu quả cao hơn trong vụ cá Bắc.

+ Vụ Nam

Đối tượng đánh bắt chính trong vụ Nam là cá Trích xương, cá Lầm, cá Cơm, cá Dầu, cá Chỉ Vàng… Cá thường xuất hiện ở độ sâu 15 - 20 m từ đảo Trần đến Thanh Lân, Cô Tô.

Trong vụ Nam cá di chuyển từ phía Nam lên phía Bắc và vào ven bờ để sinh sản, cá bố mẹ đẻ xong di chuyển dần ra xa bờ. Cá con lớn dần trong Vịnh, khoảng tháng 5, 6 cá Nhâm, cá Cơm, tập trung quanh đảo Trần,Thanh Lân, Cô Tô. Trong thời gian này, đánh bắt các loài cá Nhâm, cá Cơm đạt sản lượng cao. Sang tháng 7, 8 cá bắt đầu di chuyển dần xuống phía Nam.

Trong vụ Nam, các nghề lưới vây, vó ánh sáng đánh bắt đạt sản lượng trung bình 1 - 2 tấn/đêm.

Từ tháng 4, 5 cá đáy di chuyển từ vùng biển xa bờ vào vùng ven bờ. Từ tháng 6 - 9 cá tập trung với mật độ dày quanh quần đảo Cô Tô. Từ tháng 10, cá đáy lại di chuyển dần về phía Nam đảo Bạch Long Vỹ.



tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương