VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao ­­­­­ TÀi liệu tập huấn bộ luật tố TỤng hình sự NĂM 2015 Hà Nội, tháng 4 năm 2016



tải về 0.7 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.7 Mb.
#16907
1   2   3   4   5   6   7

+ Phiên họp: (1) Hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp. Trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp. (2) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. (3) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án. (4) Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có). Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên họp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định (Điều 362).


- Lý do: Đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử và thống nhất với cách xử lý trong Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính.

4.16. Mở rộng thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm (các điều 355-359)

- BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa bao quát hết

- BLTTHS năm 2015:

+ Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm: khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.

+ Sửa bản án sơ thẩm: Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau: (1) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp; (2) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể: (1) Áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp; (2) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn; (3) Không cho bị cáo hưởng án treo.

+ Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại: (1) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm; (2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp: (1) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm; (2) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ; (3) Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.


- Lý do: Nhằm khắc phục vướng mắc hiện nay do Tòa án cấp phúc thẩm không có đầy đủ thẩm quyền trong việc hủy, sửa bản án sơ thẩm nên phải kiến nghị Tòa án cấp trên kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, làm kéo dài vụ án không cần thiết.

4.17. Bổ sung quy định về thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm (Điều 361)

- BLTTHS năm 2003: quy định nhưng chưa cụ thể.

- BLTTHS năm 2015: Hội đồng phúc thẩm có quyền: (1) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật; (2) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; (3) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.

- Lý do: bảo đảm tính cụ thể, rõ ràng.

Phần thứ năm: Một số quy định về thi hành

bản án, quyết định của Tòa án



1. Mục đích, yêu cầu và lý do sửa đổi

1.1. Tiếp tục thể chế hóa thực hiện chủ trương cải cách tư pháp liên quan đến thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong tố tụng hình sự như: hạn chế hình phạt tử hình, chính sách miễn, giảm hình phạt tù có thời hạn.

1.2. Bảo đảm tính đồng bộ với các quy định của Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự; đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập bộc lộ qua 10 năm thi hành các quy định của BLTTHS năm 2003 về phần thi hành các bản án, quyết định của Tòa án trong tố tụng hình sự.

1.3. Phần thứ năm gồm 02 chương, 07 điều, giảm 10 điều so với BLTTHS năm 2003 (bỏ các điều luật quy định về: cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án bản án và quyết định của Tòa án; thi hành các hình phạt cụ thể, bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; quản lý người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù).

2. Những nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản

2.1. Bổ sung quy định mới về việc thi hành hình phạt cảnh cáo (Điều 364)

BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa, mặc dù sau đó bản án, quyết định vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị.



2.2. Bổ sung quy định mới về việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án (Điều 365)

Thực tiễn những năm qua cho thấy khá nhiều bản án, quyết định của Tòa án có nội dung không rõ, dẫn đến công tác thi hành án gặp nhiều khó khăn, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa được bảo vệ kịp thời, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, tuy nhiên, vẫn còn thiếu những quy định để khắc phục thiếu sót này. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung điều luật mới quy định việc giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án, theo đó:



- Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án gồm: cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại và đương sự liên quan đến việc thi hành án;

- Thẩm quyền giải thích, sửa chữa thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định đó; trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện.

2.3. Bổ sung quy định mới về trách nhiệm, thời hạn trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 366)

Để góp phần phát hiện và khắc phục sớm những thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời tăng cường vai trò của các cơ quan thi hành án, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định mới về trách nhiệm và thời hạn trả lời kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, theo đó:



- Cơ quan có quyền kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự;

- Thời hạn trả lời kiến nghị xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị; trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 120 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị.

2.4. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành (Điều 367)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế xem xét, quyết định việc kháng nghị giám đốc thẩm của Viện trưởng VKSND tối cao đối với bản án tử hình, BLTTHS bổ sung quy định về trách nhiệm của TAND tối cao phải chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND tối cao nghiên cứu sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; thời hạn để VKSND tối cao nghiên cứu hồ sơ vụ án là 1 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và phải chuyển trả lại hồ sơ vụ án cho TAND tối cao.



2.5. Sửa đổi, bổ sung quy định về việc chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân (Điều 367)

- Quán triệt chủ trương cải cách tư pháp của Đảng về hạn chế hình phạt tử hình, trên cơ sở kế thừa quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, khoản 3, Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015 đã quy định theo hướng mở rộng thêm 02 trường hợp không thi hành án tử hình, theo đó không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp: (a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; (b) Người đủ 75 tuổi trở lên; (c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

- Nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật hình sự năm 1999, kế thừa quy định tại khoản 1 Điều 259 BLTTHS năm 2003 và sắp xếp lại vị trí của điều khoản cho hợp lý, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định về thẩm quyền, thủ tục xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án, theo đó: khi có căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 40 Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án TAND tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

2.6. Bổ sung quy định mới về thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện (Điều 368)

- Tha tù trước hạn có điều kiện thực chất là cho người đang chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam, giữ được tiếp tục chấp hành án tại cộng đồng xã hội và họ phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù; điều kiện để áp dụng chế định này được quy định rất chặt chẽ, như: phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên; có nơi cư trú rõ ràng; đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và nghĩa vụ bồi thường dân sự; đã chấp hành được một thời hạn phạt tù nhất định tùy theo loại tội mà họ bị kết án….và một số điều kiện khác theo quy định của Bộ luật hình sự (khoản 1,2 Điều 66).

Nếu vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt hành chính 02 lần trở lên thì có thể bị buộc phải trở lại cơ sở giam giữ để tiếp tục chấp hành án; nếu thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì người đó bị buộc chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt từ chưa chấp hành của bản án trước; nếu có nhiều tiến bộ thì có thể được rút ngắn thời gian thử thách (khoản 3,4,5 Điều 66).

- Để phù hợp với quy định mới của Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về thủ tục xét tha tù trước hạn có điều kiện, theo đó:



+ Về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị: Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an; trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng; cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.

+ Về thủ tục:

(1) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Viện kiểm sát phải ra văn bản thể hiện quan điểm về đề nghị xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; Chánh án Tòa án phải mở phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu, thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tài liệu và gửi cho Viện kiểm sát, Tòa án.

(2) Hội đồng xét tha tù trước thời hạn có điều kiện gồm Chánh án và 02 Thẩm phán, do Chánh án làm Chủ tịch Hội đồng. Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị. Kiểm sát viên trình bày quan điểm về đề nghị xét tha tù trước thời hạn có điều kiện và việc tuân theo pháp luật trong việc xét, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Phiên họp phải được lập thành biên bản với những nội dung theo luật định; sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên xem biên bản phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp; Chánh án phải kiểm tra biên bản, cùng với thư ký phiên họp ký vào biên bản.

(3) Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho phạm nhân, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cấp quân khu, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở. Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.



+ Xử lý vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách: Trường hợp người được tha tù trước thời hạn vi phạm các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Bộ luật hình sự, thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tha tù trước thời hạn phải lập hồ sơ chuyển đến Viện kiểm sát và Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủy quyết định đã ban hành.

+ Về việc kháng nghị, khiếu nại: Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định tại Chương XXII (Xét xử phúc thẩm) và Chương XXXIII của BLTTHS.

2.7. Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục xóa án tích (Điều 369)

- Thay đổi chủ thể có thẩm quyền xác nhận việc đương nhiên xóa án tích, theo đó thẩm quyền cấp này thuộc về cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thay vì Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án như quy định của BTTHS năm 2003. Đối với trường hợp đương nhiên được xoá án tích, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự; đối với các trường hợp xóa án tích còn lại đều do Tòa án xem xét, quyết định (điều 71, 72 của Bộ luật hình sự).

- Về thủ tục xóa án tích cho người bị kết án, để phù hợp với quy định Bộ luật hình sự, BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

+ Về thủ tục đương nhiên được xóa án tích, bổ sung quy định trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự, thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích và nội dung này cũng được cập nhật trong lý lịch tư pháp của người đó.

+ Về thủ tục xóa án tích theo quyết định của Tòa án, bổ sung quy định thời hạn cụ thể để Tòa án, Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét, giải quyết đơn xin xoá án tích của người bị kết án, theo đó, trong thời hạn không quá 13 ngày, kể từ ngày Tòa án nhận đơn xin xoá án tích phải có quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xóa án tích; một trong hai quyết định này phải được Tòa án giao cho người bị kết án trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày ra quyết định.

Phần thứ sáu: Xét lại bản án và quyết định

đã có hiệu lực pháp luật



1. Thủ tục giám đốc thẩm

1.1. Quy định chính xác hơn về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 371)

- BLTTHS năm 2003: Quy định căn cứ kháng nghị gồm: (1) Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; (2) Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (3) Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử; (4) Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.

- BLTTHS năm 2015: Chỉ kháng nghị giám đốc thẩm khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây: (1) Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; (2) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; (3) Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

- Lý do: bảo đảm quy định chặt chẽ các căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tránh kháng nghị tràn lan.
1.2. Quy định chính xác hơn về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 373)

- BLTTHS năm 2003: (1) Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (2) Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới. (3) Chánh án TAND cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới (Điều 275).

- BLTTHS năm 2015: (1) Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. (2) Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực. (3) Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

- Lý do: Phù hợp với Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSND năm 2014.

1.3. Bổ sung quy định về thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 374)

- BLTTHS năm 2003: Không quy định

- BLTTHS năm 2015: Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có). Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.

- Lý do: bảo đảm phù hợp với thực tiễn, thống nhất với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

1.4. Bổ sung quy định về thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 375)

- BLTTHS năm 2003: Không quy định

- BLTTHS năm 2015: (1) Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo. (2) Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (chứng cứ, tài liệu kèm theo nếu có) thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; (3) Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.

- Lý do: bảo đảm phù hợp với thực tiễn và thuận lợi cho thực tiễn áp dụng; thống nhất với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

1.5. Bổ sung quy định về chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm (Điều 376)

- BLTTHS năm 2003: Không quy định

- BLTTHS năm 2015: (1) Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu. (2) Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.

- Lý do: bảo đảm phù hợp với thực tiễn, thống nhất với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính.

1.6. Quy định cụ thể nội dung quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 378)

- BLTTHS năm 2003: Không quy định

- BLTTHS năm 2015: Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính: (1) Số, ngày, tháng, năm của quyết định; (2) Người có thẩm quyền ra quyết định; (3) Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị; (4) Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị; (5) Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị; (6) Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định; (7) Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án; (8) Yêu cầu của người kháng nghị.

- Lý do: bảo đảm tính cụ thể, minh bạch.

1.7. Quy định chi tiết hơn việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm (Điều 380)

- BLTTHS năm 2003: Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải được gửi cho: (1) Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị; (2) Tòa án sẽ xét xử giám đốc thẩm; (3) Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị (Điều 277).

- BLTTHS năm 2015: (1) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. (2) Trường hợp Chánh án TAND tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm. Chánh án TAND cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. (3) Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

- Lý do: bảo đảm tính cụ thể, gắn với trách nhiệm của từng cấp kháng nghị.

1.8. Quy định cụ thể hơn về các trường hợp thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị (Điều 381)

- BLTTHS năm 2003: Quy định nhưng chưa cụ thể

- BLTTHS năm 2015: (1) Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 380 của Bộ luật này. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa. (2) Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa. (3) Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.

- Lý do: phù hợp với thực tiễn, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết án.

1.9. Quy định cụ thể hơn thành phần Hội đồng giám đốc thẩm và phạm vi, thẩm quyền xét xử của các Hội đồng này (Điều 382)

- BLTTHS năm 2003: Trên cơ sở quy định 03 cấp Tòa án, Bộ luật quy định TAND cấp tỉnh và TAND tối cao có quyền giám đốc thẩm. Việc giám đốc thẩm được tiến hành bởi toàn thể Ủy ban Thẩm phán hoặc Hội đồng thẩm phán.

- BLTTHS năm 2015: Hội đồng thẩm phán TAND tối cao giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao, Toà án quân sự trung ương bị kháng nghị; Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực; Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Quy định thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao (Hội đồng gồm 03 Thẩm phán và Hội đồng toàn thể); thành phần Hội đồng giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao (Hội đồng gồm 05 Thẩm phán và Hội đồng toàn thể). Đồng thời, quy định cụ thể phạm vi, thẩm quyền xét xử của các Hội đồng này.

- Lý do: thống nhất với Luật tổ chức TAND năm 2014.

1.10. Quy định chi tiết hơn về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 386)

- BLTTHS năm 2003: Một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến. Nếu người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị có mặt theo giấy triệu tập thì những người này được trình bày ý kiến rồi đến đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát (Điều 282).

- BLTTHS năm 2015: (1) Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị. (2) Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị, việc giải quyết vụ án và tham gia tranh tụng với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. (3) Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.

- Lý do: bảo đảm tính chặt chẽ và cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.

1.11. Bổ sung thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm (Điều 388)

- BLTTHS năm 2003: Hội đồng giám đốc thẩm có quyền: (1) Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; (2) Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; (3) Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.

- BLTTHS năm 2015: Ngoài ba thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm trong Bộ luật hiện hành, BLTTHS năm 2015 bổ sung: (1) Thẩm quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa cho đồng bộ với thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm dân sự, hành chính; (2) Thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

- Lý do: Để phù hợp với thực tiễn giám đốc thẩm thời gian qua, có những trường hợp chứng cứ đã rõ ràng, có thể khắc phục ngay mà không nhất thiết hủy án để điều tra lại, làm kéo dài thời hạn tố tụng.

Каталог: images -> documents
documents -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> CỤC ĐĂng kiểm việt nam
documents -> QuyếT ĐỊnh của thủ TƯỚng chính phủ SỐ 276/2006/QĐ-ttg ngàY 4 tháng 12 NĂM 2006 VỀ giá BÁN ĐIỆn thủ TƯỚng chính phủ
documents -> Nghị ĐỊnh số 47/2010/NĐ-cp ngàY 06 tháng 05 NĂM 2010 CỦa chính phủ quy đỊnh xử phạt hành chính về HÀNH VI VI phạm pháp luật lao đỘNG
documents -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁo cáo hoạT ĐỘng y tế CƠ SỞ
documents -> Số hồ sơ: /vslđ HỒ SƠ VỆ sinh lao đỘNG
documents -> Mẫu (Form) nc13 Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/tt-bca
documents -> THÔng tư CỦa bộ CÔng thưƠng số 10/2008/tt-bct ngàY 25 tháng 7 NĂM 2008
documents -> BỘ lao đỘng-thưƠng binh và XÃ HỘI
documents -> NghÞ ®Þnh cña ChÝnh phñ Sè 67/2001/N§-cp ngµy 01 th¸ng 10 n¨m 2001 Ban hµnh c¸c danh môc chÊt ma tuý vµ tiÒn chÊt

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương