VIỆn khoa học và CÔng nghệ giao thông vận tảI


Nơi và năm đu­ợc thành lập



tải về 2.11 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.11 Mb.
#93
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

5. Nơi và năm đu­ợc thành lập

  • Nơi thành lập : Hà Nội

  • Năm thành lập : 1956

6. Chức năng và Nhiệm vụ

a) Chức năng:

- Viện Khoa học và công nghệ GTVT là tổ chức khoa học công nghệ công lập trực thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác vận tải, công nghiệp, bảo vệ môi trường và an toàn giao thông vận tải; Thực hiện các dịch vụ khoa học và sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật.



- Viện Khoa học và công nghệ GTVT có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, đuợc hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, đuợc mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước.

b) Nhiệm vụ:

  • Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm của Viện cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo chương trình mục tiêu của Nhà nuớc và Bộ GTVT;

  • Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học duới các hình thức giao nhiệm vụ thường xuyên theo kế hoạch, giao trực tiếp, giao theo phương thức tuyển chọn, bao gồm:

  • Nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển khoa học công nghệ GTVT

  • Xây dựng các dự báo, định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong Ngành GTVT

  • Nghiên cứu thiết kế chế tạo các kết cấu thép, các thiết bị thi công công trình, các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm phục vụ ngành GTVT và các ngành khác

  • Điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường của các cơ sở công nghiệp, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng, thuỷ lợi

  • Nghiên cứu đánh giá các công nghệ đã áp dụng trong các dự án, các công trình quan trọng đã thực hiện của Bộ GTVT

  • Nghiên cứu các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành GTVT; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn cấp cơ sở đối với lĩnh vực chưa có tiêu chuẩn Việt Nam hay tiêu chuẩn ngành để chủ đầu tư và các đơn vị sản xuất tham khảo đưa vào các chương trình, dự án cụ thể khi đuợc Bộ GTVT cho phép.

  • Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, điện tử - tin học, cơ khí giao thông vận tải, bảo vệ công trình giao thông, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và thẩm định về an toàn giao thông;

  • Tổ chức và phối hợp tổ chức đào tạo chuyên ngành nguồn nhân lực khoa học và công nghệ GTVT theo nhiệm vụ của Nhà nước hoặc của Bộ giao; Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải cho thí nghiệm viên, giám sát viên, cán bộ quản lý dự án.

  • Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan tới nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về các lĩnh vực thuộc chức năng của Viện theo quy định của Pháp luật.

  • Tổ chức các hoạt động thông tin – tư liệu khoa học công nghệ, xuất bán ấn phẩm thông tin khoa học và công nghệ của Viện về lĩnh vực GTVT.

  • Xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, xây dựng, thuỷ lợi, công nghiệp và các công trình có ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới, kết cấu mới và các công trình đòi hỏi kỹ thuật cao; liên danh, liên kết để thực hiện hoặc đấu thầu thực hiện các dự án của ngành giao thông theo quy định của Pháp luật.

  • Thực hiện các dịch vụ khoa học kỹ thuật và tư vấn về khảo sát, thiết kế, thẩm định, lập dự án đầu tư, giám sát chất lượng công trình, đào tạo, chuyển giao công nghệ và sở hữu công nghiệp trong GTVT.

  • Thực hiện hoặc tham gia kiểm định, giám định, thí nghiệm, kiểm tra đánh giá chất luợng các vật liệu, các công trình giao thông đang khai thác, đang thi công hoặc nghiệm thu đưa vào sử dụng; Đề xuất các biện pháp tổ chức – kỹ thuật trong việc bảo dưỡng, gia cố, phục hồi, sửa chữa hoặc nâng cấp các công trình giao thông đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng; tham gia kiểm tra năng lực, phúc tra số liệu của các phòng thí nghiệm của các đơn vị thuộc Bộ GTVT.

  • Sản xuất, chế tạo một số sản phẩm, thiết bị phục vụ ngành giao thông vận tải và các ngành khác

  • Mua bán, vật tư, máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ ngành giao thông vận tải

  • Cho thuê văn phòng

  • Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

  • Thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền của Viện

  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

7. Viện Khoa học và công nghệ GTVT đuợc quyền:

- Sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và đuợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định

- Được mở tài khoản cho sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng theo quy định



- Được huởng mọi ưu đãi về hoạt động khoa học công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/09/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định này

8. Lĩnh vực hoạt động Khoa học và Công nghệ:

a) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Khoa học và Công nghệ của Viện và các đơn vị trực thuộc

TT

Tên các đơn vị


Số

đăng ký

Ngày cấp

Cơ quan cấp

1

Viện Khoa học và Công nghệ GTVT

A-065

07/08/2008

Bộ Khoa học và Công nghệ

2

Phân Viện KH&CN GTVT miền Trung

A-207

13/11/2006

Bộ Khoa học và Công nghệ

3

Phân viện KH&CN GTVT phía Nam

012

09/05/1997

Bộ Khoa học và Công nghệ

4

Viện chuyên ngành Cầu – Hầm

219/ĐK-KH&CN

19/08/2008

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

5

Viện chuyên ngành Đường bộ và Sân bay

218/ĐK-KH&CN

19/08/2008

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

6

Viện chuyên ngành Vật liệu xây dựng và bảo vệ công trình

A-160

29/10/2008

Bộ Khoa học và Công nghệ

7

Phòng Thí nghiệm trọng điểm đường bộ I

A-014

01/08/2007

Bộ Khoa học và Công nghệ

8

Phòng Thí nghiệm trọng điểm đường bộ III

A-027

21/12/2007

Bộ Khoa học và Công nghệ

9

Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình GTVT

A-161

10/10/2008

Bộ Khoa học và Công nghệ

10

Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ xây dựng công trình GTVT

A-162

22/12/2008

Bộ Khoa học và Công nghệ

11

Trung tâm Tư vấn đầu tu phát triển cơ sở hạ tầng GTVT

A-176

29/09/2008

Bộ Khoa học và Công nghệ

12

Trung tâm công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm

A-097

24/06/2008

Bộ Khoa học và Công nghệ

13

Trung tâm khoa học công nghệ Bảo vệ môi trường GTVT

A-185

15/12/2008

Bộ Khoa học và Công nghệ

14

Trung tâm Khoa học Công nghệ Giao thông đô thị và Đường sắt

A-802

20/01/2009

Bộ Khoa học và Công nghệ

15

Trung tâm Đào tạo và Bồi duỡng kỹ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải

A-188

21/11/2008

Bộ Khoa học và Công nghệ

16

Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật giao thông vận tải

A-235

24/05/2004

Bộ Khoa học và Công nghệ

17

Trung tâm Khoa học và Công nghệ Địa kỹ thuật

217/ĐK-KH&CN

19/08/2008

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

18

Trung tâm Khoa học và Công nghệ Cảng – Đường thuỷ

A-803

20/01/2009

Bộ Khoa học và Công nghệ

19

Trung tâm Tự động hoá và Đo lường

A-801

20/01/2009

Bộ Khoa học và Công nghệ

20

Trung tâm Đầu tư, xây dựng và dịch vụ

A-800

16/01/2009

Bộ Khoa học và Công nghệ

Theo chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số A-065 ngày 07/08/2008 của Bộ Khoa học và công nghệ, lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ của Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải bao gồm:



  • Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và bảo vệ môi trư­ờng trong các lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, khai thác vận tải và công nghiệp GTVT, đường bộ, đư­ờng sông, đường biển, đư­ờng sắt.

  • Nghiên cứu xây dựng chiến l­ược và quy hoạch phát triển KH&CN trong GTVT và chiến lược tăng tốc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật công nghệ và bảo vệ môi

tr­ường trong GTVT.

  • Triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến, cải tiến trong các lĩnh vực: xây dựng, khai thác và bảo quản công trình cơ sở hạ tầng GTVT, kỹ thuật khai thác vận tải, xác định chất lư­ợng sản phẩm, thí nghiệm, kiểm nghiệm chất lư­ợng vật tư­, vật liệu bán thành phẩm; cải tiến chế tạo công cụ lao động, thiết bị thí nghiệm, phương tiện chuyên dùng trong ngành giao thông vận tải; chống ô nhiễm trong sản xuất và khai thác giao thông vận tải.

  • Sản xuất, chế tạo thử nghiệm các sản phẩm mới, đạt trình độ công nghệ tiên tiến trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.

  • Dịch vụ KH&CN: Thiết kế và thẩm kế, tư vấn đầu tư phát triển KH&CN và xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT, chuyển giao công nghệ, đào tạo, bồi dư­ỡng nghiệp vụ chuyên môn trong ngành GTVT.

b) Các Phòng Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng giao thông đã đuợc công nhận

  • Phòng Thiết bị Thí nghiệm thi công chuyên dùng thuộc Trung tâm công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm VILAS 276 đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 (bao gồm 15 phép thử và 01 hiệu chuẩn)

  • Phòng Thí nghiệm trọng điểm đường bộ I đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 mang số hiệu VILAS 164 thực hiện 17 phép thử; (bao gồm 150 chỉ tiêu thí nghiệm)

  • Phòng Thí nghiệm trọng điểm đường bộ III LAS -345 thực hiện 17 phép thử (bao gồm 140 chỉ tiêu thí nghiệm)

  • Phòng Thí nghiệm vật liệu xây dựng công trình giao thông LAS – XD 105 được thực hiện 17 phép thử (bao gồm 150 chỉ tiêu thí nghiệm )

  • Phòng Thí nghiệm Hóa – Vật liệu xây dựng LAS – XD 201 với 19 lĩnh vực thử nghiệm (bao gồm 129 chỉ tiêu thí nghiệm )

  • Phòng Thí nghiệm vật liệu và kiểm tra chất lượng công trình LAS – XD 231 với 16 phép thử ( bao gồm 120 chỉ tiêu thí nghiệm )

  • Phòng Thí nghiệm – Kiểm định LAS – XD 78 với 13 phép thử ( bao gồm 95 chỉ tiêu thí nghiệm)

  • Phòng Thí nghiệm công trình đường bộ LAS – 298 thực hiện 10 phép thử (bao gồm 83 chỉ tiêu thí nghiệm)

9. Thông tin khác:

Với những đóng góp trong công tác nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, Viện đã được Nhà nước khen thưởng:



    • 02 Huân chương lao động hạng I

    • 02 Huân chương lao động hạng II

    • 04 Huân chương lao động hạng III

    • Huân chương Độc lập hạng III năm 1996

    • Huân chương Độc lập hạng II năm 2001

    • Các Huy chương và Bằng khen Techmart (2003, 2006, 2008)

    • Nhiều tập thể và cá nhân của Viện được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại

Viện cũng được tổ chức TUV CERT của Cộng hoà liên bang Đức cấp chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.

Theo chức năng nhiệm vụ được Bộ giao, Viện được đào tạo tiến sỹ ở các lĩnh vực Cầu, Đường, Kết cấu xây dựng; Đào tạo nghiệp vụ Tư vấn giám sát chất lượng công trình giao thông cho các kỹ sư ( Đến nay đã đào tạo trên 3000 kỹ sư ) để cung cấp cho các dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình GTVT. Viện cũng thường xuyên đào tạo và phối hợp đào tạo Thí nghiệm viên về lĩnh vực GTVT và xây dựng cơ bản cho các cơ quan, đơn vị trên phạm vi toàn quốc.



Nhiều sản phẩm công nghệ mới, đón đầu của Viện có tính học thuật cao đã đuợc ứng dụng trong việc sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới và bảo vệ công trình cầu, đường, cảng.... Đặc biệt thích ứng với các công trình ở trong điều kiện phức tạp và cực kỳ phức tạp, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế với giá cả hợp lý; Công nghệ mới đã đuợc chuyển giao và tiếp thu thành công trong lĩnh vực tư vấn KHCN, tư vấn khảo sát thiết kế tại nhiều công trình điển hình như chống sụt trượt đuờng Hồ Chí Minh, đường vào thuỷ điện Yaly... Công nghệ xây dựng cầu bê tông dự ứng lực bằng phương pháp đúc đẩy tại cầu Hiền Lương, cầu Quán Hầu ...Công nghệ xây dựng cầu bằng phương pháp đẩy giàn giáo tại cầu Nam Ô; Thiết kế nút giao thông lập thể Bưởi (Hà Nội), nút Hàng Xanh (TP Hồ Chí Minh), nút Bình Thuận, nút Chợ Đệm thuộc DA xây dựng đường cao tốc Tp. HCM- Trung Lương; Thiết kế cải tạo nâng cấp cầu Đa Phúc, Vĩnh Điện, Châu Ổ ... bằng phương pháp dự ứng lực ngoài; Thiết kế điển hình các dạng cầu treo, dàn thép và định hình dầm bê tông cốt thép cho giao thông nông thôn. Thiết kế chế tạo hệ thống kích dàn thuỷ lực và công nghệ thay thế gối cầu trong điều kiện giao thông vẫn khai thác bình thường; Thiết kế chế tạo hệ thống tự động định lượng thành phần bê tông và các thiết bị thi công cầu BTCT DƯL. Các sản phẩm vật liệu mới như bê tông tự đầm, BTXM có cường độ sớm ngày, sơn tuổi thọ cao, gối cầu cao su tổng hợp Neopren, phụ gia bê tông bền trong môi trường nước biển, vữa Polymer và vật liệu Composit... Bằng những thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại, Viện đã tư vấn kiểm định, phúc tra chất lượng hầu hết các công trình lớn và trọng điểm của Nhà nước và của Ngành như QL 1A, QL 6, đường Láng – Hoà lạc ... các cầu Phú Lương, Chương Dương, Sông Gianh ..., các cảng Hải phòng, Cái Lân, Tiên Sa và các công trình biển khác.

  1. NĂNG LỰC TÀI CHÍNH

Đơn vị: Đồng

Năm

Tài sản có

Nguồn vốn chủ sở hữu

Doanh thu

Đóng thuế

Tài sản cố định

Tài sản lưu động

2003

56.540.972.476

24.756.767.000




48.118.863.313

3.932.811.004

2004

67.674.703.637

30.742.612.004

49.310.999.247

57.909.647.440

2.807.474.106

2005

73.518.850.509

36.532.764.000

52.664.760.556

65.718.952.073

4.370.775.006

2006

83.624.693.888

33.493.919.000

62.238.294.261

67.850.432.518

3.669.175.336

2007

87.300.991.848

40.506.550.000

65.337.738.577

68.735.475.389

4.337.556.002


III. NHÂN LỰC:

Tổng số CBCNV cơ quan: 733



TT

Trình độ

Số người

Chuyên môn

Số người

1

Giáo sư và Phó GS

03

Cầu – Hầm

31

2

Tiến sĩ

21

Cầu - Đường

248

3

Thạc sĩ

40

Cơ khí

14

4

Kĩ sư, cử nhân

516

Điện tử - Tin học

13

5

Trình độ khác

153

Các ngành khác

427

Каталог: upload -> ebook
ebook -> BÀi giảng hóa học vô CƠ Người soạn : ĐẶng kim triếT
ebook -> Lý thuyết viễn thông Hệ thống viễn thông điện tử 1 Hệ thống viễn thông điện tử ngày nay
ebook -> BỘ giao thông vận tải cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam viện khoa họC & CÔng nghệ gtvt độc lập Tự do Hạnh phúc
ebook -> 500 CÂu hỏi trắc nghiệm cơ BẢn về chứng khoán và thị trưỜNG chứng khoán câu L
ebook -> VIỆn khoa học và CÔng nghệ gtvt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
ebook -> Chương 1 CƠ SỞ LÝ luận về du lịch và MÔi trưỜng lý luận chung 1 Du lịch
ebook -> MỘt thế giới không có ĐÀn bà (Bùi Anh Tấn)
ebook -> Francis bacon
ebook -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trường Đại học Công nghệ Nguyễn Việt Hà Bài giảng

tải về 2.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương