VIỆn khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam báo cáo danh mục và KẾt quả CÁC ĐỀ TÀI/DỰ Án cấp nhà NƯỚc và CẤp bộ giai đoạn 2001 – 2005



tải về 232.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích232.64 Kb.
#18480
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
BÁO CÁO

DANH MỤC VÀ KẾT QUẢ CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN CẤP NHÀ NƯỚC VÀ CẤP BỘ giai đoạn 2001 – 2005

(Báo cáo theo công văn số 2448/BNN-KHCN ngày 5/9/2007 của Bộ NN&PTNT)

TT

Tên nhiệm vụ KHCN

Tên cá nhân/đơn vị chủ trì thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả đạt được, địa chỉ áp dụng

(Khối lượng công việc đã thực hiện được)

Kinh phí tổng(tr.đ)

Kết quả nghiệm thu

TBKT được công nhận và áp dụng

Bắt đầu

Kết thúc




I

NHIỆM VỤ CẤP NHÀ NƯỚC













19.040







A

Đề tài độc lập cấp Nhà nước













2.850







1

Nghiên cứu nhập nội, bình tuyển chọn lọc giống và xây dựng quy trình thâm canh điều

GS.TS Phạm Văn Biên, Viện KHKTNN MN

2001

2003

10 giống điều cao sản đã được phép khu vực hóa: PN1, CH1, LG1, MH2/7, MH3/5, MH5/4, MH6/2, DH66-14, DH67-15. Đề tài tiến hành sưu tập bảo tồn hàng chục giống điều qúy nhập nội, chọn lọc cây đầu dòng, lai tạo, đánh giá các tổ hợp lai.

Đã triển khai áp dụng các giống điều cao sản để trồng mới tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, tây Nguyên.



200

XS




2

Nghiên cứu các biện pháp khoa học công nghệ khai thác và sử dụng nguyên liệu thức ăn cho một nền chăn nuôi chất lượng cao

PGS.TS Lã Văn Kính, Viện KHKTNN MN

2000

2002

Đã nghiên cứu và đưa ra được nhu cầu dinh dưỡng cho từng loại heo, gà trong điều kiện thức ăn và khí hậu Việt nam, đạt năng suất chất lượng cao.

1.100

XS

3 TBKT

3

Nghiên cứu bệnh sinh sản, viêm vú bò sữa và xác định giải pháp phòng trị

TS. Chung Anh Dũng, Viện KHKTNN MN

2004

2005

Đã điều tra, nghiên cứu nguyên nhân gây ra các bệnh viêm vú và bệnh sinhsản của bò sữa; Đề xuât, thử nghiệm 02 quy trình phòng và trị bệnh viêm vú và bệnh sinh sản bò sữa; các giải pháp cải thiện đều kiện dinh dưỡng và chuồng nuôi nhằm chống stress nhiệt, đạt năng suất sữa cao. Quy trình phòng và trị bệnh viêm vú , bệnh sinh sản bò sữa được áp dụng tại các trại bò sữa ở Bình Dương, TP HCM, Đồng Nai.

1.550

XS




B

Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước













10.200







1

Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng điều nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu ( KC.06.04NN)

GS.TS Phạm Văn Biên, Viện KHKTNN MN

2001

2005

Đề tài đã xác định được 3 bộ giống điều thích hợp cho 3 vùng trồng chính đảm bảo các yêu cầu về năng suất, chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đã hình thành vùng sản xuất điều tập chung với diện tích 13.000 ha tại Ea Sup ĐăcLak

Đã thực hiện các mô hình thâm canh điều theo hướng đa dạng sinh học.


2.500

XS




2

Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng hồ tiêu nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu ( KC.06.1 1NN)

TS. Nguyễn Tăng Tôn, Viện KHKTNN MN

2001

2005

Đã xác định được 3 giống tiêu có năng suất cao, thích nghi cho từng vùng sinh thái. Xác định được loại trụ giống giảm chi phí đầu tư ban đầu; xác địng được 6 triệu chứng bệnh xoắn lùn và 3 dòng virus trên cây hồ tiêu bị bệnh; Xác định được 2 loài nấm gây bệnh chết nhanh và các biện pháp phòng trừ. Đã nuôi cấy invitro cây giống tiêu sạch bệnh virus; xây dựng và áp dụng các quy trình công nghệ như quy trình nhân giống hồ tiêu, quy trình trồng , chăm sóc, chế biến bảo quản, ứng dụng rộng rãi trong sản xuất làm tăng năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

2.500

Khá




3

Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn ( KC.06.06NN)

TS. Đỗ Văn Quang, Viện KHKTNN MN

2001

2005

Đã nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra áp dụng quy trình chăn nuôi lợn trang trại đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ứng dụng rộng rãi ở khu vực Đồng Nai, TP HCM để sản xuất thịt lợn khối, lợn mảnh, khu vực Hải hậu , Nam Định và Đồng bằng sông Hồng để sản xuất lợn sữa xuất khẩu với giá thành hạ 5- 8 %; Quy mô mô hình từ 20 -500 nái sinh sản. Đưa ra các giải pháp chính sách thúc đẩy chăn nuôi lợn XK, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất thịt lợn XK ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.

2.700

Khá




4

Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ và thị trường nhằm phát triển vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu gạo ( KC.06.02NN)

Th.S Huỳnh Trấn Quốc, Viện KHKTNN MN

2001

2005

Đề tài đã có 02 báo cáo khoa học: tổng quan hệ thống sản xuất lúa gạo xuất khẩu Đồng Bằng sông Cửu Long; Báo cáo phân tích ngành hàng và động thái của hệ thống sản xuất nông nghiệp trên hộ canh tác lúa xuất khẩu.

Đã đề xuất các hệ thống chính sách thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu.

Đã nghiên cứu thử nghiệm, áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa cao sản vùng đồng lụt; quy trình kỹ thuật sản xuất lúa xuất khẩu vùng Đồng Tháp Mười; quy trình kỹ thuật sản xuất lúa thơm; quy trình công nghệ sấy và tồn trữ lúa cao sản và lúa thơm.

Đã áp dụng, xây dựng 05 mô hình sản xuất lúa khép kín ở Chợ mới, phú Tân Ang Giang, Cao Lãnh Đồng Tháp, Vị Thủy Hậu Giang & Mỹ Xuyên Sóc Trăng với diện tích 100 ha/ mô hình.



2.500

Khá




C

Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước













5.900







1

DAĐL-2003/05: Hoàn thiện quy trình sản xuất thức ăn cho lợn con sau cai sữa

PGS.TS Lã Văn Kính, Viện KHKTNN MN

2003

2004

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài dinh dưỡng, đã tiến hành sản xuất thử nghiệm thành công 1.000 tấn thức ăn cho lợn con tại các nhà máy TACN TW, Tiền giang, Thành lợi, Đại Hưng, Vifaco và được người chăn nuôi chấp nhận.


2.000

Đ

2 TBKT

2

DAĐL-2003/07: Sản xuất thử nho an toàn NH01-48 có sử dụng các chế phẩm hữu cơ sinh học tại Ninh Thuận

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện KHKTNN MN

2003

2004

- Đưa ra được phương thức canh tác mới trong sản xuất nho đại trà theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về hữu cơ sinh học, tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng.

- Đã xây dựng mô hình sản xuất đại trà với diện tích 82ha/100 ha theo đề cương. Năng suất nho ở các mô hình bình quân đạt từ 12-13 tấn/ha, hiệu qủa kinh tế tăng 10-12% so với các mô hình canh tác truyền thống. Trọng lượng chùm, trong lượng trái, độ Brix của nho trong các mô hình ứng dụng hữu cơ sinh học đều cao hơn do đó, giá bán cũng cao hơn 10-15% so với nho được canh tác hóa học.

- Kỹ thuật được áp dụng tại một số huyện trồng nho trọng điểm: Phước Thuận, thị trấn Phước Dân, xã Xuân Hải, huyện Ninh Phước, thị xã Phan Rang Tháp Chàm của tỉnh Ninh Thuận.


2.200

Đ




3

Hoàn thiện quy trình sản xuất để phát triển giống ngô lai V98-1 cho các tỉnh phía Nam

KS. Phạm Thị Rịnh, Viện KHKTNN MN

2004

2005

Hòan thiện các quy trình kỹ thuật về:

+ Sản xuất hạt lai F1 đạt năng suất 2 – 2,5 tấn/ha, năng suất tăng từ 0,5 -1 tấn/ha. Hạ giá thành sản xuất hạt giống 1200 -2500 đồng/kg.

+ Thâm canh ngô lai V 98-1 đạt năng suất 7-8 tấn/ha. Giảm giá thành sản xuất từ 100-200 đ/kg.

+ Sản xuất 270 tấn hạt lai F1 V98-1 đạt tiêu chuẩn ngành 10 TCN 312 - 98. Giá bán: 16.000 đồng/kg (53 - 60% giá giống ngoại nhập cùng chủng loại).

+ Đào tạo, huấn luyện 218 lượt người về kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 và 326 lượt người về kỹ thuật thâm canh ngô lai V 98-1.

các vùng sản xuất ngô lai ở các tỉnh phía Nam.



1.500

Đ

1 Giống ngô mới

D

Đề tài quỹ gen













90







1

Bảo tồn quỹ gen cây lúa và cây rau nhiệt đới ở các tỉnh phía Nam




2001

2002




60







2

Bảo tồn nguồn gen cây rau nhiệt đới

TS. Ngô Quang Vinh, Viện KHKTNN MN

2003




Mô tả 19 giống dưa leo, 14 giống khổ qua, 5 giống cải xanh, 5 giống cải ngọt, 7 giống đậu đũa.

- Thu thập được 16 mẫu giống đậu côve, đã mô tả được13 giống.



15







3

Bảo tồn nguồn gen lúa

TS. Đỗ Khắc Thịnh, Viện KHKTNN MN

2003




- Thu thập 150 mẫu giống mới.

- Làm mới 400 mẫu giống lúa địa phương.

- Đánh giá 30 chỉ tiêu về đặc điểm thực vật học, kháng sâu bệnh, phẩm chất.

- Bảo quản trên 500 giống lúa địa phương đặc sản 150 giống ngoại nhập có đặc tính quý.

- 75 giống địa phương sử dụng cho chương trình chọn tạo giống

- Cung cấp 102 mẫu giống cho các cơ quan nghiên cứu, cho chương trình lai tạo trung ương và cơ sở.



15







II

NHIỆM VỤ CẤP BỘ













14.190







A

Tiêu chuẩn đo lường chất lượng













295







1

Kiểm tra chất lượng phân bón tại miền Trung và Tây Nguyên




2001







20







2

Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch hồ tiêu (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung)




2002







15







3

Nâng cấp tiêu chuẩn:Quy trình kỹ thuật nhân giống điều bằng phương pháp ghép chồi vạt ngọn và nêm ngọn: Quy trình kỹ thuật cải tạo thâm canh vườn điều năng suất thấp; Quy trình kỹ thuật trồng điều.




2004







20







4

Quy trình trồng trọt, thu hái, chế biến, bảo quản, vận chuyển hạt tiêu Phú Quốc




2004







30







5

Quy trình kỹ thuật ghép cà chua




2004







15




1 TBKT

6

Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch sắn




2004







15







7

Quy tình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa thơm đặc sản




2004







20







8

Quy trình sản xuất và sử dụng phân bón lá trong nông nghiệp




2004







20







9

Xây dựng định mức trong nghiên cứu KHCN nông nghiệp về cây hồ tiêu, cây điều, cây cao su, cây mía và cây cà phê.




2004

2004




20







10

Tiêu chuẩn phân cấp chất lượng lợn Pietrain




2005

2005




20







13

Hội thảo phổ biến tiêu chuẩn, kỹ thuật cho khu vực phía Nam




2005

2005




100







B

Chương trình nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông , lâm nghiệp và giống vật nuôi













8.430







1

Quy trình nông nghiệp công nghệ cao: sản xuất hoa phong lan

TS. Phạm Xuân Tùng, Viện KHKTNN MN

2003




Xây dựng được quy trình sản xuất phong lan theo hướng công nghiệp, áp dụng tại tỉnh Lâm Đồng.

30







2

Nghiên cứu chọn lọc tạo dòng lợn cao sản và xác định các tổ hợp lai thích hợp trong hệ thống giống




2001

2005

Đã chọn lọc được các nhóm giống cao sản hạt nhân dòng mẹ (YY,LL, MC) và dòng cha (DD, PP); Xây dựng mô hình giống hình tháp để áp dụng thực hiện cho các trại giống; Tạo được nhóm đực lai cuối cùng (PP-DD); tạo được 2 nhóm nái lai tổng hợp là ngoại x ngoại và ngoại x nội có năng suất cao; tạo các tổ hợp lợn lai 3 – 4 máu có năng suất chất lượng cao; xác định nhu cầu dinh dưỡng cho heo ngoại thuần. Đề tài được triển khai áp dụng rộng rãi cho các trang trại lợn ở các tỉnh thành trong cả nước.

4.600

Khá




3

Nghiên cứu chọn lọc và lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở Việt Nam




2002

2005

Đề tài đã đầu tư cho Trung tâm NC&HLCN gia súc lớn Bến Cát 100 bò cái giống Droughmaster và Laisind và đã phát triển đạt 150 con; Trung tâm GSL đã cung cấp các giống bò thịt cao sản cho các trung tâm giống Moncada và nhiều cơ sở giống khác. Đã tiến hành việc chọn lọc nhân thuần các giống bò thịt cao sản nhập nội DroughMaster; Sharolaise; lai tạo nhằm từng bước hình thành giống bò thịt Việt Nam.

2.550

Đ




4

Nghiên cứu chọn tạo giống điều năng suất cao, chất lượng tốt.

GS.TS Phạm Văn Biên, Viện KHKTNN MN

2002

2005

Đề tài đã đánh giá được các bộ giống nhập nội ; nghiên cứu áp dụng phương pháp lai hữu tính để tạo hạt và cây lai F1(780 hạt so với 1000 hạt); đánh giá được bộ giống điều được khu vực hóa năm 1999, đánh giá bộ giống điều triển vọng; xác định ảnh hưởng của giống làm gốc ghép đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây điều.

1.250

Khá

7 dòng điều mới được khu vực hóa.

D

Đề tài thuộc Chương trình KHCN, sản xuất và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.













1.550







1

Nhiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao

PGS.TS Lã Văn Kính, Viện KHKTNN MN.

2004

2005

Đề tài đã tiến hành điều tra tổng thể thực trạng tình hình chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn, giết mổ, vận chuyển thịt; Đã tiến hành nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN để sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao từ khâu chăn nuôi đến khâu giết mổ, đã được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất. Đã đề xuất quy trình sản xuất, giết mổ, vận chuyển thịt lợn an toàn. Đã xây dựng được các mô hình chăn nuôi lợn an toàn gồm: 13 mô hình chăn nuôi lợn quy mô 30 lợn thịt/lứa; 3 mô hình quy mô 150 lợn thịt / lứa; 1 mô hình quy mô 300 lợn thịt /năm; 01 mô hình quy mô 700 lợn thịt/ năm.

1.550

Khá




E

Đề tài trọng điểm cấp Bộ













2.590







1

Nghiên cứu phát triển các giống lúa có chất lượng cao cho xuất khẩu

TS. Đỗ Khắc Thịnh, Viện KHKTNN MN

2001

2003

Tuyển chọn 25 dòng lúa triển vọng có năng suất đạt 4-8 t/ha, chất lượng gạo tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Giống VNN 97-6 được công nhận giống quốc gia.



120

Khá

1 giống lúa VNN 97-6

2

Áp dụng phương pháp gây đột biến phóng xạ để chọn tạo giống lúa thơm ngắn ngày chất lượng cao cho xuất khẩu.

TS. Đỗ Khắc Thịnh, Viện KHKTNN MN







Đã tiến hành chọn lọc từ nguồn biến dị đột biến trên giống lúa nàng hương. Kết quả sản xuất thử là giống VND99-3 đạt 4,5-5,5 tấn/ ha hè thu và 6 – 7 tấn /ha vụ Đông xuân, tới nay đã phát triển trên 15 000 ha ở các tỉnh ĐNB. Giống lúa VND99-3 đã được Bộ công nhận chính thức năm 2007.




Khá

1 giống VND 99-3

3

Chọn lọc, cải thiện đậu côve (Phaseolus vulgaris L.), mướp đắng (Momordica charantia L.) và dưa leo (Cucumis sativus L.) từ nguồn giống địa phương vốn có năng suất cao và phẩm chất tốt




2000

2003




100







4

Chọn tạo giống sắn năng suất cao, chất lượng tốt

TS. Hoàng Kim, Trung Tâm NCNN Hưng Lộc, Viện KHKTNN MN

2001

2003

- Chọn tạo, so sánh, khảo nghiệm, trình diễn 15 bộ giống sắn/năm.

- Đã chọn tạo và đưa 2 giống sắn KM98 năng suất 27 – 34,5 tấn/ha, giống khoai mì KM 140 năng suất 35 – 40 tấn/ha, nhân ra diện rộng tại 25 tỉnh thành cả nước.



- Tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ cho 90 lượt người.


100

Khá

- SX thử 2 giống sắn KM 140; KM 98

5

Đánh giá chất lượng môi trường và hiệu lực của phân bón đối với một số loại đất chính vùng miền Đông Nam Bộ




2001

2004

Đã đánh giá được hiệu lực của phân bón đối với một số loại đất chính vùng ĐNB.

120

Khá




6

Nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt ở các tình phía Nam bằng hệ thống lai luân hồi 3-4 máu

TS. Đinh Văn Cải, Trung Tâm NC&HLCN Gia súc lớn, Viện KHKTNN MN

2000

2004

Đã tiến hành chọn lọc, lai tại giữa các giống bò thịt nhập nội có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm phía Nam với bò cái Lai sind. Bê lai F1 Charolais, F1 DroughMaster và Brahman đều có thể trọng cao hơn so với bê lai Sind, trong đó cao nhất là F1 Charolais.

170

Đạt




7

Nghiên cứu các giải pháp về giống, nuôi dưỡng, thú y và chuồng trại nhằm hoàn thiện kỹ thuật nhân giống đàn bố mẹ gà thả vườn có năng suất và chất lượng cao để phát triển trong điều kiện chăn nuôi gia đình




2001

2003

Đã tạo được giống gà thả vườn BT2 hướng kiêm dụng thịt trứng; Khối lượng lúc 12 tuần tuổi 1,8- 2,2 kg, năng suất trứng 200-220 quả/ năm.

150




1 giống gà BT2

8

Nghiên cứu tổng quan thức ăn gia súc ở Việt Nam

PGS.TS Lã Văn Kính, Viện KHKTNN MN

2003




Đã tiến hành điều tra tổng quan về thức ăn gia súc Việt nam, đề xuất định hướng phát triển TACN.( Báo cáo Khoa học)

70

XS




9

Nghiên cứu ứng dụng chất giữ ẩm AMS-1 để nâng cao khả năng chống hạn cho một số loại cây trồng tại Tây nguyên và Đông Nam Bộ.

TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện KHKTNN MN

2003

2005

Đánh giá hiệu quả sử dụng chất giữ ẩm AMS-1 cho cây bông, cây thanh long, cây rau,cây dưa hấu tại các vùng đất khác nhau.

280







10

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất lúa thơm đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long




2002

2004

Áp dụng TBKT đơn lẻ và tổng hợp làm tăng hiệu quả sản xuất lúa nàng thơm chợ đào: Kết hợp giữa bón phân hữu cơ khoáng Bình Điền II với phân vô cơ 40N+40 P2O5+24 k2O kg/ha tăng hiệu quả kinh tế 18-23 %; Sử dụng phân bón lá trên nền phân vô cơ 60N + 45 P2O5 + 30K2O tăng hiệu quả kinh tế 4 – 12 %

370

Khá




11

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong việc luân canh bắp và đậu trên vùng chuyên canh lúa




2002

2004

Về cây ngô:

- Giải pháp giống: có 5 giống ngô lai thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng này: V98-1, V98-2, V2002, G-49 và C 919. Khuyến cáo nông dân trồng các giống ngô lai do Việt Nam sản xuất để giảm giá đầu tư hạt giống khoảng 150.000 đồng/ha, giảm giá thành sản xuất 30 đ/kg.

- Giải pháp kỹ thuật:

+ Mật độ thích hợp đối với giống ngô lai V 98-1 là từ 53 - 57 ngàn cây/ha.

+ Phân bón: 140N – 90 P2O5 – 90 K2O

+ Thời vụ: Thời vụ thích hợp 1/12 -> 31/12

- Giải pháp thị trường: Ngô thương phẩm vụ Đông Xuân giá bán cao hơn từ 30 – 50% so với giá ngô mùa mưa.

Trồng ngô lai hiệu quả kinh tế cao hơn 44% so với sản xuất lúa cùng vụ.

Chuyển đổi được 130 ha diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng bắp lai năng suất đạt trung bình 48 tạ/ha (năm 2003) và 58 tạ/ha.

- Mở rộng diện tích chuyển đổi sang các vùng có điều kiện tương tự 300 ha (năm 2004). .

- Địa chỉ áp dụng: Vùng trồng lúa năng suất thấp, vào vụ Xuân Hè thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trồng đậu nành không thích hợp với vùng đất lúa năng suất thấp và có HQKT không cao hơn trồng lúa.



370

Khá




12

Nghiên cứu cải thiện cơ cấu giống cây trồng trên nền lúa vùng đất phèn Đồng Tháp Mười




2003

2005

Xác định được một số cây trồng thích hợp trong vụ hè thu có thể luân canh với lúa đồng xuân trên vùng đất phèn Đồng Tháp Mười: bắp, dưa hấu và đay.

- Hoàn thiện 3 quy trình canh tác cho cây bắp, dưa hấu, đay và thử nghiệm mô hình canh tác cải tiến cho các cây: bắp (3 ha), dưa hấu (3ha), đay (3ha).

- Hiệu quả kinh tế của các cây trồng mới cao hơn so với lúa từ 15-30%..


380







13

Nghiên cứu khai thác và sử dụng thức ăn thô cho bò sữa, bò thịt.

TS. Đoàn Đức Vũ, Viện KHKTNN MN

2003

2005

Đã nghiên cứu đề xuất quy trình ủ chua thân cây lạc và bã dứa làm thức ăn dự trữ cho bò trong mùa khô.

360

Đ




G

Nhiệm vụ bảo vệ môi trường cấp Bộ













150







1

Chuyển giao kỹ thuật và xây dựng mô hình xử lý chất thải trại chăn nuôi lợn nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường

TS.Nguyễn Ngọc Hùng, Trung Tâm NC&HLCN Bình Thắng, Viện KHKTNN MN

2004




- Xây dựng 2 mô hình xử lý chất thải cho 2 quy mô 20 và 50 nái tại 4 hộ chăn nuôi tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

- Phân tích chất lượng nguồn nước thải trước và sau khi xây dựng mô hình xử lý.




150







H

Nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm trong chế biến thực phẩm













110







3

Phân tích chất lượng VSAT TACN: Kháng sinh, Hocmôn, Kim loại nặng, Dư lượng chất bảo quản, Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, Độc tố nấm mốc và vi khuẩn gây hại phía Nam; Hội thảo thực trạng ô nhiễm vi sinh vật và hóa chất độc hại trong nông sản thực phẩm.

TS. Lã Văn Kính, Viện KHKTNN MN.

2004







110







I

Hoạt động KHCN khác













65







1

Hội thảo quản lý nhà nước về chất lượng phân bón













25







2

Hội thảo tiêu chuẩn phân bón khu vực phía Nam

Vụ Khoa học Công nghệ

2004







40







J

Dự án giống













1.000







1

Dự án phát triển giống điều

GS.TS Phạm Văn Biên, Viện KHKTNN MN

2000

2005

- Mỗi năm cung cấp cho sản xuất khoảng 2 triệu cây điều giống.

- Việc trồng cây giống ghép các giống điều mới kết hợp với các biện pháp thâm canh đã đưa năng suất điều từ 500kg/ha (1999) lên 1.150kg/ha (2005).



- Cây điều ghép giống mới được trồng phổ biến trong sản xuất ở Duyên Hải Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

1.000







2

Dự án phát triển giống sắn giai đoạn 2003-2005

TS. Hoàng Kim, TS. NGuyễn Hữu Hỷ; Trung Tâm NCNN Hưng Lộc, Viện KHKTNN MN

2003

2005

Đã thu thập bảo tồn được 250 giống sắn, nhập nội 9.000 hạt giống, lai tạo được 3.000 hạt giống sắn để duy trì giống gốc. Đã đưa 2 giống sắn KM94, KM98 năng suất cao nhân ra diện rộng. 25 tỉnh thành cả nước tham gia sản xuất giống sắn.




Đ




3

Cải tiến và phát triển giống lợn phía Nam

TS. Nguyễn Ngọc Hùng, Trung Tâm NC&HLCN Bình Thắng, Viện KHKTNN MN

2001

2005

Dự án tiến hành xây dựng mới chuồng lợn đực KTNSCT và chuồng nái cụ kỵ tại Bình Minh, Đồng Nai; cải tạo nâng cấp chuồng lợn giống tại Trung tâm Bình Thắng; nhập nội 81 con lợn cụ kỵ từ Đan Mạch; 156 lợn ông bà cụ kỵ từ Úc, Mỹ; Nhân thuần các giống lợn cao sản cung cấp cho các trại giống trong cả nước.











tải về 232.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương