VIỆn khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆn xây dựng tiêu chuẩn cho giao diện mạng stm-n (N = 1, 4, 16, 64) theo phân cấp số ĐỒng bộ sdh



tải về 429.67 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích429.67 Kb.
#9960
1   2   3   4   5   6   7   8   9

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG


1. Kết luận

Công nghệ và thiết bị SDH/NG-SDH đã được hoàn thiện và triển khai rộng rãi trên mạng viễn thông thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam, hiện nay đã có VNPT, EVN Telecom và Viettel cung cấp các dịch vụ truyền tải, đặc biệt là dịch vụ thuê kênh, trên cơ sở hạ tầng dựa trên SDH/NG-SDH.

Thị trường dịch vụ kênh thuê riêng đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với nhu cầu dịch vụ viễn thông khác, nhất là trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Sắp tới nhu cầu dịch vụ băng rộng càng tăng thì yêu cầu dịch vụ kênh thuê riêng tốc độ cao càng trở nên cấp bách hơn.

Các giao diện của thiết bị và mạng SDH/NG-SDH ở Việt Nam hiện chủ yếu ở mức STM-1/4/16/64. Trong tương lai nhu cầu kết nối liên mạng SDH giữa các nhà khai thác cũng được đặt ra. Vì vậy để đảm bảo các thiết bị và mạng SDH/NGSDH của nhà khai thác kết nối được với nhau, cũng như đảm bảo kết nối giữa thiết bị khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng SDH và tiến tới sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý chất lượng dịch vụ và mạng, cần có tiêu chuẩn về giao diện STM-N trong các hệ thống SDH.

Ở Việt Nam đã có TCN về hệ thống SDH, nhưng do tiêu chuẩn này được biên soạn từ lâu, nay chưa được cập nhật và bố cục chưa hợp lý, nội dung trùng lặp với nội dung của các tiêu chuẩn khác hiện đã ban hành nên chúng tôi đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn cũ và xây dựng mới tiêu chuẩn khác thay thế.

Hơn nữa, hiện cũng chưa có một tiêu chuẩn về giao diện mạng SDH cụ thể nên việc xây dựng tiêu chuẩn về giao diện STM-N trong các hệ thống SDH là cần thiết trong điều kiện hiện nay.

Để đạt được mục tiêu và nội dung của đề cương, nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện:

+ Tìm hiểu hiện trạng triển khai các hệ thống SDH trên mạng viễn thông quốc gia, trong đó có tìm hiểu các giao diện STM-N của thiết bị và mạng quang SDH/NG-SDH điển hình ở Việt nam cũng như tình hình cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng SDH.

+ Rà soát các tiêu chuẩn, qui chuẩn liên quan đến SDH trên thế giới và ở Việt nam: làm rõ được tình hình chuẩn hoá trên thế giới và ở Việt nam. Cụ thể, các tiêu chuẩn Việt nam được biên soạn chủ yếu dựa theo khuyến nghị ITU và tiêu chuẩn ETSI;

+ Xây dựng tiêu chuẩn về giao diện STM-N trong các hệ thống SDH dựa trên chấp thuận nguyên vẹn khuyến nghị ITU-T G.707/Y.1322. Đây là tài liệu được các hãng cung cấp thiết bị tuân thủ. Ngoài ra, còn sử dụng thêm khuyến nghị G.780/Y.1351 cho phần thuật ngữ, định nghĩa. Tiêu chuẩn này gồm các yêu cầu kỹ thuật về:



      • Cấu trúc khung STM-N

      • Cấu trúc ghép kênh và sắp xếp tín hiệu nhánh vào VC-n

      • Con trỏ và các byte mào đầu

      • Liên kết các contenơ ảo VC-n

Cùng với các qui/tiêu chuẩn về giao diện điện và quang SDH, nhóm thực hiện đề tài khuyến nghị áp dụng dự thảo Giao diện STM-N trong các hệ thống SDH để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu phát triển dịch vụ hiện tại cũng như trong tương lai ở Việt nam.

2. Một số khuyến nghị liên quan đến sử dụng tiêu chuẩn:

2.1 Cấu trúc khung cơ bản:

Tốc độ bit và cấu trúc khung cơ bản của tín hiệu STM-N: Tuân theo phần 5 của tiêu chuẩn. Trong đó, cấu trúc khung cơ bản của STM-N tuân theo phần 5.2, với lựa chọn ghép kênh theo AU-4 là hướng phù hợp. Khi đó, tải tin STM-N sẽ chứa một VC-4 được chuyển tải bởi các phương tiện liên kết của con trỏ AU để tạo nên một AU-4 như trong phần 7.1.1.



2.2. Mào đầu đoạn (SOH)

Các byte RSOH:

- A1, A2- Đồng bộ khung: như mô tả trong 8.2.2.1

- J0 - Theo dõi đoạn lặp: như mô tả trong 8.2.2.2. Chú ý: Khi kết nối thiết bị có chức năng theo dõi đoạn lặp với thiết bị cũ có triển khai chức năng nhận dạng STM thì thiết bị cũ phải phát được chuỗi "0000 0001" trong J0

- B1 - BIP-8: như mô tả trong 8.2.2.4. Byte B1 được sử dụng cho việc giám sát lỗi của đoạn lặp. Việc sử dụng thông tin chứa trong byte này sẽ tuân theo thỏa thuận giữa hai phía nhà khai thác và theo các nguyên tắc quản lý của G.784.

- E1 - Kênh nghiệp vụ: như mô tả trong 8.2.2.5. Việc sử dụng byte này theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

- F1 - Kênh người sử dụng: như mô tả trong 8.2.2.6. Việc sử dụng byte này theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

- D1-D3 - Kênh thông tin số liệu RS (DCCR): như mô tả trong 8.2.2.7. Chức năng DCC nên được hủy bỏ và các byte này sẽ được thiết bị thu nhận bỏ qua nhằm duy trì sự an toàn và toàn vẹn của cả hai mạng.

- Các byte chưa sử dụng: đây là các byte dự phòng cho "mục đích quốc gia" và dành cho "chuẩn hóa quốc tế trong tương lai" . Các byte dành cho "mục đích quốc gia" và nằm ở hàng đầu tiên của RSOH nên được đặt là '10101010' (như đã định nghĩa trong phần 2.2.1/G.783). Tất cả các byte còn lại trong RSOH dành cho "mục đích quốc gia" nên được thiết bị thu nhận bỏ qua.

Các byte dành cho "chuẩn hóa quốc tế trong tương lai" cũng nên được thiết bị thu nhận bỏ qua.

Các byte MSOH:

- B2 (BIP-N*24): như mô tả trong 8..2.2.8. Byte này dành cho giám sát chất lượng và các chỉ thị cảnh báo. Việc sử dụng thông tin chứa trong các byte này được thỏa thuận giữa 2 phía nhà khai thác và nên tuân theo các khuyến nghị G.783 và G.784.

- E2 - kênh nghiệp vụ: như mô tả trong 8.2.2.5. Việc sử dụng byte này phải được thỏa thuận song phương giữa 2 nhà khai thác.

- K1 và K2 (b1-b5) - Kênh chuyển mạch bảo vệ tự động (APS): các byte này được dành cho báo hiệu APS với mục đích bảo vệ đoạn ghép kênh. Việc sử dụng K1 và các bit từ 1 đến 5 của K2 cho APS theo G.841 nên tuân theo sự thỏa thuận song phương giữa 2 nhà khai thác. Nếu chức năng này không được sử dụng thì các byte này nên được thiết bị thu nhận bỏ qua.

- K2 (b6-b8) - Chỉ thị sự cố đầu xa của đoạn ghép kênh (MS-RDI): MS-RDI được sử dụng để báo lại cho đầu phát biết rằng đầu thu đã phát hiện thấy một sự cố đoạn hoặc nhận được MS-AIS. MS-RDI được tạo bằng cách chèn một mã “110” vào các vị trí 6, 7 và 8 của byte K2 trươc khi trộn. Việc sử dụng chức năng này cũng do thỏa thuận giữa 2 nhà khai thác.

- D4-D12 - MSOH Data Communication Channel: như mô tả trong phần 8.2.2.7. Chức năng DCC nên được hủy bỏ và các byte này nên được bộ thu bỏ qua.

- S1 - Trạng thái đồng bộ

+ Các bit b5-b8: Việc chuyển giao thông tin đồng bộ nên được thỏa thuận giữa các nhà khai thác và các bit này được đặt theo Bảng 7.

+ M1- Chỉ thị lỗi đầu xa của đoạn ghép kênh (MS-REI): Việc sử dụng chức năng này nên được thỏa thuận giữa các nhà khai thác và nếu được hỗ trợ thì nên thực hiện theo phần 8.2.2.12 với chú ý sau: Việc kết nối giữa thiết bị có hỗ trợ MS-REI và thiết bị không hỗ trợ MS-REI không thể thực hiện được tự động. Vấn đề này nên được quan tâm khi kết nối thiết bị SDH được sản xuất theo nhiều phiên bản khác nhau của các khuyến nghị ITU-T. Khi 2 nhà khai thác cùng hỗ trợ MS-REI thì việc sử dụng sẽ tuân theo thỏa thuận. Nếu một trong 2 nhà khai thác không hỗ trợ chức năng này thì phía kia sẽ phải hủy bỏ chức năng này. Lý do là MS-REI gần đây không còn được sử dụng nữa và thiết bị không hỗ trợ chức năng này thường được đặt về danh định là ‘000’. Tuy nhiên, con số này có thể bị coi là lối với các thiết bị không hủy bỏ chức năng MS-REI.

+ Các byte phụ thuộc môi trường: như mô tả trong 8.2.2.13

- P1, Q1 - Sửa lỗi trước: như mô tả trong 8.2.4. Việc sử dụng các byte dành cho sửa lỗi trước sẽ tuân theo thỏa thuận giữa các nhà cung cấp.

- Các byte chưa sử dụng: Trong MSOH, các byte dành cho "mục đích quốc gia" và "chuẩn hóa quốc tế trong tương lai" nên được bỏ qua bởi thiết bị thu nhận.



2.3. Các cấu trúc VC và mào đầu luồng (POH)

- Thích ứng VC-4 vào STM-N: Mối quan hệ logic giữa một VC-4 và STM-N được thể hiện bằng đồng chỉnh pha của VC-4 với tín hiệu AU-4. Quá trình đồng chỉnh sẽ tuân theo phần 6.1.

- Kết cuối mào đầu luồng VC-4:

+ J1 - Theo dõi luồng: Phương pháp mã hóa của byte J1 đã được mô tả trong phần 8.3.1.1 sử dụng định dạng E.164 16 byte. Tại các biên giới giữa các mạng của các nhà khai thác, nội dung của byte này nên được thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

+ B3 - BIP-8 của luồng: mã hóa của byte B3 đã được mô tả trong phần 8.3.1.1. Byte này được dành cho giám sát chất lượng. Việc sử dụng thông tin chứa trong byte này nên được các nhà khai thác thỏa thuận theo các nguyên tắc trong các khuyến nghị G.783 và G.784.

+ C2 - Nhãn tín hiệu : Mã hóa byte C2 tuân theo phần 8.3.1.3.

+ G1 - Trạng thái luồng: Mã hóa byte G1 tuân theo phần 8.3.1.4. Các bit 6, 7 và 8 của byte này nên được thiết bị thu nhận bỏ qua. Việc sử dụng byte này sẽ theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

+ F2 - Kênh khách hàng: Byte này, như mô tả trong 8.3.1.5, được dành cho các mục đích trao đổi thông tin người sử dụng giữa các phần tử của luồng. Sử dụng theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

+ H4: Byte H4 là byte sử dụng cho 2 ứng dụng sau:

Chỉ thị đa khung TU-2/TU-1: Byte chỉ thị đa khung (H4) cho TU-2/TU-1 liên quan đến mức thấp nhất của cấu trúc ghép kênh và cung cấp các khung chỉ thị đa khung 500μs (4-khung) chứa các con trỏ TU-2/TU-1.

Chỉ thị vị trí dãy của VC-4/VC3: Byte này cung cấp chỉ thị dãy và đa khung cho liên kết ảo VC-3/4 (phần 10.2) và and chỉ thị vị trí đối với các tải tin.Với trường hợp sau thì nội dung của byte sẽ tùy theo tải tin (ví dụ, H4 có thể được sử dụng như một chỉ thị đa khung đối với tải VC-2/1 như mô tả trong 7.3.8).

+ K3 (b1-b4) - Kênh chuyển mạch bảo vệ tự động(APS): Sử dụng các bit này theo sự thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

+ Z3 và Z4 - Dự phòng: Các byte này nên được thiết bị thu nhận bỏ qua.

+ N1 - Byte của nhà khai thác : Sử dụng byte này theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

+ K3 (b7-b8)- Tuyến dữ liệu: Các bit 7 và 8 của K3 dành cho tuyến dữ liệu luồng bậc cao. ứng dụng và các giao thức hiện đang tiếp tục được nghiên cứu.

+ K3 (b5-b6) - Dự phòng: Các bit này, mô tả trong 8.3.1.10, được dành cho tương lai. Hiện chúng chưa có giá trị xác định và nội dung nên được bộ thu bỏ qua.

- Thích ứng VC-3 vào VC-4

Mối quan hệ logic giữa VC-3 và VC-4 được mô tả trong phần 6.2.1.

- Kết cuối mào đầu luồng của VC-3: Mào đầu luồng của VC-3 giống mào đầu luồng cảu VC-4 mô tả ở trên.

- Thích ứng VC-12 vào VC-4: Mối quan hệ logic giữa VC-12 và VC-4 được mô tả trong 6.2.

- Kết cuối mào đầu luồng của VC-12: POH VC-12 được mô tả trong 8.3.2.

+ V5: mã hóa các bit này được mô tả trong 8.3.2.1. Sử dụng thông tin chức trong các bit 1 và 2 theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác, và nên tuân theo các nguyên tắc đề cập trong các khuyến nghị G.783 và G.784.

+ J2 - Chỉ thị theo dõi luồng: Phương pháp mã hóa byte J2 theo 8.3.2.2 sử dụng định dạng E.164 16 byte. Phân bổ mã thực tế nên có sự thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

+ N2 - Byte nhà khai thác - N2 được mô tả như trong 8.3.2.3 và sử dụng theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

- K4 (b1)- Nhãn tín hiệu mở rộng: sử dụng như mô tả trong 8.3.2.4.

- K4 (b2)- Ghép chuỗi ảo bậc thấp:Sử dụng bit ghép chuỗi ảo bậc thấp như mô tả trong 8.3.2.5.

- K4 (b3-b4) - Kênh chuyển mạch bảo vệ (APS): Các bit này được dành cho báo hiệu APS cho bảo vệ tại mức luồng bậc thấp.

- K4 (b5-b7)- Dự trự: Đây là các bit tùy chọn, nên được đặt là “000” hoặc “111” ở hướng nguồn và được bỏ qua ở chiều thu nhận.

- K4 (b8)- Tuyến dữ liệu: Bit 8 của K4 dành cho tuyến dữ liệu luồng bậc thấp. Ứng dụng và các giao thức hiện đang được ITU nghiên cứu tiếp.

2.5 Sắp xếp các tín hiệu nhánh vào các VC

Như mô tả trong phần 9.



2.4 Liên kết VC

Hiện có 4 loại liên kết VC được hỗ trợ:

- Liên kết liên tục X lần VC-4 (VC-4-Xc, X = 4, 16, 64, 256)

- Liên kết ảo X lần VC-3/4 (VC-3/4-Xv, X = 1 ... 256)

- Liên kết liên tục X lần VC-2 trong VC-3 bậc cao (VC-2-Xc, X = 1 ... 7)

- Liên kết ảo X lần VC-2/1

Việc sử dụng liên kết sẽ theo thỏa thuận giữa các nhà khai thác.

3. Một số vấn đề cần lưu ý với các kết nối mạng SDH:

Vấn đề độ thông suốt

Để duy trì thông tin quản lý kênh thì mào đầu con-ten-nơ ảo hoặc luồng (POH) phải được mang qua điểm kết nối giữa 2 mạng. Tuy nhiên, kết nối tuyến sẽ luôn xảy ra tại mức STM-N (N=1,4,16,64, 256). Hơn nữa, mào đầu đoạn lặp (RSOH) và/hoặc mào đầu đoạn ghép kênh (MSOH) sẽ luôn kết cuối tại thành phần mạng liền kề với biên của kết nối, do đó thông tin quản lý kênh phải được trao đổi giữa các thành phần liền kề của kết nối.



Vấn đề bảo vệ

Phải tồn tại 2 điểm kết nối vật lý riêng nhằm cho phép các dịch vụ được bảo vệ luồng được mang từ mạng này đến mạng kia. Các nhà khai thác có thể lựa chọn cung cấp bảo vệ tuyến chỉ khi các luồng kết cuối trên một thành phần mạng, hoặc cung cấp cả bảo vệ tuyến và node mạng khi các thành phần mạng riêng được sử dụng tại mỗi đầu. Trong trường hợp này các thành phần mạng đó có thể ở cùng vị trí hoặc ở các vị trí khác nhau. Đối với một số các kết nối không yêu cầu hỗ trợ các dịch vụ có bảo vệ luồng thì các nhà khai thác có thể còn có một lựa chọn thứ 3 là bảo vệ card ngay trong NE. Tuy nhiên, phương thức bảo vệ này lại giới hạn các kết nối phải sử dụng card nhánh trên một bộ ghép kênh xen/rẽ.



Vấn đề quản lý

Trong điều kiện hiện nay, các hệ thống quản lý hiện tại vẫn chưa đủ hoàn thiện để có thể cung cấp bảo vệ và giám sát lỗi/chất lượng xuyên suốt qua biên giới mạng của các nhà khai thác khác nhau. Do vậy, mỗi nhà khai thác nên tự "quản lý" phần mạng tới POI của mình. Do vậy, các kênh thông tin dữ liệu (DCC) trong RSOH và MSOH nên được làm mất tác dụng tại điểm kết nối bằng các byte trống nhằm duy trì sự an toàn và toàn vẹn của cả hai mạng. Việc quản lý tuyến kết nối sẽ được thực hiện bởi các phương tiện khác của từng thành phần gateway riêng đến hệ thống quản lý trong vùng mạng của mỗi nhà khai thác.



Vấn đề chất lượng dịch vụ

Chất lượng điểm-điểm của một dịch vụ phải được xác định rõ bằng thỏa thuận lớp dịch vụ (SLA) giữa các nhà khai thác sở hữu các mạng cung cấp dịch vụ đó.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đề tài mã số: 95-07-KHKT-TC, “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn và các bài đo kênh thuê riêng SDH tốc độ 155Mbit/s và 622Mbit/s”

[2] Đề tài mã số: 95-08-KHKT-TC, “Xây dựng tiêu chuẩn và bài đo cho giao diện và dịch vụ luồng số (NG-SDH) STM-1/4/16”

[3] Đề tài 078-2004-TCT-RDP-VT-44, “Nghiên cứu xây dựng các bài đo kiểm hoà mạng thiết bị đầu cuối cáp quang SDH trên mạng Viễn thông của TCT ”.

[4] Đề tài mã số 95 – 06 – KHKT – TC, “Rà soát, chuyển các tiêu chuẩn ngành sang qui chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn Việt Nam”

[5] ITU-T G.707/Y.1322, Network node interface for the synchronous digital hierarchy (SDH)

[6] ITU-T G.780/Y.1351, Terms and definitions for synchronous digital hierarchy (SDH) networks

[7] Harry G. Perros., Connection-oriented Networks SONET/SDH, ATM, MPLS and Optical Networks. John Willey&Son, Ltd. 2005.

[8] C. Mazzuca., “Next generation SONET/SDH technologies and testing considerations”., EXFO Electro-Optical Engineering Inc. May, 2005.

[9] Acterna LLC., “Practical NewGen Measurements with ONT family ONT-50/ONT-506/ONT-512”., Jan, 2005.

[10] Fujitsu Ltd., “FLAHWAVETM 4060/4160 Compact SDH Multi Servive Provisioning Platform - Product Description”. Issue 2.0, Jun, 2005.

[11] Fujitsu Ltd., “FLAHWAVETM 4560 2.5G/10G SDH/SONET Multi Service Cross-Connect - Product Description”. Issue 6a, Mar, 2003.

[12] Photonic Bridge., “A New Generation of MSPPs for Metro Transport Networks”, 2003.




Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 429.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương