VIỆn khoa học công nghệ XÂy dựng lê xuân tùng thiết kế MỘt số DẠng gối cách chấn trong công trình chịU ĐỘng đẤt chuyên ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp



tải về 9.15 Mb.
trang98/98
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích9.15 Mb.
#39098
1   ...   90   91   92   93   94   95   96   97   98
5.3. Kết quả tính toán

Cùng một công trình, cùng gia tốc nền , dùng các loại gối cách chấn khác nhau cho lực cắt đáy khác nhau:

Công trình

Phương X

Phương Y

Không được cách chấn đáy

Tỷ số cản

Chu kỳ dao động

Lực cắt đáy

Tỷ số cản

Chu kỳ dao động

Lực cắt đáy

(%)

(s)

(T)

(%)

(s)

(T)

5

0,48

(dạng 1)


197,92

5

0,46 (dạng 1)

192,93

Cách chấn bởi gối đàn hồi

8,01

1,89

64,67

8,01

1,89

64,67

Cách chấn bởi gối FPS

24

1,92

43,6

24

1,92

43,6

Cách chấn bởi gối DCFP

28,7

1,89

38,4

28,7

1,89

38,4

Bảng 5.10: Bảng tổng kết so sánh lực cắt đáy của công trình không cách chấn đáy và được cách chấn đáy

Dựa vào bảng 5.10 có nhận xét:

- Tỷ số cản tăng lên theo thứ tự dùng hay không dùng cách chấn đáy và dùng cách chấn đáy loại gì: 5%; 8,01%; 24% và 28,7%.

- Chu kỳ dao động cơ bản được kéo dài theo thứ tự dùng hay không dùng cách chấn đáy và dùng cách chấn đáy loại gì: 0,48s; 1,89s; 1,92s và 1,89s.

- Lực cắt đáy giảm theo thứ tự dùng hay không dùng cách chấn đáy và dùng cách chấn đáy loại gì: 197,92T; 64,67T; 43,6T và 38,4T.

Như vậy dùng cách chấn đáy lực cắt đáy giảm và hiệu quả hơn không dùng cách chấn đáy, dùng cách chấn đáy loại DCFP lực cắt đáy giảm và hiệu quả hơn dùng cách chấn đáy loại FPS, dùng cách chấn đáy loại FPS lực cắt đáy giảm và hiệu quả hơn dùng cách chấn đáy loại gối đàn hồi.



KẾT LUẬN

Các kết quả chính đạt được

Qua kết quả nghiên cứu để đi đến quy trình thiết kế ba dạng gối cách chấn cho công trình chịu động đất, đề tài luận án đạt được một số kết quả chính sau:

- Dựa vào các nguyên lý cơ học và các tài liệu thu thập đã lập được phương trình vi phân chuyển động của ba dạng gối cách chấn chịu kích động động đất. Đây là các phương trình vi phân chứa các đại lượng phi tuyến liên quan đến tính chất vật liệu của gối cách chấn đàn hồi, tính phi tuyến mạnh trong hệ số ma sát và lực phục hồi của gối cách chấn FPS, DCFP.

- Tìm được nghiệm bằng cách giải số trực tiếp các phương trình vi phân phi tuyến nhờ chương trình chuyên dụng Mathematica.7 với thuật toán Runge-Kutta-Nyström.

- Thiết lập được quy trình thiết kế ba dạng gối cách chấn: gối đàn hồi, gối FPS và gối DCFP với các bước:

+ Chọn trước các tham số đầu vào (gồm các tham số đã biết và các tham số chọn trước), các tham số chọn trước được lấy trên cơ sở thỏa mãn giới hạn đối với chu kỳ hữu hiệu của hệ cách chấn mong muốn;

+ Giải phương trình, hệ phương trình vi phân phi tuyến mô tả chuyển động của hệ chịu kích động động đất với các bộ tham số khác nhau, chọn các tham số còn lại sao cho dao động của hệ ổn định với biên độ giảm dần đến giá trị đủ nhỏ hoặc biên độ giới nội;

- Cho thấy các tính chất phong phú và đặc biệt của phản ứng của các dạng gối cách chấn thông qua tính chất nghiệm tìm được:

+ Ngoài nghiệm dao động với biên độ giảm dần còn có dao động hỗn độn với biên độ giới nội;

+ Khi tần số cơ bản của hệ kết cấu có cách chấn bằng tần số của lực kích động động đất, chỉ ứng với gối đàn hồi xảy ra cộng hưởng (biên độ tăng đến giá trị lớn), ứng với gối FPS và gối DCFP không xảy ra cộng hưởng, kết cấu dao động với biên độ giới nội, song trong một chu kỳ dao động tổng thể, chứa nhiều dao động cục bộ;

+ Đối với kết cấu có cách chấn đáy bằng gối FPS và gối DCFP, có trường hợp kết cấu dao động với biên độ giảm dần kết hợp với xu hướng chuyển động đến vị trí cân bằng thấp nhất, trong quá trình chuyển động đến vị trí cân bằng thấp nhất, kết cấu còn thực hiện những dao động quanh các vị trí cân bằng tạm thời;

- Khi sử dụng gối cách chấn, kết quả luận án cho thấy hiệu quả giảm đáng kể lực cắt đáy tác động lên công trình.



Hướng phát triển của luận án

- Hoàn thiện nghiên cứu khảo sát ứng xử đồng thời của hệ gối cách chấn chịu kích động động đất.

- Thực hiện một số nghiên cứu bằng thí nghiệm, để có thể đi đến chế tạo gối cách chấn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Lê Xuân Tùng (2008), “Một cách tiếp cận để tính tải trọng động đất bằng phương pháp phân tích phổ phản ứng theo TCXDVN 375: 2006”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 3 (144), năm thứ 36, ISSN 1859-1566.

2. Lê Xuân Tùng (2008). “Phân tích dao động trong kết cấu nhà cao tầng chịu tải trọng động đất khi có bộ giảm chấn TMD”, Tạp chí Xây dựng, tháng 8, năm thứ 47, ISSN 0866-8762.

­­­3. Lê Xuân Tùng (2010). “Thiết kế gối cách chấn dạng gối đỡ đàn hồi chịu động đất với mô hình phi tuyến của vật liệu chế tạo”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, số 4 (153), năm thứ 38, ISSN 1859-1566.

4. Đào Huy Bích, Nguyễn Đăng Bích và Lê Xuân Tùng (2010). “Về việc tìm nghiệm giải tích gần đúng của bài toán cơ học dẫn tới phương trình Van Der Pol”, Hội nghị Khoa học toàn quốc Cơ học vật rắn biến dạng lần thứ mười, Thái Nguyên, 12-13/11. ISBN 978-604-915-000-5.

5. Lê Xuân Tùng (2011). “Thiết kế gối cách chấn dạng trượt chịu kích động động đất”, Tạp chí Xây dựng, tháng 4, năm thứ 50, ISSN 0866-8762.

6. Lê Xuân Tùng (2011). “Thiết kế gối cách chấn dạng trượt đôi – DCFP trong công trình chịu động đất”, Tạp chí Xây dựng, tháng 9, năm thứ 50, ISSN 0866-8762.

7. Lê Xuân Tùng (2012). “Thiết kế gối cách chấn đàn hồi trong công trình chịu động đất”, Tạp chí Kết cấu và Công nghệ Xây dựng, số 9 năm 2012. (Đã được duyệt đăng).





tải về 9.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   90   91   92   93   94   95   96   97   98




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương