Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp



tải về 0.56 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.56 Mb.
#25200
1   2   3   4   5   6   7   8

9. Ngành hàng gạo

9.1. Tình hình thị trường quốc tế

Sản lượng gạo niên vụ 2006/2007 tăng 0,9 triệu tấn so với niên vụ 2005/2006, đạt 416,38 triệu tấn. Trong đó, các nước được dự báo có sản lượng tăng trong niên vụ này gồm: Trung Quốc, nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới, tăng 1,6 triệu tấn, đạt 128 triệu tấn; tiếp đến là Việt Nam tăng 0,5 triệu tấn, đạt 22,5 triệu tấn; Indônêsia tăng 0,1 triệu tấn, đạt 35,1 triệu tấn; Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cũng chỉ tăng 0,1 triệu tấn, đạt 18,3 triệu tấn. Các nước được dự báo có sản lượng giảm trong niên vụ này là: Mỹ giảm 1,0 triệu tấn, đạt 6,1 triệu tấn; tiếp đến là Nhật Bản giảm 0,3 triệu tấn, đạt 7,9 triệu tấn. Dự báo, tiêu thụ gạo toàn cầu đạt 418,19 triệu tấn. Cân đối cung cầu, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 1,8 triệu tấn.

Dự trữ gạo toàn cầu trong niên vụ này đạt 78,6 triệu tấn, giảm 1,82 triệu tấn so với dự trữ gạo niên vụ 2005/2006. Trong đó, Trung Quốc là nước có mức dự trữ gạo lớn nhất, đạt 36,94 triệu tấn, chiếm gần một nửa lượng dự trữ gạo toàn cầu; tiếp đó là Ấn Độ đạt  9,72 triệu tấn, chiếm 12,3%.

Một số nước xuất khẩu gạo lớn đã giảm sản lượng xuất đáng kể trong năm nay, như Ấn Độ giảm 0,8 triệu tấn... Còn Indonesia, sản lượng lúa đã giảm khoảng 30% do hạn hán gia tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước châu Phi vẫn đang rất lớn do tổng sản lượng gạo năm nay của khu vực này chỉ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu.

Thái Lan bắt đầu thu hoạch vụ lúa chính 2006/07 – trong đó Chính phủ dự kiến mua tới 9 triệu tấn lúa của vụ 2006/07 sẽ bắt đầu vào ngày 1/11/2006 và kéo dài đến hết tháng 2/2007. Gạo 100% loại B được chào bán ở mức 307 – 308 USD/tấn, FOB Băng cốc; gạo 5% tấm cũng không đổi ở mức 297 – 300 USD/tấn. Dự trữ gạo khổng lồ của Thái Lan, khoảng 3,7 triệu tấn là kết quả thu được từ Chương trình can thiệp giá nhằm cải thiện thu nhập cho người nông dân. Theo các chương trình này, Chính phủ cũ đã mua lúa của nông dân với giá trợ cấp cao hơn so với giá thị trường. Được biết, Chính phủ lâm thời đang tiến hành cắt giảm 10% giá thu mua lúa của nông dân.

Giới chức Nga cho biết thời gian gần đây các nhà cung ứng gạo đã vi phạm các qui định về vệ sinh khá phổ biến, do đó Nga buộc phải thu hồi giấy phép nhập khẩu đã cấp trước đây và tạm ngừng việc cấp mới. Gạo của Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan, Ai Cập bị đánh giá là mốc và hôi. Gạo của Trung Quốc lẫn quá nhiều cám và ngả vàng trong khi một số lô gạo nhập từ Tây Ban Nha, Uruguay và Thái Lan có dư lượng thuốc trừ sâu cao... Gạo từ VN được cho là có mọt và chứa chất chlorpyrifos cao.



9.2. Tình hình thị trường trong nước

Diện tích lúa hè thu đạt 2.322,3 nghìn ha, giảm 27 nghìn ha so với vụ hè thu năm 2005. Năng suất lúa hè thu đạt 41,8 tạ/ha, giảm 2,6%. Sản lượng lúa hè thu ước đạt 9,72 triệu tấn, giảm 6,9% (717,7 nghìn tấn) so với năm 2005. Diện tích lúa mùa cả nước đạt 2.011 nghìn ha, giảm 26 nghìn ha so với năm 2005, trong đó miền bắc gieo cấy 1.205 nghìn ha, giảm 11,6 nghìn ha chủ yếu do đồng bằng sông Hồng chuyển sang đất chuyên dùng và nuôi thủy sản (giảm 8,2 nghìn ha).

Tình hình dịch rầy nâu và lùn xoắn lá diện ra tại ĐBSCL có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, giá cả và xuất khẩu lúa gạo. Đến cuối vụ hè thu và thu đông, diện tích lúa bị dịch bệnh phá hại đã lên tới trên 100.000ha, để lại hậu quả nặng nề. Sản lượng lúa hè thu, thu đông của ĐBSCL chỉ đạt gần 18,6 triệu tấn, giảm khoảng 700.000 tấn so với năm 2005. Với giá lúa 2.500 đ/kg, bà con nông dân bị thiệt hại trên 1.500 tỷ đồng. Đó là chưa kể tới chi phí thuốc bảo vệ thực vật, công nhà nông, các địa phương bỏ ra trên 46 tỷ đồng cho công tác dập dịch. Điều nguy hại ở chỗ, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá là bệnh do vi rút gây ra, được lây lan bởi vật trung gian là rầy nâu, hiện chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, “dịch hoạ” đang là mối đe doạ trực tiếp vụ đông-xuân 2006-2007, vụ sản xuất chính ở ĐBSCL.

Do nguồn lúa gạo trong dân hiện nay còn ít, phần lớn lượng lúa hàng hoá vụ hè - thu đã được các doanh nghiệp thu mua trong thời điểm thu hoạch rộ để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Chính vì vậy, giá lúa gạo trong hai tháng gần đây liên tục biến động tăng, cao nhất là vào đầu tháng 11. Tại thời điểm đó giá gạo các loại tăng thêm từ 500-2.000 đồng/kg so với hồi cuối tháng 10. Giá các loại gạo thường đạt từ 4.000-4.800 đồng/kg, gạo thơm từ 6.000-8.000 đồng/kg..

Để đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và nhằm ổn định giá cả thị trường, ngày 12/11/2006 Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu ngừng ngay việc xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, khối lượng xuất khẩu gạo cũng được điều hành giảm chỉ tiêu xuống mức 4,7-4,8 triệu tấn, tương ứng với nguồn hàng sẵn có chứ không theo đuổi mục tiêu 5 triệu tấn như đã đề ra, đồng thời cho phép nhập khẩu lúa gạo từ Campuchia với thuế suất 0% để bình ổn thị trường trong nước.

Những quyết định trên có ảnh hưởng tức thời đến thị trường, giá lúa gạo trên thị trường đã chững lại và giảm dần. Vào đầu tháng 12/2006, các tỉnh phía Bắc giá thóc tẻ hiện phổ biến từ 2.700-3.200 đồng/kg; gạo tẻ từ 4.300-5.500 đồng/kg và tại các tỉnh phía Nam, giá lúa hè thu ở mức 3.100 đồng/kg, lúa đông xuân 3.200 đồng/kg và giảm xuống ổn định ở mức 2.700-2800 đồng/kg.

Tính đến tháng 12/2006, cả nước đã xuất khẩu tổng cộng 4,36 triệu tấn gạo, giảm 400.000 tấn so với cùng kỳ năm 2005, đạt kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD. Hiện tại, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 25% tấm đang ở mức trên 255 USD/tấn, còn loại 5% tấm đã 178 - 180 USD/tấn. Dự báo giá gạo vẫn đứng ở mức cao, thậm chí có thể tiếp tục tăng.

9.3. Nhận định và dự báo

Giá gạo thời gian tới sẽ rất khó lường nhưng chắc chắn sẽ tăng, do sự tác động từ thị trường đang khan hiếm lúa gạo khu vực ĐBSCL là nguyên nhân đẩy giá gạo tăng cao. Sự thất thu của vụ hè - thu (nguyên nhân chính là do dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá) khiến sản lượng lúa giảm. Đồng thời, vụ Đông - Xuân 2006 - 2007 bị chậm 1 - 2 tháng so với mọi năm nên thời kỳ “giáp hạt” sẽ kéo dài, rất có thể sẽ đẩy giá gạo cao hơn nữa, nhất là vào dịp cuối năm - khi hầu hết các mặt hàng tiêu dùng đều tăng giá.

Dường như dịch vàng lùn - lùn xoắn lá - rầy nâu là thủ phạm chính, bởi nó không chỉ gây thất thu trên diện rộng trong vụ lúa vừa qua, mà còn đe doạ cả vụ tới. Tuy nhiên, thực chất của tình hình lại chưa hẳn như vậy.

+Thứ nhất: và nguyên nhân sâu xa là đến nay vẫn chưa khống chế được dịch chính là do tác động của cơn sốt giá gạo thế giới đối với hạt gạo của nước ta.

Diễn biến thị trường gạo thế giới là "cơ hội vàng" cho hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta trong gần 3 năm qua. Cụ thể, năm 2003 xuất khẩu được 3,8 triệu tấn gạo với giá bình quân 189 USD/tấn; 2004 xuất được hơn chừng ấy một ít nhưng giá đạt tới 230 USD/tấn, tăng 23%.

Đây là động lực chủ yếu để chúng ta đạt kỷ lục xuất khẩu 5,3 triệu tấn gạo năm 2005 với giá gần 270 USD/tấn, tăng 15% so với năm 2004; còn trong 11 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu đã đạt 4,6 triệu tấn, giá bình quân cũng tăng 2,5% và thu về đến gần 1,3 tỉ USD.

Như vậy, trong gần 3 năm qua, giá xuất khẩu lúa gạo tăng tổng cộng 45%. Nguồn lợi quá hấp dẫn đã khiến cả nông dân lẫn các chi cục bảo vệ thực vật và các cấp chính quyền địa phương bỏ ngoài tai các khuyến cáo chuyên môn về giống và nguy cơ dịch bệnh.



+Thứ hai, cơn sốt giá lúa gạo chưa từng có hiện nay còn do chúng ta đã xuất khẩu "quá đà".

Sản lượng lúa năm 2004 tăng tương đương với gần 1,5 triệu tấn gạo so với năm 2003, nhưng gạo xuất khẩu chỉ tăng gần 1 triệu tấn. Thế mà, khi sản lượng lúa năm 2005 giảm tương đương với khoảng 240 nghìn tấn thì lượng gạo xuất khẩu lại đạt kỷ lục trên 5 triệu tấn! Việc tăng này là do chúng ta đã "vét kho" để đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện rất được giá.

Như thế cũng có nghĩa là năm nay đâu còn gạo tồn kho đáng kể cho xuất khẩu nữa! Trong khi đó, tổng sản lượng lúa của miền Bắc chỉ tăng được 800 nghìn tấn, còn ĐBSCL lại giảm xấp xỉ 1 triệu tấn, mà lượng gạo xuất khẩu thì vẫn cứ tăng đến 1 triệu tấn so với cả 4 năm trước đó (2001-2004), cho nên rất có thể chúng ta đã lại một lần nữa "vét cạn kho" để xuất khẩu!

Cộng với tác nhân dịch bệnh dai dẳng trong nhiều tháng qua, hành động này tạo nên cơn sốt chưa từng có ở ngay trong vựa lúa lớn nhất nước. Triển vọng giá gạo thế giới vẫn tiếp tục nóng cũng là một phần nguyên nhân gây ra đầu cơ lúa gạo ở thị trường trong nước.

Việc quan trọng và cấp bách bây giờ, là tìm mọi cách dập tắt dịch và nhất là thay đổi cách quản lý, điều hành sản xuất, xuất khẩu gạo của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Dự báo giá gạo từ nay đến hết vụ đông xuân năm 2007 vẫn ở mức cao do một số nước như Australia, Ấn Độ mất mùa lúa mì nên phải tăng cường nhập khẩu gạo. Trong khi nguồn cung gạo lại giảm do các nước sản xuất gạo cũng gặp thiên tai. Cung không đủ cầu, chắc chắn giá gạo, kể cả trong nước và xuất khẩu, sẽ ở mức cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Trung tâm Tin học Nông nghiệp và thống kê (ICARD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://www.agroviet.gov.vn

  2. Cổng thông tin điện tử của Bộ thương mại: www.mot.gov.vn

  3. Trang web của Trung tâm thông tin (Viện chính sách chiến lược nông nghiệp và Phát triển nông thôn): www.agro.gov.vn

  4. Trang thông tin thương mại xuất nhập khẩu www.tinthuongmai.vn

  5. Bản tin Sản xuất và Thị trường, ICARD

  6. Trang web của Trung tâm thông tin thương mại, Bộ Thương Mại www.vinanet.gov.vn

  7. Trang tin tức Việt Nam www.vnexpress.net

  8. Các hãng thông tấn quốc tế: Reuter, Countryside

  9. Trang web của Báo tuổi trẻ www.tuoitre.com.vn

  10. Các bản tin Vinacas tháng tháng 7-12/2006

  11. Báo cáo “Rà soát quy hoạch phát triển ngành điều Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” của Viện Quy hoạch Thiết kế nông nghiệp.

  12. Các bản tin của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA)

  13. Các bản tin của Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC)

  14. Bản tin Thị trường cây ăn quả. Viện NC cây ăn quả Miền Nam, từ số 86 đến 98.

  15. Hệ thống quan trắc thu thập thông tin thị trường rau quả Nam bộ - Cơ sở Phía Nam- Viện Chính sách Chiến lược PTNN NT.

  16. Số liệu xuất khẩu thanh long , Vụ kế họach – Bộ NN-PTNT

  17. Trang web rau hoa quả Việt Nam của Bộ Thương Mại www.rauhoaquavn.vn

  18. Cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai www.laocai.com.vn

  19. Cổng thông tin điện tử của tỉnh Vĩnh Long http://210.245.64.232/vinhlong.nn/

  20. Hiệp hội rau quả Việt Nam www.vinafruit.com

  21. Các nguồn báo, tạp chí Trung ương và các địa phương khác



B3 - 128 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội



Tel: 84-4-7280493; Email: cap@ipsard.gov.vn

Каталог: images -> 2007
2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương