Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp



tải về 0.56 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.56 Mb.
#25200
1   2   3   4   5   6   7   8

Ngành hàng Rau quả Miền Bắc

6.1. Diễn biến sản xuất và thị trường trong nước

Tình hình sản xuất và thị trường rau quả trong nước năm 2006 diễn biến khá phức tạp, bên cạnh yếu tố mùa vụ thông thường, còn do 2 nguyên nhân chính sau:



- Thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng tới công tác sản xuất và gây khó khăn cho công tác vận chuyển hàng hoá. Nắng nóng kéo dài trong tháng 7, tiếp theo là những trận mưa lớn gây ngập úng ở nhiều địa phương trong tháng 8 và cơn bão số 6 hoành hành ở các tỉnh miền Trung kéo theo nhiều mặt hàng rau quả tăng giá, ngay cả khi vào thời điểm chính vụ.

- Tác động của việc tăng giá xăng dầu, giá cước vận chuyển và giá các hàng hoá dịch vụ khác khiến cho giá tất cả các sản phẩm tăng đồng loạt, và rau quả cũng không nằm ngoài số đó.

Đây là những yếu tố chính khiến giá của nhiều mặt hàng rau hoa quả liên tục ở mức cao kể từ giữa năm 2006. Hình 1, 2, 3 mô tả diễn biến giá 3 loại quả là cam sành, thanh long và xoài trong năm 2006.

Có thể nói, quý I là thời gian rất nhạy cảm đối với giá cả các mặt hàng nói chung vì rơi vào dịp tết nguyên đán cũng như thời điểm có nhiều lễ hội diễn ra. Tết nguyên đán 2006 vào cuối tháng 1, nên giá của nhiều mặt hàng rau quả đứng ở mức cao, tuy nhiên sang đến tháng 2, nhiều loại rau giá đã giảm do nguồn cung tăng (su hào, cà chua, bắp cải...) và nhu cầu giảm, trong khi đó giá nhiều loại trái cây tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (xoài, cam sành, thanh long).

Trong tháng 4: Một số loại rau, quả vụ đông do vào cuối vụ nguồn cung giảm nên giá tăng (bắp cải, cà chua, su hào, cam, quýt…), trong khi đó, một số loại rau, quả vụ Hè nguồn cung tăng dần nên giá giảm (rau cải, rau muống, cà tím, xoài...).

Đến tháng 5: Tuy nhiều loại rau, quả bước vào vụ nguồn cung tăng nhưng do tác động của việc tăng giá xăng dầu, giá cước vận chuyển và giá các hàng hoá dịch vụ khác tăng nên giá nhiều loại rau, quả, trái cây tăng trung bình từ 10-15% (hình 1).
Sang tháng 6, mặc dù nhiều loại rau, quả trái cây đã vào chính vụ, song giá nhiều loại rau quả giảm không nhiều, thậm chí một số loại trái cây giá còn cao hơn so với mọi năm như vải, chôm chôm, chuối.... Lý do vẫn là bởi chi phí sản xuất tăng, cộng với thời tiết bất lợi tác động đến sản lượng và nguồn cung đưa ra thị trường.













Nguồn: www.agro.gov.vn


Trong quý III, diễn biến thời tiết phức tạp khiến cho giá các mặt hàng rau quả liên tục đứng ở mức cao. Tháng 7, thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với những trận mưa lớn và một số loại trái cây đã vào cuối vụ khiến giá rau cải, bắp cải, cà chua, dưa leo, đậu cô ve, cam sành tăng vọt.

Sang đến tháng 8, do mưa lớn diễn ra tại nhiều địa phương, gây ngập úng, mặt khác một số loại rau, trái cây đang chuyển vụ cùng với tác động của phí vận chuyển tăng nên giá nhiều loại rau, củ, trái cây tăng giá (rau muống, rau cải, bí xanh, nhãn, nho,v.v…), với mức tăng 10 - 20% (có loại rau tăng ở mức cao hơn). Tình trạng này tiếp tục tái diễn trong tháng 9.

Quý IV, giá các mặt hàng bắt đầu có xu hướng hạ nhiệt. Trong tháng 10, do nhiều loại rau, quả đang bước vào vụ, nên nguồn cung trên thị trường khá phong phú, giá nhiều mặt hàng tuy vẫn còn ở mức cao nhưng một số mặt hàng đã bắt đầu chiều hướng giảm dần (rau cải, củ cải, su hào, cà chua,…). Riêng ở những vùng chịu ảnh hưởng của bão số 6 (đặc biệt ở Đà Nẵng, Quảng Nam), do rau, quả bị thiệt hại, nguồn cung giảm mạnh nên giá rau củ tăng cao sau bão.

Tháng 11: Do nhiều loại rau vụ Đông đã vào vụ, nguồn cung trên thị trường tăng nên giá nhiều mặt hàng giảm dần. Những ngày cuối tháng giá rau củ tăng tại một số địa bàn do mưa đá và lốc xoáy. Đến tháng 12, do ảnh hưởng của mưa đá, thời tiết khô hạn, rét, tác động của bão số 9, nên nhiều loại rau, quả tiếp tục giữ ở mức cao.

Trong năm 2006, thị trường rau quả nội địa Việt Nam tiếp tục bị lấn át bởi rau quả Trung Quốc. Có thể giải thích bằng 3 lý do chính sau: giá thấp hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam từ 1.000 – 3.000 đồng/kg. Quan trọng hơn, rau quả Trung Quốc có thể giữ được lâu hơn. Điều này chứng tỏ công nghệ bảo quản sau thu hoạch của Trung Quốc đã đạt trình độ cao. Một yếu tố khác rất quan trọng để hàng Trung Quốc ngày càng lấn sân hàng Việt Nam là buôn bán hàng Trung Quốc lời hơn hàng Việt Nam. Theo giới tiểu thương ở các chợ đầu mối hoa quả Tp.HCM thì lợi nhuận sẽ tăng lên 1,5 lần.

Như vậy, nếu không có những biện pháp hữu hiệu trong việc canh tác và có các công đoạn xử lý sau thu hoạch thì hậu quả tất yếu là hàng Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn sân trên thị trường Việt Nam. Khi đó, các chợ đầu mối có nguy cơ trở thành nơi tiêu thụ hàng nông sản cho Trung Quốc.



6
.2. Tình hình xuất khẩu


Hình 4 - Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm (ĐVT: 1000 USD)

Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam

Theo thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong cả năm 2006 đã đạt 259 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005. Trong đó, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan và Nga là những thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của nước ta.

Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những tháng cuối năm liên tục tăng, đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này vượt qua Đài Loan và trở thành thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của nước ta trong cả năm 2006. Trong tháng 12/2006, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang thị trường Nhật Bản không tăng đột biến như tháng 11/2006, chỉ đạt trên 2,2 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng 11/2006, nhưng lại cao hơn 15,4% so với cùng kỳ năm 2005. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt 27,5 triệu USD, vẫn còn thấp hơn gần 5% so với năm 2005. Các chủng loại rau quả chính xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là bó xôi, nấm rơm, cà tím và khoai.

Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan trong tháng 12/2006 chỉ đạt mức 1,5 triệu USD, giảm gần 14% so với tháng 11/2006, và giảm 21,5% so với cùng kỳ năm 2005. Tính chung kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt 27,1 triệu USD, tăng 1% so với cả năm 2005 và thấp hơn 1,5% so với kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2006 sang Nhật Bản. Như vậy, Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2006.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2006 đạt 2,3 triệu USD, tăng 7,72% so với tháng 11/2006, nhưng vẫn giảm tới 40,5% so với tháng 12/2005, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt mức 24,6 triệu USD, giảm 29,5% so với năm 2005. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam trong tháng 12. Các chủng loại rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2006 chủ yếu là các loại quả như dừa, thanh long, nhãn, chuối, dứa… Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2006 giảm mạnh là do rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang phải chịu mức thuế lên tới 12-24,5%, đẩy giá thành sản phẩm lên rất cao. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc và Thái Lan ký hợp tác thương mại, thực hiện thuế suất nhập khẩu bằng 0 cho rau quả Thái Lan vào đầu năm 2006 đã gây khó khăn lớn cho ngành rau quả Việt Nam vì không thể cạnh tranh bằng giá cả.

Sau một thời gian tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Thái Lan trong tháng 12/2006 đã có dấu hiệu chững lại. Tháng 12/2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 890 nghìn USD, giảm 32% so với tháng 11/2006, nhưng vẫn tăng 195% so với tháng 12/2005. Như vậy, tính chung kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này cả năm 2006 đạt 9 triệu USD, tăng 179% so với năm 2005. Dưới đây là bảng tổng kết tình hình xuất khẩu rau quả sang các thị trường trong tháng 12/2006 và cả năm 2006, có so sánh với cùng kỳ 2005.



Bảng 1 - Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam

trong tháng 12/2006 và năm 2006

Thị trường

Tháng 12/2006

So tháng 11/2006

So tháng 12/2005

Năm 2006

So năm 2005

 

(USD)

(%)

(%)

(USD)

(%)

Trung Quốc

2.367.719

7,72

-40,58

24.614.107

-29,56

Nhật

2.248.131

-6,51

15,39

27.572.623

-4,89

Mỹ

1.984.159

3,81

30,91

18.400.506

39,87

Nga

1.732.790

12,29

-10,88

22.070.119

23,81

Đài Loan

1.592.824

-13,78

-21,56

27.156.778

1,07

Thái Lan

889.871

-32,26

195,61

9.040.053

179,54

Hồng Kông

873.215

-18,65

-1,65

10.155.292

36,68

Singapore

804.293

21,95

-2,94

7.916.870

19,59

Hà Lan

631.509

-24,99

-20,91

8.938.850

11,22

Italia

539.220

-17,43

-14,45

4.622.745

12,62

Đức

461.268

28,84

41,00

2.948.459

-19,05

Pháp

405.967

23,27

-14,83

3.952.940

-35,08

Malaixia

355.877

74,91

0,81

4.196.830

-0,84

Canada

297.148

-0,62

24,94

3.208.989

38,68

Anh

276.689

38,73

-3,29

2.579.913

28,81

Australia

250.059

6,47

-83,48

4.487.036

-17,60

Campuchia

185.876

-25,57

15,57

3.919.827

87,10

Thụy Điển

95.810

62,18

158,49

687.795

26,60

Thụy Sỹ

93.868

36,72

-13,27

774.340

49,50

Ukrraina

68.981

-2,62

6,68

2.655.999

83,59

Bỉ

63.407

48,29

-74,11

1.553.903

9,65

Hy Lạp

53.790

44,21

*

311.609

*

Ả Rập xê út

24.368

*

*

330.150

-72,67

Séc

20.199

*

-26,83

228.437

-23,02

Achentina

 

*

*

211.598

-57,68

Ấn Độ

 

*

*

2.889.118

92,32

Braxin

 

*

-100,00

1.887.850

-8,89

UAE

 

-100,00

-100,00

1.518.344

-60,54

Hàn Quốc

 

-100,00

-100,00

6.764.068

10,91

Inđônêxia

 

*

*

4.271.128

-4,74

Nauy

 

-100,00

*

440.843

1,27

Nam Phi

 

*

-100,00

570.248

-56,10

Phillipine

 

-100,00

*

259.395

*

Tây Ban Nha

 

*

-100,00

292.363

-68,48

Nguồn: Thông tin Thương mại Việt Nam

Ông Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho rằng, chiến lược rau quả mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đề ra với việc tập trung đầu tư trồng măng tây, khoai sọ, đậu tương... đã bộc lộ những nhầm lẫn, dẫn đến mất cơ hội gia tăng, và nông dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Điều này khiến cho rau quả Việt Nam tự đánh mất dần khả năng xuất khẩu vì định hướng sai ngành hàng

Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm nước sản xuất rau lớn nhất thế giới, bình quân đạt khoảng 116 kg/người/năm. Với tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam đang gặp phải khó khăn về dư thừa cung và theo ước tính của Viện rau quả, năng lực sản xuất trong nước đã vượt khoảng 40% so với yêu cầu. Vì vậy, vấn đề trước mắt phải giải quyết đó là thay thế những loại xuất khẩu hiện nay bằng những loại cây thực sự xuất khẩu được và mang lại giá trị kinh tế cao.

Hiện tại, Việt Nam mới xuất sang Trung Quốc được gần 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD. Để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, khoai tây, hành tây, tỏi, đậu cô ve, đậu Hà Lan, cải bắp, cà rốt… là những loại cây chủ đạo cần được khuyến khích trồng. Những loại cây này đang được sản xuất ở cả phía Nam và phía Bắc, nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu giống, quy trình sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất thì kim ngạch xuất khẩu sẽ khá. Hơn nữa, mỗi năm, Trung Quốc phải nhập trên 3 triệu tấn rau, vào các tháng 12 đến tháng 3, và đây lại là thời điểm sản xuất chính vụ ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu của mình, Viện Nghiên cứu Rau quả đề nghị Bộ thay những loại rau không xuất khẩu được bằng 7 loại rau, quả có lợi thế và phù hợp với cả 2 vùng sinh thái ở Bắc và Nam Trung Bộ như: hành tây, tỏi, bắp cải, nấm, cà rốt, đậu Hà Lan, dưa chuột.

6.3. Nhận định và dự báo

Tổng Công ty Rau quả Việt Nam cho rằng, chúng ta thua kém các nước không chỉ ở chất lượng kém, kích cỡ không đều mà còn nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Công nghệ bảo quản kém cũng khiến sản phẩm dễ bầm dập, hao hụt nhiều. Chính các yếu tố này đã làm giảm khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam.  

Theo dự báo của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả của thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi sản lượng rau quả chỉ tăng 2,8%/năm. Nhưng có một thực tế đáng buồn là rau quả của Việt Nam vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong xuất khẩu mặc dù ta có thế mạnh trong sản xuất các loại cây đặc sản, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.

Trong năm 2006, chỉ riêng thị trường châu Âu đã nhập khẩu hơn 11 triệu tấn rau quả, xuất khẩu gần 4 triệu tấn, trong khi sản lượng rau quả của khu vực này là 92,2 triệu tấn. Các quốc gia phát triển vẫn là các nước nhập khẩu nhiều rau quả trong đó EU là thị trường nhập khẩu rau quả chủ yếu. Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm trong đó các nước EU như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan…là những nước nhập khẩu rau chủ yếu.

Với nhu cầu nhập khẩu rau quả lớn của thị trường EU, TS Võ Mai - chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào việc trái cây của ĐBSCL sẽ sớm có chỗ đứng trên thị trường châu Âu. Tuy nhiên, để thâm nhập một thị trường khó tính như EU không phải là điều dễ dàng. Để có thể đạt được tiêu chuẩn EUREPGAP của EU, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả phải kết hợp, hỗ trợ với nông dân xây dựng và thực hiện các qui trình an toàn thực phẩm, kiểm soát dư lượng hóa chất độc và vi sinh vật hại, kiểm tra chất lượng, chứng minh xuất xứ, thông tin triển khai và phản hồi, cung ứng ổn định cả năm, đồng thời giảm chi phí hậu cần (hiện tại là 30%), xây dựng kế hoạch sản xuất theo yêu cầu thị trường.

Trong bối cảnh đã là thành viên của WTO, ngành rau quả Việt Nam thực sự cần phải chuyển đổi sớm sang hình thức sản xuất tập trung thông qua liên kết, hợp tác. Tổ chức lại sản xuất trái cây đồng bộ là yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn hội nhập. Trong đó, vấn đề liên kết sản xuất giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với nhà khoa học, cùng với vấn đề sản xuất giống và giống cây đầu dòng, vấn đề sản xuất an toàn (GAP), vấn đề công nghệ sau thu hoạch cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Để có thể tạo dựng chỗ đứng cho trái cây trên thị trường thế giới, theo TS Mai, vai trò quyết định thuộc về Nhà nước thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, hệ thống thủy lợi, qui hoạch đồng bộ…), trung tâm xử lý đóng gói, tăng cường khuyến nông, khuyến khích kinh tế tập thể, xây dựng kế hoạch dài hạn phát triển thị trường.

6.4. Kết luận

Trong chiến lược của ngành nông nghiệp, rau quả được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, thực tế thị trường thời gian gần đây khiến người ta phải nghi ngờ về tính khả thi của mục tiêu này. Con số thống kê cho thấy, trái cây Việt đang ngày càng thu hẹp và mất dần thị trường xuất khẩu. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn, nếu năm 2001, trái cây Việt được xuất khẩu đến 42 nước và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu đạt 330 triệu USD, thì năm 2005 chỉ còn lại 36 nước, kim ngạch cũng giảm mất gần một nửa.

Trong khuôn khổ WTO, trái cây không phải là mặt hàng được ưu tiên bảo hộ đặc biệt. Theo lộ trình cắt giảm thuế của Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), năm nay thuế suất cho trái cây lưu chuyển từ nước này sang nước khác trong nội bộ khối ASEAN chỉ còn ở mức là 0-5%. Với mức thuế này, trái cây Thái Lan và các nước khác sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Với tư cách là thành viên của WTO, ngành hàng trái cây cần nâng cao chất lượng, hạ giá thành và duy trì bền vững các ưu thế đặc trưng. Và chỉ nên tập trung phát triển những mặt hàng thực sự mang đặc trưng, hương vị Việt Nam thì mới có cơ hội cạnh tranh thắng lợi. Đặc biệt cần bảo tồn các nguồn gien nội địa đặc sản như bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, Đoan Hùng, xoài cát Hoà Lộc… rồi qui hoạch phát triển theo từng vùng sinh thái…

Xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam cũng là một yêu cầu cấp thiết để khẳng định hình ảnh và bảo vệ sản phẩm xuất khẩu của nước ta vì có đến 90% trái cây Việt Nam phải núp bóng dưới các nhãn và thương hiệu nước ngoài.


  1. Каталог: images -> 2007
    2007 -> Hồ sơ ngành hàng rau quả
    2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
    2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
    2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
    2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
    2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
    2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
    2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
    2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

    tải về 0.56 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương