VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014


Tình hình nghiên cứu ngoài nước



tải về 1.15 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích1.15 Mb.
#41
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nâng cao năng suất - chất lượng con giống trong quá trình sản xuất lợn thịt luôn là yếu tố hàng đầu, then chốt được các nhà nghiên cứu, các nhà chăn nuôi của mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Việc nghiên cứu chọn lọc dòng cao sản và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai đạt số con sơ sinh sống/ổ cao, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp và độ dày mỡ lưng thấp đã thành công lớn ở các nước có trình độ chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Hermesch và cs., 1995; Alfonso và cs., 1997).

Việc nghiên cứu lai tạo dòng tổng hợp, dòng chuyên hoá và lai tạo tìm ra các tổ hợp lai cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đã rất thành công tại các nước có trình độ chăn nuôi tiên tiến như Mỹ, Đức, Canada, Anh, Đan Mạch, Australia… Hầu hết các nước có nền chăn nuôi phát triển đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống giống lợn hoàn thiện theo mô hình giống hình tháp. Các chương trình nhân giống đã phát triển đến mức tinh vi hơn với các hệ thống đàn hạt nhân, đàn nhân giống và đàn sản xuất được bao hàm trong mô hình tháp giống. Trong đó, đàn hạt nhân (cụ kỵ - GGP) là những đàn thuần, được kiểm tra và chọn lọc theo những định hướng cụ thể. Đàn nhân giống (ông bà - GP) thường là các tổ hợp lai, có số lượng nhiều hơn so với đàn cụ kỵ được chọn lọc và cuối cùng là đàn sản xuất (bố mẹ - PS).

Gần đây, cùng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng về chất lượng thịt của thị trường, các mục tiêu nhân giống cũng dần thay đổi để đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng. Chính vì thế một số tính trạng chất lượng thịt như dày cơ thăn, tỷ lệ nạc và đặc biệt là tỷ lệ mỡ giắt trong thịt nạc đã được đưa thêm vào các chỉ số chọn lọc. Theo Fortin (2007), hiện chương trình đánh giá di truyền giống lợn quốc gia ở Canada đã và đang thiết lập các mục tiêu nhân giống mới cho những năm tới. Ngoài các tính trạng sản xuất chính đã bao gồm trong các chỉ số chọn lọc, các tính trạng về tỷ lệ nuôi sống của lợn con sơ sinh, sức đề kháng với bệnh tật, ngoại hình thể chất của lợn hậu bị, tỷ lệ mỡ giắt, màu sắc, độ mềm và độ axit của thịt cũng đã được quan tâm chọn lọc trong các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.

Trên thế giới, người ta không chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu về số lượng như: khả năng tăng khối lượng, mức độ tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ thịt nạc… mà còn đặc biệt quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng thịt như: Màu sắc thịt, tỷ lệ mỡ giắt, độ giữ nước của thịt, cấu trúc thịt cũng như hương vị thịt… Để giải quyết vấn đề này, lai tạo các dòng đực lai để có thể kết hợp được nhiều ưu điểm về chất lượng thịt của các giống là hướng chủ đạo, đặc biệt là trong những công thức lai cuối để tạo ra lợn thương phẩm. Hầu hết những công ty lớn trên thế giới như PIC (Pig Improvement Company) của Anh, Danbred của Đan Mạch, Flanders Pigbreeders Association của Bỉ đều nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều loại đực lai riêng biệt cho các công thức lai giống khác nhau. Các nước chăn nuôi tiên tiến đã xác định rõ dòng đực cuối cùng trong các chương trình lai và họ đã thu được hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn.

Về chất lượng thịt, những con lợn thương phẩm từ hệ thống lai sử dụng các con đực Pietrain (Pi), L990 x Pietrain (LP), Pietrain x L990 (PL), Duroc x Pietrain (DuPi), Pietrain x Duroc (PiDu) để lai trên nền nái F1(Large White x Landrace) cũng đã được khảo sát tại Ba Lan. Kết quả cho thấy tổ hợp lai bằng đực thuần Pietrain có tỷ lệ nạc cao nhất, nhưng có chất lượng thịt thấp nhất so với đực chỉ có chứa 25% nguồn gen Pietrain. Không có sự khác biệt về chất lượng thịt giữa công thức dùng đực LP và đực PL hoặc đực DuPi và PiDu. Theo Simek (2004), ở cộng hòa Czech, ngoài việc dùng nái lai (Large White x Landrace) để sản xuất đàn thương phẩm có chất lượng thịt tốt hơn phải sử dụng đực lai cuối cùng là (Hampshire x Pietrain) hoặc (Duroc x Pietrain). Đối với tổ hợp lai có gen Duroc, thành phần mỡ giắt cao hơn và các tổ hợp này có ảnh hưởng tốt hơn đối với chất lượng thịt. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Krasnovsk (2008) đã cho biết dòng đực tổng hợp được chọn tạo từ nái tổng hợp Hypor phối với đực PIC337 được sử dụng như một dòng đực cuối cùng trong hệ thống lai thương phẩm và kết quả cho thấy đã sản xuất ra những lợn thương phẩm có tỷ lệ nạc cao hơn so với sử dụng đực PiDu.

Chất lượng thịt lợn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố sản xuất và giết mổ. Do đó, chất lượng thịt lợn có thể được điều khiển để đạt được chất lượng mong muốn. Tuy nhiên, hầu hết những kiến thức của chúng ta hiện nay đều dựa trên những nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của một hoặc nhiều nhất là hai yếu tố. Để đáp ứng yêu cầu chất lượng thịt trong tương lai, việc tìm hiểu để khắc phục tất cả các yếu tố sản xuất và giết mổ ảnh hưởng đến chất lượng thịt là thực sự cần thiết. Quan trọng nhất là tìm hiểu về những yếu tố sản xuất và giết mổ này chúng tương tác với nhau như thế nào. Bằng cách này, sẽ cung cấp một số lượng tối đa các công cụ để kiểm soát chất lượng thịt lợn, mà từ đó đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Bất chấp những nỗ lực để giảm bớt sự xuất hiện của thịt PSE bằng cách giảm lượng gen Halothan trong quần thể lợn thương phẩm, vẫn còn tồn tại một biến đổi cao trong khả năng giữ nước (WHC) (Purslow và cs., 2001). Việc loại bỏ gen Halothan và gen RN_ từ quần thể lợn thương phẩm đã tạo ra một tổ hợp di truyền mới.

Nghiên cứu hai giống lợn Yorkshire và Landrace, các ước lượng hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ đã được báo cáo là từ 0,03 - 0,20 (Hermesch và cs., 2000; Hanenberg và cs., 2001; Chen và cs., 2003; Hamann và cs., 2004; Arango và cs., 2005; Rho và cs., 2006; Imboonta và cs., 2007). Đối với tăng khối lượng bình quân/ngày, hệ số di truyền đã được công bố cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiên cứu, biến động trong khoảng từ 0,13 - 0,42 (Chen và cs., 2003; Van Wijk và cs., 2005; Roh và cs., 2006; Imboonta và cs., 2007). Tương tự như vậy, hệ số di truyền của độ dày mỡ lưng đã được báo cáo từ 0,50 - 0,71 (Hicks và cs., 1998; Chen và cs., 2003; Rho và cs., 2006; Imboonta và cs., 2007). Sở dĩ có sự khác biệt khá lớn giữa các kết quả nghiên cứu là do các quần thể khác nhau về tần số gen, bên cạnh sự khác biệt về nguồn dữ liệu cũng như các phương pháp tính toán khác nhau.

Để phục vụ công tác lai tạo dòng, giống mới và sản xuất con giống có chất lượng cao, cần phải chọn lọc được những cá thể có giá trị giống tốt nhất, đánh giá được khuynh hướng di truyền đạt được qua mỗi năm. Vấn đề trung tâm trong việc dự đoán giá trị giống từ các giá trị kiểu hình quan sát được là tách di truyền ra khỏi hiệu ứng môi trường. Theo ngôn ngữ thống kê đó là vấn đề đồng thời ước lượng bằng số đối với hiệu ứng cố định (môi trường) và dự đoán giá trị thực hiện của biến số ngẫu nhiên (giá trị giống của các cá thể vật nuôi). Cách giải đối với vấn đề này là ước lượng không chệch tuyến tính tốt nhất (Best Linear Unbiased Estimated - BLUEs) đối với các hiệu ứng cố định và dự đoán không chệch tuyến tính tốt nhất đối với các giá trị thực hiện của biến số ngẫu nhiên.

Chọn lọc giống theo phương pháp BLUP đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Trên các đối tượng bò sữa, lợn, người ta đã dùng phương pháp này để: Xác định sự sai khác di truyền giữa các giống; Xác định khuynh hướng di truyền và ngoại cảnh; Giá trị giống của con đực hoặc con cái. Nhiều nước đã tự xây dựng cho mình các phần mềm chuyên dụng tính BLUP riêng như: Herdsman (Canada), Stages (Mỹ), Pest (Đức), PigBLUP (Úc), …

Trong công nghiệp chăn nuôi lợn ở Mỹ, đã sử dụng phương pháp BLUP từ những năm 1988 để đánh giá di truyền trong từng đàn và hiện nay đã mở rộng chương trình đánh giá di truyền qua các đàn trong toàn quốc (Stages). Theo John Mabry (1998), các tính trạng về sinh sản được đánh giá trên từng ổ lợn bao gồm: Số lợn con đẻ ra còn sống/ổ, số lợn con cai sữa và khối lượng toàn ổ vào khoảng 21 ngày tuổi của thời kỳ tiết sữa. Các tham số di truyền được dùng trong phân tích di truyền qua tất cả các đàn được ước lượng từ toàn bộ dãy số liệu của từng giống thuần ở Mỹ trên cơ sở sử dụng quy trình phân tích thành phần phương sai của mô hình động vật BLUP đa tính trạng. Kết quả cho thấy giá trị tương đối của một lợn nái khi có thêm một lợn con đẻ ra còn sống/lứa là xấp xỉ 15 USD. Thêm một Pound (0,454 gam) khối lượng toàn ổ lúc cai sữa sẽ đưa lại lợi nhuận xấp xỉ 0,50 USD. Trong 10 năm đầu sử dụng quy trình đánh giá di truyền bằng phương pháp BLUP, các quần thể giống thuần ở Mỹ đã có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, không có một tiến bộ nào được thấy trong 1-2 năm đầu của chương trình. Trong 10 năm đầu mỗi một giống thuần đã có những cải tiến giá trị di truyền về số lợn con đẻ ra trong một lứa là lớn hơn 0,5 số con đẻ ra còn sống/ổ cho toàn bộ quần thể, trong khi đó ở các đàn tốt hơn đã có sự cải tiến là hơn 1 lợn con còn sống/ổ. Về các tính trạng sinh trưởng, giá trị di truyền về độ dày mỡ lưng đã có sự cải tiến của toàn bộ quần thể là 3,6 mm và với đàn tốt hơn thì sự cải tiến di truyền là vượt 7 mm.

Úc sử dụng BLUP vào việc đánh giá giá trị di truyền của lợn từ năm 1988, đã xây dựng phân mềm chuyên dùng gọi là PigBLUP để xác định giá trị giống, các khuynh hướng di truyền, ngoại cảnh, kiểm tra tiến bộ di truyền trong nội bộ đàn. Hiện nay PigBLUP được sử dụng tiến hành đánh giá giá trị di truyền qua các đàn (Willi Funchs, 1991; Tony Henzell, 1993; Tom Long, 1995; PigBLUP version 5.20 user’s manual, 2006).

Các quốc gia khác cũng có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị giống của các giống lợn khác nhau (Kovalenko và Yaremenko, 1990; Yen và cs., 2001) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ của giống lợn Hampshire sau 11 năm nghiên cứu là rất nhỏ (0,0039 con).

Theo Mabry và cs. (2001) nghiên cứu trên lợn Yorkshire Mỹ cho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ sau 15 năm tăng lên 0,36 con. Holl và Robinson (2003) cho biết, giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ ở dòng lợn được chọn lọc thế hệ thứ 9 đã tăng lên 0,63 con. Boyette và cs. (2005) cho biết, giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ của lợn Mỹ là 0,63 con.

Kaplon và cs. (1991) nghiên cứu trên lợn Large White Balan từ năm 1978 đến năm 1987 đã ước tính khuynh hướng kiểu hình và khuynh hướng ngoại cảnh về các tính trạng số con sơ sinh sống/lứa; số con 21 ngày tuổi/lứa; khối lượng 21 ngày tuổi/lứa lần lượt là: 0,17  0,05 và 0,11  0,05 con; 0,16  0,04 và 0,10  0,04 con; 1,86  0,63 và 1,43  0,62 con.

Ở các quốc gia chăn nuôi lợn phát triển, chỉ số chọn lọc đã được ứng dụng trong các chương trình giống lợn từ vài thập kỷ trước. Ban đầu chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình của hai tính trạng tăng khối lượng bình quân/ngày và dày mỡ lưng đã được áp dụng bởi Cleveland và cs. (1983) trong các chương trình giống. Chỉ số này có dạng như sau:

I = 100 + 286,6 x TKL - 39,4 x DML

Trong đó, TKL là tăng khối lượng bình quân/ngày và DML là dày mỡ lưng. Kết quả nghiên cứu này đã cho biết sau 5 thế hệ chọn lọc theo chỉ số trên, tăng khối lượng và dày mỡ lưng đã được cải thiện rất đáng kể so với nhóm lợn không áp dụng chỉ số chọn lọc. Sau đó, các nghiên cứu về chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình của tính trạng tiếp tục được phát triển bao gồm ba tính trạng: tăng khối lượng, dày mỡ lưng và chuyển hóa thức ăn (McPhee, 1981; Ellis và cs., 1988). Bằng chỉ số chọn lọc ba tính trạng này, dày mỡ lưng và chuyển hóa thức ăn được cải thiện đáng kể, song với tăng khối lượng lại được cải thiện không đáng kể. Giải thích về vấn đề này, Clutter và Brascamp (1998) cho rằng do tính trạng tăng khối lượng ít được quan tâm hơn hai tính trạng còn lại trong chỉ số chọn lọc, đồng thời có thể do tương quan di truyền thuận giữa dày mỡ lưng và tăng khối lượng.

Từ đầu những năm 1990, khi phương pháp BLUP được phát triển, chỉ số chọn lọc kết hợp giá trị giống ước tính của các tính trạng đã bắt đầu trở nên phổ biến trong các chương trình giống lợn ở nhiều quốc gia. Ở Mỹ, các chỉ số chọn lọc được thiết lập và khuyến cáo cho từng mục tiêu nhân giống khác nhau (NSIF, 2002) bao gồm:


  • Chỉ số nái sinh sản: SPI (Sow Productivity Index), nó kết hợp giá trị giống và giá trị kinh tế của hai tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (SSS) và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (P21).

SPI = 100 + 6,5* EPDSSS + EPDP21

Trong đó:

EPDSSS = XSSS(nái) - (nhóm tương đồng)

EPDP21 = P21(nái) - 21 (nhóm tương đồng)



  • Chỉ số đực cuối cùng: TSI (Terminal Sire Index), nó kết hợp giá trị giống và giá trị kinh tế của hai tính trạng là tuổi đạt khối lượng khoảng 114kg (T) và dày mỡ lưng lúc 114kg (BF).

TSI = 100 - 1,7*EPDT - 168*EPDDML

Trong đó:

EPDT = X(tuổi đạt 114 kg của cá thể) - (tuổi đạt 114 kg của nhóm kiểm tra)

EPDDML = P(mỡ lưng cá thể) - 21 (mỡ lưng của nhóm kiểm tra)



  • Chỉ số dòng mẹ: MLI (Maternal Line Index), nó kết hợp giá trị giống và giá trị kinh tế của các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ, tuổi đạt khối lượng khoảng 110kg và dày mỡ lưng lúc 110kg

MLI = 100 + 6*EPDSSS + 0,4*EPDP21 - 1,6* EPDT - 81* EPDDML

    1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn nuôi lợn được coi là quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Ngành chăn nuôi lợn đã phát triển nhanh trong những thập kỷ qua, đã tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa với quy mô tương đối lớn, cho hiệu quả kinh tế và có chiều hướng tăng theo xu hướng phát triển kinh tế của xã hội hiện nay. Thịt lợn lại được tiêu thụ nhiều nhất trong các loại thịt, chiếm tới khoảng 75-80 %. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam hiện nay không những đáp ứng nhu cầu thịt trong nước mà còn tham gia xuất khẩu.

Những năm gần đây, các tác giả chủ yếu đi sâu nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt lợn. Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) cho biết khả năng tăng khối lượng trung bình trong thời gian từ 60 đến 165 ngày tuổi của các tổ hợp lai giữa nái lai F1(L x Y), F1(Y x L) phối với lợn đực Duroc và đực L19 (đực VCN03) đạt từ 680 - 702 g/ngày và cùng trên tổ hợp lai giữa lợn đực Duroc, lợn đực L19 với nái F1(L x Y) và F1( Y x L) tác giả Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) cho biết tỉ lệ móc hàm là 75,33 - 75,94%, tỉ lệ thịt xẻ 68,57 - 69,64%, tỉ lệ nạc là 57,21 - 58,87%, dài thân thịt là 87,38 - 90,87 cm.

Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) công bố thành phần thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai giữa nái lai F1(L x Y) phối với đực lai Landrace x Duroc (Omega) và Pietrain x Duroc (PiDu). Tổ hợp lợn lai Omega x F1(L x Y) đạt các tỷ lệ: thịt móc hàm (81,28%), xương (14,28%) và da (6,99%) đạt tương đương so với PiDu x F1(L x Y) và tương ứng lần lượt là 80,64; 14,99 và 6,87%. Cả hai tổ hợp lợn lai Omega x F1(L x Y) và PiDu x F1(L x Y) đều cho tỷ lệ thịt nạc cao và tỷ lệ mỡ thấp. Tổ hợp lai Omega x F1(L x Y) có tỷ lệ thịt nạc 61,54% và tỷ lệ mỡ 14,66%, ở PiDu x F1(L x Y) tương ứng là 57,09 và 18,45%. Mặt khác, tổ hợp lai Omega x F1(L x Y) có diện tích cơ thăn là 56,25 cm2, dày mỡ lưng là 10,56 mm so với PiDu x F1(L x Y) có giá trị tương ứng là 49,71 cm2 và 17,60 mm với sự sai khác tương ứng là P < 0,01 và P < 0,001. Thông qua các chỉ tiêu chất lượng thịt như giá trị pH45, pH24, màu sáng thịt (L*) và tỷ lệ mất nước bảo quản cho thấy thịt ở cả hai tổ hợp lai đảm bảo chất lượng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng đực lai Omega và PiDu phối với nái lai F1(L x Y) có thể nâng cao được tỷ lệ thịt nạc và vẫn đảm bảo được chất lượng thịt tốt.

Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Lực và cs. (2008) tăng khối lượng của lợn đực Pietrain có kiểu gen Halothane CC và CT giai đoạn từ 2 đến 8,5 tháng tuổi tương ứng là 507,00 và 585,97 g/ngày. Hà Xuân Bộ và cs. (2013a) cũng nghiên cứu trên lợn đực Pietrain có kiểu gen Halothane CC và CT giai đoạn từ 2 đến 7,5 tháng tuổi cho kết quả tương ứng là 559,57 và 546,31 g/ngày. Phùng Thị Vân và cs. (2001) công bố lợn Landrace và Yorkshire giai đoạn từ 25 - 90 kg có khả năng tăng khối lượng tương ứng là 551,40 và 640,30 g/ngày. Phan Xuân Hảo (2002) công bố lợn Landrace và Yorkshire giai đoạn từ 20 - 100 kg có khả năng tăng khối lượng là 646,00 và 619,74 g/ngày.

Chúng ta biết, công tác chọn lọc giống đều được tiến hành trên các dòng thuần và từ các dòng thuần này con lai thương phẩm được sản xuất ra để khai thác ưu thế lai. Chọn lọc các dòng thuần dựa trên năng suất của cá thể hay kết hợp năng suất của các con vật họ hàng trong một quần thể nhất định (Legates, 1988 và Siegel, 1988 dẫn theo Kiều Minh Lực, 1999). Các phương pháp chọn lọc dòng thuần trước đây bao gồm chọn lọc loại thải độc lập, chọn lọc hàng loạt, chọn lọc gia đình, chọn lọc qua kiểm tra năng suất đời con, chọn lọc qua chỉ số để đánh giá chất lượng đàn giống như: Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000); Chế Quang Tuyến và cs. (2001).

Ở Việt Nam, việc xây dựng và áp dụng chỉ số chọn lọc trong chương trình chọn lọc cải thiện di truyền giống lợn cũng đã được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1980. Cũng giống như các quốc gia chăn nuôi lợn phát triển, lúc đầu các chỉ số chọn lọc áp dụng trên đàn lợn giống được xây dựng dựa trên việc kết hợp giá trị kiểu hình của một số tính trạng sản xuất quan trọng, sau đó tiếp tục phát triển cao hơn cùng với việc tiếp cận phương pháp ước lượng giá trị giống BLUP. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về chỉ chọn lọc đã được Trần Thế Thông và Lê Thanh Hải (1982) xây dựng và áp dụng trên đàn lợn đực Móng Cái hậu bị kết hợp hai tính trạng: Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có công thức như sau:

I = 100 + 0,16 (X1 - ) - 12,01(X2 - )

Trong đó:



X1 và X2: Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn bình quân của cá thể

: Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn bình quân của quần thể

Đối với đàn lợn nái Móng Cái, Đặng Vũ Bình (1992) đã sử dụng phương pháp của Cunningham (1979) để xây dựng chỉ số chọn lọc kết hợp bốn tính trạng với mục tiêu nâng cao sức sinh sản. Chỉ số này có công thức như sau:

I = X1 + 0,84 X2 + 0,52 X3 - 0,02 X4

Trong đó:



I: Chỉ số chọn lọc sức sinh sản của lợn nái

X1: Số con đẻ ra còn sống/lứa (con)

X2: Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi (kg)

X3: Khối lượng toàn ổ 60 ngày tuổi (kg)

X4: Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)

Đối với hai giống lợn ngoại Yorkshire và Landrace, Nguyễn Văn Thiện và cs. (1995) đã khuyến cáo áp dụng các chỉ số chọn lọc kết hợp hai tính trạng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn cho từng giống có công thức sau:

I = 100 + 0,27(X1 - ) - 28,8 (X2 - ) (cho giống Yorkshire)

I = 100 + 1,0(X1 - ) - 4,4 (X2 - ) (cho giống Lanrace)

Trong đó:

X1, X2: Tăng khối lượng/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trung bình của lợn đực kiểm tra

, : Tăng khối lượng/ngày và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng trung bình của toàn quần thể

Với yêu cầu của thị trường cần nâng cao tỷ lệ nạc trong thân thịt xẻ và cùng với sự phát triển của các kỹ thuật đo lường, tính trạng dày mỡ lưng đã được quan tâm và đưa vào chỉ số chọn lọc. Do vậy, trong chọn lọc lợn đực giống, ngoài hai tính trạng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lưng đã được đưa vào mục tiêu nhân giống và đã mang lại hiệu quả chọn lọc rất đáng kể. Chỉ số chọn lọc ba tính trạng này đã được Lê Thanh Hải và cs. (1998) đề xuất có dạng như sau:

I = 100 + 0,30 (X1- ) - 26,5 (X2 - ) - 4,4 (X3 - )

Trong đó:



X1: Tăng khối lượng bình quân/ngày (gam)

X2: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg/kg)

X3: Độ dày mỡ lưng trung bình (mm)

, , : Giá trị trung bình toàn đàn ứng với 3 tính trạng trên

Trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire, Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh (2000) đã xây dựng một số chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất của lợn đực hậu bị. Các chỉ số có dạng như sau:

Đối với lợn đực hậu bị Landrace trong các trạm kiểm năng suất:

I = 100 + 0,157 (X1 - ) - 25,315 (X2 - ) - 3,555 (X3 - )

Đối với lợn đực hậu bị Landrace dùng trong các cơ sở nhân giống:

I = 100 + 0,057 (X1 - ) - 1,531 (X3 - )

Đối với lợn đực hậu bị Yorkshire trong các trạm kiểm năng suất:

I = 100 + 0,411(X1 - ) - 49,257 (X2 - ) - 5,887 (X3 - )

Đối với lợn đực hậu bị Yorkshire dùng trong các cơ sở nhân giống:

I = 100 + 0,155 (X1 - ) - 21,137 (X3 - )

Trong đó:

X1: Tăng khối lượng bình quân/ngày của cá thể (g/ngày)

X2: Chỉ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của cá thể (kg/kg)

X3: Độ dày mỡ lưng của cá thể (mm)

: Tăng khối lượng bình quân/ngày của toàn đàn (g/ngày)

: Chỉ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của toàn đàn (kg/kg)

: Độ dày mỡ lưng của toàn đàn (mm)

Phương pháp BLUP bước đầu đã được ứng dụng ở Việt Nam. Ta Thi Bich Duyen và Nguyen Van Duc (2001) đã sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống cho mỗi cá thể lợn về số con sơ sinh sống/lứa. Kiều Minh Lực (2001) đã ứng dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống một số tính trạng ở đàn heo nái Phú Sơn và Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng. Đến nay chỉ mới có một số ít công bố kết quả ước tính giá trị giống phục vụ cho công tác chọn giống lợn ở Việt Nam như Kiều Minh Lực (2001); Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2001); Tạ Thị Bích Duyên (2003); Trần Văn Chính (2004); Nguyễn Thị Viễn (2005); Nguyễn Văn Hùng và Trịnh Công Thành (2006); Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009); Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2009).

Những năm gần đây, ước lượng giá trị giống theo phương pháp BLUP đã trở nên phổ biến trên thế giới và bắt đầu ứng dụng ở Việt Nam. Việc xây dựng chỉ số chọn lọc kết hợp giá trị giống của các tính trạng chọn lọc đã bắt đầu được quan tâm tại một số trại lợn giống. Đối với các tính trạng sinh sản của hai giống Yorkshire và Landrace, Đoàn Văn Giải và Vũ Đình Tường (2004) đã báo cáo tiến bộ di truyền bước đầu ở hai giống lợn trên tại Xí nghiệp lợn giống Đông Á bằng việc áp dụng chỉ số chọn lọc sau:

I = 169 * GTGCSS + 16 * GTGP21

Trong đó:

GTGcss: Giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ

GTGP21: Giá trị giống của khối lượng 21 ngày tuổi/ổ

Bằng việc sử dụng chỉ số chọn lọc nái sinh sản trên đây, Đoàn Văn Giải và Vũ Đình Tường (2004) đã cho biết tiến bộ di truyền bình quân về số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ tương ứng là 0,045 con/năm và 0,056 kg/ổ đối với giống Yokshire; 0,047con/năm và 0,070kg/ổ đối với giống Landrace trong 3 năm từ 2001 - 2004. Một số cơ sở giống lợn khác như Công ty Chăn nuôi heo Phú Sơn (Dương Minh Nhật, 2004; Trịnh Công Thành và Dương Minh Nhật, 2005), Xí nghiệp lợn giống cấp I, Xí Nghiệp chăn nuôi lợn Đồng Hiệp và Xí nghiệp chăn nuôi heo Dưỡng Sanh (Trịnh Công Thành, 2002) và Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng (Nguyễn Văn Hùng và Trịnh Công Thành, 2006) cũng đã xây dựng các chỉ số chọn lọc cho các dòng bố, dòng mẹ và cũng cho những kết quả tương tự.

Tạ Thị Bích Duyên và Nguyễn Văn Đức (2001) đã sử dụng phương pháp PIGBLUP để xác định giá trị giống ước tính cho mỗi cá thể lợn về số con sơ sinh sống/ổ. Kiều Minh Lực (2001) đã ứng dụng phương pháp PIGBLUP để xác định giá trị giống ước tính một số tính trạng kinh tế quan trọng ở đàn lơn nái nuôi tại Phú Sơn và Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng.

Tạ Thị Bích Duyên (2003) đã công bố kết quả ước tính giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ từ -1,32 đến +1,26 trên đàn lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại trại Đông Á và trại lợn tại Thụy Phương giúp cho công tác chọn lọc lợn đực và lợn cái có hiệu quả cao. Trần Văn Chính (2004) cho biết, giá trị giống ước tính ở lợn nái Yorkshire tăng lên tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I và Xí nghiệp chăn nuôi lợn Dưỡng Sanh. Cùng thời gian trên cho biết GTGUT ở lợn nái Landrace cũng tăng tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp, Xí nghiệp lợn giống cấp I và ở lợn nái Duroc và Pietrain tại Xí nghiệp lợn giống cấp I.

Phạm Thị Kim Dung (2005) nghiên cứu giá trị giống trên đàn lợn F(LxY), F(YxL), D(LxY) và D(YxL) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương cho biết giá trị giống trực tiếp về tăng khối lượng cao nhất ở lợn Landrace và về tỉ lệ nạc tốt nhất cũng ở lợn Landrace.

Trong mấy năm gần đây ở nước ta, đã ứng dụng giá trị giống ước tính trong chọn lọc ở một số cơ sở chăn nuôi, tuy nhiên số cơ sở có thể ứng dụng được cũng còn rất hạn chế. Vì để làm được, đòi hỏi kỹ thuật viên sử dụng các phần mềm phải có kiến thức về vi tính cũng như sự am hiểu về toán di truyền. Do vậy, để đánh giá GTGUT vẫn là các chuyên gia như: Kiều Minh Lực (2001) đã xác định giá trị giống cho đàn lợn thuần ở trại lợn Phú Sơn; Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2001) xác định giá trị giống cho tính trạng dày mỡ lưng và số con sơ sinh sống/ổ; Trịnh Công Thành và Dương Nhật Minh (2005) đã đánh giá GTGUT qua 3 thế hệ chọn lọc và qua từng năm cho đàn thuần tại Xí nghiệp lợn giống Đông Á, Xí nghiệp chăn nuôi lợn giống Cấp I - Phú Sơn và Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng; Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2007) đã đánh giá giá trị giống của một số tính trạng kinh tế quan trọng của đàn lợn giống nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương; Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009) cũng ước tính giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của 5 dòng cụ kỵ nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp.



Chương III

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÒNG LỢN ĐỰC VCN03

    1. Khả năng sinh sản của lợn nái dòng VCN03

      1. Đặt vấn đề

Các giống lợn nhập ngoại cao sản như Landrace, Large White, Pietrain, Duroc đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt lợn ở nước ta, song chúng đòi hỏi môi trường chăn nuôi tốt. Thực tế, điều kiện chăn nuôi ở nước ta hiện tại còn nhiều hạn chế, kỹ thuật chăn nuôi và công tác quản lý chưa thật tốt dẫn đến các giống lợn ngoại nhập nội chỉ đạt được 70 - 80% về khả năng sản xuất so với tiềm năng của giống.

Năm 2001, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương đã tiếp nhận nguồn gen quý từ công ty PIC của Anh, gồm 5 dòng tổng hợp cụ kỵ được chọn lọc theo hướng chuyên hóa cao. Trong số 5 dòng đó có dòng lợn L19 (Duroc trắng) và nay đã được đổi tên thành VCN03, gồm 35 con lợn nái và 8 con lợn đực. Tuy nhiên, qua một thời gian khai thác và sử dụng, đàn lợn giống này chưa được đánh giá đầy đủ về khả năng sinh sản. Để tạo cơ sở cho việc chọn lọc, làm tiền đề cải tạo giống ở các thế hệ tiếp sau, việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và năng suất của đàn lợn nái dòng VCN03 là rất cần thiết. Đàn lợn nái dòng VCN03 được thu thập và theo dõi số liệu nghiên cứu từ năm 2002 đến năm 2013, trong giai đoạn này đàn lợn tồn tại và phát triển qua 4 thế hệ, thế hệ 1 được tính bắt đầu là đàn giống gốc VCN03 của công ty PIC Việt Nam chuyển giao cho Việt Nam cuối năm 2001.

Mục đích của nội dung nghiên cứu này là nhằm đánh giá các yếu tố gồm thế hệ, lứa đẻ và năm ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03. Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái dòng VCN03 và năng suất sinh sản của chúng qua các thế hệ, qua các lứa đẻ và qua các năm.


      1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

        1. Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là 362 lợn nái dòng VCN03 qua 4 thế hệ với tổng 1129 ổ đẻ.

  • Thế hệ 1 là đàn nái gốc tại thời điểm Việt Nam tiếp nhận của tập đoàn PIC, căn cứ vào hệ phả huyết thống để xác định thế hệ 2, 3 và 4.

  • Năng suất sinh sản được đánh giá qua các lứa đẻ 1, 2, 3, 4, 5, 6, ...

        1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

  • Địa điểm nghiên cứu: Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương - Viện Chăn Nuôi.

  • Thời gian nghiên cứu:

+ Số liệu từ năm 2002 đến tháng 6/2010: kế thừa số liệu từ cơ sở.

+ Số liệu từ tháng 7/2010 đến tháng 4/2013: theo dõi và thu thập.



        1. Nội dung nghiên cứu

  • Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03

  • Đánh giá năng suất sinh sản của đàn lợn nái dòng VCN03

  • Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03 qua các thế hệ

  • Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03 qua các lứa đẻ

  • Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03 qua các năm

        1. Phương pháp nghiên cứu

  1. Điều kiện nghiên cứu
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương