VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014


Nội dung và phương pháp nghiên cứu



tải về 1.15 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích1.15 Mb.
#41
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

  1. Đối tượng nghiên cứu

  • Lợn nái dòng VCN03 gồm 362 con lợn nái, qua 4 thế hệ với 1129 ổ đẻ. Thế hệ 1 là đàn nái dòng VCN03 tại thời điểm năm 2002 (Việt Nam tiếp nhận của tập đoàn PIC), căn cứ vào huyết thống để xác định các thế hệ tiếp theo.

  • Lợn đực dòng VCN03 không thiến, gồm 205 lợn đực qua 2 thế hệ (thế hệ 0: 114 con, thế hệ 1: 91 con). Thế hệ 0 là đàn đực giống xuất phát được chọn lọc, thế hệ 1 là thế hệ được chọn lọc từ thế hệ 0.

- Khả năng sinh trưởng và cho thịt: 205 lợn đực dòng VCN03 không thiến được kiểm tra năng suất, đo siêu âm xác định độ dày mỡ lưng, dày cơ thăn và ước tính tỉ lệ nạc tại thời điểm kết thúc thí nghiệm; tăng khối lượng được tính theo ngày tuổi và trong thời gian kiểm tra năng suất.

      1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương - Viên Chăn Nuôi.

- Thời gian nghiên cứu:

+ Khả năng sinh sản của lợn nái dòng VCN03: từ năm 2002 đến tháng 6/2010 kế thừa từ cơ sở; từ tháng 7/2010 đến tháng 4/2013 theo dõi số liệu.

+ Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03: từ tháng 10/2009 đến tháng 6/2010 kế thừa từ cơ sở; từ tháng 7/2010 đến tháng 10/2013 bố trí thí nghiệm.



      1. Nội dung nghiên cứu

  • Xác định hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số tính trạng đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03 (số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh sống/con, khối lượng cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/con)

  • Xác định hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số tính trạng đặc trưng khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03 (khối lượng 60 ngày tuổi, khối lượng kết thúc, tăng khối lượng theo ngày tuổi, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỉ lệ nạc)

      1. Phương pháp nghiên cứu

        1. Điều kiện nghiên cứu

  • Đối với lợn nái dòng VCN03: trình bày chi tiết tại chương III.

  • Đối với lợn đực dòng VCN03 không thiến: trình bày chi tiết tại chương III.

        1. Phương pháp thu thập số liệu

  • Thu thập số liệu về năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03 để tính hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số tính trạng đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03: trình bày chi tiết tại chương III.

  • Thu thập số liệu về khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03 không thiến để tính hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số tính trạng đặc trưng cho khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03: trình bày chi tiết tại chương IV.

        1. Phương pháp xử lý số liệu

  1. Hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1(2002). Các tham số thống kê mô tả của các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: dung lượng mẫu (n), số trung bình (Mean), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min).

Ước tính các phương sai thành phần và hệ số di truyền và giá trị giống bằng phương pháp REML (Restricted Maximum Likelihood), phần mềm MTDFREML với mô hình sau:

y = Xb + Za + e, V=

Trong đó:

y: Vector quan sát của tính trạng nghiên cứu (Số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ),

b: Vector của các yếu tố cố định (thế hệ, lứa, năm),

a: Vector của giá trị di truyền cộng gộp,

e: Vector sai số ngẫu nhiên,

X: Ma trận yếu tố cố định,

Z: Ma trận yếu tố ngẫu nhiên,

A: Ma trận tương quan cộng gộp giữa các cá thể,

: Phương sai di truyền cộng gộp,

: Phương sai di truyền theo mẹ,

: Phương sai ngoại cảnh.


  • Đối với tính trạng khối lượng sơ sinh sống/con và khối lượng sơ sinh sống/ổ thì mô hình điền bổ sung vào b: hiệp phương sai là số con sơ sinh sống.

  • Đối với tính trạng khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ thì mô hình điền bổ sung vào b: số con cai sữa/ổ và tuổi cai sữa.

Giá trị “starting value” được ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó. Các tham số ước tính bao gồm: Phương sai di truyền (), phương sai di truyền theo mẹ (), phương sai ngoại cảnh (), phương sai kiểu hình (), hệ số di truyền () và giá trị giống (GTGUT) của các tính trạng nghiên cứu nêu trên.

  1. Hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1(2002). Các tham số thống kê mô tả của các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: dung lượng mẫu (n), số trung bình (Mean), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min).

Ước tính các phương sai thành phần và hệ số di truyền và giá trị giống bằng phương pháp REML (Restricted Maximum Likelihood), phần mềm MTDFREML với mô hình sau:

y = Xb + Za + e, V=

Trong đó:

y: Vector quan sát của tính trạng nghiên cứu (Khối lượng 60 ngày tuổi, khối lượng kết thúc, độ dày mỡ lưng, tăng khối lượng trung bình theo ngày tuổi, độ dày cơ thăn và tỷ lệ nạc),

b: Vector của các yếu tố cố định (thế hệ),

a: Vector của giá trị di truyền cộng gộp,

e: Vector sai số ngẫu nhiên,

X: Ma trận yếu tố cố định,

Z: Ma trận yếu tố ngẫu nhiên,

A: Ma trận tương quan cộng gộp giữa các cá thể,

: Phương sai di truyền cộng gộp, và

: Phương sai ngoại cảnh.

Giá trị “starting value” được ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó. Các tham số ước tính bao gồm: Phương sai di truyền (), phương sai ngoại cảnh (), phương sai kiểu hình (), hệ số di truyền () và giá trị giống (GTGUT) của các tính trạng nghiên cứu nêu trên.



    1. Kết quả và thảo luận

      1. Hệ số di truyền về năng suất sinh sản, sinh trưởng và cho thịt dòng lợn đực dòng VCN03.

        1. Hệ số di truyền về một số tính trạng đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03

Phương sai di truyền cộng gộp, phương sai di truyền theo mẹ, phương sai ngoại cảnh, phương sai kiểu hình, hệ số di truyền theo mẹ và hệ số di truyền cộng gộp cho các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (SCSSSO), số con cai sữa/ổ (SCCSO), khối lượng sơ sinh sống/ổ (KLSSSO), khối lượng sơ sinh sống/con (KLSSSC), khối lượng cai sữa/ổ (KLCSO) và khối lượng cai sữa/con (KLCSC) của lợn nái dòng VCN03 được trình bày ở bảng 18. Các tính trạng nghiên cứu về sinh sản của lợn nái dòng VCN03 đều có hệ số di truyền cộng gộp và hệ số di truyền theo mẹ ở mức thấp.

Bảng 18: Phương sai di truyền cộng gộp (), phương sai di truyền theo mẹ (), phương sai ngoại cảnh (), phương sai kiểu hình() hệ số di truyền cộng gộp và hệ số di truyền theo mẹ của các tính trạng năng suất sinh sản ở lợn nái dòng VCN03

Chỉ tiêu

2A

2M

2E

2P

h2A

h2M

Số con sơ sinh sống







5,53197

0,19 ± 0,011

0,12 ± 0,051

Số con cai sữa







2,31813

0,11 ± 0,035

0,01 ± 0,001

Khối lượng sơ sinh/con

0,00160

0,00095

0,01070

0,01325

0,12 ± 0,053

0,07 ± 0,004

Khối lượng sơ sinh/ổ

0,10329

0,03643

0,92284

1,06256

0,10 ± 0,006

0,03 ± 0,049

Khối lượng cai sữa/con

0,09573

0,14490

0,60192

0,84255

0,11 ± 0,008

0,17 ± 0,058

Khối lượng cai sữa/ổ

14,26662

0,733

44,67607

59,67581

0,24 ± 0,052

0,01 ± 0,001

Hệ số di truyền cộng gộp của các tính trạng SCSSSO, SCCSO, KLSSSC, KLSSSO, KLCSC đều ở mức thấp và tương ứng là 0,19; 0,11; 0,12; 0,10 và 0,11. Tuy nhiên chỉ có hệ số di truyền cộng gộp của tính trạng KLCSO ở mức trung bình (0,24). Hệ số di truyền theo mẹ của các tính trạng SCSSSO, SCCSO, KLSSSC, KLSSSO, KLCSC và KLCSO đều ở mức thấp, lần lượt là 0,12; 0,01; 0,07; 0,03; 0,17 và 0,01.

Các hệ số di truyền xác định được trong nghiên cứu này là phù hợp với một số kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố trước đó. Đối với hai giống lợn Yorkshire và Landrace, các ước lượng hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và khối lượng 21 ngày tuổi/ổ đã được báo cáo từ 0,03 - 0,20 (Hermesch và cs., 2000; Hanenberg và cs., 2001; Chen và cs., 2003; Hamann và cs., 2004; Arango và cs., 2005; Rho và cs., 2006; Imboonta và cs., 2007).

Hệ số di truyền cộng gộp đối với tính trạng SCSSSO và SCCSO của một số công bố đều ở mức thấp, dao động từ 0,03 đến 0,12. Tính trạng SCSSSO ở nghiên cứu của chúng tôi có hệ số di truyền tương đương với công bố của Damgaard và cs. (2003) là 0,12; Holm và cs. (2004) của lứa 1 là 0,11 và lứa 2 là 0,12; Nguyễn Hữu Tỉnh (2009) là 0,11 và Schneider và cs. (2011) là 0,12; cao hơn công bố của Imboonta và cs. (2007) là 0,03; Smiltal và cs. (2005) là 0,08 và Lundgren và cs. (2010) là 0,09. Tính trạng SCCSO cũng có hệ số di truyền tương đương với công bố của Schneider và cs. (2011) là 0,11 và thấp hơn công bố của Nguyễn Hữu Tỉnh (2009) là 0,17.

Hệ số di truyền đối với các tính trạng KLSSSO, KLCSO, KLSSSC và KLCSC được các tác giả công bố ở mức thấp và mức trung bình. Tính trạng KLSSSO có hệ số di truyền ở mức thấp, theo công bố của Grandinson và cs. (2005) thì hệ số di cộng gộp là 0,07 và hệ số di truyền theo mẹ là 0,19; Schneider và cs. (2011) thì hệ số di truyền cộng gộp là 0,18. Tính trạng KLCSO có hệ số di truyền cộng gộp ở mức trung bình và hệ số di truyền theo mẹ ở mức thấp, hệ số di truyền cộng gộp theo công bố Grandinson và cs. (2005) là 0,20; Lundgren và cs. (2010) là 0,21; Schneider và cs. (2011) là 0,22; Grandinson và cs. (2005) cho biết hệ số di truyền theo mẹ là 0,06. Tính trạng KLSSSC được Schneider và cs. (2011) công bố có hệ số di truyền cộng gộp ở mức trung bình (0,44). Tính trạng KLCSC có hệ số di truyền cộng gộp và di truyền theo mẹ tương đương với công bố của Lundgren và cs. (2010) là 0,15 và 0,10; thấp hơn công bố của Schneider và cs. (2011) hệ số di truyền cộng gộp là 0,38.  Nhìn chung hệ số di truyền của các tính trạng đặc trưng cho khả năng sinh sản của lợn nái VCN03 là phù hợp với hầu hết các kết quả nghiên cứu đã công bố có h2 ở mức thấp (0,07 - 0,20).

Theo Tom Long (1995) và Bunter (1997), tính trạng sinh sản là những tính trạng có hệ số di truyền thấp, chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố ngoại cảnh, vì vậy việc chọn lọc các tính trạng này khó mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các tính trạng nghiên cứu về sinh sản của lợn nái VCN03 hầu hết có hệ số di truyền và đều có giá trị thấp. Vì vậy chọn lọc nâng cao sẽ kém hiệu quả, do đó để nâng cao hiệu quả phải kết hợp đồng thời chọn lọc và cải thiện điều kiện ngoại cảnh.



        1. Hệ số di truyền về khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03.

Phương sai di truyền, phương sai ngoại cảnh, phương sai thành phần và hệ số di truyền các tính trạng tăng khối lượng theo ngày tuổi, độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn, tỉ lệ nạc, khối lượng 60 ngày tuổi và khối lượng kết thúc thí nghiệm của lợn đực dòng VCN03 được trình bày ở bảng 19. Tính trạng khối lượng 60 ngày tuổi có hệ số di truyền ở mức thấp (h2 = 0,17). Độ dày cơ thăn (h2 = 0,58) và tỉ lệ nạc (h2 = 0,56) là các tính trạng có hệ số di truyền ở mức cao. Các tính trạng gồm tăng khối lượng theo ngày tuổi, độ dày mỡ lưng và khối lượng kết thúc thí nghiệm có hệ số di truyền ở mức trung bình và tương ứng là 0,34; 0,34 và 0,22. Các tính trạng có hệ số di truyền ở mức cao thì việc chọn lọc sẽ đem lại hiệu quả chọn lọc cao.

Bảng 19. Phương sai di truyền (), phương sai ngoại cảnh (), phương sai kiểu hình()và hệ số di truyền của tính trạng khối lượng 60 ngày tuổi, khối lượng kết thúc thí nghiệm, tăng khối lượng theo ngày tuổi, độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn và tỉ lệ nạc.

Chỉ tiêu










Khối lượng 60 ngày tuổi

0,324

1,580

1,904

0,17 ± 0,156

Khối lượng kết thúc thí nghiệm

7,336

25,416

32,753

0,22 ± 0,172

Tăng khối lượng theo ngày tuổi

418,946

829,388

1248,334

0,34 ± 0,199

Độ dày mỡ lưng

0,834

1,633

2,467

0,34 ± 0,199

Độ dày cơ thăn

15,893

11,424

27,317

0,58 ± 0,239

Tỉ lệ nạc

2,350

1,826

4,176

0,56 ± 0,209

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với tài liệu của các tác giả trong nước và ngoài nước đã công bố thì không có sự sai khác nhiều. Hệ số di truyền của tính trạng khối lượng 60 ngày tuổi tương đương với công bố của Tomiyama và cs. (2012) tính toán trên lợn Berkshire nuôi tại Nhật Bản cho biết, hệ số di truyền đối với tính trạng này là 0,18. Đối với tính trạng tăng khối lượng trung bình/ngày, một số tác giả đã công bố hệ số di truyền như sau: Gu và cs. (1989) (trích theo Clutter, 1998) là 0,35; Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008a) là 0,27; Kiszlinger và cs. (2011) trên lợn Pietrain thuần nuôi tại Hungary là 0,20; Saintilan và cs. (2011) trên lợn Pietrain nuôi tại Pháp là 0,40; Tomka và cs. (2010) trong khoảng từ 0,13 đến 0,23; Szyndler-Nedza và cs. (2010) trên lợn Pulawska là 0,07 và của lợn Pietrain là 0,578; Radović và cs. (2013) trên lợn Landrace nuôi tại Serbia là 0,11.

Sellier (1998) công bố, các chỉ tiêu thân thịt như tỉ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỉ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 - 0,6). Hệ số di truyền của tính trạng độ dày mỡ lưng trong nghiên cứu của chúng tôi (h2 = 0,34) là thấp hơn so với kết quả công bố của một số tác giả khác. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008a) cho biết độ dày mỡ lưng của giống lợn Yorkshire và Landrace có hệ số di truyền là 0,45; Nguyễn Hữu Tỉnh (2009) cho biết độ dày mỡ lưng của giống lợn Yorkshire và Landrace tại thời điểm 90 kg có hệ số di truyền tương ứng là 0,47 và 0,60.



      1. GTGUT về năng suất sinh sản, sinh trưởng và cho thịt của dòng lợn đực VCN03.

        1. GTGUT về một số tính trạng đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03.

          1. GTGUT về số con sơ sinh sống

Trong công tác chọn giống, việc chọn được đàn nái tốt và sử dụng đúng mục tiêu những cá thể tốt nhất cho việc tạo và nhân giống là rất quan trọng. Việc chọn được cá thể nái tốt nhất cho đàn nái sẽ di truyền được gen tốt cho cả thế hệ sau. Chọn được những cá thể nằm trong nhóm 5% để đưa vào ghép phối là mục tiêu của các nhà chọn giống, nó sẽ cho kết quả cao hơn nếu chọn ghép đôi giao phối những cá thể nằm trong nhóm tiếp theo. GTGUT về tính trạng số con sơ sinh sống của các nhóm từ 5% đến 50% cá thể tốt nhất ở đàn lợn nái dòng VCN03 được trình bày tại bảng 20.

Bảng 20. GTGUT về số con sơ sinh sống của các nhóm từ 5% đến 50% cá thể tốt nhất ở đàn lợn nái dòng VCN03

Phân loại

n

GTGUT

r

Mean

Min

Max

Mean

Min

Max

5% cá thể tốt nhất

18

0,987

0,728

1,551

0,599

0,310

0,680

10% cá thể tốt nhất

36

0,807

0,545

1,551

0,595

0,310

0,680

20% cá thể tốt nhất

72

0,600

0,295

1,551

0,576

0,180

0,680

30% cá thể tốt nhất

109

0,466

0,149

1,551

0,556

0,180

0,680

50% cá thể tốt nhất

181

0,292

-0,068

1,551

0,510

0,000

0,690

Каталог: uploads -> files
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương