VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014



tải về 1.15 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích1.15 Mb.
#41
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

* Ghi chú: các giá trị trong cùng một hàng ngang, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tỉ lệ móc hàm của lợn đực dòng VCN03 (80,68 - 81,26%) cao hơn so với một số công bố trên lợn Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain và PiDu. Cụ thể: Werner và cs. (2013) cho biết Duroc, Pietrain và PiDu có tỉ lệ móc hàm lần lượt là 76,10; 77,90 và 76,60%. Phan Xuân Hảo (2007) công bố lợn Landrace và Yorkshire có tỉ lệ móc hàm tương ứng là 78,50 và 77,72%. Tỉ lệ móc hàm và tỉ lệ thịt xẻ của lợn đực dòng VCN03 cũng cao hơn so với tổ hợp lai giữa VCN03(LY); VCN03(YL), theo nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) trên tổ hợp lai L19(LY) và L19(YL) với khối lượng giết mổ 79,06 kg và 78,89 kg thì tỉ lệ móc hàm đạt tương ứng 75,33% và 75,57%, tỉ lệ thịt xẻ đạt 69,64% và 68,57%.

Độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn và tỉ lệ nạc có sự sai khác giữa hai thế hệ (P<0,001 - 0,0001). Độ dày mỡ lưng ở thế hệ 1 (9,38 mm) thấp hơn so với thế hệ 0 (10,27 mm). Độ dày cơ thăn và tỉ lệ nạc ở thế hệ 1 là cao hơn so với thế hệ 0 và tương ứng là 48,80 mm; 46,84 mm và 61,14%; 59,74%. Như vậy, sau 1 thế hệ chọn lọc đã cải thiện được độ dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc. Tuy nhiên, hệ số xác định với ba tính trạng này là rất thấp tương ứng là 0,087; 0,050 và 0,132. Theo Kazuo Ishii và cs. (2005), độ dày mỡ lưng của lợn đực dòng Shimofuri Red (giống Duroc) sau 7 thế hệ chọn lọc, giảm được 0,8 mm.

Trong những năm gần đây, việc tiến hành mổ khảo sát lợn đực không thiến để đánh giá năng suất và chất lượng thịt được một số tác giả công bố. Theo Lo. L. L. và cs. (2008) cho biết năng suất thịt của lợn đực Duroc và Landrace không thiến nuôi tại Đài Loan có tỉ lệ móc hàm lần lượt là 84,18 và 83,39%, tỉ lệ nạc là 47,64 và 46,36%; Hà Xuân Bộ và cs. (2013b) cho biết lợn đực Pietrain không thiến có tỉ lệ móc hàm, tỉ lệ thịt xẻ và tỉ lệ nạc tương ứng là 80,21; 65,40 và 63,51%.



Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một thế hệ chọn lọc, lợn đực dòng VCN03 đã giảm được độ dày mỡ lưng cơ thăn và cải thiện tỉ lệ nạc. Tuy nhiên, các chỉ tiêu về khả năng cho thịt có hệ số xác định thấp.

        1. Chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03

  1. Chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03

Chất lượng thịt lợn đực dòng VCN03 được trình bày tại bảng 16: Kết quả về giá trị pH45 và pH24 cơ thăn trong nghiên cứu này trên lợn đực VCN03 tương ứng là 6,15 và 5,50. Nhìn chung là phù hợp với kết quả của nhiều công bố trong và ngoài nước. Giá trị pH45 và pH24 cơ thăn tương ứng là 6,12 và 5,69 ở Landrace; 6,19 và 5,82 ở Yorkshire (Phan Xuân Hảo, 2007); ở Duroc là 6,09 và 5,84 (Latorre và cs., 2003). Giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn ở con lai 2 giống F1(LY) là 6,15 và 5,78 (Phan Xuân Hảo, 2007); 6,26 và 5,43 (Ruusunen và cs., 2007); 6,37 và 5,46 (Kyla-Puhu và cs., 2004); 6,45 và 5,56 (Channon và cs., 2003); ở con lai 3 giống Pi x F1(LY) là 6,15 và 5,90; Du x F1(LY) 6,55 và 5,98 (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006); Pi x F1(Lw x L) là 6,43 và 5,56; Pi x F1(Du x L) là 6,42 và 5,53 (Morlein và cs., 2007); Du x F1(Lw x L) là 6,34 và 5,7; Pi x F1(Lw x L) là 6,29 và 5,72 (Alonso và cs., 2009).

Bảng 16: Chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03

Chỉ tiêu

n

Mean

SE

Min

Max

pH45

36

6,15

0,05

5,61

6,69

pH24

36

5,50

0,03

5,26

5,89

L*24

36

54,06

0,53

44,98

62,07

a*24

36

15,02

0,29

10,05

17,49

b*24

36

7,11

0,15

5,34

9,16

Tỷ lệ mất nước BQ24 (%)

36

1,86

0,16

0,47

4,32

Tỷ lệ mất nước CB24 (%)

36

29,11

0,60

12,70

37,26

Độ dai 24 giờ (N)

36

58,53

2,66

31,16 

 96,06

Giá trị màu sáng (L*), màu đỏ (a*) và màu vàng (b*) tương ứng là 54,06; 15,02 và 7,11; nằm trong phạm vi tiêu chuẩn chất lượng thịt tốt. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này của lợn đực dòng VCN03 có xu hướng cao hơn màu sắc thịt của giống Pietrain, Landrace và Yorkshire. Cụ thể, Pas và cs. (2010) cho biết các giá trị màu sáng (L*), màu đỏ (a*) và màu vàng (b*) ở lợn Pietrain tương ứng là 50,20; 8,50 và 5,00. Phan Xuân Hảo (2007) cho biết giống lợn Landrace có các giá trị tương ứng là 46,01; 6,39; 11,16 và giống lợn Yorkshire có các giá trị tương ứng là 48,09; 5,80 và 11,27. Các giá trị về mầu sắc thịt trong nghiên cứu của chúng tôi không hoàn toàn phù hợp với một số công bố khác.

Màu sáng (L*), màu đỏ (a*) và màu vàng (b*) của thịt là 48,10; 8,40 và 3,50 ở tổ hợp lai 2 giống F1(Lw x L) và 47,50; 8,40; 3,70 ở F1(Lw x Du) (Heyer và cs., 2005); là 48,00; 8,14; 0,42 ở tổ hợp lai 3 giống Pi x F1(Lw x L) và 46,88; 7,95; 0,07 ở Pi x F1(Du x L) (Morlein và cs., 2007; là 43,52; 2,02 và 9,57 ở Du x F1(Lw x L); là 43,14; 2,24 và 9,44 ở Pi x F1(Lw x L) (Alonso và cs., 2009); là 47,11; 13,50 và 5,89 ở (PiDu x Y); là 47,69; 13,92 và 6,12 ở (PiDu x L) (Phan Xuân Hảo và cs., 2009); là 49,22; 12,80 và 5,86 ở Omega x F1(L x Y) và là 48,74; 12,11 và 5,85 ở PiDu x F1(L x Y) (Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi, 2010).

Tỉ lệ mất nước bảo quản sau 24 giờ của thịt lợn đực dòng VCN03 là 1,86% có xu hướng thấp hơn so với thịt lợn giống Pietrain, Landrace và Yorkshire. Tỉ lệ mất nước bảo quản 24 giờ là 2,5% ở thịt lợn Pietrain (Pas và cs., 2010), là 3,61 và 3,14% ở hai giống Landrace và Yorkshire (Phan Xuân Hảo, 2007).

Tỉ lệ mất nước chế biến sau 24 giờ của thịt lợn đực dòng VCN03 đạt 29,11% là phù hợp với kết quả công bố ở tổ hợp lai 3 giống Du x F1(L x Y) là 28,63%; ở Pi x F1(L x Y) là 29,23% (Edwards và cs., 2003); ở Pi x F1(Lw x L) là 29,79% và ở Pi x F1(Du x L) là 29,25% (Morlein và cs., 2007). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn so với một số kết quả công bố như của Peinado và cs. (2008) ở lợn F1(Pi x Lw) x F1(L x Lw) là 18,9 - 19%; Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) ở lợn (PiDu x Y) và (PiDu x L) lần lượt là 22,28% và 22,62%; Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) ở lợn Omega x F1(L x Y) và PiDu x F1(L x Y) lần lượt là 24,96% và 24,40%.

Độ dai của thịt: theo Kazuo Ishii và cs. (2005) thì độ dai của thịt lợn đực dòng Shimofuri Red (giống Duroc) sau 7 thế hệ chọn lọc là 68,6 và lợn cái là 71,4; Phạm Thị Đào và cs. (2013) nghiên cứu trên 3 tổ hợp lai lai giữa PiDu với tỷ lệ máu Pietrain khác nhau 25, 50 và 75% với nái (L×Y) cho biết lần lượt độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau khi giết thịt tương ứng là 47,16; 47,47 và 46,49 N. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết các tổ hợp lai giữa đực PiDu với nái L, Y và F1(L×Y) có độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau giết thịt tương ứng là 42,90; 42,28 và 42,26 N. Độ dai cao hơn, chứng tỏ thịt lợn đực VCN03 kém mềm so với thịt lợn có độ dai thấp hơn.

Chất lượng thịt của lợn đực giống Duroc và Landrace không thiến nuôi ở Đài Loan có giá trị pH45 lần tượt là 5,99 và 5,93 (Lo. L. L. và cs., 2008). Các chỉ tiêu về chất lượng thịt của lợn đực VCN03 không thiến tương tự với lợn đực Pietrain không thiến nuôi ở Việt Nam, theo Hà Xuân Bộ và cs. (2013b) thì giá trị pH45 và pH24 là 6,45 và 5,50; các chỉ tiêu về màu sắc thịt L*24 (54,20), a*24(15,80) và b*24(8,21); tỉ lệ mất nước bảo quản 24 giờ và tỉ lệ mất nước 24 giờ là 1,89 và 28,99%; độ dai 24 giờ là 55,01 N. Như vậy, lợn đực không thiến giết mổ tại thời điểm kết thúc kiểm tra năng suất cá thể (4,5 đến 6 tháng tuổi) thì chất lượng thịt không bị ảnh hưởng, thịt lợn đạt chất lượng tốt.



Phân loại chất lượng thịt được dựa vào tỉ lệ mất nước 24 giờ bảo quản, màu sáng thịt (L), giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn theo tiêu chuẩn phân loại của Warner và cs. (1997), Joo và cs. (1999), Van Laak và Kauffmanf (1999) thì thịt lợn đực dòng VCN03 đạt chất lượng thịt tốt.

  1. Chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03 qua hai thế hệ

Chất lượng thịt của lợn đực dòng tổng hợp VCN03 qua hai thê hệ được trình bày tại bảng 17. Giá trị pH45 cơ thăn của lợn đực VCN03 ở thế hệ 1 thấp hơn so với thế hệ 0 (P<0,05) nhưng pH24 tại thế hệ 1 thấp hơn so với thế hệ 0 (P>0,05), có nghĩa là giá trị pH24 tại thế hệ 1 giảm nhanh hơn so với thế hệ 0. Chất lượng thịt có mối liên hệ với tăng khối lượng trung bình. Khi tăng khối lượng trung bình tăng lên làm giảm chất lượng thịt (Latorre và cs., 2003). Trong nghiên cứu này tăng khối lượng trung bình ở thế 1 cao hơn thế hệ 0 và đây có thể là nguyên nhân dẫn tới chỉ tiêu pH có xu hướng thấp hơn. Tuy nhiên, giá trị pH45 và pH24 cơ thăn lợn đực VCN03 ở cả hai thế hệ đều nằm trong giới hạn thịt có chất lượng tốt.

Bảng 17: Chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03 qua hai thế hệ

Chỉ tiêu

Thế hệ 0

 

Thế hệ 1

 

P



n

LSM

SE

 

n

LSM

SE

 

pH45

17

6,01a

0,07




19

6,28b

0,06




0,010

0,190

pH24

17

5,57

0,04




19

5,45

0,04




0,067

0,100

L*24

17

54,39

0,83




19

53,76

0,78




0,604

0,010

a*24

17

14,63

0,43




19

15,36

0,41




0,256

0,100

b*24

17

7,01

0,24




19

7,20

0,22




0,580

0,010

Tỷ lệ mất nước BQ24 (%)

17

1,96

0,25




19

1,77

0,24




0,588

0,010

Tỷ lệ mất nước CB24 (%)

17

29,06

0,94




19

29,16

0,88




0,943

0,020

Độ dai 24 giờ (N)

17

63,05

3,94

 

19

54,48

3,70

 

0,140

0,130

* Ghi chú : các giá trị trong cùng một hàng, có mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05)

Giá trị L* cơ thăn của lợn đực dòng VCN03 tại thời điểm bảo quản 24 giờ sau khi giết mổ ở thế hệ 0 cao hơn thế hệ 1, ngược lại giá trị a* và b* của thế hệ 0 lại thấp hơn so với thế hệ 1, tuy nhiên các mức sai khác này đều không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) và với hệ số xác định rất thấp (R2 = 0,010).

Tỉ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản giữa hai thế hệ cũng không có sai khác (P>0,05). Tỉ lệ mất nước bảo quản 24 giờ đều ở mức bình thường đảm bảo chất lượng thịt tốt. Tỉ lệ mất nước bảo quản 24 giờ là 3,78% ở tổ hợp lai 3 giống Pi x (L×Y) và 3,53% ở Pi x F1(Y×L) (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006); 2,88% ở Duroc x F1(L×Y) và 3,80% ở Pietrain x F1(L×Y) (Edwards và cs., 2003). Tương tự thì tỉ lệ mất nước chế biến 24 giờ giữa hai thế hệ cũng không có sự sai khác (P>0,05).

Độ dai của thịt là một chỉ tiêu được người tiêu dùng quan tâm. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ dai của thịt bảo quản 24 giờ sau khi giết thịt của lợn đực dòng VCN03 ở cả hai thế hệ sai khác không có ý nghĩa thống kê và đều cao hơn so với kết quả của một số tác giả nghiên cứu trên các tổ hợp lai khác.

Các sai khác giữa các chỉ tiêu đặc trưng cho chất lượng thịt lợn ở thế hệ 0 và thế hệ 1 hầu hết đều không có ý nghĩa thống kê với hệ số xác định rất thấp. Điều đó chứng tỏ chất lượng thịt thế hệ 0 và thế hệ 1 không có sự khác biệt.

Phân loại chất lượng thịt dựa vào tỉ lệ mất nước bảo quản, tỉ lệ mất nước chế biến, màu sáng của thịt (L*), giá trị pH45 và pH24 ở cơ thăn theo tiêu chuẩn phân loại thịt của Warner và cs. (1997), Joo và cs. (1999) thì thịt của lợn đực dòng VCN03 qua hai thế hệ thu được trong nghiên cứu này đều đạt chất lượng bình thường.



        1. Kết luận và đề nghị

  1. Kết luận

Lợn đực dòn VCN03 có khả năng sinh trưởng cao với mức tăng khối lượng bình quân/ngày trong giai đoạn từ 22,48 - 96,30 kg đạt 796,18 g/ngày, độ dày mỡ lưng thấp (9,88 mm) và tỉ lệ nạc cao (60,37%). Chất lượng thịt đạt tiêu chuẩn bình thường được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như giá trị pH45, pH24, màu sắc thịt (L*), tỉ lệ mất nước bảo quản và tỉ lệ mất nước chế biến. Cụ thể, pH45 là 6,15; pH24 là 5,50; màu sắc thịt (L*) là 54,06; tỉ lệ mất nước bảo quản 24 giờ là 1,86% và tỉ lệ mất nước chế biến 24 giờ là 29,11%.

Các chỉ tiêu sinh trưởng và cho thịt thế hệ 1 so với thế hệ 0: khả năng tăng khối lượng giai đoạn từ 60 ngày tuổi đến kết thúc thí nghiệm (160 ngày tuổi) tăng 60,09 g/ngày với P<0,0001 và hệ số xác định là 0,527; tỉ lệ nạc tăng 1,4% (P<0,0001) nhưng với hệ số xác định thấp là 0,132; tỉ lệ móc hàm và tỉ lệ thịt xẻ ổn định lần lượt là 80,68%, 81,26% và 72,30%, 72,01%. Các chỉ tiêu về chất lượng thịt thế hệ 1 so với thế hệ 0: chỉ có chỉ tiêu pH tại thời điểm 45 phút sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), các chỉ tiêu khác còn lại là sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết quả sau một thế hệ chọn lọc bước đầu đã cải thiện các chỉ tiêu: khả năng tăng khối lượng, tăng tỉ lệ nạc và giảm độ dày mỡ lưng, riêng tỉ lệ móc hàm và tỉ lệ thịt xẻ ổn định và không ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt và chất lượng thịt.


  1. Đề nghị

Việc xác định hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về các tính trạng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03 là rất cần thiết, cần phải làm thường xuyên và liên tục. Bởi vì giá trị giống ước tính có thể ứng dụng để phục vụ cho công tác chọn lọc giống có hiệu quả cao hơn nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt cho dòng lợn đực VCN03.


Chương IV

HỆ SỐ DI TRUYỀN VÀ GIÁ TRỊ GIỐNG ƯỚC TÍNH

    1. Đặt vấn đề

Năng suất của một cá thể được quyết đinh bởi tiềm năng di truyền của nó và tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Một cá thể lợn được nâng cao năng suất có thể hoặc là do yếu tố di truyền tốt, hoặc là do yếu tố ngoại cảnh tốt, hoặc là do sự kết hợp tốt của cả 2 yếu tố này. Việc sử dụng tất cả các thông tin có sẵn là điều bắt buộc đối với cải tiến di truyền để tách riêng các ảnh hưởng của các gen (bản chất di truyền) của một cá thể từ các ảnh hưởng của môi trường đến năng suất.

Việc sử dụng giá trị giống ước tính vào công tác chọn lọc giống lợn ở các quốc gia chăn nuôi phát triển đã mang lại nhiều thành tựu trong công tác giống lợn. Hiện nay, trên thế giới có nhiều phần mềm và phương pháp ước tính giá trị giống để chọn lọc giống. Có thể dùng các phần mềm và phương pháp khác nhau, như BLUP, REML, PETS, VCE, Herdsman, Harvey, … đều có độ chính xác cao. Các phương pháp dùng để dự đoán giá trị di truyền cho phép sử dụng được các thông tin có từ tất cả các thân thuộc của con vật, do vậy nó có thể dự đoán tương đối chính xác giá trị giống của con vật đó.

Chọn lọc giống theo giá trị giống ước tính đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, đặc biệt là các nước tiên tiến có nền chăn nuôi công nghiệp phát triển. Nhiều nước đã tự xây dựng cho mình các phần mềm riêng như: Herdsman (Canada), Stages (Mỹ), Pest (Đức), PigBLUP (Úc). Trong công nghiệp chăn nuôi lợn ở Mỹ, đã sử dụng phương pháp BLUP từ những năm 1988 để đánh giá di truyền trong từng đàn và hiện nay đã mở rộng chương trình đánh giá di truyền qua các đàn trong toàn quốc. Úc sử dụng BLUP vào việc đánh giá giá trị di truyền của lợn từ năm 1988, đã xây dựng phân mềm chuyên dụng gọi là PigBLUP để xác định giá trị giống, các khuynh hướng di truyền, ngoại cảnh, kiểm tra tiến bộ di truyền trong nội bộ đàn.

Trong những năm qua ở nước ta, việc chọn giống trong chăn nuôi lợn chủ yếu được tiến hành theo phương pháp chọn lọc dựa vào giá trị kiểu hình của các tính trạng và ghép đôi giao phối tránh cận huyết do vậy mà tiến bộ di truyền đạt được không cao. Trong những năm gần đây việc sử dụng giá trị giống đã được khởi động và bước đầu đã được ứng dụng trong một số cơ sở chăn nuôi, tuy nhiên số cơ sở ứng dụng được vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do đòi hỏi kỹ thuật viên sử dụng các phần mềm phải có kiến thức về vi tính cũng như sự am hiểu về toán di truyền. Đến nay chỉ mới có một số ít công bố kết quả ước tính giá trị giống phục vụ cho công tác chọn giống lợn ở Việt Nam như Kiều Minh Lực (2001); Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2001); Tạ Thị Bích Duyên (2003); Trần Văn Chính (2004); Nguyễn Thị Viễn (2005); Nguyễn Văn Hùng và Trịnh Công Thành (2006); Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009); Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2009).

Mục tiêu của nội dung nghiên cứu này là tính được hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số tính trạng đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái VCN03 và khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực VCN03. Giá trị giống ước tính sẽ là cơ sở cho công tác chọn lọc nâng cao năng suất và chất lượng dòng lợn VCN03.


    1. Каталог: uploads -> files
      files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
      files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
      files -> BỘ NÔng nghiệP
      files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
      files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
      files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
      files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
      files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
      files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

      tải về 1.15 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương