Vietnamse Eucharistic Youth Socety in the NorthWestern usa


Workshop 6 – Phương Pháp Soạn CTTT Dài Hạn – Long Term Planning for Ngành Nghĩa Sĩ



tải về 485.03 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích485.03 Kb.
#30262
1   2   3   4   5   6

Workshop 6 – Phương Pháp Soạn CTTT Dài Hạn – Long Term Planning for Ngành Nghĩa Sĩ

HLV Guise Nguyễn Minh Nghiệm

 

 



Bất cứ làm một việc gì, dù nhỏ hay lớn cũng đều phải có sự chuẩn bị, tính toán và sắp đặt sao cho có thứ tự, một chương trình làm việc sao cho có hiệu quả thì mới đạt được mục đích mà mình mong muốn. Trong môi trường giáo dục, việc chuẩn bị và soạn thảo một chương trình hay nhiều chương trình liên quan đến vấn đề giáo dục, huấn luyện lại càng cần phải được quan tâm và phải được coi như là vấn đề tối quan trọng bắt buộc phải có, một công việc bắt buộc phải làm.

 

Là một Huynh Trưởng, là một nhà lãnh đạo, là một nhà giáo dục. Việc chuẩn bị và soạn thảo cho mình một chương trình làm việc, một chương trình sinh hoạt và huấn luyện cho đoàn sinh của mình là một công việc bắt buộc phải có, đòi hỏi một sự tính toán và nghiên cứu một cách tỉ mỉ, cẩn thận và một tinh thần trách nhiệm, hy sinh cần thiết trong vai trò lãnh đạo một đơn vị, một đoàn thể.



 

Trong phạm vi của đề tài này, chúng ta chỉ giới hạn trong phạm vi của việc soạn thảo Chương Trình Thăng Tiến Dài Hạn, sơ lược phương pháp soạn thảo sao cho đạt được kết quả và một số những yếu tố đem lại sự thành công trong việc thực hiện chương trình mà mình soạn thảo ra.

 

I. CHƯƠNG TRÌNH THĂNG TIẾN (CTTT)

A. Chương Trình Thăng Tiến là gì?

Chương Trình Thăng Tiến là một chương trình được soạn thảo ra theo phương pháp giáo dục tiệm tiến, có nghĩa là được chia ra từng phần, từ dễ (simple) đến khó (complex), từ trình độ căn bản (beginner/basic) cho đến trình độ cao hơn (advance), sắp xếp một cách có thứ tự để phù hợp cho từng trình độ hiểu biết, phù hợp cho từng lứa tuổi, tâm lý, và tầm hiểu biết nhằm đem lại sự thăng tiến trong một thời gian đã được qui định và mục tiêu đã được đề ra.



B. Chương Trình Thăng Tiến trong Phong Trào TNTT:

CTTT của Phong Trào TNTT do Ban Nghiên Huấn Trung Ương soạn thảo và áp dụng từ xưa đến nay cho đoàn sinh các Ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa và Hiệp Sĩ là để nhằm mục đích tạo được sự thống nhất các sinh hoạt và huấn luyện cho cả Phong Trào. Đồng thời cũng là chương trình khuôn mẫu (guide line) cho các Huynh Trưởng trách nhiệm dựa theo


tùy theo hoàn cảnh và nhu cầu của địa phương. Toàn bộ CTTT của mỗi Ngành bao gồm các phần chính yếu như sau:

1. Kiến thức Thánh Kinh

2. Đời Sống Tôn Giáo

3. Hiểu Biết Phong Trào

4. Chuyên Môn

5. Giáo Dục Nhân Bản

Việc soạn thảo một chương trình sinh hoạt và huấn luyện riêng cho mỗi Đoàn, mỗi Ngành mặc dù tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi đơn vị, mỗi địa phương, nhưng cũng không được đi ra ngoài khuôn mẫu chung của Phong Trào trong CTTT trong việc huấn luyện đoàn sinh theo đúng Tôn Chỉ và Mục Đích của Phong Trào về cả hai phương diện: SIÊU NHIÊN và TỰ NHIÊN.

C. Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh được áp dụng ở đâu?

CTTT Đoàn Sinh được áp dụng tại Đoàn, Ngành và Chi Đoàn. Chi Đoàn là đơn vị căn bản thực hiện và áp dụng CTTT Đoàn Sinh. Chi Đoàn Trưởng là người trực tiếp thi hành CTTT và chịu trách nhiệm huấn luyện đoàn sinh theo CTTT.



D. Trách Nhiệm Soạn Thảo CTTT Dài Hạn là những ai?

Dài hạn ở đây có nghĩa là chương trình được soạn thảo cho 6 tháng trở lên. Phối hợp và cùng nhau phác họa, soạn thảo CTTT dài hạn chung cho cả Đoàn, sau đó là Ngành và Chi Đoàn gồm các Trưởng có trách nhiệm như sau:

1. Đoàn Trưởng

2. Đoàn Phó Nghiên Huấn

3. Ngành Trưởng

4. Chi Đoàn Trưởng

 

II. PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO CTTT DÀI HẠN:

A. Nguyên Tắc Căn Bản Cho Việc Soạn Thảo:

1. Mục Đích (Objective)

CTTT được soạn thảo ra với mục đích gì? Đối với TNTT, cần phải nêu rõ mục đích và nền tảng giáo dục của PT/TNTT nhằm đào luyện thanh thiếu niên về hai phương diện SIÊU NHIÊN và TỰ NHIÊN.

2. Đối Tượng Để Thực Hiện (Audience)

CTTT này soạn cho cấp nào, Ngành nào? Lứa tuổi, tâm lý và trình độ hiểu biết ra sao?

3. Nội Dung (Content)

Nội dung của toàn bộ CTTT bao gồm những phần gì? Có đáp ứng được nhu cầu và sẽ đem lại lợi ích thiết thực nào trong cuộc sống hàng ngày?

4. Thời Gian (When?/How Long?)

CTTT sẽ thực hiện trong khoảng thời gian bao lâu? Khi nào thì bắt đầu và khi nào thì chấm dứt? Trong thời gian đó có những dịp lễ lớn nào? Có nhữ những ngày nghỉ nào để sắp xếp chương trình sinh hoạt cho thích hợp.

5. Phân Chia các Nhiệm Vụ

Dựa theo nhu cầu, hoàn cảnh, trình độ hiểu biết của đoàn sinh, các đề tài, các khóa, các tiết mục trong CTTT để sắp xếp và chọn lựa các Huynh Trưởng phụ trách thực hiện CTTT phù hợp với khả năng và năng khiếu của họ.

6. Sự Cân Bằng (Balance)

Cân bằng là nguyên tắc khá quan trọng trong lãnh vực giáo dục. Trưởng cần phải biết chia đều các khóa, các tiết mục, các đề tài sao cho phù hợp với thời gian và không gian. Xen kẽ trong các bài học, trong chương trình học. Trưởng cần có những sinh hoạt vui tươi, các activities xen kẽ như nhảy múa, ca hát, picnic v.v... là điều cần thiết khi soạn thảo chương trình.

7. Sắp Xếp Thứ Tự (Order)

Chương trình phải được sắp xếp thứ tự, phân chia rõ ràng từng phần (section, chapter); từ dễ đến khó, từ trình độ căn bản cho đến trình độ cao hơn; các bài học từ ngắn, dễ hiểu cho đến các bài học đòi hỏi nhiều cố gắng v.v...

8. Sự Thực Tế (Relevance)

CTTT cần cung cấp cho đoàn sinh những bài học liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Những thực tế hàng ngày phải đối diện trong đời sống nơi học đường, gia đình, đoàn thể, xã hội. Tránh những đề tài có vẻ trừu tượng, thiếu thực tế và chẳng giúp được gì trong đời sống hiện tại.

9. Tầm Nhìn Tổng Quát (Big Picture)

Có trí tưởng tượng phong phú cho những gì mình sẽ thực hiện trong CTTT mà các đề mục trong đó sẽ diễn tiến ra sao. Có tầm nhìn xa và tiên đoán được trước những gì sẽ làm, diễn tiến từng phần ra sao với khả năng và sự sắp xếp đã được đặt ra trong CTTT.

 

B. Tiến Trình Soạn Thảo CTTT:

Sau khi đã nắm vững các yếu tố và nguyên tắc được liệt kê như trên, sau đây là tiến trình soạn thảo toàn bộ CTTT:

1. Phác họa tổng quát CTTT bao gồm: Mục đích (Objective); thành phần tham dự (Huynh Trưởng & Đoàn Sinh); các đề tài và các tiết mục trong CTTT; các đề tài phụ và các sinh hoạt xen kẽ; thời gian thực hiện từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt.

2. Soạn thảo chi tiết các bài học, các khóa, các đề tài, tiết mục. Hình thức và phương pháp giảng dạy cho từng bài, từng khóa. Nội dung của mỗi bài mỗi khóa

3. Sắp xếp theo thứ tự và phân chia các nhiệm vụ, các đề tài, các bài khóa cho các Trưởng phụ trách hoặc sẽ nhờ đảm trách sau đó.

4. Tham khảo và chuẩn bị các tài liệu cần thiết và các trợ huấn cụ liên quan đến các phần trong chương trình.

5. Ấn định ngày ôn bài và ngày khảo sát xen kẽ trong chương trình nhằm mục đích theo dõi và lượng giá khả năng đoàn sinh. Ghi chú những lễ nghỉ trong năm.

6. Sắp xếp và ấn định các sinh hoạt vui chơi, picnic, field-trips hoặc vào sa mạc với mục đích thay đổi khung cảnh sinh hoạt, huấn luyện. Vào sa mạc để có dịp cho đoàn sinh thi thố tài năng và cũng là dịp để Trưởng khảo sát, lượng định mức độ thâu thập và diễn tiến của CTTT.

7. Cùng với các Trưởng trách nhiệm duyệt lại toàn bộ chương trình. Sửa chữa hoặc thêm bớt sau khi đã cùng nhau tham khảo, duyệt xét từng phần và thống nhất mọi vấn đề trong chương trình.

8. Đệ trình toàn bộ CTTT cho cấp trên liên hệ để duyệt xét, phê chuẩn (if necessary) và cùng hợp tác, khuyến khích, đốc thúc tiến hành CTTT cách tích cực.

 

III. CÁC NGUYÊN TẮC CẦN BIẾT KHI SOẠN BÀI KHÓA

Sau đây là một số các nguyên tắc cần biết khi soạn bài khóa, các đề tài giảng dạy cho đoàn sinh:

1. Mục tiêu giáo dục (objective): Trưởng muốn đoàn sinh học được điều gì trong bài học. Chú trọng vào điểm chính, đừng ôm đồm nhiều vấn đề. Nếu cần thì chia ra làm nhiều giai đoạn hoặc thành nhiều đề mục nhỏ cho đoàn sinh dễ nhớ.

2. Cần dựa vào nền tảng giáo dục của Phong Trào là Thánk Kinh để áp dụng vào các bài học thực tế trong đời sống hiện tại.

3. Dùng các hình thức như: Ca, vũ,

bài học.

4. Chuẩn bị các tài liệu, trợ huấn cụ (materials) liên quan đến các bài học. Các hình ảnh, poster, tranh vẽ liên quan đến bài học v.v...

5. Tham khảo các tài liệu sẵn có của Phong Trào như cuốn Chương Trình Thăng Tiến Đoàn Sinh, các tào liệu sinh hoạt, ca hát, băng reo, chuyên môn để dựa theo đó ứng dụng vào việc soạn bài hoặc sửa đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và trình độ hiểu biết của đoàn sinh.

 

IV. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN và ÁP DỤNG CTTT



A. Chuẩn Bị Trước Ngày Bắt Đầu Vào CTTT

1. Duyệt xét lại toàn bộ CTTT và các Trưởng phụ trách. Thông báo và quảng bá thật rộng rãi trong phạm vi CTTT sẽ thực hiện.

2. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết, các trợ huấn cụ phù hợp cho các bài học, các đề tài sẽ giảng dạy cho các Trưởng phụ trách theo như sự phân công và phân chia trong CTTT cũng như thời khóa biểu của CTTT.

3. Khảo sát sơ lược về khả năng của đoàn sinh, trình độ hiểu biết, thăm dò và quan sát các sở thích của đoàn sinh để có thể tiên liệu được các diễn tiến của chương trình sẽ thực hiện.



B. Trong Thời Gian Tiến Hành CTTT

1. Theo dõi các diễn tiến của từng phần trong CTTT để có thể sửa đổi cho phù hợp với thời gian và hoàn cảnh lúc đó.

2. Quan sát sự học hỏi của đoàn sinh cũng như cách giảng dạy của Trưởng phụ trách để đo lường sự hiểu biết, thâu thập của đoàn sinh cũng như phương pháp giảng dạy có gây được sự thích thú, chú ý và có đem lại kết quả hay không.

3. Tạo cho đoàn sinh có cơ hội và thời gian lượng giá (evaluation) các bài học.

4. Đừng để một thời gian khá lâu rồi mới tổ chức khảo sát. Nên tổ chức khảo sát thường xuyên trong thời gian ngắn hơn, chẳng hạn như sau mỗi hai tuần lễ nên có những bài kiểm ngắn hoặc áp dụng các trò chơi có tính cách khảo sát các bài học đã qua.

C. Kết Thúc CTTT

1. Lý tưởng là tổ chức vào sa mạc để đoàn sinh có dịp thi đua có thưởng.

2. Dùng hình thức đố vui để học hoặc bất cứ hình thức nào có tính cách vui tươi để khảo sát.

3. Trao các giải thưởng cho đội và các các nhân xuất sắc.

4. Nếu nhận thấy có kết quả khả quan, nên dùng một buổi sinh hoạt để tổ chức cho đoàn sinh liên hoan qua hình thức tiệc trà nho nhỏ để khuyến khích và nâng cao tinh thần đoàn sinh.

5. Lưu giữ tất cả các tài liệu, hồ sơ, sổ điểm, sổ sinh hoạt đã thực hiện trong chương trình vừa qua.

6. Tường trình kết quả lên cấp trên liên hệ. Gởi kết quả quá trình sinh hoạt và học tập của đoàn sinh đến các phụ huynh.

7. Khen tưởng và trao các giải thưởng là điều cần làm để khuyến khích tinh thần của đoàn sinh

 

V. KẾT LUẬN:

Một chương trình sinh hoạt và huấn luyện thành công là một chương trình luôn có sự thay đổi và cải tiến. Thích hợp với nhu cầu, trình độ và khả năng của đoàn sinh. Cập nhật hóa và tham khảo các tài liệu mới nhất liên quan đến tâm lý, giáo dục và môi trường sống hiện tại.

 

Song song với một chương trình dài hạn được soạn thảo một cách công phu. Việc giảng dạy, huấn luyện và hướng dẫn các bài học trong chương trình cũng đòi hỏi cả một nghệ thuật khéo léo và những phương pháp giảng dạy thật sống động của Huynh Trưởng thì mới mang lại cho đoàn sinh được nhiều kết quả tốt đẹp.



 

Đề Tài Thảo Luận và Thực Hành:

1. Soạn Chương Trình Sinh Hoạt Dài Hạn cho Ngành.

2. Yếu tố nào đã gây cho đoàn sinh không thích đi sinh hoạt

3. Những khó khăn nào Trưởng đã gặp phải khi soạn thảo chương trình sinh hoạt và huấn luyện dài hạn cho đoàn sinh.

 

 

 






tải về 485.03 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương