Về việc Phê duyệt Dự án Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 chủ TỊch ủy ban nhân dân tỉnh sơn la



tải về 192.23 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích192.23 Kb.
#32324

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH SƠN LA




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 58/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 13 tháng 01 năm 2015

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Phê duyệt Dự án Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm

trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025




CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07 tháng 02 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 07/TTr-SNN ngày 07 tháng 01 năm 2015 về việc phê duyệt dự án quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến 2020,



QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến 2020 và định hướng đến năm 2025 với các nội dung sau:

1. Quan điểm phát triển

Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng năm 2025 phải phù hợp với chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020; Và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.

Phát triển nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm tỉnh Sơn La theo hướng công nghiệp và phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa hướng tới xuất khẩu, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao.

Phát triển nuôi cá tầm phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu các tác động xấu của hoạt động nuôi cá tầm đến các hoạt động của các ngành kinh tế khác và đảm bảo đem lại hiệu quả về kinh tế, hiệu quả về xã hội một cách ổn định và bền vững.

Huy động nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế, lấy doanh nghiệp có kinh nghiệm và năng lực tài chính để tổ chức thực hiện đầu tư phát triển nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm, đảm bảo cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Áp dụng quy trình sản xuất có kiểm soát và thân thiện với môi trường để tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 làm cơ sở để đầu tư, hoạch định cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm ổn định và bền vững. Phát triển các vùng nuôi cá tầm tập trung theo hướng đồng bộ nhằm tăng năng suất, chất lượng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu cho chế biến và xuất khẩu.

Tập trung đầu tư nghiên cứu các công nghệ về sản xuất giống, công nghệ nuôi thương phẩm (đặc biệt là nuôi lấy trứng) và chế biến các sản phẩm từ cá tầm dần đưa Sơn La là trung tâm sản xuất giống, nuôi và chế biến cá tầm của khu vực.

Phát triển nuôi cá, chế biến và xuất khẩu cá tầm nhằm tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân trong vùng và góp phần vào phát triển kinh tế trung của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2015 - 2020

Tổng diện tích mặt hồ sử dụng cho nuôi cá tầm đạt 170 ha, trong đó diện tích mặt lồng nuôi khoảng 403.200 m2, số lượng lồng nuôi đạt khoảng 2.800 lồng (tính cho lồng kích cỡ 12 x 12 m).

Sản lượng nuôi đạt khoảng 2.719 tấn. Sản lượng trứng cá Tầm (Caviar) đạt khoảng 20 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 20 triệu USD. Giải quyết việc làm cho 1.400 người lao động thường xuyên.

Sản lượng cá tầm đưa vào chế biến đạt khoảng 2.200 tấn.

Tập trung đầu tư cho các vùng nuôi cá tầm tập trung về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực, con giống để tăng nhanh năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Định hướng đến năm 2025

Tổng diện tích mặt hồ sử dụng cho nuôi cá tầm đạt 180 ha, trong đó diện tích mặt lồng nuôi khoảng 518.400 m2, số lượng lồng nuôi đạt khoảng 3.600 lồng (tính cho lồng kích cỡ 12 x 12 m).

Sản lượng nuôi đạt khoảng 4.493 tấn. Sản lượng trứng cá Tầm (Caviar) đạt khoảng 50 tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 70 triệu USD. Giải quyết việc làm cho 2.000 người lao động thường xuyên.

Sản lượng cá tầm đưa vào chế biến đạt khoảng 4.000 tấn.

3. Nội dung Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

a) Quy hoạch diện tích mặt nước nuôi cá tầm

- Đến năm 2020, quy hoạch nuôi cá tầm tại 12 vùng với tổng diện tích khu vực hồ sử dụng 170 ha, số lượng lồng nuôi 2.800 chiếc và diện tích lồng nuôi 403.200 m2. Trong đó: Huyện Mường La nuôi 5 vùng, huyện Thuận Châu nuôi 1 vùng và huyện Quỳnh Nhai nuôi 6 vùng.

- Giai đoạn 2021 - 2025, không tăng số lượng vùng nuôi nhưng mở rộng quy mô tại các vùng nuôi; quy hoạch nuôi cá tầm tại 12 vùng với tổng diện tích khu vực hồ sử dụng 180 ha, số lượng lồng nuôi 3.600 chiếc và diện tích lồng nuôi 518.400 m2.

b) Dự kiến một số giống cá tầm nuôi tại vùng quy hoạch: Cá tầm Siberi (Acipencer baerii), cá tầm Nga (Acipencer gueldenstaedtii), Cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Beluga (Huso huso),… Phát triển nuôi cá tầm hướng tới xuất khẩu với các sản phẩm từ thịt và trứng (Caviar).

c) Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 phân theo huyện.

- Huyện Mường La

Quy hoạch 5 vùng nuôi, trong đó: 3 vùng nuôi lấy trứng và sản xuất giống, 2 vùng nuôi cá thương phẩm.

Đến năm 2020: Diện tích mặt hồ sử dụng khoảng 75 ha; Số lượng lồng nuôi khoảng 1.500 chiếc với diện tích mặt lồng khoảng 216.000 m2. Sản lượng nuôi ước đạt 1.221 tấn cá thương phẩm và khoảng 20 tấn trứng (Caviar) cá. Nhu cầu con giống khoảng 763.000 con; Nhu cầu thức ăn khoảng 1.832 tấn. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 triệu USD.

Định hướng đến năm 2025: Diện tích mặt hồ sử dụng khoảng 85 ha; Số lượng lồng nuôi khoảng 1.700 chiếc với diện tích mặt lồng khoảng 244.800 m2. Sản lượng nuôi ước đạt 1.757 tấn cá thương phẩm và khoảng 50 tấn trứng (Caviar) cá. Nhu cầu con giống khoảng 1.100.000 con; Nhu cầu thức ăn khoảng 2.460 tấn. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 70 triệu USD.

Các vùng nuôi cá tầm tập trung tại: Xã Chiềng Lao; Xã Mường Trai.

- Huyện Thuận Châu

Quy hoạch một vùng nuôi cá tầm thương phẩm tại xã Liệp Tè.

Đến năm 2020: Diện tích mặt hồ sử dụng khoảng 10 ha; Số lượng lồng nuôi khoảng 150 chiếc với diện tích mặt lồng khoảng 21.600 m2. Sản lượng nuôi ước đạt 173 tấn cá thương phẩm. Nhu cầu con giống khoảng 100.000 con; Nhu cầu thức ăn khoảng 260 tấn.

Định hướng đến năm 2025: Diện tích mặt hồ sử dụng khoảng 10 ha; Số lượng lồng nuôi khoảng 200 chiếc với diện tích mặt lồng khoảng 28.800 m2. Sản lượng nuôi ước đạt 288 tấn cá thương phẩm. Nhu cầu con giống khoảng 180 nghìn con; Nhu cầu thức ăn khoảng 400 tấn.

- Huyện Quỳnh Nhai

Quy hoạch nuôi cá tầm thương phẩm tập trung.

Đến năm 2020: Diện tích mặt hồ sử dụng khoảng 85 ha, số lượng lồng nuôi khoảng 1.150 chiếc với diện tích mặt lồng khoảng 165.600 m2. Sản lượng nuôi ước đạt 1.325 tấn cá thương phẩm. Nhu cầu con giống khoảng 830 nghìn con, nhu cầu thức ăn khoảng 2.000 tấn.

Định hướng đến năm 2025: Diện tích mặt hồ sử dụng khoảng 85 ha, số lượng lồng nuôi khoảng 1.700 chiếc với diện tích mặt lồng khoảng 244.800 m2. Sản lượng nuôi ước đạt 2.450 tấn cá thương phẩm. Nhu cầu con giống khoảng 1,5 triệu con, nhu cầu thức ăn khoảng 3.400 tấn.

Các vùng nuôi cá tầm tập trung: Cửa suối Nậm Ét; Cửa suối Tăm, xã Mường Sại; Gần cầu Pá Uôn; Xã Chiềng Bằng (Điểm 1); Xã Chiềng Bằng (Điểm 2); Bản Khoan, xã Chiềng Bằng.

d) Quy hoạch hệ thống cơ sở hậu cần cho phát triển nuôi cá tầm

- Quy hoạch hệ thống trại giống

Quy hoạch 01 cơ sở sản xuất giống cá tầm có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường như: Cá tầm Siberi (Acipencer baerii), cá tầm Nga (Acipencer gueldenstaedtii), Cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Beluga (Huso huso)... tại huyện Mường La.

Xây dựng trung tâm sản xuất giống cá tầm công nghệ cao tỉnh Sơn La đặt tại phía dưới hạ lưu của thủy điện Sơn La tại thị trấn Mường La (Lilama 10).

- Thức ăn phục vụ cho nuôi cá tầm

Tập trung phát triển vùng nuôi giun quế ở các xã vùng dự án như: Xã Chiềng Lao, Mường Trai, Hua Trai, Nậm Giôn (huyện Mường La); Xã Nậm Ét, Mường Sại, Chiềng Bằng, Chiềng Ơn (huyện Quỳnh Nhai); Xã Liệp Tè (huyện Thuận Châu).

Xây dựng 01 nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi cá tầm trên địa bàn huyện Thuận Châu.

đ) Định hướng chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu cá tầm

- Khuyến khích các doanh nghiệp mở các nhà hàng, hệ thống bán lẻ, liên kết với các siêu thị, nhà hàng tại thành phố Sơn La và các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng,… Dự kiến đến năm 2020, khoảng 720 tấn cá tầm sẽ được tiêu thụ dưới dạng tươi sống.

- Xây dựng 02 nhà máy chế biến các sản phẩm gia tăng từ cá tầm tại huyện Thuận Châu và Mường La với quy mô nhà máy: 1 ha, công suất chế biến đến năm 2020 khoảng 2.200 - 2500 tấn cá thương phẩm và 50 tấn caviar.

Trứng cá muối được chế biến tại nhà máy chế biến cá tầm tại Thị trấn Mường La cùng với các sản phẩm khác.

4. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

- Chương trình phát triển các giống cá tầm.


- Chương trình phát triển nuôi cá tầm.


- Chương trình tăng cường năng lực quản lý.

- Chương trình phát triển chế biến và thương mại thủy sản.

- Dự án đầu tư hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh dịch các vùng nuôi nuôi cá tầm.

- Dự án nhập và xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ cá tầm.

- Dự án hỗ trợ người dân vùng dự án chăn nuôi gia súc kết hợp nuôi giun quế.

- Dự án xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng, bến cá phục vụ cho phát triển cá tầm. Nhu cầu vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

- Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án phát triển nguồn nhân lực, dự án phát triển khoa học công nghệ và dự án thực hiện các mô hình sản xuất cho phát triển nuôi cá tầm tỉnh Sơn La.

5. Nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch

Tổng vốn đầu tư dự kiến cho Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 khoảng 435,5 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ (ngân sách trung ương và địa phương) khoảng 109,75 tỷ đồng (chiếm 25,2% tổng vốn đầu tư); Nguồn vốn của doanh nghiệp, HTX và nhân dân khoảng 325,75 tỷ đồng. Trong đó:

- Giai đoạn 2014 - 2015: 140,0 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2016 - 2020: 295,5 tỷ đồng.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp huy động vốn để thực hiện quy hoạch

- Đối với nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước

Vốn ngân sách Nhà nước là 109,75 tỷ đồng bao gồm ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương. Nguồn vốn này sẽ đầu tư cho các hoạt động nâng cao năng lực quản lý ngành thủy sản; Hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản.

Hỗ trợ trong việc phát triển khoa học và công nghệ sản xuất giống cá tầm.

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi, chế biến và sản xuất giống cá tầm.

Hỗ trợ trong xây dựng, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ của các mô hình nuôi cá tầm, đào tạo và tập huấn cho các cán bộ quản lý, các hộ dân và tổ chức tham gia nuôi cá tầm trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp quản lý giữa các bộ, ngành Trung ương nhằm khai thác, huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương), của nhân dân và các doanh nghiệp... vào đầu tư phát triển đúng các mục tiêu đặt ra.

Nguồn ngân sách địa phương: Huy động từ các nguồn vốn phát triển sự nghiệp kinh tế, nguồn vốn phát triển khoa học công nghệ

Nguồn ngân sách Trung ương: Huy động nguồn vốn từ các chương trình, đề án về nuôi trồng thủy sản, phát triển giống, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, …

- Đối với nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi (thời gian vay từ 2-3 năm)

Đầu tư một số hạng mục hạ tầng cơ sở vùng nuôi, đầu tư lồng nuôi; đầu tư các chi phí sản xuất (giống, thức ăn, thuốc và hóa chất…); đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống, nhà máy chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm cá tầm.

- Đối với nguồn vốn tự có, vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhân dân

Chủ yếu đầu tư trong việc tu sửa và hoàn thiện hệ thống nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm, nâng cấp các trại sản xuất. Đầu tư trang thiết bị phụ trợ cho hoạt động sản xuất, thuê mướn nhân công;

Mua giống, thức ăn, thuốc và hóa chất, nhiên liệu và các vật liệu rẻ tiền mau hỏng; chi phí cho các hoạt động sản xuất giống, thức ăn.

b) Giải pháp về giao đất, cho thuê đất, diện tích hồ có mặt nước

Triển khai thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài về đất đai.

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đất đai, Luật Thuỷ sản và các chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

c) Giải pháp về phát triển nguồn giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản

Khuyến khích các hộ dân trong vùng dự án chuyển đổi sản xuất theo hướng: trồng cỏ - nuôi gia súc - nuôi giun quế để cung cấp nguồn thức ăn cho các cơ sở nuôi cá tầm, đảm bảo môi trường sinh thái và nâng cao đời sống của người dân.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Sản xuất thức ăn phù hợp cho từng đối tượng nuôi, giá thành phù hợp và đạt chất lượng.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh thức ăn phục vụ cho phát triển nuôi thủy sản.

Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp, các công ty để thử nghiệm và sản xuất các loại thức tổng hợp phù hợp cho từng đối tượng nuôi, giá thành phù hợp với sức mua của nhân dân và đạt yêu cầu dinh dưỡng theo quy định.

Khảo nghiệm các loại thức ăn nuôi cá tầm để đảm bảo thức ăn đủ chất lượng và mang lại hiệu quả cho người nuôi. Sử dụng đúng loại thức ăn để nâng cao chất lượng cá thịt và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đầu tư xây dựng mới Trung tâm sản xuất giống cá tầm ứng dụng công nghệ cao tỉnh Sơn La để nghiên cứu, sản xuất giống cá tầm chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Đầu tư đàn cá giống gốc cho Trung tâm sản xuất giống cá tầm công nghệ cao tỉnh Sơn La.

Nhập, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới sản xuất giống cá tầm.

Tăng cường tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật có liên quan đến việc quản lý‎ và sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tầm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung.

Giám sát chặt chẽ trong khâu nhập thuốc, hóa chất sử dụng trong nuôi cá tầm và thuốc thú y thủy sản theo quy định của pháp luật.

d) Giải pháp về tổ chức hợp tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Tổ chức quản lý sản xuất dưới các hình thức: Doanh nghiệp; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (sau đây gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là các tổ chức đại diện của nông dân) nhằm hoạch định kế hoạch chung; quản lý môi trường và nguồn nước chung, hỗ trợ nhau huy động vốn, trao đổi công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi thương phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, các thông tin thị trường.

Ban hành các văn bản pháp quy, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và quản lý hoạt động sản xuất giống, thức ăn, kinh doanh thuốc thú y thủy sản và quản lý chất lượng vệ sinh thuỷ sản giống, thuỷ sản nuôi, ao nuôi và vùng nuôi tập trung.

Hướng dẫn, hỗ trợ việc sản xuất tại các khu vực tập trung áp dụng quy phạm VietGAP; đồng thời cấp chứng nhận VietGAP cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi cá thịt.

Tạo cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá tầm; khuyến khích sản xuất theo quy mô trang trại, xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất; tạo sự liên kết giữa 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông.

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh, xây dựng và thực hành rộng rãi tiêu chuẩn nuôi sạch bệnh.

Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Nhanh chóng áp dụng và thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và phát triển thương hiệu cho hoạt động nuôi cá tầm; áp dụng luật chi trả chi phí sử dụng nguồn nước và môi trường đối với nuôi cá tầm.

Mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về trao đổi nguồn gen; công nghệ nuôi và sản xuất giống; nhập những công nghệ sản xuất giống tiên tiến, nhập đối tượng nuôi mới; ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống mới, xử lý chất thải, cải tạo môi trường, và phòng ngừa dịch bệnh; nâng cao nguồn lực cho phát triển nuôi cá tầm.

Xây dựng hệ thống thông tin thủy sản về: Đối tượng nuôi, công nghệ nuôi, thị trường, giá cả,...

đ) Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ trong nước là chính và cần được coi trọng, do đó cần phải khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh qua các kênh tiêu thụ: chuỗi cửa hàng thủy sản tươi sống, hệ thống các siêu thị tại các trung tâm thành phố lớn, các cửa hàng ăn uống nhà hàng. Quảng bá tiêu thụ sản phẩm trong nước dưới dạng đông lạnh, đồ hộp, sơ chế….

Điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, trong đó cần nghiên cứu các mạng lưới thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện có và thị hiếu của người tiêu dùng.

Xây dựng nhà máy chế biến cá nước lạnh với các sản phẩm như: Đông lạnh, fillet, hun khói, đóng hộp, trứng cá muối (Caviar).

Hỗ trợ xúc tiến thương mại với các sản phẩm cá nước lạnh.

Phát triển thị trường xuất khẩu thông qua xúc tiến thương mại. Nghiên cứu xây dựng và phát triển năng lực dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường cho doanh nghiệp và người sản xuất.

Cung cấp đầy đủ những thông tin cập nhật về thị trường thuỷ sản thế giới trên các mặt: Giá cả, cân đối cung cầu, xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và những yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu.

Cần nhanh chóng xây dựng vùng nguyên liệu bảo đảm chất lượng cao, để có cơ hội thâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc. Đồng thời tăng cường hợp tác giữa người nuôi, doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm đảm bảo thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm người nuôi và nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Từng bước nghiên cứu và tiến hành xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm nuôi cá nước lạnh tại nước ngoài để tăng cường đầu ra ổn định cho sản phẩm. Xây dựng mối quan hệ kinh doanh hợp tác và liên kết với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở nước ngoài.

e) Giải pháp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển nuôi cá tầm

Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi cá tầm tập trung: Hệ thống đường giao thông, điện.

Giao thông: Đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối giữa vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và trục giao thông chính thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đến nơi chế biến và tiêu thụ.

Điện: Xây dựng trạm biến áp riêng cho từng vùng nuôi và hệ thống đường dây điện trong vùng nuôi, đường dây điện song hành với đường giao thông, các cơ sở nuôi đầu tư đường dây từ cơ sở mình đến đường điện của vùng nuôi.

f) Giải pháp về cơ chế chính sách

Ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm; Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với tổ chức đại diện của nông dân; Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với nông dân; Chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư nuôi, sản xuất giống, sản xuất thức ăn và chế biến cá tầm trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức triển khai có hiệu quả Chính sách hỗ trợ cho đầu tư nghiên cứu nâng cao chất lượng giống theo Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách chuyển giao công nghệ sản xuất giống tiên tiến cho các cơ sở sản xuất con giống. Hỗ trợ giống mới, quy trình công nghệ sản xuất giống mới cho các cơ sở sản xuất giống; Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất và ương nuôi giống cá; Chính sách khuyến khích người dân mua giống có giấy chứng nhận chất lượng giống sạch; Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng chuỗi từ: nuôi - thu gom - chế biến - tiêu thụ sản phẩm cá tầm; Chính sách hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm cá tầm Sơn La.

g) Giải pháp về bảo vệ môi trường

Đối với các vùng cá nước lạnh tập trung, tiến hành đánh giá tác động môi trường cho từng vùng trước khi xây dựng và thường xuyên đánh giá hàng năm, nhằm ngăn ngừa các vấn đề môi trường phát sinh và tạo ra lợi ích nhiều hơn cho nuôi cá nước lạnh tập trung, đồng thời cũng mang lại lợi ích bền vững hơn cho nhân dân địa phương.

Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Tài nguyên nước và quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

Xây dựng và vận hành 02 trạm quan trắc cảnh báo môi trường (Mường La và Quỳnh Nhai), nhằm cảnh báo những tác động xấu đến nuôi cá nước lạnh bởi chính các hoạt động sản xuất nuôi cá nước lạnh, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt; ngăn ngừa và phòng trừ dịch bệnh cho các vùng nuôi tập trung.

Chủ đầu tư của các dự án đầu tư nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác động của việc thực hiện Dự án nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm tới các yếu tố môi trường.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và các đơn vị có liên quan các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai các dự án đầu tư; Đồng thời để phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các dự án đầu tư liên quan đến nuôi, chế biến cá tầm.

h) Các giải pháp khác

Tăng cường năng lực, cập nhật và nâng cao kiến thức thường xuyên cho cán bộ khuyến ngư cấp cơ sở. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm; Công tác truyền thông về khoa học công nghệ trong cá tầm qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Xây dựng, triển khai thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy hoạch vùng, tiểu vùng, quy hoạch vùng nuôi an toàn.

Những vùng nuôi áp dụng các hình thức sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản, áp dụng thực hành nuôi thuỷ sản tốt (VietGAP), thực hành quản lý tốt (BMP), nuôi có trách nhiệm CoC để hướng tới một ngành thuỷ sản ”phát triển xanh”.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tổ chức công bố công khai quy hoạch, hướng dẫn các huyện rà soát, triển khai thực hiện Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng năm 2025. Triển khai xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các chương trình, dự án, đề án nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan cụ thể hoá các nhiệm vụ, các giải pháp thực hiện Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng năm 2025. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách có liên quan. Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án để triển khai thực hiện tốt quy Quy hoạch.

Xây dựng mới các dự án phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao (dự án sản xuất giống, nuôi công nghệ cao,...). Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát triển và quản lý thủy sản.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tiến hành thẩm định các dự án phát triển nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các sở, ban, ngành trong tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện quản lý nhà nước đối với quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; hướng dẫn các huyện trong vùng quy hoạch sử dụng đất chuyển đổi đúng pháp luật và có hiệu quả; bảo đảm các yếu tố, nhất là vốn đầu tư cho phát triển theo quy hoạch. Trong đó giao thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì phối hợp với các Sở Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan cân đối vốn và huy động các nguồn vốn, nguồn tài trợ thực hiện Quy hoạch nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng năm 2025 đảm bảo đúng kế hoạch được giao.

b) Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan trong việc:

Bố trí vốn ngân sách hàng năm cho các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển nuôi, chế biến cá tầm trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch và kế hoạch được giao.

Sử dụng nguồn vốn ngân sách cho phát triển nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đúng mục đích.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc:

Quản lý và bảo vệ nguồn nước; Đánh giá tác động môi trường của các vùng nuôi, sản xuất giống cá tầm tập trung.

Hướng dẫn việc thực hiện các chính sách về đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng cho các dự án về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm.

d) Sở Khoa học Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi, chế biến cá tầm; Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến nuôi, chế biến cá tầm.

3. UBND các huyện: Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai

UBND các huyện: Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dự án quy hoạch theo quy định của pháp luật.

Chủ động công bố và triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về phát triển nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tầm trên cơ sở quy hoạch được duyệt, báo cáo UBND tỉnh và các ngành tỉnh để tổng hợp, xây dựng kế hoạch.

Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong tổ chức thực hiện quy hoạch. Tích cực tham gia thực hiện các dự án của Trung ương, của tỉnh đầu tư trên địa bàn. Chủ động lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn để tổ chức thực hiện quy hoạch. Chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào địa bàn theo quy hoạch được duyệt.

Phối hợp chặt chẽ với tổ chức đoàn thể quần chúng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện quy hoạch và các dự án đầu tư để triển khai thực hiện quy hoạch. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch và các dự án cụ thể trên địa bàn.



Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện: Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


 Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- TT Tỉnh uỷ (b/c);


- TT HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh;

- Như Điều 3;

- Các tổ chức đoàn thể tỉnh;

- Huyện ủy các huyện: ML, QN, TC

- Trung tâm Công báo tỉnh;

- Tập đoàn cá tầm Việt Nam;

- Lưu: VT, Mạnh KTN, 140 bản.


KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)



Lò Mai Kiên

Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 13/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)



TT

Các chương trình, dự án

Nội dung

Địa điểm

I

PHÁT TRIỂN GIỐNG CÁ TẦM







1

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống cá tầm ứng dụng công nghệ cao tỉnh Sơn La

Xây dựng mới trung tâm sản xuất giống đủ điều kiện để nghiên cứu, sản xuất giống cá tầm chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Thị trấn

Mường La


2

Dự án nhập, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới sản xuất giống cá tầm

Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất giống cá tầm.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất để giảm giá thành và thu được giống có chất lượng tốt phục vụ nuôi thương phẩm.



Các vùng nuôi, chế biến cá tầm tập trung

II

PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TẦM







1

Dự án xây dựng mô hình và áp dụng vùng nuôi theo quy phạm nuôi tốt (VietGap)

Xây dựng mô hình và áp dụng vùng nuôi theo quy phạm nuôi tốt (VietGap).

Các vùng nuôi cá tầm tập trung

2

Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thương phẩm các đối tượng cá tầm

Hoàn thiện các quy trình nuôi thương phẩm các đối tượng cá tầm, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nuôi cá tầm để tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường vùng nuôi bền vững.



Các vùng nuôi cá tầm tập trung

3

Dự án nghiên cứu các phương pháp phòng trị bệnh cho các đối tượng cá tầm

Nghiên cứu, hoàn thiện các phương pháp phòng trị bệnh cho các đối tượng cá tầm.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng trị bệnh cho cá tầm (sản xuất, ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm).



 

4

Dự án nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp xử lý môi trường

Nghiên cứu các biện pháp xử lý môi trường trong nuôi cá tầm.

 

Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường trong các hình thức nuôi khác nhau nhằm hạn chế ô nhiếm môi trường vùng nuôi.

Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý môi trường tiến tiến trong nuôi cá tầm.

5

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá tầm tập trung

Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi gồm (hệ thống điện, đường giao thông từ đường trục chính đến vùng nuôi, hệ thống lồng bè,…).

 

III

CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN




1

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy chế biến cá tầm

 

Thị trấn Mường La

2

Dự án tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cá tầm Sơn La

 

Toàn tỉnh

IV

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NGÀNH THỦY SẢN




1

Dự án nâng cao năng lực Chi cục thủy sản Sơn La

Nâng cao năng lực nguồn nhân lực và cơ sở vật chất Chi cục Thủy sản.

Chi cục

Thủy sản


2

Dự án: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý và phát triển nuôi cá tầm

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý, khuyến ngư từ cấp tỉnh xuống địa phương cấp huyện, xã.

 

3

Đề án: Đào tạo, tạp huấn nguồn nhân lực phục vụ cho nghiên cứu sản xuất giống cá tầm

Đào tạo, tập huấn lực lượng lao động tham gia nghiên cứu và sản xuất giống cá tầm.

Toàn tỉnh

4

Đề án: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi cá tầm

Đào tạo, tập huấn lực lượng lao động tham gia nuôi cá tầm cho các địa phương trong tỉnh.

Toàn tỉnh

V

CÁC DỰ ÁN KHÁC

 

 

1

Đầu tư hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh dịch các vùng nuôi nuôi cá tầm

Xây dựng mới trạm quan trắc và cảnh báo dịch bệnh, môi trường.

Mường La,

Quỳnh Nhai



2

Đề án: Nhập và xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ cá tầm

Nhập và xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ cá tầm.

Thị trấn

Mường La


3

Đề án: Hỗ trợ người dân vùng dự án chăn nuôi gia súc kết hợp nuôi giun quế




 

4

Dự án xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng, bến cá phục vụ cho phát triển cá tầm

Xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng, bến cá phục vụ cho phát triển cá tầm.

Mường La,

Quỳnh Nhai





UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH SƠN LA

Số: 05/CT-UBND



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Sơn La, ngày 14 tháng 01 năm 2015



CHỈ THỊ

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh buôn bán,

sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Sơn La

Trong thời gian gần đây, hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ngày càng diễn biến phức tạp do nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng gia tăng. Để tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả tình trạng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, kinh doanh buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng và các cơ sở không đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vv… Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:



1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo kiểm tra các nội dung sau:

+ Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật gồm: Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh; công tác đảm bảo an toàn về môi trường.

+ Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh: tiêu chuẩn thuốc, nhãn mác, loại thuốc, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng, chất lượng thuốc, danh mục thuốc vv…

+ Xử lý nghiêm đối với các trường hợp: Ghi thêm đối tượng cây trồng, đối tượng sinh vật hại phòng trừ so với đăng ký, khuyến cáo; hướng dẫn sử dụng thuốc không đúng với nội dung đăng ký, truy xuất nguồn gốc thuốc có nhãn ghi sai, kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn, quá hạn sử dụng, đóng gói không đủ, không có hóa đơn chứng từ. Đình chỉ lưu thông và thu hồi, trả về nơi xuất xứ; buộc tiêu hủy đối với các loại thuốc kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn, quá hạn sử dụng, không có hóa đơn, không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để truy tố theo quy định của pháp luật.

+ Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đối với các tổ chức, các hộ gia đình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật vi phạm, tái phạm.

+ Kiểm tra về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại cây trồng và bảo quản nông sản: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng để phòng trừ dịch hại, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời điểm xử lý thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm đối với các hộ cố tình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo thời gian cách ly, thuốc ngoài danh mục, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật và giải pháp kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người, vật nuôi và môi trường sinh thái.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan:

+ Tập trung tuyên truyền các văn bản luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên tạp chí khuyến nông, trên các bản tin khuyến nông. Tăng cường cán bộ xuống cơ sở để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc bảo vệ thưc vật theo nguyên tắc 4 Đúng (Đúng Thuốc, Đúng liều lượng, nồng độ, Đúng lúc, Đúng cách).

+ Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức đánh giá phân loại các cửa hàng vật tư nông nghiệp theo quy định, đối với cửa hàng 02 lần liên tiếp trong năm đạt loại C thì cương quyết cho dừng hoạt động.

+ Lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản phẩm. Kiên quyết dừng thu hoạch và tiêu thụ nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép. Xử lý nghiêm các trường hợp Nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam.

+ Tổ chức tuyên truyền tập huấn về sản xuất nông sản an toàn, hiệu quả, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất rau an toàn. Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn đối với các cơ sở sản xuất rau, quả, chè an toàn vi phạm. Xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng trên rau, quả, chè theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng cấm sử dụng ở Việt Nam.



2. Sở Công thương

- Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm các tổ chức, các hộ gia đình kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thực hiện đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức quy định của pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra hoạt động lưu thông buôn bán nông sản hàng hóa theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân đưa nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt nam vào lưu thông trên thị trường.

3. Sở Tài chính và Cục thuế

- Quản lý chặt chẽ việc kê khai giá, niêm yết giá bán thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thành phố kiểm soát chặt chẽ việc ghi hóa đơn, chứng từ xuất nhập hàng hóa là thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm minh các trường hợp bán thuốc bảo vệ thực vật không ghi hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật.

4. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương thường xuyên kiểm tra an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc gia cầm, trong thức ăn của người tại các nhà hàng, khách sạn, kiểm tra an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu và sản phẩm của các cơ sở chế biến thực phẩm, xử lý các nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm vi phạm.



5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tăng cường kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn môi trường của các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, thải bỏ chất thải là thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật. Kiên quyết đình chỉ kinh doanh đối với các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn các địa phương thu gom và xử lý bao bì, bao kiện thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính lập dự toán kinh phí tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật; thu gom và tiêu hủy bao bì, bao kiện thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đảm bảo theo quy định.

- Tổ chức tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật, bao bì, bao kiện thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định của pháp luật.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Xử lý nghiêm minh đối với các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật vi phạm các quy định của pháp luật. Các tổ chức, các bộ gia đình không đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật nhưng nằm trong danh sách có hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện kiểm tra nhiều lần và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Giao cho UBND xã thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, các hộ gia đình vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật nếu tái phạm.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND xã).

+ Giao cho trưởng bản, tổ dân phố kiểm tra, rà soát, tổng hợp danh sách các hộ gia đình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, các cơ sở buôn bán nông sản hàng hóa có sử dụng thuốc xông hơi khử trùng nông sản trên địa bàn, báo cáo UBND xã, xã tổng hợp báo cáo UBND huyện, huyện tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (thông qua Chi cục Bảo vệ thực vật để tổng hợp chung).

+ Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có quy mô nhỏ lẻ; buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo mùa vụ, không có chứng chỉ hành nghề, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có cửa hàng hoặc có cửa hàng nhưng không có biển hiệu “Cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật”. Nếu vi phạm nhiều lần thì thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đã được cấp.

+ Tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, quy trình kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian cách ly… Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, gây ô nhiễm môi trường. xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Đình chỉ kinh doanh đối với các tổ chức, các hộ gia đình tái phạm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam để khử trùng nông sản.

- Tổ chức cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình ký cam kết với UBND xã: “Cam kết sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam”. UBND các xã ký giao ước với UBND huyện thực hiện đúng nội dung đã ký cam kết với các doanh nghiệp, các hộ gia đình.

- Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại tất cả các chợ, đặc biệt là các chợ phiên, chợ trên sông. Tịch thu toàn bộ thuốc bảo vệ thực vật của tất cả các tổ chức cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong chợ và khu vực xung quanh chợ, xử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức cá nhân bán thuốc bảo vệ thực vật trong chợ và khu vực xung quanh chợ.

- Tổ chức cưỡng chế đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vi phạm pháp luật nhưng không chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài nguyên môi trường, Tài chính; Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.


 Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- TT Tỉnh uỷ (b/c);


- TT HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh;

- Như Điều 3;

- Các tổ chức đoàn thể tỉnh;

- Huyện ủy các huyện: ML, QN, TC

- Trung tâm Công báo tỉnh;

- Tập đoàn cá tầm Việt Nam;

- Lưu: VT, Mạnh KTN, 140 bản.


KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)


Lò Mai Kiên



Phụ lục

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 13/01/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)


TT

Các chương trình, dự án

Nội dung

Địa điểm

I

PHÁT TRIỂN GIỐNG CÁ TẦM

 

 

1

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống cá tầm ứng dụng công nghệ cao tỉnh Sơn La

Xây dựng mới trung tâm sản xuất giống đủ điều kiện để nghiên cứu, sản xuất giống cá tầm chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

Thị trấn Mường La

2

Dự án nhập, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới sản xuất giống cá tầm

Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất giống cá tầm.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất để giảm giá thành và thu được giống có chất lượng tốt phục vụ nuôi thương phẩm.



Các vùng nuôi, chế biến cá tầm tập trung

II

PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TẦM

 

 

1

Dự án xây dựng mô hình và áp dụng vùng nuôi theo quy phạm nuôi tốt (VietGap)

Xây dựng mô hình và áp dụng vùng nuôi theo quy phạm nuôi tốt (VietGap).

Các vùng nuôi cá tầm tập trung

2

Nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thương phẩm các đối tượng cá tầm

Hoàn thiện các quy trình nuôi thương phẩm các đối tượng cá tầm, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nuôi cá tầm để tạo sản phẩm sạch, duy trì môi trường vùng nuôi bền vững.



Các vùng nuôi cá tầm tập trung

3

Dự án nghiên cứu các phương pháp phòng trị bệnh cho các đối tượng cá tầm

Nghiên cứu, hoàn thiện các phương pháp phòng trị bệnh cho các đối tượng cá tầm.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng trị bệnh cho cá tầm (sản xuất, ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm).



 

4

Dự án nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp xử lý môi trường

Nghiên cứu các biện pháp xử lý môi trường trong nuôi cá tầm.

 

Nghiên cứu các giải pháp quản lý môi trường trong các hình thức nuôi khác nhau nhằm hạn chế ô nhiếm môi trường vùng nuôi.

Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ xử lý môi trường tiến tiến trong nuôi cá tầm.

5

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá tầm tập trung

Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi gồm (hệ thống điện, đường giao thông từ đường trục chính đến vùng nuôi, hệ thống lồng bè,…).

 

III

CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN




1

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhà máy chế biến cá tầm

 

Thị trấn Mường La

2

Dự án tăng cường thông tin tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cá tầm Sơn La

 

Toàn tỉnh

IV

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NGÀNH THỦY SẢN




1

Dự án nâng cao năng lực Chi cục thủy sản Sơn La

Nâng cao năng lực nguồn nhân lực và cơ sở vật chất Chi cục Thủy sản.

Chi cục

Thủy sản


2

Dự án: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý và phát triển nuôi cá tầm

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý, khuyến ngư từ cấp tỉnh xuống địa phương cấp huyện, xã.

 

3

Đề án: Đào tạo, tạp huấn nguồn nhân lực phục vụ cho nghiên cứu sản xuất giống cá tầm

Đào tạo, tập huấn lực lượng lao động tham gia nghiên cứu và sản xuất giống cá tầm.

Toàn tỉnh

4

Đề án: Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho nuôi cá tầm

Đào tạo, tập huấn lực lượng lao động tham gia nuôi cá tầm cho các địa phương trong tỉnh.

Toàn tỉnh

V

CÁC DỰ ÁN KHÁC

 

 

1

Đầu tư hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh dịch các vùng nuôi nuôi cá tầm

Xây dựng mới trạm quan trắc và cảnh báo dịch bệnh, môi trường.

Mường La, Quỳnh Nhai

2

Đề án: Nhập và xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ cá tầm

Nhập và xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ cá tầm.

Thị trấn Mường La

3

Đề án: Hỗ trợ người dân vùng dự án chăn nuôi gia súc kết hợp nuôi giun quế

 

 

4

Dự án xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng, bến cá phục vụ cho phát triển cá tầm

xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng, bến cá phục vụ cho phát triển cá tầm.

Mường La, Quỳnh Nhai

Каталог: congbao.nsf
congbao.nsf -> TỈnh sơn la số: 1739/QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
congbao.nsf -> Số: 1188/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh sơn la
congbao.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la số: 1013/QĐ-ubnd
congbao.nsf -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
congbao.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh hưng yêN

tải về 192.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương