Về việc ban hành Quy chế phối hợp chuẩn bị đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh



tải về 65.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích65.28 Kb.
#12235

UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẮC KẠN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1876/2003/QĐ-UB

Bắc Kạn, ngày 09 tháng 9 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Về việc ban hành Quy chế phối hợp chuẩn bị
đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (sửa đổi năm 1994);

- Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi năm 2002);

- Căn cứ Quyết định số 1073/1999/QĐ-UB ngày 23/9/1999 về việc ban hành quy định tạm thời ban hành và quản lý văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Căn cứ Thông báo số 101/TB/TTHĐND-THI ngày 24/7/2003 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 9 chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI;

- Xét tình hình thực tế và đề nghị của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Sở Tư pháp và các ngành phối hợp có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1

Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp chuẩn bị đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh.



Điều 2

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

CHỦ TỊCH

Mai Thế Dương

UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẮC KẠN



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



QUY CHẾ

PHỐI HỢP CHUẨN BỊ ĐỀ ÁN
TRÌNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH


(Ban hành kèm theo Quyết định số 1876/2003/QĐ-UB
của Uỷ ban nhân dân tỉnh ngày 9 tháng 9 năm 2003)


Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Quy chế này quy định việc phối hợp chuẩn bị các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết (sau đây gọi tắt là đề án) giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh của các sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là cơ quan) để Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết nghị.



Điều 2

Đề án phải được xây dựng trên cơ sở đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương thuộc thẩm quyền cấp tỉnh trong từng thời kỳ, đảm bảo các quyền, nghĩa vụ của công dân.



Điều 3

Uỷ ban nhân dân tỉnh giao cho cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo đề án giúp Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh.

Có mẫu tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết kèm theo Quy chế này để thực hiện thống nhất.

Chương II

TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CHUẨN BỊ

Mục I

SOẠN THẢO ĐỀ ÁN

Điều 4

Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo được thành lập Ban Soạn thảo. Trong trường hợp đề án có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của cơ quan liên quan, theo đề nghị của cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo sau khi thoả thuận với cơ quan liên quan, Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo là Trưởng ban.

Giúp việc ban soạn thảo có tổ biên tập do Trưởng Ban Soạn thảo chỉ định

Điều 5. Trách nhiệm của Ban Soạn thảo

Bảo đảm việc biên soạn đề án có nội dung chất lượng, cụ thể, rõ ràng, trình bày có hệ thống, chặt chẽ các luận cứ (hợp pháp và hợp lý) phù hợp khả năng, tình hình thực tế đặt ra. Dẫn chứng chính xác, nội dung công việc phải cụ thể, nêu được khó khăn, thuận lợi để có biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Trong trường hợp dự thảo nghị quyết Hội đồng nhân dân cần có văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành thì Ban Soạn thảo có trách nhiệm soạn thảo hoặc đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm hoặc được Uỷ ban nhân dân phân công soạn thảo các văn bản đó, Uỷ ban nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh đồng thời với đề án, để khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua ra nghị quyết thi hành được ngay.

Điều 6

Trong quá trình soạn thảo đề án, cơ quan chủ trì soạn thảo đề án phải tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan.

Cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm tham gia góp ý kiến bằng văn bản do Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan đó ký.

Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý đề án.



Mục II

THẨM ĐỊNH VÀ TRÌNH UỶ BAN NHÂN DÂN VỀ ĐỀ ÁN

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đề án

1. Gửi công văn đề nghị thẩm định và hồ sơ đề án đến Sở Tư pháp.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan đến đề án cho cơ quan thẩm định.

3. Thuyết trình về đề án khi có đề nghị của Sở Tư pháp.



Điều 8

Hồ sơ dự thảo đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi thẩm định.

1. Công văn đề nghị thẩm định.

2. Bản đề án, tờ trình của Uỷ ban nhân dân và dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh cuối cùng được cơ quan soạn thảo quyết định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét.

3. Bản tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan về đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết đó.

4. Bản thuyết trình chi tiết về đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết và dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).

Hồ sơ dự thảo đề án được xếp thống nhất theo thứ tự trên.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

1. Nhận được hồ sơ đề án Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức kịp thời việc thẩm định. Trong trường hợp cần thiết Sở Tư pháp có thể đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo trực tiếp thuyết trình đề án, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đề án.

2. Khi cần thiết, mời luật gia, các chuyên gia am hiểu các vấn đề chuyên môn thuộc nội dung đề án tham gia thẩm định.

Điều 10. Phạm vi thẩm định

Sở Tư pháp thẩm định về: đối tượng, phạm vi điều chỉnh, tính khả thi, kỹ thuật soạn thảo, ngôn ngữ pháp lý và chịu trách nhiệm về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết.

Trong trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan liên quan còn có ý kiến khác nhau về những vấn đề thuộc nội dung của đề án, thì Sở Tư pháp có trách nhiệm phát biểu rõ quan điểm và đề xuất phương án, xử lý đối với các vấn đề còn có ý kiến khác nhau đó bằng văn bản.

Điều 11. Gửi báo cáo thẩm định

Sở Tư pháp gửi ý kiến thẩm định của mình cùng dự thảo văn bản đến cơ quan chủ trì soạn thảo và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh để chuẩn bị cho phiên họp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.



Điều 12. Hồ sơ đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh

Cơ quan chủ trì soạn thảo phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đề án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, bao gồm:

1. Tờ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh về đề án.

2. Bản đề án.

3. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

4. Văn bản thẩm định của Sở Tư pháp.

5. Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan.

6. Bản thuyết trình chi tiết về đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết.

7. Các tài liệu liên quan, dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).

Hồ sơ dự thảo đề án được xếp thống nhất theo thứ tự trên.

Số lượng hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh theo yêu cầu của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Điều 13. Trách nhiệm của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh

Khi nhận được hồ sơ đề án do cơ quan chủ trì soạn thảo gửi đến,Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra các thủ tục, nội dung đề án.

Trong trường hợp đề án, dự thảo có những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì Văn phòng xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (theo sự phân công của Chủ tịch) và tổ chức cuộc họp với cơ quan chủ trì soạn thảo, Sở Tư pháp, các cơ quan có liên quan để xử lý và đề xuất các vấn đề đưa ra Uỷ ban nhân dân tỉnh thảo luận, quyết định.

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh về các vấn đề mà các cơ quan liên quan đã thống nhất ý kiến, các vấn đề còn có ý kiến khác nhau của đề án để Uỷ ban nhân dân tỉnh thảo luận, quyết định.



Điều 14. Hồ sơ đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh, bao gồm:

1. Tờ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh về đề án.

2. Bản đề án.

3. Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

4. Văn bản thẩm định của Sở Tư pháp.

5. Bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan.

6. Bản thuyết trình chi tiết về đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết.

7. Các tài liệu liên quan,dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có).

Hồ sơ dự thảo đề án được xếp thống nhất theo thứ tự trên.

Chương III

THỜI HẠN CHUẨN BỊ ĐỀ ÁN

Điều 15

Thời hạn soạn thảo, lấy ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan, thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ quy định cho phù hợp với từng kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

CHỦ TỊCH

Mai Thế Dương


UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẮC KẠN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /TT-UBND-…(*)

Bắc Kạn, ngày tháng năm


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh

Khoá………………………………………………………………….

Kỳ họp thứ …………………………………………………………..
TỜ TRÌNH

Về……………………………………

(1)………………………………………………………………………
(2)………………………………………………………………………
(3)………………………………………………………………………
Nơi nhận: T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

- TT. Tỉnh uỷ (thayB/C) CHỦ TỊCH

- Như trên

- Lưu VT



- Tờ trình là văn bản đề xuất đề án của UBND để HĐND xem xét, thông qua ra nghị quyết.

- Nội dung tổng hợp và khái quát cao gồm 3 phần:

(1) Nêu lý do đưa ra nội dung đề án, nhu cầu bức thiết của đề án.

(2) Tóm tắt nội dung đề án.

(3) Nêu kiến nghị HĐND xem xét chấp thuận đề án, để sớm được triển khai thực hiện.

(*) Số: /TT-UBND-…….(*) Viết tắt thứ tự: Số văn bản/Tờ trình - Tên cơ quan ban hành - Tên đơn vị soạn thảo.


UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẮC KẠN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /ĐA-UBND-…(*)

Bắc Kạn, ngày tháng năm.


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh
Khoá………………………………………………………………….

Kỳ họp thứ …………………………………………………………..


ĐỀ ÁN

Về………………………………………………

(1)………………………………………………………………………

(2)………………………………………………………………………

(3)………………………………………………………………………
Nơi nhận: T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

- TT. Tỉnh uỷ (thayB/C) CHỦ TỊCH

- Như trên

- Lưu VT


- Đề án là văn bản kèm theo Tờ trình của UBND để HĐND xem xét, thông qua ra nghị quyết.

Văn bản trình bày có hệ thống, chặt chẽ các luận cứ (pháp lý và thực tế) về những công việc cần làm để đạt được mục tiêu, kết quả dự kiến đã đặt ra, có sức thuyết phục cao.

- Nội dung đề án phải phù hợp khả năng, tình hình thực tế đặt ra; Lập luận chặt chẽ; Dẫn chứng chính xác; Nội dung công việc phải cụ thể; phải nêu được khó khăn, thuận lợi để có biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả, gồm 3 phần:

(1) Nhận định khái quát tình hình làm cơ sở xây dựng đề án

(2) Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp tổ chức thực hiện một cách cụ thể, phải dự kiến được các khả năng rủi ro, những khó khăn, cản trở cần chủ động đề phòng, những thuận lợi cần tận dụng, các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện, nguồn vốn đầu tư (cần thiết) bảo đảm để thực hiện đề án.

(3) Nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của đề án, kiến nghị HĐND xem xét chấp thuận và bảo đảm các điều kiện về vật chất (nguồn vốn đầu tư), tinh thần cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề án đặt ra.

(*) Số: /ĐA-UBND-……(*) …….(*) Viết tắt thứ tự: Số văn bản/Đề án - Tên cơ quan ban hành - Tên đơn vị soạn thảo.


UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BẮC KẠN

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /….NQ-HĐND K…(1)

Bắc Kạn, ngày tháng năm

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Khóa ………. kỳ họp thứ…………

(Từ ngày… tháng……… năm…….. đến ngày…….. tháng…. năm…..)



NGHỊ QUYẾT

Về ……….. (2)



HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

- Căn cứ Điều 120 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm …………..

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ………

- Căn cứ ….(3)

- Căn cứ Tờ trình, Đề án số ….. ngày…. tháng…. năm… của Uỷ ban nhân dân tỉnh, báo cáo thẩm tra của Ban…. và tổng hợp ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp;

QUYẾT NGHỊ

1.

2.



3.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá kỳ họp thứ thông qua ngày tháng năm .
Nơi nhận: CHỦ TỊCH HĐND TỈNH BẮC KẠN

- Uỷ ban TVQH.

- Chính phủ.

- VPQH, VPCP, VP CTN.

- TT tỉnh uỷ, UBND tỉnh.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể.

- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã.

- LĐVP + PTHI, PTHII.

- Lưu: VT.




- Nghị quyết HĐND: là văn bản quy phạm pháp luật thông qua đề án của UBND trình ký họp.

- Nội dung cần nêu những vấn đề tập trung mà đại biểu HĐND đã thảo luận, nhất trí thông qua như: mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện (giao trách nhiệm UBND, Thường trực HĐND, các ban HĐND, đại biểu HĐND…)

(1) Số:……./………NQ-HĐND K… Viết tắt thứ tự: Số văn bản/năm ban hành/nghị quyết - HĐND khoá (mấy).



(2) Nội dung đề án.

(3) Các căn cứ văn bản của Chính phủ, bộ, ngành trung ương có liên quan triển khai thực hiện đề án.
Каталог: vbpq -> vbpq.nsf
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh về việc tịch thu sung công quy nhà nước phương tiện giao thông VI phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh bắc kạn căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh v/v Thành lập Hội đồng Quản trị Cty Xuất nhập khẩu Thủy sản
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh an giang độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v Ban hành qui chế tổ chức hoạt động của Sở Giao thông vận tải
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bắc kạN Độc lập Tự do Hạnh phúc
vbpq.nsf -> TỈnh an giang
vbpq.nsf -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc kạN
vbpq.nsf -> Ñy ban nhn dn
vbpq.nsf -> QuyếT ĐỊnh v/v giao chỉ tiêu mua lúa, gạo vụ Hè thu 1998

tải về 65.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương