VÀ phát triển nông thôn số



tải về 44.22 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích44.22 Kb.
#126

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


Số: /TTr-BNN-KTHT


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày tháng năm 2015



TỜ TRÌNH

Về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại


Dự thảo 2 (28.8.2015)

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ


Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung chính của dự thảo Quyết định, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HIỆN NAY

1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại

Khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân, chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong số đó có số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy mô lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ và mang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn. Đây chính là các hộ gia đình, cá nhân phát triển theo hướng kinh tế trang trại. Trong thực tiễn sản xuất, các mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trương khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại trong trong thời gian tới.

Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011. Tuy nhiên các địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trang trại.

Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911 trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây; Đông Nam Bộ (6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp; Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi; Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp.

Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là 12 ha/trang trại; chăn nuôi là 2 ha/trang trại; tổng hợp là 8 ha/trang trại; lâm nghiệp là 33 ha/trang trại; thủy sản là 6 ha/trang trại. Trong quá trình tổ chức sản xuất cho thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tích lớn, đặc biệt có trang trại có tới trên 100 ha. Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Theo báo cáo của các địa phương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại bình quân giải quyết được khoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động.

Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển.



2. Một số tồn tại, hạn chế

a) Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước. Khu vực Trung du miền núi phía Bắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đó khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trang trại thì quy mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở các vùng và các lĩnh vực.

b) Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại tương đối lớn (trung bình 02tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động.

c) Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến bảo quản còn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnh vực và khu vực nhất định.

d) Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững, phần lớn chất lượng sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ. Ô nhiễm môi trường do nước thải, chất thải không được xử lý. Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng, nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản.

đ) Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủ yếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khả năng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế. Lực lượng lao động của các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản lao động chưa được đào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn.

e) Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp chưa được trú trọng do trang trại chủ yếu quy mô nhỏ, dẫn đến sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp.

3. Nguyên nhân các khó khăn, tồn tại của các trang trại

a) Nhận thức về vai trò của kinh tế trang trại của các cấp, các ngành chưa đầy đủ, dẫn đến các cơ chế, chính sách, nhằm giúp cho các chủ trang trại hiện nay còn thiếu, chưa đồng bộ. Từ năm 2000 đến nay, mới chỉ có Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại và một số chính sách đối với kinh tế trang trại được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều tỉnh đã ban hành các chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn (chính sách khuyến khích phát triển khu chăn nuôi tập trung, trồng trọt chuyên canh hoặc trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư; chính sách tín dụng; chính sách đất đai; chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật; chính sách hỗ trợ giống cây con vật nuôi và phòng chống dịch bệnh; chính sách xúc tiến thương mại và đào tạo…). Tuy nhiên, vẫn mang tính tự phát và gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế trang trại ở nhiều địa phương (ban hành cơ chế chính sách, công tác quản lý, hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các trang trại) chưa được quan tâm đầy đủ.

b) Quy hoạch: Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch hàng năm và dài hạn để phát triển trang trại. Thiếu quy hoạch tổng thể và lâu dài, một số trang trại có điều kiện nhưng chưa mạnh dạn đầu tư. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thuỷ lợi, giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, thị trường. Có không ít địa phương, các quy hoạch đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất sau khi được công bố đã đặt nhiều trang trại hình thành trước đó nằm “ngoài quy hoạch” nên không được áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại.

c) Đất sản xuất: Đây là vấn đề khó khăn nhất của trang trại. Để đạt tiêu chí trang trại, hộ nông dân phải có quỹ đất đủ lớn theo quy định. Nhưng hiện nay đa số các địa phương không còn quỹ đất mới để giao cho nông hộ làm trang trại. Do đó, phần lớn các hộ gia đình nông dân phải dồn điền đổi thửa, mua bán, thuê mướn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của nhiều chủ khác nhau với nhiều loại đất khác nhau để có khu đất tương đối tập trung để làm trang trại. Trung bình ở Đồng bằng Sông Hồng, muốn đạt quy mô 2,1 ha/trang trại, chủ hộ cũng phải mua bán thuê mướn đất của 5-7 hộ khác. Do có quá nhiều giao dịch, trao đổi, mua bán (nhìn chung là tự nguyện và hợp pháp) với nhiều loại đất khác nhau nên đa số các chủ trang trại gặp khó khăn ở việc xác nhận, chứng nhận và cấp sổ đỏ sau trao đổi mua bán.

d) Thiếu vốn và khó tiếp cận tín dụng đối với trang trại: Có đến 70% số trang trại đang kinh doanh bằng vốn tự có hoặc chiếm dụng vốn (mua chịu vật tư, phân bón, thức ăn). Tuy có không ít các chủ trang trại thường xuyên vay vốn của các tổ chức tín dụng, nhưng chủ yếu là các khoản vay nhỏ và ngắn hạn do không có thế chấp. Khi cần đầu tư mua sắm để khởi nghiệp trang trại thường muốn vay vốn lãi suất thấp và dài hạn hơn.

đ) Hạ tầng, công nghệ sản xuất yếu kém làm giảm sức cạnh tranh của trang trại: Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, cải tạo, chưa đáp ứng yêu cầu đi lại, vận chuyển, cấp, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất của trang trại. Chi phí cho mua thuê và cải tạo đất, chi phí mua cây con giống và các chi phí sản xuất trong điều kiện tiếp cận tín dụng khó khăn khiến cho trang trại không còn vốn để đầu tư hạ tầng và công nghệ. Đa số các trang trại chỉ là các “hộ sản xuất lớn”, không có sự biến đổi về chất trong sản xuất, khả năng cạnh tranh khó khăn. Nếu sớm được hỗ trợ về hạ tầng và công nghệ sản xuất, sẽ giúp trang trại bứt phá ngay từ đầu.

e) Thông tin thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại và kết nối thị trường: Phần lớn chủ trang trại gặp khó khăn về tiêu thụ nông sản vì đa số còn thiếu hiểu biết về thị trường, lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản biến động. Ngoài ra, do các trang trại thường nằm ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nên khả năng kết nối với thị trường cũng gặp khó khăn. Tính liên kết giữa các trang trại với nhau và liên kết giao dịch với các tổ chức kinh tế khác còn ở mức thấp, chậm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1. Sự cần thiết

- Kinh tế trang trại có vai trò rất cần thiết đối với việc phát triển kinh tế nông hộ và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nông nghiệp của đất nước.

- Xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện nay là sản xuất phải có đủ sức cạnh tranh do đó chỉ có tổ chức sản xuất với trình độ cao của các chủ trang trại, các hợp tác xã và doanh nghiệp thì mới đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

- Để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển cần phải có cơ chế chính sách đủ mạnh, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn sản xuất hiện nay.



2. Căn cứ pháp lý

Các căn cứ và văn bản pháp lý cho việc ban hành chính sách phát triển kinh tế trang trại bao gồm:

- Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 2 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại.

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội ban hành ngày ngày 29 tháng 11 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn;

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

III. QUÁ TRÌNH SOẠN THẢO

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản đề nghị các địa phương báo cáo thực trạng phát triển kinh tế trang trại, những khó khăn, đề xuất cần tháo gỡ làm căn cứ xây dựng chính sách.

- Xây dựng dự thảo Quyết định chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.

- Tổ chức 3 hội thảo lớn ở 3 khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung để lấy ý kiến tham gia của các địa phương vào năm 2014; Triển khai nhiều chuyến khảo sát và tham vấn ở nhiều tỉnh thuộc các vùng miền khác nhau của cả nước trong năm 2015.

- Tổ chức họp Tổ soạn thảo và lấy ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và các địa phương. Trên cơ sở các ý kiến tham gia, góp ý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện dự thảo.

IV. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ THẢO

1. Nguyên tắc xây dựng chính sách

- Quyết định này chỉ ban hành các chính sách đặc thù phù hợp với các loại hình trang trại và chưa được quy định ở các văn bản pháp quy ban hành trước đó.

- Nội dung chính sách xây dựng mới phải khả thi và có thể triển khai áp dụng trong thực tiễn.

- Huy động được các nguồn lực khác nhau để tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại.

- Các chính sách nhằm mục tiêu: Hình thành các khu trang trại tập trung; Hỗ trợ ổn định sản xuất, tăng cường năng lực về cơ sở vật chất, nhân lực; Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ; Phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

2. Bố cục của dự thảo Quyết định

Quyết định này qui định chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và áp dụng cho các hộ gia đình, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định hiện hành (sau đây gọi chung là chủ trang trại). Bố cục của dự thảo Quyết định bao gồm 07 Điều:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại

- Chính sách hỗ trợ thành lập khu trang trại

- Chính sách hỗ trợ về đất đai

- Chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng

- Chính sách hỗ trợ nhân lực kỹ thuật

- Hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại

- Chính sách khác.

Điều 4. Nguồn vốn và nguyên tắc hỗ trợ, đầu tư

Điều 5. Trách nhiệm của Bộ, ngành Trung ương

Điều 6. Trách nhiệm Uỷ ban nhân dân các cấp

Điều 7. Điều khoản thi hành



V. TIẾP THU CÁC Ý KIẾN GÓP Ý

(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổng hợp và giải trình sau khi nhận được các ý kiến góp ý)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.




Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ;

- Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ;



- Lưu: VT, KTHT.



BỘ TRƯỞNG


Cao Đức Phát



Каталог: Lists -> appsp01 lawdocumentlist -> Attachments -> 1091
1091 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
Attachments -> CHÍnh phủ DỰ thảo họp ngàY 10 2015
Attachments -> Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-cp ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông
Attachments -> BỘ NÔng nghiệP
Attachments -> Danh mụC ĐỐi tưỢng kiểm dịch thực vật của nưỚc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TÓm tắt báo cáO ĐÁnh giá RỦi ro ngô chịu hạN ĐỐi với sức khoẻ con ngưỜi và VẬt nuôi sự kiện mon 87460
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo
Attachments -> VÀ phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 44.22 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương