VỤ CÔng nghiệp nhẹ ­­­­­­­­­­­­­­ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 125.59 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích125.59 Kb.
#27473


BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ CÔNG NGHIỆP NHẸ

­­­­­­­­­­­­­­


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: /CNN

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

TỜ TRÌNH

Về việc ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu.

Kính trình: Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Thực hiện nhiệm vụ được Bộ trưởng giao về việc xây dựng Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2012/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu tại Quyết định số 833/QD-BCT ngày 23 tháng 1 năm 2014 về việc ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014, Vụ Công nghiệp nhẹ đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Dự thảo thông tư nêu trên. Vụ Công nghiệp nhẹ xin báo cáo Bộ trưởng các nội dung liên quan đến dự thảo Thông tư như sau:



I. Sự cần thiết ban hành

1. Sau khi Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 39/2012/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP ban hành, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu. Qua đó có nhiều ý kiến phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định số 94/2012/NĐ-CP và Thông tư số 39/TT-BCT.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng tại Chỉ thị số 18/CT-BCT ngày 26 tháng 8 năm 2013 về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm ngành Công Thương, Vụ Công nghiệp nhẹ đã lấy đề nghị các đơn vị: Vụ Pháp chế, Vụ Thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường rà soát đánh giá các khó khăn vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 39/TT-BCT trong thời gian qua.

Sau khi nghiên cứu, tổng hợp các ý kiến của địa phương và các đơn vị trong Bộ, các vướng mắc, bất cập của Thông tư 39/TT-BCT tập trung ở các vấn đề như sau:

- Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn cho rượu thủ công tại các vùng miền khác nhau;

- Hướng dẫn bản cam kết của thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu về đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về điều kiện về PCCC, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Vấn đề dịch vụ bán lẻ rượu mà không tiêu dùng tại chỗ;

- Quy định về loại sản phẩm rượu ghi trong Giấy phép kinh doanh rượu;

- Hướng dẫn Quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu;

- Trách nhiệm của tổ chức cá nhân đại diện làng nghề;

- Quy hoạch phát triển ngành rượu tại các địa phương;

- Quy định về nhập khẩu rượu;

- Các quy định về nộp phí, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu;

- Quy định về tem sản phẩm rượu;

- Vấn đề cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đặc biệt đối với việc cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có dưới 02 lao động;

- Về hướng dẫn quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu, việc cấp phép kinh doanh rượu đối với dịch vụ đồ uống có cồn;

- Về số lượng giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu.

Xuất phát từ những phân tích ở trên, bổ sung, sửa đổi Thông tư số 39/2012/TT-BCT để đáp ứng yêu cầu quản lý đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.



II. Quá trình soạn thảo

Thực hiện nhiệm vụ được Bộ trưởng phân công, Vụ Công nghiệp nhẹ đã xây dựng trình Bộ trưởng ban hành Quyết định số 8967/Q Đ-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2013 thành lập Tổ soạn thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 với sự tham gia của đại diện các đơn vị trong Bộ: Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Pháp chế, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước, Cục Quản lý thị trường, Vụ Khoa học và Công nghệ.

Vụ Công nghiệp nhẹ đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các công việc sau:

1. Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện Thông tư số 39/2012/TT-BCT tại các địa phương, tổng hợp những vướng mắc, bất cập của Thông tư này và đưa ra các vấn đề cần giải quyết trong Thông tư sửa đổi, bổ sung.

2. Soạn thảo Dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/TT-BCT.

3. Tổ chức lấy ý kiến chính thức về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/TT-BCT từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân và các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Thông tư theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đăng lên Website của Bộ Công Thương;

4. Ngày... tháng .. . năm 2014, Dự thảo Thông tư đã được Hội đồng thẩm định của Vụ Pháp chế đưa ra xem xét, đánh giá theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

5. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương, ý kiến của Hội đồng thẩm định, Vụ Công nghiệp nhẹ đã hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2012/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về quản lý sản xuất kinh doanh rượu.



III. Bố cục và nội dung chính

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2012/TT-BCT gồm 3 Điều:

-Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu: Gồm 10 Khoản sửa đổi, bổ sung.

- Điều 2: Trách nhiệm thi hành

- Điều 3: Hiệu lực thi hành

IV.Các vấn đề có ý kiến khác

Vụ Công nghiệp nhẹ đã tiếp thu ý kiến của Vụ Pháp chế và của các đơn vị liên quan.



V. Đề xuất, kiến nghị

Vụ Công nghiệp nhẹ kính trình Bộ trưởng xem xét và ký ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về sản xuất, kinh doanh rượu./.




Nơi nhận:

- Như trên;

- Vụ trưởng (để b/c);

- Lưu: CNN.




KT. VỤ TRƯỞNG

PHÓ VỤ TRƯỞNG

Bùi Trường Thắng


TỔNG HỢP CÁC Ý KIẾN GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

STT



Nội dung góp ý

Ý kiến tiếp thu


Giải trình

Đồng ý

Không đồng ý

GÓP Ý LẦN 1

1

Vụ KHCN




Thông tư số 39/2012/TT-BCT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu chưa quy định chi tiết khoản 1, điều 7 của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về đầu tư sản xuất rượu phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đã được phê duyệt. Do đó, khi triển khai thực hiện có địa phương thừa chỉ tiêu so với quy hoạch nhưng có địa phương thiếu chỉ tiêu sẽ không được cấp phép đầu tư sản xuất, kinh doanh rượu


X










Thông tư 39/2012/TT-BCT không quy định phải thẩm định thực tế điều kiện sản xuất tại doanh nghiệp. Vì vậy, đề nghị bổ sung quy trình và trình tự tổ chức thẩm định điều kiện sản xuất tại doanh nghiệp

X




Đã bổ sung trong Thông tư sửa đổi ( (Khoản 4 Điều 1)




Thông tư 39/2012/TT-BCT chưa quy định cụ thể khoản 2 điều 15, Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về việc từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 sản phẩm rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước lưu hành trên thị trường phải được dán tem

X




Đã thực hiện




Theo quy định tại Điều 6, khoản 2 Thông tư 39/2012/TT-BCT: Sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có “Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”; Thực tế nhiều cơ sở sản xuất rượu thủ công ở quy mô hộ gia đình, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, chỉ có 02 lao động trực tiếp, thuộc đối tượng không phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định tại Điều 2, khoản 2, mục a Thông tư 29/2012/TT-BCT. Các cơ sở sản xuất thực phẩm có 02 lao động trở xuống thường là các hộ gia đình và cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ có sản lượng thấp nên Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định cơ sở sản xuất thực phẩm chỉ có 02 lao động trở xuống sẽ thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Do sản xuất rượu thuộc ngành sản xuất, kinh doanh có điều kiện, không khuyến khích quảng cáo vì các tác hại đối với cộng đồng nên Vụ Khoa học và Công nghệ cho rằng: Các cơ sở sản xuất rượu thủ công (có 02 lao động trở xuống) sản xuất rượu nhằm mục đích kinh doanh tuy không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng khi xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong hồ sơ phải có các Giấy sau: Bản sao chứng thực Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của Chủ cơ sở và người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh rượu do cơ quan có thẩm quyền cấp và Bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cở sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp theo quy định; Bản cam kết của cơ sở sản xuất rượu thủ công (có 02 lao động trở xuống) tuân thủ đầy đủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm khi sử dụng nguyên liệu, phụ gia, bao bì và thực hiện cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;





Đề nghị sửa Thông tư 29/2012/TT-BCT




Tại mục 2, Điều 17 Tổ chức thực hiện của Thông tư 39/2012/TT-BCT có quy định Sở Công Thương các địa phương công bố quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn. Tuy nhiên, quy hoạch hiện nay các Sở Công Thương chưa có định hướng hoặc đang triển khai xây dựng. Vì vậy, khi chưa có quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn thì khi thương nhân có hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định của Thông tư 39/2012/TT-BCT vẫn không thể được cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu







Vụ TTTN đang thực hiện lập Quy hoạch này




Cần xem xét lại thẩm quyền quy định tại khoản 4 điều 17 Thông tư 39/2012/TT-BCT về việc giao Ủy ban nhân dân Xã, phường tổ chức tiếp nhận Giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép chế biến lại cho phù hợp với khoản 15 điều 2 Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Luật An toàn thực phẩm







Thông tư hướng dẫn theo quy định của TTCP tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP




Đề nghị công bố rộng rãi Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đã được phê duyệt. Xem xét bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tốc độ phát triển của các tỉnh, thành phố và địa phương;







Đã thực hiện công bố rộng rãi Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát đã được phê duyệt và đang thực hiện đề án Quy hoạch mới đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035

2

Cục Quản lý thị trường




Tại Điều 3, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.

Hiện nay, mặt hàng rượu trắng chưa có quy chuẩn kỹ thuật nên theo quy định nêu trên thì chỉ được “công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm” nhưng trong quy định tại Điều 6, Thông tư số 39/2012/TT-BCT về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh yêu cầu phải có “Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy”. Do đó, việc cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tại các địa phương đang gặp rất nhiều vướng mắc và chưa thực hiện được.


X





Đã bổ sung tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư sửa đổi




Tại khoản 1 Điều 6, Thông tư số 39/2012/TT-BCT quy định: “Tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề phải xin cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công cho làng nghề và chịu trách nhiệm về các điều kiện sản xuất rượu áp dụng chung cho các thành viên thuộc làng nghề”. Trên thực tế các quy định này chưa quy được trách nhiệm cũng như không thể xử phạt “tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề” khi “một trong các thành viên thuộc làng nghề” xảy ra vi phạm







1. “Tổ chức, cá nhân đại diện làng nghề” là danh từ chung chỉ Hợp tác xã hoặc cơ sở sản xuất tư nhân hoặc cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu và có Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Vì vậy, nếu sai phạm, QLTT xử phạt các đối tượng trên.

2. “Một trong các thành viên thuộc làng nghề” không được cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Họ ký hợp đồng bán rượu cho cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh và cơ sở này phải chịu trách nhiệm về sản phẩm rượu của mình. Vì vậy, trách nhiệm thuộc về cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh






Đề nghị Vụ Công nghiệp nhẹ tổng hợp các ý kiến của Sở Công thương và doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 39/2012/TT-BCT.

X




Đã thực hiện

3

Cục XNK




Thông tư số 39/2012/TT-BCT không hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu rượu của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về sản xuất và kinh doanh rượu dẫn đến khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện của cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp đối với hoạt động xuất nhập khẩu rượu. Do vậy, hiện Cục Xuất nhập khẩu đã được Bộ Công Thương giao chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều về xuất khẩu, nhập khẩu rượu của Nghị định này và dự kiến ban hành cuối năm nay

X








4.


Vụ Pháp chế













Giao Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Vụ Công nghiệp nhẹ soạn thảo công văn hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (cơ sở chỉ có 02 lao động trở xuống trực tiếp tham gia sản xuất – điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư 29/2012/TT-BCT)













Về nội dung bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật: Căn cứ điểm h của khoản 1, khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 17, điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm rượu bao gồm " bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật". Hiện nay, các địa phương yêu cầu phải có xác nhận và xảy ra tình trạng “mua bán” xác nhận này. Do đó cần hướng dẫn rõ nội dung và tính chất pháp lý của cam kết.

X





Đã bổ sung vào Thông tư sửa đổi (Phụ lục 2)




Theo CPC, dịch vụ bán lẻ đồ uống là dịch vụ bán lẻ đồ uống có cồn hoặc không có cồn mà không tiêu dùng tại chỗ (CPC 63107). CPC 63107 loại trừ dịch vụ bán lẻ đồ uống nhằm tiêu dùng tại chỗ mà được liệt kê tại phân nhóm 643 (dịch vụ đồ uống tiêu dùng tại chỗ) khỏi dịch vụ bán lẻ đồ uống. Như vậy, doanh nghiệp FDI kinh doanh dịch vụ đồ uống tiêu dùng tại chỗ không thuộc dịch vụ phân phối bán lẻ rượu mà Việt Nam cam kết. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành không phân biệt dịch vụ đồ uống (có cồn) và bán lẻ rượu. Do đó, cần có hướng dẫn, Vụ Pháp chế đề xuất theo như cam kết, cụ thể là dịch vụ đồ uống có cồn không cần cấp phép bán lẻ rượu.







Dịch vụ đồ uống có cồn bao gồm cả các nhà hàng ăn uống vẫn cần cấp phép bán lẻ rượu để quản lý nguồn cầu.




Về số lượng giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu: Cần hướng dẫn rõ số lượng giấy phép là tính trên cả giấy phép cấp theo Nghị định 40/2008/NĐ-CP hay chỉ tính theo số lượng giấy phép cấp theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP. Vụ Thị trường trong nước cần báo cáo rõ vì nội dung này ảnh hưởng đến số lượng giấy phép sẽ cấp







Đề nghị Vụ TTTN nói rõ việc này




Điều 4 Thông tư 39/2012/TT-BCT quy định sản phẩm rượu phải đáp ứng theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành (QCVN 6-3: 2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư 45/2010/TT-BYT ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Y tế). Mặt khác, khoản 2 Điều 6 Thông tư 39/2012/TT-BCT quy định điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh bao gồm bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy. Tuy nhiên, trên thực tế, tại mỗi vùng khác nhau có những loại sản phẩm rượu khác nhau thể hiện bản sắc vùng miền. Đối với những sản phẩm rượu thủ công này, hiện chưa có quy chuẩn tương ứng, do đó không thể công bố hợp quy. Vì vậy, không thể đáp ứng điều kiện cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh







Đã bổ sung tại khoản 1Điều 1 của Thông tư sửa đổi bổ sung




Về quy định nộp phí, lệ phí cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính.

X





Vụ Công nghiệp nhẹ đã hoàn thành Đề án Phí và lệ phí rượu và Thuốc lá gửi sang Bộ Tài chính. Bộ Tài chính đã xây dựng Dự thảo Thông tư về Phí và lệ phí rượu và Thuốc lá (đang xin ý kiến các Bộ ngành liên quan)




GÓP Ý LẦN 2










1

Cục Quản lý Thị trường




Khoản 1 Điều 1 dự thảo Thông tư: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP, sản phẩm rượu là cồn thực phẩm. Thuật ngữ “rượu thuốc” đã được giải thích khoản 5 Điều 3 của Nghị định này, theo đó Rượu thuốc cũng có cồn thực phẩm và vì vậy là một sản phẩm rượu. Điều 1 Thông tư số 39/2012/TT-BCT quy định phạm vi điều chỉnh của Thông tư, vì vậy đề nghị cân nhắc sự cần thiết của việc bổ sung nội dung quy định tại khoản 1 điều 1 Dự thảo Thông tư. Trường hợp cần phải quy định bổ sung, đề nghị biên tập lại toàn bộ Điều 1 Thông tư số 39/2012/TT-BCT theo hướng như sau: “2. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh rượu thuốc”

X











Khoản 3 Điều 1 Dự thảo Thông tư:

Theo Quy định điểm a khoản 1 Điều 122, Bộ Luật dân sự, một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực là người tham gia giao dịch dân sự có năng lực hành vi dân sự. Do vậy việc quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu phải có “Hợp đồng hợp tác thương mại và chuyển giao công nghệ, hợp đồng gia công, hợp đồng mua bán li-xăng” của doanh nghiệp chưa được cấp Giấy phép sản xuất rượu là chưa phù hợp với thực tế.


X











Khoản 4 Điều 1 Dự thảo Thông tư:

Hiện nay mặt hàng rượu trắng chưa có QCKT nên theo quy định thì chỉ được “công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”. Vì vậy đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2 , điều 6 như sau: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có “ Bản sao Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc bản sao tiếp nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm”















Khoản 8 Điều 1: Dự thảo thông tư:

Đoạn 2 khoản 2 Điều 3 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp” . Do vậy đề nghị rà soát, chỉnh lý nội dung khoản 8 điều 1 Dự thảo Thông tư để đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định số 43/2010/ND-CP nói trên












2

Vụ Pháp chế




Đối với khoản 3 Điều 1 Dự thảo

- Về việc bổ sung điểm l khoản 1 Điều 5 Thông tư số 39/2012/TT-BCT: đề nghị bỏ quy định này do:

(i) Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là sự thể hiện việc doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện cấp Giấy phép quy định tại Điều 8 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP, tuy nhiên, trong các điều kiện này không yêu cầu doanh nghiệp phải có hợp đồng hợp tác thương mại và chuyển giao công nghệ hay hợp đồng gia công hay hợp đồng mua bán li-xăng;

(ii) Việc doanh nghiệp sản xuất rượu theo hợp đồng gia công với nước ngoài chỉ được thực hiện sau khi đã được cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp;

(iii) Trách nhiệm về tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm rượu gia công là trách nhiệm của bên đặt gia công (theo Luật Thương mại 2005).

- Về việc bãi bỏ khoản 2 Điều 5 Thông tư số 39/2012/TT-BCT: đề nghị giải trình lý do bãi bỏ















Đối với khoản 4 Điều 1 Dự thảo

Đề nghị chỉ quy định theo hướng bổ sung “Bản cam kết của tổ chức, cá nhân về đảm bảo phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường” theo mẫu tại Phụ lục đính kèm Dự thảo Thông tư để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi làm hồ sơ.
















Đối với khoản 5 và khoản 6 Điều 1 Dự thảo

Đề nghị giải trình lý do bãi bỏ.
















Đối với khoản 8 Điều 1 Dự thảo

Về việc bãi bỏ khoản 6 Điều 12 Thông tư số 39/2012/TT-BCT: đề nghị không bỏ quy định này vì đây là sự thể hiện việc đáp ứng điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu quy định tại điểm d khoản 3 Điều 17 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP















Đối với khoản 9 Điều 1 Dự thảo

Đề nghị bỏ quy định 9.2 do khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2012/TT-BCT đã quy định về nội dung này















Đối với khoản 10 Điều 1 Dự thảo

Đề nghị bỏ quy định này do đây là các trách nhiệm mà các cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu đương nhiên phải tuân thủ















Đề nghị bổ sung các điều khoản tại Dự thảo để giải quyết các vướng mắc, bất cập sau:

- Bổ sung quy định cụ thể về việc thương nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu theo Nghị định số 40/2008/NĐ-CP mà vẫn còn thời hạn thì có quyền và nghĩa vụ theo Nghị định số 40/2008/NĐ-CP hay Nghị định số 94/2012/NĐ-CP.

- Bổ sung quy định về việc hệ thống cửa hàng trực thuộc của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm rượu công nghiệp có được bán lẻ các sản phẩm rượu do doanh nghiệp khác sản phẩm không.

- Bổ sung quy định 01 giấy phép bán lẻ chỉ áp dụng cho 01 địa điểm kinh doanh bán lẻ.

- Bổ sung quy định loại trừ dịch vụ đồ uống có cồn tiêu dùng tại chỗ khỏi yêu cầu về cấp phép bán lẻ do CPC 63170 về dịch vụ bán lẻ đồ uống loại trừ dịch vụ bán lẻ đồ uống nhằm tiêu dùng tại chỗ.














Đối với Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo

- Đề nghị chỉnh sửa lại đoạn “Tôi Xin cam kết đảm bảo…” như sau: “Tôi xin cam kết cơ sở sản xuất, kinh doanh đã đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Nếu vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật”.



- Đề nghị chỉnh sửa footnote (2) như sau: (2): Tên chủ thể được cấp Giấy phép” do chủ thể của bản cam kết không chỉ bao gồm các tổ chức mà còn các chủ thể khác như: doanh nghiệp, thương nhân, cá nhân, tùy thuộc vào loại Giấy phép mà chủ thể đó xin cấp

X























































tải về 125.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương