University of social sciences & humanities hochiminh city (hcmc ussh) cao tu thanh, the scholar of chinese cultural history and vietnamese sino-nom


Và những công trình nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam



tải về 222.75 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích222.75 Kb.
#29749
1   2   3   4

Và những công trình nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam

Sau khi tốt nghiệp ngành Hán Nôm khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội với luận văn tìm hiểu về đề tài Tao đàn Chiêu Anh các Hà Tiên, liên quan tới dòng di dân người Hoa đổ xuống Đông Nam Á thế kỷ XVII, ông bắt đầu đi sâu tìm hiểu lịch sử văn hoá Việt Nam trên địa bàn phía nam Việt Nam, với các đề tài có liên quan đến hoạt động giao lưu kinh tế - văn hoá giữa Hoa Nam và Việt Nam thế kỷ XVII-XX như văn học Hán Nôm ở Nam Bộ, văn học Đàng Trong, Nho giáo ở Gia Định…

Một loạt các công trình nghiên cứu về văn hoá Việt Nam được công bố: Nguyn Đình Chiu vi văn hoá Vit Nam (viết chung, 1983), Sưu tp v Nguyn Thái Bình, Tác phm Nguyn Thông (viết chung, 1984), Nguyn Hu Huân, nhà yêu nưc kiên cưng, nhà thơ bt khut (viết chung, 1986), Cn Đưc Đt và Ngưi (chủ biên, 1988), Quc triu Hương khoa lc (hiệu đính và giới thiệu, 1993), Đi Nam Lit truyn Tin biên (dịch và giới thiệu, 1995), Thơ Trn Thin Chánh (1995), Nho giáo Gia Đnh (1996), Nghiên bút mưi năm (1999), Giáo sư Phm Thiu (2004) Dâu b mưi năm (2004), Vit Nam bách gia thi (2005), Mt trăm câu hi đáp v lch s Gia Đnh trưc 1802 (2007)… Với từng công trình, ông đều có những đóng góp tích cực về mặt khoa học, và để lại những dấu ấn đặc biệt đối với độc giả như công trình Nho giáo Gia ĐnhVit Nam bách gia thi

Dịch thuật cũng là một nghề

Bạn sẽ không khỏi kinh ngạc vì sức làm việc của ông khi đến tham quan ngôi nhà nơi ông ở và làm việc. Căn phòng ông ở hiện nay khá rộng, sát tường là mấy giá sách xếp đầy các loại sách Trung văn mà toàn loại quý hiếm. Ấy là chưa nói đến số sách phải chịu cảnh đóng thùng vì thiếu giá. Trên chiếc bàn đôi, hai chiếc máy tính chạy liên tục đến tháo cả vỏ như khỏi bức vì nóng.

Nhiều độc giả biết đến ông không phải bắt đầu từ những công trình nghiên cứu, (vì loại này kén độc giả, chỉ những người trong giới nghiên cứu chuyên ngành), mà bắt đầu từ những dịch phẩm Hán văn, đặc biệt là loạt tác phẩm tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, Lương Vũ Sinh, Cổ Long, Vương Độ Lư… được ông chuyển dịch như Anh hùng x điêu, Lc đnh ký, Huyết anh vũ, Ngo h tàng long…. Nhưng với ông, dịch thuật chỉ là nghề tay trái để kiếm cơm của ông. Đó là cách ông bình thường hoá công tác dịch thuật rất công phu nhưng thường ngày của mình. Công việc mà ông quan tâm vẫn là nghiên cứu lịch sử văn hoá Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng để làm công tác nghiên cứu, để hoàn thành những dự định nghiên cứu của mình, ông buộc phải dịch thuật để trang trải cuộc sống đầy những khó khăn của một người tự mưu sinh như ông.

Dịch thuật, với ông chỉ là bất đắc dĩ, là cái nghề tay trái, mà lại là cái nghề kiếm cơm của ông, nhưng “chuyên nghiệp”, như lời ông nói. Chuyên nghiệp theo ý ông, là chuyên nghiệp trong phong cách dịch thuật, ngôn ngữ dịch thuật, đặt biệt là mảng đề tài và thời gian thực hiện. Ông không nhận dịch những sách có hại cho độc giả, như các sách phong thuỷ Trung Quốc, chỉ dịch những tác phẩm thật sự mang lại những lợi ích về tinh thần cho bạn đọc. Vì vậy, mảng đề tài dịch thuật của ông có thể nói là vừa rộng lại vừa khó: từ các tác phẩm văn học, nghiên cứu văn hoá văn học, tiểu thuyết võ hiệp, đến nghiên cứu lịch sử, y học, kinh tế… Để làm được công việc với mảng đề tài rộng như vậy, đòi hỏi dịch giả không những thông hiểu ngôn ngữ mà còn phải am hiểu cả những vấn đề lịch sử văn hoá của Trung Quốc.

Khi được hỏi về thời gian làm việc trong ngày của ông, ông bảo “công việc nghiên cứu và nhất là dịch thuật thơ ca có lúc cần sự hứng khởi”. Với kiểu dịch tiểu thuyết kiếm hiệp, một giờ ông có thể dịch bốn năm trang. Những lúc hứng khởi như thế, ông thường đốt thuốc liên tục, nhưng không phải để hút mà là một kiểu quen tay, và cứ thế ông viết, ông làm không ngừng nghỉ. Và người ta lại phải giật mình nể phục khi thấy những bài viết, những công trình nghiên cứu của ông cùng với những cuốn sách mà ông cho ra đời.

Dịch giả của nhiều bộ tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng và hàng loạt sách nghiên cứu lịch sử văn hoá Trung Quốc

Ngoài công việc nghiên cứu ra, hay có thể nói, ngoài tư cách là một nhà nghiên cứu Hán Nôm ra, ông còn là dịch giả của nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, Lương Vũ Sinh, Cổ Long,… Mặc dù, những tác phẩm của những tác giả ấy trước đây phần lớn đã được một vài dịch giả nổi tiếng như Hàn Giang Nhạn chuyển ngữ, nhưng cho đến ông, tác phẩm của họ mới được trình hiện trung thành theo nguyên tác từ hình thức đến nội dung. Điều đó, không những tái hiện đúng với “bản lai chân diện mục” tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm của Kim Dung, mà qua đó có thể góp phần trong công tác nghiên cứu tìm hiểu Kim Dung ở Việt Nam hiện nay.

Khởi đầu từ khi trình luận văn tốt nghiệp đại học “Tìm hiểu Tao đàn Chiêu Anh Các ở Hà Tiên”, có liên quan tới dòng di dân người Hoa đổ xuống Đông Nam Á thế kỷ XVII. Sau đó đi vào nghiên cứu văn học Hán Nôm ở Nam Bộ, văn học Đàng Trong, Nho giáo ở Gia Định..., đều là các đề tài có liên quan tới hoạt động giao lưu kinh tế - văn hóa giữa Hoa Nam với Việt Nam thế kỷ XVII – XX nên ông phải tìm hiểu về Trung Quốc. Và đấy cũng là bước đường ông đến với việc nghiên cứu Trung Quốc. Ngay từ đầu, ông đã có hướng tiếp cận khác với những người nghiên cứu Trung Quốc khác: tiếp cận, nghiên cứu Trung Quốc ở phương diện lịch sử, văn hoá xã hội chứ không thuần về văn học.

Theo ông, nghiên cứu Trung Quốc nên bắt đầu từ việc nghiên cứu lịch sử chính trị, văn hoá xã hội. Vì vậy, trước đó, ông cho ra đời những dịch phẩm lịch sử tư tưởng Trung Quốc như Tiên Tn danh hc s Trung Quc trung c tư tưng s trưng biên của Hồ Thích; bộ sách Tế thuyết lch s Trung Quc (9 quyển) của nhóm Lê Đông Phương, cũng được ông dịch và đã xuất bản được 4 quyển... và một loạt các sách nghiên cứu lịch sử văn hoá xã hội Trung Quốc như Trung Quc c đi đích gia giáo, Trung Quc c đi đích võ thut d khí công, Trung Quc c đi đích n sĩ, Lưu manh s, K n s, Du hý s, Tin trang s, Ưu linh s, Lưu dân s.... (thuộc Tủ sách Trung Quốc cổ đại sinh hoạt tùng thư của Thương vụ ấn thư quán Quốc tế hữu hạn công ty và Trung Quốc xã hội dân tục sử tùng thư, Thượng Hải Văn nghệ xuất bản xã) đã mang lại những hiệu ứng xã hội rất tốt trong nghiên cứu văn hoá sử Trung Quốc. Ông cho rằng, nhờ dịch loạt sách đó, ông có nhiều phát hiện thú vị để nghiên cứu về lịch sử văn hoá xã hội Việt Nam.

Nhưng không vì thế mà mảng đề tài văn học Trung Quốc lại thiếu bóng dáng của ông. Ông là dịch giả của Quan trưng hin hình ký của Lý Bảo Gia, Liêu Trai chí d của Bồ Tùng Linh (trọn bộ), tiểu thuyết thiếu nhi Gi Lý Gi Mai của Tần Văn Quân xuất bản ở Việt Nam trong những năm gần đây. Những tác phẩm ấy đều được ông chuyển dịch công phu và được độc giả đón đọc. Ông còn tuyển dịch biên soạn cuốn sách có giá trị tham khảo rất thú vị cho nhiều người muốn tìm hiểu về thơ Đường: Giai thoi thơ Đưng. Đặc biệt, bộ truyện Liêu Trai chí d trước đây được rất nhiều dịch giả chuyển dịch, nhưng cũng phải nói rằng, đến ông, mới được khảo cứu và dịch thuật công phu nghiêm túc.

Giai thoi thơ Đưng, tập sách tham khảo có giá trị

Giai thoi thơ Đưng (1995), là tập sách khá thú vị được ông tuyển rất công phu, bổ ích cho những ai bước đầu nghiên cứu thơ ca cổ điển Trung Quốc. Trong công trình này, ông đã tập hợp khá đầy đủ những giai thoại thơ Đường từ những tuyển tập thơ Đường. Từ những câu chuyện quen thuộc cho đến những câu chuyện ít người biết như chuyện về Như Ý trung nữ (cô gái bảy tuổi thời Như Ý) làm bài thơ tiễn anh rất tài tình, Từ Huệ dâng thơ biện bạch cùng vua về việc không kịp vào hầu vua… rất ít người biết đến, vẫn tìm thấy trong công trình này. Từ những bản dịch thơ Đường trong công trình này của ông hầu như được giữ nguyên thể, một vài trường hợp ngũ ngôn chuyển thất ngôn, cho đến cách chú thích, trích dẫn đều được thực hiện nghiêm túc, đáng tin cậy về mặt tư liệu, vì vậy, Giai thoi thơ Đưng không đơn thuần là cuốn sách về những câu chuyện về thơ, mà còn là cẩm nang tra cứu điển cố, điển tích thường xuất hiện trong thơ Đường. Tập sách Giai thoi thơ Đưng của ông tuy ra đời trước nhưng về nhiều mặt vẫn tốt hơn những tập sách cùng thể loại xuất hiện sau này của các tác giả khác.

Liêu Trai chí d, dịch phẩm hoàn chỉnh nhất ở Việt Nam

Trước đây, một số dịch giả đã chọn dịch Liêu trai chí d và đăng tải trên các báo chí nhưng chỉ làm một cách tự phát và không có hệ thống. Sau đó, Liêu trai chí d đã được nhiều nhóm tác giả dịch xuất bản tại Việt Nam với số lượng truyện khá nhiều, là nguồn tài liệu quý để độc giả Việt Nam tiếp cận cũng như nghiên cứu thể loại văn học truyền kỳ Trung Quốc. Nhưng mãi cho đến ông, Liêu Trai chí d mới được dịch đầy đủ nhất từ trước đến nay. Không những đầy đủ về các truyện (gồm 500 truyện), mà những bài từ cũng được thực hiện công phu nghiêm túc.



Ông nhận xét gì về nội dung của Liêu trai chí dị?

“Về nội dung, các truyện có lời bình trong Liêu Trai chí d nói chung mang màu sắc đạo đức, lên án bọn tham quan ô lại, phê phán những thói hư tật xấu, đề cao lương tri và lòng nhân nghĩa, ca ngợi tình yêu và sự thủy chung. Là một nhà nho tài hoa sinh bất phùng thời, tác giả Liêu Trai chí d có điều kiện để sống cuộc sống và học cách nghĩ của nhân dân, nên các giá trị tinh thần mà ông đề cao không chỉ nằm trong khuôn khổ chuẩn mực đạo đức của các môn sinh sân Trình cửa Khổng. Ông hâm mộ viên Phán quan họ Lục hào sảng (Lc phán), ông ca ngợi nàng Anh Ninh như vô tâm mà lại hữu tâm (Anh Ninh), ông tán thưởng thái độ nhân sinh khoáng đạt của ông già họ Chúc coi chết như về (Chúc ông), ông khoái trá về việc bọn tham quan bị quỷ thần trừng trị (Vương gi)... Cũng dễ nhận thấy các nhân vật thần tiên hồ quỷ trong Liêu Trai chí d đều ít nhiều mang dáng vẻ thị dân, cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhân vật hồ nữ trong Liêu Trai chí d đều khá phóng túng trong tình dục và hôn nhân, điều này có liên quan tới bối cảnh văn hóa Trung Quốc thời Minh Thanh, khi sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự hình thành các đô thị lớn với đội ngũ thị dân có lối sống phát triển theo xu thế phủ nhận các quy phạm lễ giáo phong kiến. Có thể nói trong Liêu Trai chí d, Bồ Tùng Linh đã đứng trên lập trường đạo đức của nhân dân lao động mà chủ yếu là thị dân để khẳng định các giá trị tinh thần tốt đẹp và lên án những thế lực chống lại con người. Dĩ nhiên lập trường và tiêu chuẩn ấy có những mâu thuẫn nội tại cũng như những hạn chế lịch sử, như nhận định của T hi 1989 “trong sách cũng còn tồn tại một ít quan niệm nhân quả báo ứng và màu sắc mê tín” hay của Trung Quc tiu thuyết đi t đin 1991 “trong sách cũng còn tồn tại quan niệm luân lý phong kiến và màu sắc phong kiến”.

Nhận định về truyện ngắn viết cho trẻ em của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen (1805 –1875), có người đã nói đại ý là trong mỗi truyện ngắn của Andersen có hai câu chuyện, một dành cho trẻ em và một dành cho người lớn. Cũng có thể đưa ra một nhận định tương tự về Liêu Trai chí d của Bồ Tùng Linh, vì quả thật nhiều truyện trong tác phẩm – đặc biệt là những truyện có lời bình cũng hàm chứa hai câu chuyện, một là chuyện thần tiên hồ quỷ, một là chuyện người.”

Còn nghệ thuật của Liêu trai chí dị?

“Tìm hiểu nghệ thuật Liêu Trai chí d, dễ nhận thấy sự hiện diện của yếu tố thần kỳ. Là đặc trưng cơ bản trong thi pháp của truyện truyền kỳ thời Đường, yếu tố thần kỳ đến Thái bình qung ký thời Tống đã được xác định như nội dung nghệ thuật chủ yếu của tiểu thuyết chí quái chí dị, rồi đến thời Minh Thanh đã phát triển thành một phương pháp sáng tác với các tác giả như Bồ Tùng Linh, Viên Mai. Sự vận dụng thi pháp “thuật kỳ ký dị” vào việc phản ảnh hiện thực xã hội trên đường hướng đề cao các giá trị tinh thần nhân dân – thị dân đã khiến dòng tiểu thuyết chí quái chí dị thời Minh Thanh dần dần mang nội dung hiện thực chủ nghĩa. Có thể nói đây là một loại “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” kiểu phương Đông thời cổ, ở đó thế giới thần tiên hồ quỷ trong trí tưởng tượng của con người đã trở thành một phương tiện đặc biệt để phản ảnh hiện thực xã hội và biểu đạt nguyện vọng nhân sinh. Nhưng khác với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thế kỷ XX, phương pháp sáng tác này ở Bồ Tùng Linh lại có mối liên hệ máu thịt với văn hóa truyền thống, vì Liêu Trai chí d sử dụng cốt truyện của nhiều “truyện cổ lưu hành đương thời và các sáng tác của người trước”, trong đó chắc chắn có không ít là truyện kể dân gian. Không lạ gì mà Liêu Trai chí d có thể làm say mê cả những người ít học. Bởi vì trong mọi xã hội và thời đại, các yếu tố văn hóa truyền thống luôn sống cuộc sống của chúng không chỉ trong những văn hiến thư tịch hay các công trình khảo cứu của giới trí thức, mà chủ yếu và quan trọng nhất là trong cuộc sống thường nhật với những mối bận tâm chung nhất của đông đảo nhân dân. Đây cũng là một trong những lý do khiến tác phẩm này của Bồ Tùng Linh bắt đầu được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chắt lọc và kết tinh nhiều yếu tố tinh túy của văn hóa nhân dân, Liêu Trai chí d mang trong nội dung tư tưởng và nội dung nghệ thuật của nó những sức mạnh to lớn của truyền thống, điều này tạo ra một sự đồng cảm giữa tác phẩm với người đọc Việt Nam lúc bấy giờ đang phải giã từ quá khứ để bước vào xã hội hiện đại trong một tư thế bị động, với một tâm thế bị động dường như vẫn không ngừng được duy trì cho đến tận hôm nay...”



Ông có thể nói những khó khăn trong công việc dịch thuật Liêu trai chí dị mà ông gặp phải là gì?

“Trước hết, phải nhắc lại vấn đề văn bản. Ngoài chi tiết 431 hay 432 truyện như các bản khác đã nói, dường như chưa dịch giả Việt Nam nào phiên dịch Liêu Trai chí d thp di, càng chưa có nhà nghiên cứu nào đặt vấn đề tìm hiểu tác phẩm về mặt văn bản học. Tình hình này thể hiện khá tập trung qua bản dịch Liêu Trai chí d (tập 1, Nxb. Văn học, 1989), một bản dịch bộc lộ nhiều điểm yếu trí mạng của giới nghiên cứu và dịch thuật Việt Nam trong việc tìm hiểu văn bản Liêu Trai chí d lúc bấy giờ.

Hay bản dịch nói trên đã lược bỏ nhiều đoạn “Dị Sử thị nói” trong nguyên bản, trong khi như đã trình bày trên kia, những đoạn “Dị Sử thị nói” ấy chính thể hiện mục đích sáng tác của Bồ Tùng Linh và vì thế cũng bộc lộ ý nghĩa đích thực của tác phẩm. Cần nói thêm rằng lối dịch tùy tiện bớt xén nguyên văn này đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong hoạt động dịch thuật hiện nay, một cung cách góp phần làm cho việc tiếp xúc văn học với thế giới của chúng ta tuy rầm rộ trên bề mặt nhưng chưa đạt được bề sâu văn hóa cần thiết và do đó cũng hàm chứa một nguy cơ tiềm ẩn cho cả hoạt động dịch thuật lẫn sinh hoạt học thuật ở Việt Nam. Cho nên trong bản dịch này chúng tôi giới thiệu toàn văn các truyện trong Liêu Trai chí dLiêu Trai chí d thp di, với mong mỏi được góp phần cung cấp cho người đọc một ý niệm về cái “bản lai chân diện mục” của tác phẩm. Phần Liêu Trai chí d trong bản dịch này chủ yếu theo bản Hương Cảng, có đối chiếu với bản Đài Bắc để điều chỉnh một số chi tiết cho hợp lý. Phần Thp di thì văn bản chúng tôi sử dụng bị thiếu một truyện trong truyện Qu trp t tc (Hai mươi bốn truyện ma), nhưng trong điều kiện tư liệu hiện tại chúng tôi chưa thể bổ sung, đây là một thiếu sót mà chúng tôi muốn cáo lỗi trước với người đọc.

Thứ hai, và quan trọng nhất, là việc phiên dịch Liêu Trai chí d thật rất không dễ dàng.

Phải thừa nhận rằng ở Việt Nam hơn một thế kỷ qua có tình trạng chung là trình độ sử dụng tiếng Việt tăng lên thì trình độ hiểu biết chữ Hán giảm xuống, tuy nhiên vấn đề ở đây không chỉ gói gọn trong phạm vi ngôn ngữ. Chúng tôi không dám quá phận mà phê phán những người đi trước, nhưng quả thật lối dịch bỏ qua các yếu tố hình thức – nghệ thuật của nguyên tác trong các bản dịch Liêu Trai chí d xuất bản khoảng hai mươi năm gần đây cho thấy chúng ta vẫn chưa xác lập được những chuẩn mực đúng đắn cần thiết trong việc dịch thuật văn học nói chung và dịch thuật văn học chữ Hán trong đó có Liêu Trai chí d nói riêng. Là một tập hợp các tác phẩm tiểu thuyết – truyện ngắn tự sự, Liêu Trai chí d nói chung ít dùng điển cố song cũng chứa đựng nhiều yếu tố thi pháp văn học Trung Hoa cổ điển như lối dùng chữ súc tích, đặt câu ngắn gọn, hành văn đăng đối, kết cấu chặt chẽ. Trong một số trường hợp, tác giả còn đưa vào tác phẩm những bài văn biền ngẫu khá dài, chẳng hạn bài sớ của nhân vật Long đồ học sĩ họ Bao trong truyện Tc hoàng lương (quyển V), đoạn “Dị Sử thị nói” cuối truyện Đ phù (quyển VI), bài “Tục Diệu âm kinh” chép phụ cuối truyện Mã Gii Ph (quyển X), lời án từ của nhân vật Ngô Nam Đại trong truyện Yên Chi (quyển XIV), hay bài hịch đánh Phong thị (thần gió) trong truyện Hoa thn (quyển XVI)... Xuất phát từ quan niệm những chi tiết hình thức – yếu tố nghệ thuật ấy là một bộ phận hữu cơ góp phần thể hiện nội dung và làm nên giá trị của tác phẩm, chúng tôi đã cố gắng truyền đạt chúng trong bản dịch Liêu Trai chí d này.”

Ông vừa mới cho ra đời một tác phẩm của Viên Mai, nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng Trung Quốc đời Thanh?

“Đúng vậy, đó là cuốn T bt ng của Viên Mai đời Thanh viết, tôi đã dịch nó và Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn vừa cho ra đời. Khác với Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh đã trở thành một tác phẩm sáng tạo trên cơ sở truyện kể dân gian, Tử bất ngữ của Viên Mai chủ yếu chỉ là một sưu tập truyện kể. Giá trị của nó do đó chủ yếu dựa trên bình diện hoạt động tổng kết văn hoá truyền thống chứ không phải phản ánh hiện thực xã hội. Nhưng xuất phát từ ý hướng "Nói những điều Khổng Tử không nói" cũng như quan điểm xã hội nhân đạo của Viên Mai, có thể thấy tác phẩm này là sự tổng kết văn hoá dân gian của một trí thức phong kiến có lối sống và cách nghĩ kiểu thị dân...”



Một quan điểm dịch thuật và nghiên cứu nghiêm túc

Có thể thấy, ông là người nghiêm túc trong cuộc sống và nghiêm túc hơn trong công tác nghiên cứu. Điều đó được thể hiện qua những công trình nghiên cứu đã được công bố của ông. Dường như những công trình ông chạm tay đến đều hiếm khi thấy ai có thể làm hơn được nữa. Từ công tác tư liệu văn bản cho đến công tác khảo cứu, dịch thuật, tất cả đều được ông chăm sóc tỉ mỉ, khó mà tìm ra được những tì vết trong những công trình học thuật của ông. Làm được những điều ấy, hẳn nhiên ông đã xác định cho mình một quan điểm trong công tác nghiên cứu.

Theo ông, khi nghiên cứu một vấn đề nào đó, chúng ta phải tìm hiểu thật cặn kẽ, thấu đáo và giải quyết vấn đề cho rốt ráo tận cùng. Cầu toàn trong công tác nghiên cứu là điều không dễ dàng gì nếu không muốn nói là khó có thể thực hiện được, nhưng từ đó cho thấy tinh thần làm việc có trách nhiệm và nghiêm túc trong khoa học là điều cần có của một người làm công tác nghiên cứu khoa học. Ông còn bảo với tôi rằng, “điều đáng sợ nhất cần phải tránh của người làm công tác nghiên cứu khoa học là dối trá và không có tâm. Nghiên cứu khoa học cũng cần có đạo đức, có tâm”. Nếu không có đạo đức, không có tâm trong học thuật, thì những kết quả và thành tựu nghiên cứu khoa học của kẻ đó chỉ là những thứ dối trá, là một kiểu của sự cướp công.

“Khi đến tuổi 70, tôi sẽ không làm công tác nghiên cứu nữa”. Đó cũng là một quan niệm sống và nghiên cứu khoa học của ông. Vì bởi, theo ông, đến độ tuổi đó, dẫu cho mình có còn đầu óc đi nữa thì vẫn không tinh nhạy bằng những kẻ hậu sinh, và hãy để cho những hậu sinh làm tiếp công việc của mình. Nếu cố gắng làm sẽ không tránh khỏi những sơ suất, đôi khi áp đặt vì những kiến giải bảo thủ của mình. Quan trọng hơn là, hãy để những người sau hoàn thiện họ bằng việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu những điều mà những người đi trước chưa nghiên cứu, hay đặt lại những vấn đề nghiên cứu trước đây. Từ quan điểm ấy, cho thấy, ông là người rất nghiêm túc trong công tác nghiên cứu và rất rõ ràng trong việc “xuất xử hành tàng” đối với công tác nghiên cứu.



Nhà nghiên cứu “ở trọ” hơn nửa đời người

“Con chim ở đậu cành tre, con cá ở trọ trong khe nước nguồn” ( tr, Trịnh Công Sơn), còn ông, ở trọ trong cuộc đời này. Vẫn có nhà cửa đàng hoàng nhưng ông vẫn thích ở độc lập và nghiên cứu độc lập: dịch sách và nghiên cứu về văn hoá, lịch sử Việt Nam và Trung Quốc. Ông đã ra thuê nhà từ những tháng ngày rời nhiệm sở bước theo con đường nghiên cứu độc lập để mưu sinh.

Ông là nhà nghiên cứu có số lần chuyển nhà khá cao. Tôi biết ông thường chuyển nhà, mới hỏi thử số lần ông chuyển nhà đến nay được bao lần rồi? Ông cười cười và trả lời chẳng cần nghĩ ngợi: “Tôi chuyển nhà, nếu con số không đến trăm thì cũng được tám chín chục lần”. Tuy là cách nói đùa thường thấy ở ông, nhưng quả thật ông là người có số lần chuyển nhà nhiều nhất trong những nhà nghiên cứu. Dường như cứ khoảng đôi năm ông lại phải chuyển nhà một lần trong tình trạng bất đắc dĩ. Căn nhà giờ đây ông đang trú ngụ khá khang trang so với những căn nhà trước đây ông từng cư ngụ. Chỗ ở rộng ra vì bởi số công trình đã xuất bản thành sách tăng lên. Trong nhà, ngoài hai chiếc máy vi tính và những vật dụng thông thường nhất ra, chỉ toàn là sách với sách. Nói rằng sách là nguồn sống của ông cũng không ngoa chút nào, vì với ông, viết và dịch là nguồn sống.

Ông có phải là người kiêu ngạo?

Ấn tượng và cảm nhận chung của những người quen biết và nghe tiếng nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh khi họ được hỏi, đều gặp nhau ở một điểm: ông là nhà nghiên cứu có uy tín và tính khí “rất tự cao”. Vì thế có người đùa rằng, tên của ông là Thanh Tự Cao mới đúng. Nhưng đó chỉ là một sự cảm nhận bề nổi từ con người của ông. Thật ra, khi mọi người tiếp xúc ông, mới nhận thấy rằng ông không những là người nhiệt tâm với khoa học mà còn là người nhiệt tình đối với bạn bè và những bạn trẻ yêu quý ngành Hán Nôm. Ông là người cẩn thận và có tâm trong công tác nghiên cứu, dịch thuật; ghét sự cẩu thả, nhất là sự cẩu thả và vô tâm trong học thuật. Tôi được nghe điều tâm sự ấy từ ông trong những buổi được ngồi trò chuyện với ông: “Hãy khiêm nhường và nằm sát đất, như thế sẽ sống được trong đời”. Lời tâm sự của ông cũng gần giống với lời dặn bảo của thầy tôi.

Khi hỏi đến tên hiệu Cao Tự Thanh của ông, ông bảo Cao là họ, còn Tự Thanh là lấy ý hai câu thơ cuối bài Vnh sơn tuyn (Vịnh suối) của Trừ Quang Hy đời Đường: “Điềm đạm vô nhân kiến, Niên niên trường tự thanh” (Lặng lẽ không ai thấy, Năm dài riêng tự trong). Hai câu thơ ấy, lần đầu ông nghe thầy ông là cụ Nguyễn Đình Thảng đọc lên, thấy thích quá nên ông dùng làm hiệu luôn. Quả thật, bao năm ông vẫn sống thanh trong và lặng lẽ như dòng suối. Một mình nghiên cứu, một mình viết lách và sống. Vậy thì, ông không hề là người tự cao, mà điềm đạm, khiêm tốn đến nỗi người ta tưởng ông tự cao và khinh bạc cả người đời.

Theo ông, tình hình nghiên cứu về Trung Quốc ở Việt Nam và viễn cảnh của nó thế nào?

“Theo tôi, tình hình nghiên cứu về Trung Quốc ở Việt Nam còn tản mạn, rời rạc và không có định hướng học thuật cũng như xã hội rõ ràng. Nói chung học giới Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn để khắc phục những khiếm khuyết nói trên. Thật ra điều này phần nào cũng có lý do lịch sử, vì từ đầu thế kỷ XX thì giới trí thức Việt Nam nói chung bị hút về phương Tây mạnh hơn, còn từ 1954 rồi 1975 thì các nhà nghiên cứu Việt Nam không tiếp xúc được với các tư liệu cần thiết về Trung Quốc một cách có hệ thống cũng như không nắm bắt được tình hình phát triển của ngành Trung Quốc học một cách kịp thời.

Riêng cá nhân tôi vì chỉ tìm hiểu lịch sử và văn hóa Trung Quốc ở những khía cạnh có liên quan để hiểu rõ thêm về lịch sử và văn hóa Việt Nam nên không hiểu biết về Trung Quốc bao nhiêu, càng không có điều kiện để tìm hiểu các quan điểm và lý thuyết nghiên cứu Trung Quốc. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay một số người thích tìm hiểu lịch sử tư tưởng - triết học Trung Quốc cổ, một số người thích tìm hiểu thơ ca từ khúc Trung Quốc cổ, đều là những hướng nghiên cứu ít có giá trị thực tiễn và không thể hiện quan điểm cũng như phương pháp nghiên cứu thật rõ ràng, đây là một trong những lý do khiến ngành Trung Quốc học ở Việt Nam trở nên lạc hậu. Tôi nghĩ nếu đẩy mạnh việc nghiên cứu lịch sử chính trị và lịch sử xã hội Trung Quốc, các nhà Trung Quốc học thế giới sẽ dễ tìm được tiếng nói chung về quan điểm và lý thuyết nghiên cứu Trung Quốc hơn.”

Còn tình hình giáo dục về Trung Quốc ở Việt Nam và viễn cảnh của nó?

“Các giáo trình về lịch sử và văn hóa Trung Quốc dùng trong các cấp học từ phổ thông tới đại học ở Việt Nam hiện nay rất nghèo nàn, phiến diện và lạc hậu. Nói chung học sinh Việt Nam không có hiểu biết chính xác, toàn diện và có hệ thống về lịch sử và văn hóa Trung Quốc.”



Suy nghĩ của ông về tương lai Trung Quốc?

“Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) là một nước mạnh nhưng đang gặp nhiều khó khăn lớn mà nổi bật là lương thực và năng lượng. Quá trình chuyển đổi qua nền sản xuất hiện đại ở Trung Quốc hiện nay không diễn ra song song với quá trình chuyển đổi qua một cấu trúc xã hội hiện đại. Hệ thống chính trị ở Trung Quốc (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) đang bộc lộ sự lúng túng trước nhiều hiện tượng và quá trình xã hội, nhưng việc thay đổi tập quán chính trị và tổ chức của của hệ thống này lại là một chuyện cần có nhiều thời gian.”

Khi biết ông là một trong năm nhà Trung Quốc học tại thành phố Hồ Chí Minh được chọn để phỏng vấn và viết bài. Điều đầu tiên ông nói ngay là ông không phải một nhà Trung Quốc học theo đúng nghĩa của nó. Tự nhún mình là một cách để được học thêm, để được biết thêm, hiểu thêm, hoàn thiện thêm những kiến thức của mình trước biển tri thức nhân loại và cũng để tự tôn trọng mình:

“Nói chung, tôi chưa hiểu nhiều về Trung Quốc, mà cũng chỉ nghiên cứu về Trung Quốc nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam. Tôi đang tiến hành biên soạn một quyển sách có tên là Lch s Vit Nam qua chính s Trung Hoa, phiên dịch những tài liệu có liên quan tới Việt Nam trong Nh thp t sThanh s co. Hy vọng sau khi hoàn thành quyển sách này, tôi sẽ tiến bộ hơn trong lãnh vực Trung Quốc học”.

Rất cảm ơn ông và xin chúc ông khoẻ mạnh, đạt được những dự định của mình trong tương lai gần.



tải về 222.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương