Ued journal of Social Sciences, Humanities & Education – issn 1859 4603



tải về 0.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu14.03.2023
Kích0.88 Mb.
#54364
1   2   3   4   5   6   7   8   9
201-Article Text-332-2-10-20201013

Thanh Tâm Tài 
Nhân “Kim Vân 
Kiều Truyện” hồi 
thứ 3 
Nguyễn Du “Truyện Kiều”, câu 473-484 
Bản dịch tiếng Việt hiện đại 
Bản dịch tiếng Hán (người 
viết dịch) 
初疑鹤唳,继讶猿啼
,忽缓若疏风,急急
如骤雨。再拔再弹,
而音韵凄惋,声律悠
扬,如怨如慕,如泣
如诉。 
Khúc đâu Hán Sở chiến trường, 
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau. 
Khúc đâu Tư mã “Phường cầu”,
Nghe ra như oán như sầu phải chăng? 
Kê Khang này khúc Quảng lăng,
Một rằng lưu thủy hai rằng hành vân. 
Quá quan này khúc Chiêu Quân,
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia. 
Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa nửa vời, 
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, 
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. 
头 曲“ 楚 汉 相 争”, 
听闻 金 戈 铁 马 厮
杀。 
奏司马
“ 凤 求 凰”, 
听闻 如 怨 如 诉 抑
乎 ! 
再一曲
“广陵散”, 
有道行云又曰流水。 
终 曲 乃“ 昭君怨”, 
一半恋主一半思乡 
时 如 鹤 唳 飞 过 ,
时 音 浊 似 银 泉 天
落。 


ISSN 1859 - 4603 -
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),81-88
 
 
87 
时 声 缓 若 疏 风, 
时 音 急 如 骤 雨 滂
沱。 
Khi dịch làm mới, Nguyễn Du đã mang đặc sắc văn 
hóa dân gian Việt Nam biểu đạt lên hình ảnh nhân vật 
Thúy Kiều và Kim Trọng, khiến nhân vật trong “Kim 
Vân Kiều Truyện” trong mắt độc giả dân chúng Việt 
Nam trở nên vừa sinh động vừa gần gũi. Ví dụ khi miêu 
tả nỗi sầu tương tư sau cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và 
Thúy Kiều, đã dùng 2 câu thơ (câu 247-248) “Sầu đong 
càng lắc càng đầy, Ba thu dồn lại một ngày dài ghê!”. 
Nửa vế câu thơ trên, Nguyễn Du dùng một kiến thức 
thường thấy đặc sắc trong văn hóa đời sống nhân dân 
Việt Nam, ý là “nếu dùng cái sàng mà sàng nỗi sầu thì 
càng sàng nỗi sầu càng như hạt gạo hướng ra bốn bề”, 
loại hình tư duy ẩn dụ này làm dân chúng Việt rất dễ 
dàng để hiểu, tiếp nhận. Dưới ngòi bút Nguyễn Du, 
ngôn ngữ dân tộc Việt Nam khéo léo, mĩ miều, vô cùng 
giản dị, thanh khiết, chính xác mà truyền thần, mộc mạc mà 
đa mầu đa sắc, đạt đến cảnh giới cao nhất
[15, tr.220-221]. 
Thực ra về dưới của câu thơ được dịch từ một câu thơ 
trong Kinh Thi của Trung Quốc “một ngày không gặp 
như cách ba thu” (Nhất nhật bất kiến như tam thu hề). 
Kiểu kết hợp và sắp đặt này được tác giả dùng rất nhiều, 
khiến “Kim Vân Kièu Truyện” với câu chuyện tình ái 
thu hút người đọc. Có thể nói sự nho nhã của văn học cổ 
điển Trung Hoa đã kết hợp hoàn hảo với sự mộc mạc 
giản dị của ngôn ngữ dân gian Việt Nam. 
Qua sự giải cấu đối với “Kim Vân Kiều Truyện”, 
Nguyễn Du đã thành công trong việc cấy ghép văn hóa 
cổ điển Trung Hoa, đưa vào văn học dân gian Việt Nam, 
câu chuyện tình giữa Thúy Kiều và Kim Trọng vì thế 
cũng lưu truyền trong dân gian một cách rộng rãi. Trong 
dân gian Việt Nam hai chữ “Thúy Kiều” được ví là 
người con gái tài sắc vẹn toàn; “Thúc Sinh” thì bị coi là 
nhu nhược; ghen như Hoạn Thư; Sở Khanh thì được ví 
như kẻ vô lại hám sắc; Tú Bà thì có danh là bà chủ lầu 
xanh; “Từ Hải” và “Giác Duyên” và một số nhân vật thì 
được thần thoại hóa như một thần nhân, người dân tôn 
họ thành Từ Hải Đại Vương và Giác Duyên Tiên Cô thờ 
cúng trong chùa. Người Việt không chỉ nhớ rõ nội dung 
mà còn có thể đọc được, thậm chí trẻ nhỏ và người mù 
chữ cũng biết vài ba câu, những người mẹ trẻ thì lấy nó 
làm “câu hát ru”, những cụ già thì thường kể lại những 
câu chuyện trong “Truyện Kiều” cho tụi nhỏ trong 
những đêm đầy sao. Mọi người thường dễ dàng sử dụng 
những câu thơ này để biểu đạt lời thương lời nhớ của 
mình trong mọi thời điểm mọi hoàn cảnh
[16, tr.288]. 
Tiểu thuyết thời Minh Thanh và thơ thời Đường, từ 
thời Tống, khúc thời Nguyên được cho là bốn viên ngọc 
sáng nhất trong kho tàng văn học cổ điển Trung Quốc. 
Tiểu thuyết thời Minh - Thanh không chỉ đưa thơ, từ, 
nhạc hòa làm một mà còn dùng hình ảnh câu chuyện 
nhân tình thế thái khắc họa giáo hóa đạo đức, bao hàm 
tinh hoa văn hóa truyền thống Trung Hoa lớn nhất. 
Trong quá trình truyền bá văn học cổ điển Trung Quốc 
ra bên ngoài, việc dịch thuật khó tránh làm thiếu sót 
trong biểu đạt sự tao nhã về thanh luật và cái đẹp trong 
kết cấu hành văn của Đường thi, Tống từ. Nhưng tiểu 
thuyết thời Minh Thanh khi truyền bá sang Việt Nam lại 
đúng vào thời điểm văn tự Hán Nôm đang trong thời kì 
phồn thịnh, rất nhiều thi hào nhân sĩ Việt Nam tinh 
thông tiếng Hán và văn hóa truyền thống Trung Hoa 
cũng thích tiếp thu đề tài văn hóa của tiểu thuyết thời 
Minh Thanh, mượn nhân vật, hình ảnh, sáng tạo tình tiết 
câu chuyện,… tạo ra thời kì giao thoa văn hóa đặc biệt 
giữa hai nước, đồng thời làm phong phú văn học cổ điển 
Việt Nam. 
Lấy kết cấu và sự lưu truyền của tiểu thuyết “Kim 
Vân Kiều Truyện “ thời Minh - Thanh ở Việt Nam làm 
ví dụ, một mặt các ấn phẩm của “Kim Vân Kiều Truyện” 
ở Việt Nam không thường gặp, nói lên sự khác biệt giữa 
Kim Vân Kiều Truyện” và “Truyện Kiều”, lại càng ít có 
độc giả có thể đọc và so sánh bản gốc và bản chữ Nôm 
hay bản chữ la tinh. Mặt khác, nhận thức truyền thống 
trong đánh giá giá trị văn học cao thấp đối với “nguyên 
bản” và “bản dịch” khiến giới học giả hai nước Việt, 
Trung nảy sinh tranh luận không ngừng về mối liên 
quan giữa “Kim Vân Kiều Truyện” và “Truyện Kiều”. 
Nhưng nếu nhìn nhận vấn đề từ góc độ chủ nghĩa giải 
cấu phiên dịch quan, so sánh hai tác phẩm, “Truyện 
Kiều” thực sự là một tác phẩm văn học dịch thuật vô 
cùng thành công. Qua đó, tình tiết câu chuyện, hình 
tượng nhân vật, hiện tượng xã hội và giá trị đạo đức của 


Yang Jian
 
88 
tiểu thuyết thời Minh Thanh được biết đến rộng rãi ở 
Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở cấy ghép và dung hợp 
văn học kinh điển Trung Quốc, Nguyễn Du đã khéo léo 
xử lí “sự khác biệt”, làm nổi bật chỗ khác biệt và đặc 
sắc giữa ngôn ngữ dân tộc Việt Nam và ngôn ngữ Trung 
Hoa. Thông qua giải cấu, tái cấu trúc và sáng tạo đối với 
tiểu thuyết thời Minh - Thanh, Nguyễn Du đã khiến 
nguyên bản “Kim Vân Kiều Truyện” được tái sinh lần 
nữa trong giới văn học thế giới. Sự thành công của 
“Truyện Kiều” đã gây tiếng vang ra thế giới và lưu 
truyền rộng rãi. Điều này không chỉ hoàn thành việc “tái 
sinh” “nguyên bản” mà qua đó lưu lại dấu ấn đặc biệt 
của tiểu thuyết thời Minh Thanh trong quá trình truyền 
bá và nâng cao tầm ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. 

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương