Ued journal of Social Sciences, Humanities & Education – issn 1859 4603


  Sự khác biệt giữa Kim Vân Kiều Truyện và



tải về 0.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu14.03.2023
Kích0.88 Mb.
#54364
1   2   3   4   5   6   7   8   9
201-Article Text-332-2-10-20201013

4. 
Sự khác biệt giữa Kim Vân Kiều Truyện và 
Truyện Kiều
Kim Vân Kiều Truyện” ra ấn phẩm đầu vào cuối 
nhà Minh đầu nhà Thanh, là tiểu thuyết tiểu thuyết nhân 
tình thế thái điển hình. Tác giả Thanh Tâm Tài Nhân đã 
thoát ra khỏi sự kìm hãm của câu chuyện lịch sử và 
truyền kì đối với sáng tác tiểu thuyết, lấy nhân vật và 
câu chuyện tình cảm của Vương Thúy Kiều, Kim 
Trọng, Từ Hải... làm đầu mối, dùng phương pháp tường 
thuật của tiểu thuyết bạch thoại khắc họa chi tiết, bối 
cảnh hiện thực xã hội và cuộc sống nhân vật, tình tiết 
thăng trầm. Nhưng thi hào Nguyễn Du khi dịch “Kim 
Vân Kiều Truyện” lại lược bỏ đề tài văn học “tiểu 
thuyết nhân tình thế thái”, mà vận dụng tối đa ngôn ngữ 
văn học dân gian Việt Nam đặc sắc của thể loại thơ lục 
bát để tiếp thu, trần thuật, chuyển dịch và làm mới tình 
tiết câu chuyện của “Kim Vân Kiều Truyện”. 
Thể loại thơ lục bát của Việt Nam là trên 6 tiếng 
dưới 8 tiếng tạo thành một câu (liên). Chữ thứ 6 câu trên 
vần với chữ thứ 6 câu dưới; tiếng cuối câu lục vần với 
tiếng 6 câu bát, tiếng cuối câu bát lại vần với tiếng cuối 
câu lục. Theo cách đối vần như thế mà hành văn, có thể 
viết hàng ngàn dòng. Sử dụng "thể lục bát" chắc hẳn thi 
nhân khi khi sáng tác đã xử lí “điểm khác biệt” lớn nhất, 
điều này nói lên tác giả khi sáng tác “Truyện Kiều” đã 
mong muốn tìm kiếm sự “khác biệt” không phải sự 
“tương đồng”, cũng chính vì cái sự “khác biệt” này, 


Yang Jian
 
86 
khiến độc giả càng hiểu rõ hơn nét đặc sắc giữa ngôn 
ngữ văn học của hai nước Việt - Trung. Điều này làm 
cho vị trí của “Truyện Kiều” và bản gốc “Kim Vân Kiều 
Truyện” ngang hàng hơn. 
Nhà dịch thuật nổi tiếng Eugene A.Nida cho rằng, 
người dịch chỉ thông thạo hai loại ngôn ngữ là không 
đủ, muốn thành nhà dịch thuật chuyên nghiệp, còn phải 
am hiểu hai nền văn hóa, như thế mới có thể đạt đến “Ý 
tại ngôn ngoại” [12, tr.129
]
. Theo ghi chép của “Đại 
Nam nhất thống chí ”, có nói về Nguyễn Du như sau: 
“Du bác học giỏi văn, sở trường là thơ, hồi sử, có “Bắc 
hành thi tập”, lại am tường quốc âm, có “Truyện 
Kiều”,... cũng chính vì Nguyễn Du nhà dịch giả vĩ đại 
thông thạo cả văn hóa và ngôn ngữ hai nước Việt - 
Trung, khiến văn hóa kinh điển và ngôn ngữ dân gian có 
sự đan xen hòa trộn, đạt đến độ sang hèn cùng hưởng, 
kiến tạo nên kì tích trong lịch sử giao lưu văn học hai 
dân tộc. 
Nguyễn Du trong quá trình sáng tác không chỉ thẩm 
thấu nhiều dưỡng chất từ nền văn học dân gian Việt 
Nam mà còn vận dụng và kết hợp rất nhiều tinh hoa văn 
học cổ điển Trung Hoa, đưa điển cố, thi ca, thành ngữ 
Trung Quốc kết hợp với ca dao, tục ngữ mang hơi thở 
bản sắc Việt Nam, đạt đến sự kết hợp hoàn hảo giữa sự 
tao nhã, cao sang và bình dân. “Truyện Kiều” có 30 chỗ 
dịch thẳng từ thơ cổ Trung Quốc, 27 chỗ mượn từ ngữ, 
ý câu từ thơ cổ Trung Quốc, 46 chỗ mượn dụng ngôn 
“kinh thư”, 50 chỗ vận dụng điển cố Trung Quốc 
(Vương Tiểu Khiên, 2001:120) ví dụ, “kết cỏ ngậm 
vành”(结 草 衔 环 ), “thành hạ chi 
minh”(城下之盟)… Nhưng Nguyễn Du lại cải biên 
một chút điển cố văn học Trung Quốc, phân loại, lựa 
chọn dịch thành từng từ Hán Việt “mang điển cố” như 
“lá thắm”(红 叶 题 诗 ), “chim xanh”(青鸟 传 书
), “tinh vệ”(精卫 填 海 ), “kim ốc”(金 屋 藏 娇 ) 
[13, tr.163]. Thậm chí trong bản gốc “Kim Vân Kiều 
Truyện” cũng không nhắc đến những chi tiết của của 
các điển cố khác, nhưng Nguyễn Du vẫn chủ động vận 
dụng nhiều điển cố văn học Trung Quốc trong quá trình 
dịch, và nó đã góp phần nâng cao tính sáng tạo và giá trị 
thẩm mĩ, ví dụ:

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương