Ued journal of Social Sciences, Humanities & Education – issn 1859 4603



tải về 0.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu14.03.2023
Kích0.88 Mb.
#54364
1   2   3   4   5   6   7   8   9
201-Article Text-332-2-10-20201013

 
 
85 
hóa kị doanh, phong thử sắc bỉ” (造化忌盈,丰此啬
彼 ) để dịch, chỉ nhằm viết ra số mệnh Thúy Kiều, còn 
lại lược bỏ. Với phần quan trọng nhất trong “Kim Vân 
Kiều Truyện” thì cho dù là khắc họa nhân vật hay tình 
tiết câu chuyện, “Truyện Kiều” nói chung đều đã dịch 
ra, như câu 11 đến 18 trên biểu đồ, dựa vào thẩm mĩ của 
người Việt đưa hình ảnh chị em Thúy Kiều mỗi người 
mỗi vẻ "Mai cốt cách, tuyết tinh thần", Nguyễn Du đã 
phá bỏ rào cản và giới hạn là phải lấy nguyên bản “Kim 
Vân Kiều Truyện” làm chuẩn mực, thay vào đó ông vận 
dụng thơ lục bát dịch và cô đọng được những cái tinh 
hoa của “Kim Vân Kiều Truyện” như nhân vật hay tình 
tiết câu chuyện rồi hòa vào dòng nghệ thuật thơ ca dân 
tộc Việt Nam, từ đó tạo ra sự kết hợp hoàn hảo giữa hai 
nền văn hóa. 
Điểm nổi bật của tiểu thuyết “Kim Vân Kiều 
Truyện” là tình tiết câu chuyện hoàn chỉnh và khúc 
chiết. Vì thế mà chỉ riêng tình tiết Thúy Kiều bán thân 
cứu cha đã được viết từ hồi thứ 4 đến hồi thứ 6, tổng 
cộng 3 hồi, chỉ nhằm làm nổi bật chữ "hiếu", chiếm trọn 
15% thời lượng toàn truyện. Còn trong “Truyện Kiều” 
Nguyễn Du chọn dùng thể thơ lục bát trường thiên, khi 
mượn nhân vật và tình tiết câu chuyện của “Kim Vân 
Kiều Truyện”, ông vô cùng chú trọng khâu trau chuốt 
ngôn từ. Vì thế trong “Truyện Kiều” từ câu 605 đến câu 
686 tổng cộng với 70 dòng thơ đã được ông miêu tả 
ngắn gọn cô đọng việc Thúy Kiều bán thân cứu cha, chỉ 
chiếm 2% thời lượng toàn tập. 
Ngoài ra, Thanh Tâm Tài Nhân đã dành khá nhiều 
thời lượng đi vào miêu tả chi tiết về đời sống giường 
chiếu như việc Tú bà dạy dỗ Thúy Kiều kĩ năng làm gái 
ở thanh lâu đã viết gần hết 1 chương hồi. Điều này đã 
ảnh hưởng đến giá trị và sự lưu truyền của tác phẩm. 
Nhưng Nguyễn Du lại chỉ dùng 5 câu thơ từ câu 1210 
đến câu 1214 để miêu tả bức tranh đó, thể hiện sâu sắc 
tính sàng lọc có lựa chọn của Nguyẽn Du trong quá 
trình sáng tác. Tiếp đến, để lột tả việc phải chịu đựng 
kìm nén, áp bức của Thúy Kiều, Thanh Tâm Tài Nhân 
trong “Kim Vân Kiều Truyện” đã dùng 3 hồi bút để 
miêu tả sự nham hiểm của Hoạn Thư, còn Nguyễn Du 
trong “Truyện Kiều” lại sử dụng hơn 10 câu thơ chỉ ra 
tình tiết Hoạn Thư quỷ quyệt, đáng sợ như thế nào khi 
đi qua Thúy Kiều mà Thúc Sinh phải vờ như không 
thấy, nội tâm day dứt khi có tình cảm mà không dám 
biểu lộ, từ đó cũng thành công trong việc làm nổi bật 
hình ảnh “đồ phụ” hiểm ác xảo quyệt của Hoạn Thư. 
Mặc dù thời đại của thi hào Nguyễn Du vẫn chưa ra 
đời tư tưởng triết học chủ nghĩa giải cấu trúc, nhưng 
“Truyện Kiều” đã thể hiện rõ nét những vấn đề của lí 
thuyết này: không phải đi sao chép lại bản gốc “Kim 
Vân Kiều Truyện” mà có ý tìm phương thức gắn kết hai 
tác phẩm “Kim Vân Kiều Truyện” và “Truyện Kiều”, 
giải cấu trức tác phẩm gốc rồi làm mới, cấu trúc lại, từ đó 
thể hiện ý đồ sáng tác của riêng tác giả. Vì các nhà giải 
cấu chủ nghĩa cho rằng mối quan hệ giữa bản gốc và bản 
dịch không phải là mối quan hệ lí luận phiên dịch truyền 
thống như “chủ thể - phụ thuộc” mà là mối quan hệ “cộng 
sinh” mang tính hỗ trợ. Đối với nguyên bản “Kim Vân 
Kiều Truyện”, thi hào Nguyễn Du thực hiện công việc 
lựa chọn tinh hoa, loại bỏ rườm rà, thể hiện vị trí chủ thể 
của “người dịch” trong quá trình dịch mới. 

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương